Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)

Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)

Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1.Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện xúc cảm về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện . Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật .

2.Hiểu nội dung : tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long , nhà máy thủy điện Hoà Bình , cầu Mỹ Thuận . . .

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 5 - Tuần 5 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai ngày 27 tháng 9 năm 2011.
TẬP ĐỌC
Tiết 9 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
1.Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện xúc cảm về tình bạn , tình hữu nghị của người kể chuyện . Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật .
2.Hiểu nội dung : tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng : cầu Thăng Long , nhà máy thủy điện Hoà Bình , cầu Mỹ Thuận . . . 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
-Trả lời các câu hỏi SGK .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
Giới thiệu tranh ảnh những công trình xây dững lớn của ta với sự giúp đỡ , tài trợ của nươc bạn .
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc , chúng ta thường xuyên nhận được sự giúp đỡ tận tình của bè bạn năm châu . Bài Một chuyên gia máy xúc thể hiện phần nào tình cảm hữu nghị , tương thân tương ái của bè bạn nước ngoài ( ở đây là chuyên gia Liên xô ) với Việt Nam .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
Có thể chia thành 4 đoạn sau : 
Mỗi lần xuống dòng xem như là một đoạn 
-Gv rèn đọc từ khó 
-Gv đọc mẫu từ khó, cho hs giỏi đọc
-Gv cùng Hs giải nghĩa từ: 
+Hoà sắc có nghĩa là gì? 
+Điểm tâm là bữa ăn vào thời gian nào?
+Chuyên gia là chỉ người làm công việc gì?
-Gv đọc mẫu
-Hs đọc nối tiếp (4 lượt, mỗi lượt 4 em)
-Hs nêu những từ khó đọc
-Hs đọc sai, đọc lại những từ khó đó.
-Là sự phối hợp màu sắc
-Là ăn lót dạ
-Chuyên gia ở chỉ người cán bộ kĩ thuật nước ngoài sang giúp nước ta.
- 1 em đọc toàn bài
- 1 em đọc phần chú giải Sgk
b)Tìm hiểu bài 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
-Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở đâu ?
-Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy phải chú ý ?
+Chất phác chỉ người đó như thế nào?
-Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp diễn ra thế nào ?
+Em hiểu đồng nghiệp chỉ những người như thế nào?
-Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao ?
+Qua câu chuyện nói lên ý nghĩa gì?
-Gv ghi ý chính lên bảng
-Hai người gặp nhau ở một công trường xây dựng 
-Hs cần nêu được đặc điểm về vóc dáng , trang phục , mái tóc , khuôn mặt . . . của nhân vật . Cụ thể : vóc người cao lớn ; mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng; thân hình chắc khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân ; khuôn mặt to , chất phác.
-Chỉ người mộc mạc, thật thà.
-Hs kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và tình cảm thân thiết giữa anh Thủy và A-lếch xây .
-Chỉ những người cùng làm một nghề.
-Hs trả lời theo nhận thức của riêng mình . VD : Em nhớ nhất đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây Em thấy đoạn này tả rất đúng về một người nước ngoài .
-Hs: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
-3 em nhắc lại
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Nhắc hs chú ý cách nghỉ hơi .
"Thế là/ A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/ vừa chắc ra/ nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói."
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-Cho Hs thi đọc diễn cảm
-Gv nhận xét tuyên dương
-Hs đọc ngắt nhịp
-Hs đọc diễn cảm một đoạn tự chọn .
-Hs luyện đọc theo cặp
-Hs thi đọc trước lớp
-Hs nhận xét
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà tìm các bài thơ , câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc .
-Nhắc lại những điều câu chuyện muốn nói .
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
 Tiết 5 : MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Nghe – viết đúng một đoạn văn trong bài Một chuyên gia máy xúc .
Tìm được các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua trong bài văn và nắm được cách đánh đấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2). Tìm được tiếng thích hợp có chứa ua hoặc uô để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. 
HSKG làm được đầy đủ BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
 - Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Hs chép vần các tiếng: tiến , biển , bìa , mía vào mô hình vần ; sau đó nêu qui tắc đánh dấu thanh trong từng tiếng .
Sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs nghe - viết 
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai : khung cửa , buồng máy , tham quan , ngoại quốc , chất phác . . . 
-Gv đọc bài cho Hs viết
-Chấm 7, 10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Cả lớp theo dõi , ghi nhớ và bổ sung , sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
Lưu ý : ở lớp 1 hs đã biết tiếng quá gồm âm qu (quờ) + vần a . Do đó không phải là tiếng có chứa ua , uô .
-Cách đánh dấu thanh :
+Trong các tiếng có ua ( tiếng không có âm cuối ) : dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua – chữ u .
+Trong các tiếng có uô (tiếng có âm cuối): dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô – chữ ô .
-Hs viết vào vở những tiếng chứa : ua , uô.
-Hai hs lên viết bảng , nêu nhận xét về cách đánh dấu thanh .
+Các tiếng chứa ua : của , múa.
+Các tiếng chứa uô : cuốn , cuộc , buôn , muôn
Bài tập 3 :
-Gv giúp hs tìm hiểu nghĩa các thành ngữ .
-Muôn người như một : ý nói đoàn kết một lòng .
-Chậm như rùa : quá chậm chạp .
-Ngang như cua : tính tình gàn dở , khó nói chuyện , khó thống nhất ý kiến .
-Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng .
4-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
-Nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng chứa nguyên âm đôi ua / uô 
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ ba ngày 28 tháng 9 năm 2011.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 9 : MỞ RỘNG VỐN TỪ : HÒA BÌNH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-Hiểu được nghĩa của từ hòa bình BT1. Tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình ở BT2.
-Biết sử dụng các từ đã học để viết một đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố BT3.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Từ điển học sinh hoặc một vài trang pho to từ điển ( nếu có ) .
Một số tờ phiếu viết nội dung của BT1,2 .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
-Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
-Hs làm lại BT3,4 .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1 :
-Gv dạy theo qui trình đã hướng dẫn .
Lời giải : 
-ý b ( trạng thái không có chiến tranh )
-Các ý không đúng :
+Trạng thái bình thản : không biểu lộ xúc động . Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người , không dùng để nói về tình hình đất nước hay thế giới .
+Trạng thái hiền hòa , yên ả : Yên ả là trạng thái của cảnh vật ; hiền hoà là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết con người .
Bài tập 2 :
-Giúp hs hiểu nghĩa các từ : thanh thản (tâm trạng nhẹ nhàng , thoải mái , không có điều gì áy náy, lo nghĩ); thái bình ( yên ổn không có chiến tranh , loạn lạc).
-Các từ đồng nghĩa với hoà bình : yên bình, thanh bình , thái bình .
Bài tập 3 :
-Hs viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng , không cần viết dài hơn .
-Hs có thể viết cảnh thanh bình ở địa phương các em hoặc của một làng quê , thành phố các em thấy trên ti vi .
3-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học , biểu dương những Hs tốt .
-Yêu cầu những Hs viết chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn viết .
KỂ CHUYỆN
Tiết 5 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
 I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
- Biết kể lại được câu chuyện đã được nghe , được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh .
- Trao đổi được với các bạn về nội dung , ý nghĩa câu chuyện. 
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
SGK 
Sách , báo , truyện gắn với chủ điểm Hòa bình .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu truyện phim 
-Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
-Hs kể lại 2-3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai .
2-Hướng dẫn hs kể chuyện 
 a)Hướng dẫn Hs hiểu đúng yêu cầu của giờ học. 
Gv nhắc Hs : SGK có một số câu chuyện các em đã học ( Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ , Những con sếu bằng giấy ) về đề tài này . Em cần kể chuyện mình nghe được , tìm được ngoài SGK, em mới kể những chuyện đó .
b)Hs thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện 
-Gv nhận xét tuyên dương
-Một số Hs giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể ( VD : Tôi sẽ kể câu chuyện về ba nàng công chúa thông minh tài giỏi , đã giúp vua cha đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước . . . )
-Hs kể theo cặp .
-Thi kể trước lớp .
-Hs nhận xét
4-Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học 
-Dặn Hs về nhà đọc trước hai đề bài của tiết kể chuyện tuần sau để tìm một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước hoặc nói về một nước mà em biết qua truyền hình .
 ĐẠO ĐỨC
Tiết 5: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này HS:
 Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được người người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống .
 -Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.
- Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình; biết đề ra những kế hoạch vượt khó khăn của bản thân.
II.ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
 -Một số mẫu chuyện về những tấm gương vượt khó như : Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung, 
 -Thẻ màu dùng cho hoạt động 3, tiết 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
1-Giới thiệu bài : ghi tựa
 2-Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài:
Hoạt động 1:Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
*Mục tiêu:HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
*Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng.
 -Gọi HS đọc thông tin trang 9, SGK.
 -GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS cả lớp thảo luận và trả lời:
 +Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập?
 +Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào ?
 +Em học được điều gì từ tấm gương của anh Trần Bảo Đồng ?
-GV nhận xét các câu trả lời của HS.
* GV kết luận : Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy : Dù gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống
*Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn tr ... ài tập1 :
-Làm việc theo cặp .
Lời giải :
+Đồng trong cánh đồng : khoảng đất rộng và bằng phẳng dùng để cày cấy , trồng trọt . Đồng trong tượng đồng : kim loại có màu đỏ , dễ dát mỏng và kéo sợi , thường dùng làm dây điện và chế hợp kim . Đồng trong một nghìn đồng : đơn vị tiền Việt Nam .
+Đá trong hòn đá : chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất , kết thành từng mảng từng hòn. Đá trong đá bóng : đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương .
+Ba trong ba và má : Bố , cha , thầy . . . . Ba trong ba tuổi : số tiếp theo số 2 trong dãy số tự nhiên .
Bài tập2 :
-Hs làm việc độc lập .
VD :
+Lọ hoa đặt trên bàn trông thật đẹp .
+Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam .
*Cờ đỏ sao vàng là Quốc kì của nước ta 
*Từ trên máy bay nhìn xung , những thửa ruộng trông như những ô bàn cờ .
-Nước con suối này rất trong .
-Nước ta có bờ biển dài hơn 2000 km .
Bài tập3 :
Bài tập 4 :
-Gv và Hs nhận xét sửa bài 
-Làm việc độc lập .
Lời giải : Nam nhầm lẫn từ tiêu trong cụm tiền tiêu ( tiền để chi tiêu ) với tiếng tiêu trong từ đồng âm : tiền tiêu ( vị trí quan trọng , nơi có bố trí canh gác ở phía trươc khu vực trú quân , hướng về phía địch )
-Làm việc độc lập .
Lời giải :
+Câu a : con chó thui ; từ chín trong câu đố có nghĩa là nướng chín chứ không phải là số chín .
+Câu b : cây bông súng và khẩu súng ( khẩu súng còn được gọi là cây súng )
3.Củng cố , dặn dò 
-Nhận xét tiết học .
-Yêu cầu thuộc 2 câu đố để đố bạn bè và người thân .
LỊCH SỬ
Tiết 5 : PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I.MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết :
- Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX .
( Giới thiệu đôi nét về cuộc đời và hoạt động của Phan Bội Châu).
-HSKG : Biết vì sao phong trào Đông Du thất bại là do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
- Ảnh trong SGK phóng to .
- Bản đồ thế giới để xác định vị trí Nhật bản .
- Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-Kiểm tra bài cũ :
B-Bài mới :
*Hoạt động 1 (làm việc cả lớp)
+ Giới thiệu bài : Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhân dân ta từ Nam chí Bắc đã đứng lên kháng chiến chống Pháp, nhưng tất cả các phong trào đấu tranh đều bị thất bại.
-Đến thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu là Phan Châu Trinh. Hai ông đã đi theo xu hướng cứu nước mới .
GV giao nhiệm vụ học tập cho học sinh 
+ Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì ?
+Kể lại những nét chính về phong trào Đông du.
+Ý nghĩa của phong trào Đông du.
*Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm)
-Trả lời các câu hỏi SGK bài học trước .
- HS lắng nghe
- HS đọc câu hỏi thảo luận
+Đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến, sau đó đưa họ về nước để hoạt động cưú nươc.
+Sự hưởng ứng phong trào Đông du của nhân dân trong nước, nhất là những thanh niên yêu nước Việt Nam.
+Phong trào đã khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Thảo luận nhóm 4
*Hoạt động 3 (làm việc cả lớp)
Bổ sung : 
Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở làng Đan Nhiệm (có tài liệu ghi là Đan Nhiễm), nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Oâng lớn lên khi đất nước đã bị thực dân Pháp đô hộ. Ông là người thông minh, học rộng, tài cao, có ý chí đánh đuổi giặc Pháp xâm lược. Chủ trương lúc đầu của ông là dựa vào Nhật để đánh Pháp .
-Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp ?
-Trình bày kết quả thảo luận 
-Nhật Bản trước đây là là một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam. Trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản phương Tây và nguy cơ mất nước, Nhật Bản đả tiến hành cải cách và trở nên cường thịnh. Phan Bội Châu cho rằng : Nhật cũng là một nước châu Á “ đồng văn đồng chủng” (tức là cùng chung nền văn hoá Á Đông, cùng chủng tộc da vàng) nên hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp.
*Hoạt động 4 ( làm việc cả lớp)
Tìm hiểu về phong trào Đông du : Hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là đưa thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật Bản (một nước ở phương Đông) nên gọi là phong trào Đông du. Phong trào bắt đầu từ năm 1905, chấm dứt vào đầu năm 1909; lúc đầu có 9 người; lúc cao nhất (1907) có hơn 200 người sang Nhật học tập.
-Phong trào Đông du kết thúc như thế nào?
-Tại sao chính phủ Nhật Bản thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông du, trục xuất Phan Bội Châu và những người du học?
-Lo ngại trước sự phát triển của phong trào Đông du, thực dân Pháp đã cấu kết với Nhật chống lại phong trào. Năm 1908, chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất những người yêu nước Việt Nam và Phan Bội Châu ra khỏi Nhật Bản.
*Hoạt động 5 (làm việc cả lớp)
Giáo viên nhắc lại những nội dung chính.
Nêu thêm một số vấn đề :
+Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào tới phong trào cách mạng nước ta đầu thế kỉ XX ?
+Ở địa phương em có những di tích gì về Phan Bội Châu hoặc đường phố, trường học mang tên Phan Bội Châu không?
3-Củng cố 
4-Nhận xét – Dặn dò :
-Hỏi đáp lại các câu hỏi ở SGK .
-Chuẩn bị bài sau .
Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 20111.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 10 : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Biết rút kinh nghiêm khi viết baứi vaờn taỷ caỷnh .( về ý, bố cục , dùng từ đặt câu ,.)
Nhận thức được ưu khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn , biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng lớp ghi các đề bài của tiết Kiểm tra viết ( tả cảnh ) cuối tuần 4 ; một số lỗi vế chính tả , dùng từ đặt câu , ý . . . cần chữa chung trước lớp .
Phấn màu , VBT Tiếng Việt 5 , tập một ( nếu có ) .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-GV chấm bảng thống kê trong vở hs .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài : 
-Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Nhận xét chung và sửa một số lỗi điển hình 
Gv sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
-Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp .
-Hướng dẫn Hs chữa một số lỗi điển hình vế ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau:
+Một số Hs lên bảng lần lượt chữa lỗi . cả lớp tự chữa trên nháp .
+Hs cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng .
3-Trả bài và hướng dẫn Hs chữa bài 
-Trả bài cho Hs , hướng dẫn các em chữa lỗi theo trình tự :
*Sửa lỗi trong bài :
+Hs đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi 
+Hs đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lỗi sửa .
*Học tập những đoạn văn hay , bài văn hay :
+Gv đọc một số đoạn văn hay , bài văn hay .
+Hs trao đổi thảo luận để tìm ra cái hay , cái đáng học của đoạn văn , bài văn .
*Viết lại một đoạn văn trong bài :
+Mỗi Hs tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài để tìm ra cái hay của đoạn văn đó .
+Một số Hs trình bày lại đoạn văn vừa viết 
-Hs tự sửa lỗi vào vở
4-Củng cố , dặn dò 
-Gv nhận xét tiết học .
-Dặn những Hs viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài .
-Cả lớp quan sát một cảnh sông nước (một vùng biển , một dòng sông , một con suối, một mặt hồ ...) ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị bài sau .
KHOA HỌC 
THỰC HÀNH NÓI “ KHÔNG! ”
ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN
( TIẾT 2)
I/ MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có khả năng :
Nêu được một số tác hại của rượi, bia, thuốc lá, ma tuý 
Từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện : rượu bia, thuốc lá, ma tuý. 
II/ĐỒ DÙNG: GV: SGK, tranh
 HS SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu phần bạn cần biết ở tiết 1.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nội dung:
Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu phần bạn cần biết ở tiết 1.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài:
Nội dung:
a,Hoạt động 1: Trò chơi “Chiếc ghế nguy hiểm”
-GV lấy khăn phủ lên chiếc ghế GV.
-GV nói: Đây là một chiêc ghế rất nguy hiểm vì nó đã bị nhiễm điện cao thế, ai chạm vào sẽ bị điện giật chết. Ai tiếp xúc với người chạm vào ghế cũng bị điện giật chết.
-GV yêu cầu cả lớp đi ra ngoài hành lang.
-GV để chiếc ghế ra giữa cửa.
-GV cho HS đi vào, nhắc HS khi đi qua chiếc ghế phải cẩn thận để không chạm vào ghế.
-Sau khi HS về chỗ ngồi của mình GV nêu câu hỏi:
+Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế?
+Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn lại đi chậm và rất cẩn thận để không chạm vào ghế?
+Tại sao có người biết là chiếc ghế rất nguy hiểmmà vẫn đẩy bạn, làm cho bạn chạm vào ghế?
+Tại sao có người lại tự mình thử chạm tay vào ghế? 
+) Kết luận: (SGV-tr. 52)
-HS cả lớp ra ngoài hành lang.
-HS đi vào lớp, thận trọng khi đi qua ghế.
-Cảm thấy sợ 
-Vì sợ điện giật
Hoạt động 2: Đóng vai
-GV nêu vấn đề: Nếu có một người bạn rủ em hút thuốc, em sẽ nói gì?
-GV chia lớp thành 3 nhóm, phát phiếu thảo luận (mỗi nhóm 1 tình huống – SGVtr.52,53)và Y/ C các nhóm đóng vai giải quyết t.huống.
-Mời các nhóm lên trình bày.
-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
+Việc từ chối hút thuốc, uống rượu, biacó dễ không?
+Trong trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc chúng ta nên làm gì?
+Chúng ta nên tìm sự giúp đỡ của ai nếu không tự giải quyết được?
+) Kết luận: (SGV-tr. 53)
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần bạn cần biết
Củng cố-dặn dò: GV hệ thống bài học nhận xét giờ học.
HS về nhà ôn bài
-Em sẽ nói: em không muốn 
-Các nhóm thảo luận theo tình huống trong phiếu.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Nên báo với cha, mẹ, thầy cô giáo
-HS đọc.
GDTT
TỔ CHỨC HÁI HOA DÂN CHỦ VỚI CHỦ ĐỀ “ CHĂM HỌC”
SINH HOẠT ĐỘI : TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I.MỤC TIÊU:
HS kể được những câu chuyện, những việc làm về chủ đề chăm học .
-Kể tên và nêu một số luật chơi trong các trò chơi dân gian.
- Sơ kết tuần 5: đánh giá ưu khuyết điểm tuần tuần 5.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh ảnh một số trò chơi dân gian
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Cho Hs lên bảng hái hoa dân chủ
Mỗi bông hoa có nội dung yêu cầu 
Hs đọc to yêu cầu và thực hiện:
VD: Kể tên những bạn chăm học trong lớp ta?
-Bạn hiểu chăm học là thế nào?
.. 
2. Kể tên một số trò chơi dân gian
* Nội dung 2: Sơ kết tuần 5.
1.Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần 5: ưu điểm, tồn tại
2.GV đánh giá chung:
+ Về nề nếp ra vào lớp: 
+ Về thể dục, vệ sinh: 
+ Về nề nếp học tập: 
+ Tồn tại: ..........................................................
3.Phương phướng tuần 6:
Duy trì những nề nếp đã có.
Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà.
Khắc phục khó khăn để học tập tốt.
-HS thực hiện
-Lớp nhận xét
Kéo co, bịt mắt bắt dê, chơi ô ăn quan, đập niêu, 
Nêu luật chơi .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_5_tuan_5_ban_2_cot.doc