Giáo án dạy lớp 4 tuần 19

Giáo án dạy lớp 4 tuần 19

TẬP ĐỌC

BỐN ANH TÀI (T.1)

I. MỤC TIÊU :

- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.

- Hiểu ND: Ca ngượi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi SGK )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

- Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

1. Giới thiệu bài : (3 phút)

- Giới thiệu 5 chủ điểm sẽ học ở HK II : Người ta là hoa đất ; Vẻ đẹp muôn màu

doc 24 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1020Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy lớp 4 tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19:	 Thứ hai, ngày 28 tháng 12 năm 2009 
Tập đọc
Bốn anh tài (T.1)
I. Mục tiêu : 
- Biết đọc với giọng kể chuyện, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tài năng, sức khoẻ của bốn cậu bé.
- Hiểu ND: Ca ngượi sức khoẻ, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây. (Trả lời được các câu hỏi SGK )
ii. đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.
- Tập truyện cổ dân gian Việt Nam.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Giới thiệu bài : (3 phút)
- Giới thiệu 5 chủ điểm sẽ học ở HK II : Người ta là hoa đất ; Vẻ đẹp muôn màu ; Những người quả cảm ; Khám phá thế giới và Tình yêu cuộc sống.
- Giới thiệu chue điểm : Khám phá thế giới.
- Giới thiệu bài mới: Bốn anh tài (phần 1)
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài : (29 phút)
a) Luyện đọc: (10 phút) 
- GV yêu cầu HS mở SGK Trang 4,5. HS nối tiếp nhau đọc bài.
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng. 
 + HS1: Ngày xưa. tinh thông võ nghệ
 + HS2: Hồ ấy.diệt trừ yêu tinh.
 + HS3: Đếm một cánh đồng khô cạn.. diệt trù yêu tinh
 + HS4: Đến một vùng khác lên đường.
 + HS5: Đi được ít lâu  đi theo.
- 1 HS đọc phần chú giải .
- Cả lớp đọc thầm
- Yêu cầu 2 HS đọc lại toàn bài, lớp đọc thầm
- GV đọc mẫu - HS theo dõi
b) Tìm hiểu bài: (10 phút)
- Yêu cầu HS trả lời Truyện có những nhân vật nào ? 
(Truyện có các nhân vật chính: Cẩu Khây; Nắm Tay Đóng Cọc; Lấy Tai Tát Nước; Móng Tay Đục Máng).
+ Tên truyện Bốn anh tài gợi cho em suy nghĩ gì ? 
(Tên truyện gợi suy nghĩ đến tài năng của bốn thiếu niên).
- GV : Bốn thiếu niên trong bài có tài năng gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài !
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi: 
+ Những chi tiết nào nói lên sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây ? 
(Nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi, 10 tuổi sức đã băng trai 18, 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ).
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ? 
(Sức khoẻ và tài năng đặc biệt của Cẩu Khây).
- Yêu cầu HS đọc thầm Đ2 và trả lời câu hỏi:
+ Chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khây ? 
(Quê hương Cẩu Khây xuất hiện 1 con yêu tinh, nó bắt người và xúc vật làm cho bản làng tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót).
+ Thương dân bản, Cẩu Khây đã làm gì ? 
(Quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh).
+ Đoạn 2 nói lên điều gì ? 
(ý chí diệt trừ yêu tinh của Cẩu Khây).
- Yêu cầu HS đọc thầm 3 đoạn còn lại và TL: 
+ Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh cùng những ai ? 
(Cùng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng).
+ Mỗi bạn của Cẩu Khây có tài năng gì ? 
+ Em có nhận xét gì về tên của các nhân vật trong truyện ? 
(Tên của các nhân vật là tài năng của mỗi người).
+ Nội dung chính của đoạn 3, 4, 5 là gì ? 
(Đ3: Ca ngợi tài năng của Nắm Tay Đóng Cọc.
Đ4: Ca ngợi tài năng của Lấy Tai Tát Nước.
Đ5: Ca ngợi tài năng của Móng Tay Đục Máng).
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn truyện và trả lời câu hỏi : 
+ Truyện ca ngợi ai và ca ngợi về điều gì? 
(Ca ngợi sức khoẻ và tài năng lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của 4 anh em Cẩu Khây).
c) Đọc diễn cảm: (9 phút) 
-5 HS nối tiếp nhâu đọc 5 đoạn.
- HS lắng nghe để tìm ra cách đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Đ1,2 của bài .
- HS luyện đọc trong cặp, 2 cặp thi đọc trước lớp
- Hướng dẫn nhận xét, đánh giá, bình chọn đôi đọc hay. 
3. Củng cố dặn dò: (3 phút)
- Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về luyện đọc nhiều và chuẩn bị bài sau : Chuyện cổ tích về loài người.
Toán
Ki – lô - mét vuông
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích.
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.
- Biết 1km2 = 1 000 000m2.
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại. 
- Làm được các BT 1, 2, 3trong VBT trang 9, HSKG thêm bài 4.
II. đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi ND BT1
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: (3 phút) Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 
- Gọi 4 HS lần lượt nêu kết quả các câu a), b), c), d) BT1 – SGK trang 99.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2: (10 phút) Giới thiệu ki-lô-mét vuông. 
* Bài toán: Một cánh đồng hình vuông có cạnh dài 1km. Tính diện tích cánh đồng ? 
- Hướng dẫn HS đưa ra phép tính và kết quả : 1 km 1 km = 1 km2.
- GV giới thiệu: 
+ 1 km 1 km = 1 km2, ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 km. 
+ Ki-lô-mét vuông viết tắt là km2, đọc là ki-lô-mét vuông 
- Hướng dẫn HS xác định: 1km =  m :
+ 1km = 1000m. 
+ Diện tích của hình vuông có cạnh 1000m: 1000m 1000m = 1.000.000m2
 1km2 = 1 000 000m2.
- Vài HS đọc lại.
3. Hoạt động 3: (19 phút) Luyện tập, thực hành. 
* Bài 1:
- GV treo bảng phụ và hướng dẫn HS viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống.
- Gọi 4 HS lần lượt lên bảng viết vào bảng phụ.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
(425 km2 ; 2090 km2 ; ... ...)
- Chốt kiến thức về đọc và viết số đo diện tích ki-lô-mét vuông.
* Bài 2: 
- 2 HS đọc đề bài. GV ghi đề bài lên bảng.
- Gọi HS nêu lại các đơn vị đo diện tích đã học: cm2, dm2 , m2 , km2.
- Gọi HS nêu lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học: 
1km2 = 1 000 000m2 , dm2 , 1 m2 = 100 dm2 , 1dm2 = 100 cm2 .
- GV hỏi thêm HS về mối quan hệ hai chiều thuận-nghịch để củng cố cách chuyển đổi đơn vị đo diện tích đã học.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
9m2 = 900 dm2
4m2 25dm2 = 425 dm2
3km2 = 3 000 000 km2
600dm2 = 6m2
524m2 = 52 400dm2
5 000 000m2 = 5km2
- Chốt kiến thức về chuyển đổi đơn vị đo diện tích đã học.
* Bài 3:
- 2 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tóm tắt bài toán lên bảng, HS tóm tắt vào giấy nháp.
- Gọi 1 HS nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
- Yêu cầu HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng giải.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
Diện tích khu công nghiệp đó là:
5 x 2 = 10 (km2)
Đáp số : 10 km2
- Chốt kiến thức về giải bài toán liên quan đến tính diện tích hình chữ nhật.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc kĩ yêu cầu của bài toán.
a) Gợi ý HS đo chiều dài, rộng của quyển sách Toán 4 rồi tính ra diện tích.
b) Hướng dẫn HS bằng phương pháp loại trừ hai đáp án sai (cm2 và dm2)
- Chốt kiến thức về ước lượng diện tích bề mặt của một sự vật.
4. Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- BTVN: các bài tập trong SGK trang 100.
LịCH sử
Nước ta cuối thời trần
i. Mục tiêu: Giúp HS
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ ; trong triều, một số quan lại bất bình, Chu Văn An dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ: Trước sự suy yếu củ nhà Trần, Hồ Quý Ly, một đại thần nhà Trần, đã truất ngôi nhà Trần, lập nên Nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
- HSKG: 
+ Nắm được nội dung một số cải cách của Hồ Quý Ly : quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc ; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
+ Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của Hồ Quý Ly thất bại : không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân đội.
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Hoạt động khởi động: (1 phút)
- Giới thiệu bài: Nước ta cuối thời trần
1. Hoạt động 1: (10 phút) Tình hình nước ta cuối thời Trần.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy nêu tình hình nước ta vào nửa sau thế kỉ XIV? 
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt báo cáo.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng:
Vua quan ăn chơi sa đoạ, kẻ có quyền thế ngang nhiên vơ vét của cải của nhân dân .
- Cuộc sống nhân dân khổ cực.
- Nhân dân nổi dậy đấu tranh.
- Chu Văn An dâng sớ thất trảm.
- Quân nhà minh quẫy nhiễu.
- Tiểu kết : Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, triều đình lục đục, quan lại bất bình, nô tì và nông dân nổi dậy, quân thù lam le xâm phạm nước ta.
2. Hoạt động 2 : (15 phút) Nhà Hồ thay thế nhà Trần.
- Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về Hồ Quý Ly ? 
(Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của thời Trần).
+ Triều Trần chấm dứt năm nào ? Nối tiếp triều đại nhà Trần là triều đại nào? Tên nước ta lúc bấy giờ là gì ?
(Năm 1400 , Hồ Quý Ly truất ngôi Vua Trần, tự xưng vua, lập ra nhà Hồ).
+ Hồ Quý Ly đã tiến hành cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? 
(Thay thế các quan cao cấp của nhà Trần ., tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân).
+ Theo em Hồ Quý Ly truất ngôi vua nhà Trần và tự xưng làm vua đúng hay sai? Vì sao? 
(Đúng vì nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc . Thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn).
- Tiểu kết : Trước sự suy yếu củ nhà Trần, Hồ Quý Ly, một đại thần nhà Trần, đã truất ngôi nhà Trần, lập nên Nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
Hồ Quý Ly tiến hành một số cải cách tiến bộ như quy định lại số ruộng cho quan lại, quý tộc ; quy định lại số nô tì phục vụ trong gia đình quý tộc.
3. Hoạt động 3: (7 phút) Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi :
+ Theo em vì sao nhà Hồ lại không chống được quân xâm lược nhà Minh? 
(Nhà Hồ mới dựa vào quân đội chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, chưa dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội).
* Hoạt động nối tiếp : (3 phút)
+ Hồ Quý Ly quê ở đâu ?
+ Em biết gì thành Tây Giai ? 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về làm BT trong VBT (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
Kể chuyện
Bác đánh cá và gã hung thần
i. Mục tiêu: Giúp HS:
- Dựa theo lời kể của GV, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ (BT1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
ii. Đồ dùng dạy hoc: Tranh minh hoạ phóng to.
iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu.	
A. Bài cũ: (3 phút)
+ Kể lại câu chuyện Một phát minh nho nhỏ - 1HS kể và nêu ý nghĩa của chuyện.
B. Bài mới: (29 phút)
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (28 phút)
a) GV kể chuyện :
- GV kể lần 1 kết hợp giải nghĩa các từ khó. 
- GV kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ.
b) Hướng dẫn xây dựng cốt truyện. ( lời thuyết minh)
- HS đọc yêu cầu của BT1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm lời thuyết minh. Mỗi HS chỉ thuyết minh 1 tranh.
- Yêu cầu HS phát biểu.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt lời thuyết minh đúng. Ví dụ: 
+ Tranh 1: Kéo lưới cả ngày bác đánh cá mới kéo được chiếc bình to trong mẻ lưới cuối cùng. ...
c) Kể trong nhóm. 
- Hướng dẫn HS ... cố, dặn dò: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
- Dặn dò: HS về nhà tự ôn luyên, chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra viết.
địa lý
thành phố hải phòng
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng :
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm.
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch, ...
- Chỉ được TP Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
- HSKG: Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn của nước ta : (Hải Phòng nằm ven biển, bên bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều cầu tàu, ... ; có các bãi biển Đồ Sơn, Cát Bà với nhiều cảnh đẹp).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ hành chính VN, Bản đồ giao thông VN.
- Tranh ảnh về Hải Phòng do GV và HS sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
* Hoạt động khởi động: (2 phút)
- Thông báo kết quả kiểm tra cuối kì I, phân môn Địa lí.
- Giới thiệu bài mới: GV treo bản đồ hành chính VN và giới thiệu thành phố Hải Phòng.
1. Hoạt động 1: Hải Phòng – thành phố cảng. (10 phút)
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi :
+ Thành phố Hải Phòng nằm ở đâu ?
+ Các câu hỏi mục 1 – SGK.
+ Hải phòng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào để trở thành một cảng biển ?
+ Mô tả về hoạt động của cảng Hải Phòng ?
- Gọi đại diện các nhóm lần lượt trả lời.
- Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- Gọi 1 HS lên bảng chỉ TP Hải Phòng trên bản đồ hành chính VN.
- Chốt kiến thức về vị trí của Hải Phòng và các điều kiện để Hải Phòng trở thành thành phố Cảng.
2. Hoạt động 2: Đóng tàu là ngành công nghiệp quan trọng của Hải Phòng. (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi :
+ So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng có vai trò như thế nào ?
+ Kể tên các nhà máy đóng tàu của Hải Phòng ?
+ Kể tên các sản phẩm của ngành đóng tàu ở Hải Phòng ?
- Gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn lớp nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- GV giảng thêm: Công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng hiện nay rất phát triển. Các nhà máy có thể đóng được những tàu lớn không chỉ phục vụ trong nước mà còn để xuất khẩu. (Hình minh hoạ SGK)
- Chốt kiến thức về công nghiệp đóng tàu ở Hải Phòng.
3. Hoạt động 3: Hải Phòng là trung tâm du lịch. (10 phút)
- HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK, các tranh ảnh đã sưu tầm được, đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi : Hải Phòng có những điều kiện nào thuận lợi cho phát triển ngành du lịch ?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng.
- GV giảng thêm: đến Hải Phòng, chúng ta có thể tắm biển, nghỉ mát, tham quan các danh lam thắng cảnh, lễ hội, vườn quốc gia Cát Bà - khu dự trữ sinh quyển thế giới vừa được UNESCO công nhận.
- Hướng dẫn rút ra ghi nhớ : (SGK) Vài HS đọc lại.
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn bài và làm các BT trong VBT (nếu có)
.................................................................................................................................
Thứ sáu. ngày 01 tháng 01 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: tài năng
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết thêm một số từ ngữ (tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người ; biết cách xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với mỗi từ đã xếp (BT1, 2) ; hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí của con người (BT3, 4)
ii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ: (3 phút)
- Gọi 1 HS đặt và phân tích câu theo kiểu câu kể Ai làm gì? 
- 2 HS nhắc lại phần ghi nhớ của tiết trước.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
B. Bài mới : (29 phút)
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
- Giới thiệu dựa vào chủ điểm: Người ta là hoa của đất 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28 phút)
* Bài 1:
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm đôi cùng làm bài vào VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài. 
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng :
a) Tài có nghĩa làcó khả năng hơn người bình thường: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài năng, ....
b. Tài có nghĩa là tiền của: tài nguyên, tài sản, tài trợ, ...
* Bài 2: Đặt câu với từ tìm được ở BT1. 
- 1 HS nêu yêu cầu của BT. HS tự làm bài 
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.
- GV sửa lỗi về câu, dùng từ cho từng HS : Ví dụ :
(Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa.
Chúng ta nên bảo vệ tài sản công cộng....)
*Bài 3: 
- 2 HS đọc yêu cầu .
- HS thảo luận theo cặp và tìm ý nghĩa của các câu tục ngữ.
- GV gợi ý để HS hiểu nội dung, ý nghĩa của từng câu.
- Gợi ý: Muốn biết được câu tục ngữ nào ca ngợi tài trí của con người, các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì 
- Gọi HS phát biểu . Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng : 
Câu a : Người ta là hoa của đất
Câu c : Nước lã mà vã nên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan.
- Nhận xét, kết luận: Câu a và câu c ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người. Câu b là 1 câu nhận xét, muốn biết rõ 1 vật, một người cần thử thách, tác động, tạo điều kiện để người hoặc vật đó bộc lộ khả năng. 
* Bài 4:
- GV hỏi HS về nghĩa bóng của từng câu. Nếu HS không hiểu rõ GV giải thích cho HS nắm vững nghĩa của từng câu. 
- HS giải thích theo ý hiểu của mình.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt câu trả lời đúng:
(Em thích câu tục ngữ Người ta là hoa của đất vì câu tục ngữ đã nêu được nhận định chính xác về con người với những tài tăng và sự thông minh cùa mình).
+ Theo em các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào? Em hãy lấy ví dụ ? 
- GV nhận xét , khen ngợi HS làm bài tốt 
C. Củng cố, dặn dò : (3 phút) 
- Chốt kiến thức bài học.
- Dặn HS học thuộc các câu tục ngữ và tìm thêm các từ ngữ, tục ngữ, thành ngữ nói về tài năng của con người.
Toán
luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành.
- Tính được diện tích và chu vi của hình bình hành.
- Làm được BT 1, 2 , 3 ; HSKG thêm bài 4 – VBT trang 13, 14.
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi ND BT 3 – VBT trang 14.
iii. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: (3 phút) Củng cố về tính diện tích hình bình hành.
- 3 HS nêu miệng kết quả BT1 – SGK trang 104.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài: luyện tập.
2. Hoạt động 2: (29 phút) Luyện tập thực hành. 
* Bài 1:
- 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tính diện tích của từng hình và ghi ra nháp.
- Dựa vào kết quả đã tính được để HS chọn khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Gọi 1 HS đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng: (Đáp án A).
* Bài 2 :
- 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS nêu đặc điểm giống nhau giữa hình chữ nhật và hình bình hành :
(Có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau)
- Hướng dẫn HS rút ra kết luận cách tính chu vi hình chữ nhật và hình bình hành là như nhau: (Tổng hai cạnh liền kề nhân với 2)
- HS tự làm bài, GV đến giúp đỡ HS yếu.
- 3 HS lần lượt đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
(16cm ; 16cm ; 18cm)
* Bài 3:
- 1 HS đọc đề bài. GV treo bảng phụ.
- Hướng dẫn HS dựa vào công thức : S = a h để rút ra cách tìm độ dài đáy và chiều cao : a = S : h ; h = S : a.
- HS thảo luận nhóm 4 và làm bài.
- Gọi 2 đại diện nhóm lên điền kết quả.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng: (13cm ; 15cm)
- Chốt kiến thức về cách tìm độ dài đáy và chiều cao khi biết diện tích và một trong hai thành phần trên.
* Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài. GV vẽ hình H lên bảng.
- Hướng dẫn HS phần tích cấu tạo của hình H gồm hai hình ghép lại : Hình chữ nhật ABCD và hình bình hành BEFC. Diện tích của hình H là tổng diện tích của hai hình trên.
- Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh đã biết của mỗi hình.
- HS tự tình diện tích của mỗi hình và giải bài toán, 1 HS lên bảng giải.
- Hướng dẫn nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 4 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình bình hành BEFC là : 4 3 = 12 (cm2)
Diện tích hình H là : 12 + 12 = 24 (cm2)
Đáp số : 24 cm2
- Chốt kiến thức về giải bài toán liên quan đến tìm diện tích của một hình được ghép bởi các hình khác với nhau.
4. Hoạt động nối tiếp: (3 phút)
- Chốt kiến thức bài học.
- Nhận xét tiết học
- BTVN : Bài 1, 2 , 3; HSKG thêm bài 4 – SGK trang 105.
đạo đức
kính trọng, biết ơn người lao động (T.1)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu.
- Biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư sử lễ phép với những người lao động và biết giữ gìn, trân trọng thành quả lao động của họ.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Hoạt động khởi động: (3 phút)
- 1 HS nêu các việc mình đã làm thể hiện yêu lao động.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài mới : Nêu mục tiêu tiết học.
1. Hoạt động 1: (10 phút) Tìm hiểu câu chuyện: Buổi đầu tiên. 
- GV kể chuyện ; 1 HS đọc lại
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi :
+ Vì sao các bạn trong lớn lại cười khi nghe Hà giới thiệu về nghề nghiệp của bố mẹ mình? 
(Bố mẹ Hà làm nghề quét rác, các bạn cho đầy là nghề tầm thường).
+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao? 
(.........................................................................................)
- Kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động dù là những người lao động bình thường nhất. 
2. Hoạt động 2: (10 phút) ích lợi của người lao động. 
* Bài tập1 SGK: 
- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu của BT, lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung, chốt bài làm đúng:
- GV kết luận: Nông dân, bác sĩ,.. là người lao động vì họ mang lại lợi ích cho xã hội .
* Bài tập 2 SGK: 
- 1 HS đọc nội dung, yêu cầu của BT, lớp theo dõi.
- HS thảo luận nhóm đôi : 1 HS nêu câu hỏi ,1 HS trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày. GV ghi bảng theo 3 cột. 
STT
Người lao động
ích lợi mạng lại cho xã hội
1
2
...
Bác sĩ
Công an
... ...
Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người.
Giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Phòng chống tội phạm
... ... 
- GV tiểu kết: Mỗi nghề nghiệp, mỗi người lao động đều đem lại lợi ích nhất định cho xã hội. Không có nghề nào là thấp kém. Nghề nào cũng rất cần thiết đối với xã hội.
3. Hoạt động 3: (9 phút) Thái độ với người lao động.
* Bài tập 3. 
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận 
* Hoạt động nối tiếp: (3 phút) 
- Chốt kiến thức bài học. 
- Dăn HS : Chuẩn bị BT 5, 6, SGK cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docKHBH Lop 4 Tuan 19.doc