Giáo án dạy Tiếng việt tuần 7

Giáo án dạy Tiếng việt tuần 7

Những người bạn tốt

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

-Bước đầu đọc được diễn cảm bài văn

-Hiểu:Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó với loài cá heo với con người

(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).

-Yu quí v bảo vệ động vật quí hiếm

II-CHUẨN BỊ

GV: Tranh , ảnh minh họa trong SGK . Thêm những tranh ảnh về cá heo .

HS:SGK

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 980Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tiếng việt tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ hai ngày 26-9-2011
Tuần 7	 Môn: Tập đọc
Tiết 13	 Bài:Những người bạn tốt 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Bước đầu đọc được diễn cảm bài văn
-Hiểu:Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó với loài cá heo với con người
(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK).
-Yêu quí và bảo vệ động vật quí hiếm
II-CHUẨN BỊ
GV: Tranh , ảnh minh họa trong SGK . Thêm những tranh ảnh về cá heo .
HS:SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: -Kể lại câu chuyện Tác phẩm của Sin-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện .
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài 
Gv giới thiệu tanh minh họa chủ điểm và chủ điểm Con người với thiên nhiên : Nhiều bài đọc trong STV lớp dưới đã cho các em biết mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên . VD : Sơn Tinh Thủy Tinh ; Con chim sơn ca và bông cúc trắng , Ông Mạnh thắng Thần Gió . . . Chủ điểm con người với thiên nhiên của STV lớp 5 sẽ giúp các em hiểu thêm mối quan hệ mật thiết này .
-Giới thiệu bài đọc mở đầu chủ điểm – Những người bạn tốt : Qua bài đọc này , các em sẽ hiểu thêm nhiều về loài vật . Tuy không thể trò chuyện bắng ngôn ngữ của loài người nhưng chúng là những người bạn rất tốt của con người .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
A)Luyện Đọc 
- Gv hướng dẫn hs luyện đọc theo bốn đoạn truyện . Chú ý giúp hs đọc đúng tên riêng nước ngoài , các từ dễ viết sai chính tả : A-ri-ôn , Xi-xin , boong tàu . . . và hiểu những từ ngữ khó trong bài : boong tàu , dong buồm , hành trình , sửng sốt .
b)Tìm hiểu bài 
Hướng dẫn trả lời câu hỏi :
-Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
-Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cõi đời ?
-Qua câu chuyện này , em thấy cá heo đáng quý và đáng yêu ở điểm nào ?
-Trả lời như SGK
-Trả lời như SGK
-Vì biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển . Cá heo là bạn tốt của con người .
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Có thể đọc đoạn 3 . Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : đã nhầm , đàn cá heo , say sưa thưởng thức , đã cứu , nhanh hơn , toàn bộ , không tin và nghỉ hơi sau các từ ngữ nhưng , trở về đất liền . 
-Gv theo dõi , uốn nắn .
-Hs đọc diễn cảm một đoạn tự chọn .
4-Củng cố : Nhận xét tiết học .
5-Dặn dò :Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ hai ngày 26-9-2011
Tuần 7	 Môn: Chính tả (Nghe-viết)
Tiết 7	 Bài: Dòng kinh quê hương
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Viết đúng bài chính tả; trình bày đung hình thức bài văn xuôi.
Tìm được vần thích hợp để điền vào cả 3 chỗ trống trong đoạn thơ thực hiện được 2 trong 3 ý( a,b,c) của BT3.
Học sinh khá, giỏi làm được dầy dủ BT3 (BT2); 
-Yêu quí bảo vệ mơi trường sống
-Tình cảm yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên, có ý thức BVNT xung quanh
II-CHUẨN BỊ
-GV: Bảng phụ hoặc 2,3 tờ phiếu khổ to photo nội dung bài tập 3.
-HS: SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: -Hs viết những từ chứa nguyên âm đôi ưa , ươ trong hai khổ thơ của Huy Cận – tiết chính tả trước : lưa , thưa , mưa , tưởng , tươi và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa , ươ .
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs viết : Dòng kinh quê hương .
-Đọc đoạn cần viết .
-Nhắc các em chú ý những từ ngữ dễ viết sai .
-Chấm 7,10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Cả lớp theo dõi , ghi nhớ và bổ sung , sửa chữa nếu cần .
-Hs viết bài 
-Hết thời gian qui định , yêu cầu hs tự soát lại bài .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
Gv gợi ý : vần này thích hợp cả ba ô trống 
-Lời giải : 
+Rạ rơm thì ít , gió dông thì nhiều 
+Mải chơi đuổi một con diều 
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro .
Bài tập 3 :
Lời giải :
+Đông như kiến 
+Gan như cóc tía .
+Ngọt như mía lùi .
- Sau khi điền đúng các tiếng có chứa ia hoặc iê vào chỗ trống , hs đọc thuộc các thành ngữ trên .
4-Củng cố : -Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi ia , iê .
 -Gv nhận xét tiết học .
5-Dặn dò : Xem bài tiết sau
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ ba ngày 27-9-2011
Tuần 7	 Môn: Luyện từ và câu
Tiết 13	 Bài: Từ nhiều nghĩa 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nắm được kiền thức sơ giản vè từ nhièu nghĩa ( ND ghi nhớ)
-Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa ( BT!, Mục III) ; Tìm được VD về sự chuyển ngiã của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và dộng vật ( BT2)
- Học sinh khá, giỏi làm được toàn bộ BT2 ,( Mục III)
-Cĩ ý thức khi viết từ nhiều nghĩa
II-CHUẨN BỊ
-GV: Tranh , ảnh về các sự vật , hiện tượng , hoạt động . . . có thể minh họa cho các nghĩa của từ nhiều nghĩa . VD : Tranh vẽ hs rảo bước đến trường , bộ bàn ghế , núi , cảnh bầu trời tiếp giáp mặt đất . . . để giảng nghĩa cho các từ chân ( chân người ) , chân bàn , chân ghế , chân núi , chân trời . . . 
-HS: SGK
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: Hs làm BT2 đặt câu để phân biệt nghĩa của một cặp từ đồng âm .
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài :
Gv có thể bắt đầu bài học bằng cách đưa ra một số tranh ảnh sự vật ( gợi ý ở phần Đồ dùng dạy học ) ; chỉ vào tranh để hs gọi tên sự vật : bàn chân ( người ) , chân bàn , chân ghế , chân núi , chân trời . . .
Từ chân chỉ chân người , khác với chân của bàn , khác xa với chân núi , chân trời nhưng đều được gọi là chân . Vì sao vậy ? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu hiện tượng từ nhiều nghĩa rất thú vị của Tiến Việt .
2-Phần nhận xét 
Bài tập 1 :
GV : không cần giải nghĩaphức tạp . Chính các câu thơ đã nói sự khác nghĩa của các từ đó .
+Nhấn mạnh : Các nghĩa mà các em vừa xác định cho các từ răng, mũi , tai là nghĩa gốc ( nghĩa ban đầu ) của mỗi từ .
-Làm việc theo nhóm .
Lời giải : 
Tai – nghĩa a 
Răng – nghĩa b
Mũi – nghĩa c 
Bài tập 2 :
GV không cần giải nghĩa một cách phức tạp . Chính các câu thơ đã nói về sự khác nhau giữa những từ in đậm trong khổ thơ với các từ ở BT1 :
+Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng của người và động vật .
+Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được .
+Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
GV : Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ : răng , mũi , tai . Ta gọi đó là chuyển nghĩa .
-Làm việc theo nhóm .
Lời giải : 
a)Hợp có nghĩa là gộp lại thành lớn hơn :
hợp tác , hợp nhất , hợp lực .
b)Hợp có nghĩa là đúng với yêu cầu , đòi hỏi... nào đó : hợp tình , phù hợp , hợp thời, hợp lệ , hợp pháp , hợp lí , thích hợp.
Bài tập 3 :
Nhắc hs chú ý : Vì sao cái răng cào không dùng để nhai vẫn được gọi là răng ? Vì sao cái mũi thuyền không dùng để ngửi vẫn gọi là mũi và cái tai ấm không dùng để nghe vẫn đựơc gọi là tai ? BT3 yêu cầu các em phát hiện sự giống nhau về nghĩa giữa các từ răng , mũi , tai ở BT1 và BT2 để giải đáp điều này .
Gv : Nghĩa của các từ đồng âm khác hẳn nhau ( VD : treo cờ , chơi cờ tướng ) . Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ vừa khác – vừa giống nhau . Nhờ biết tạo ra những từ nhiều nghĩa từ một nghĩa gốc , Tiếng Việt trở nên hết sức phong phú .
-Hs trao đổi theo cặp .
+Nghĩa của từ răng ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ : đều chỉ vật nhọn , sắc , sắp đều nhau thành hàng .
+Nghĩa của từ mũi ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ : cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước .
+ Nghĩa của từ tai ở BT1 và BT2 giống nhau ở chỗ : cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên , chìa ra như cái tai .
3-Phần ghi nhớ
-Hs đọc và nói lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK .
4-Phần luyện tập 
Bài tập 1 :
Bài tập 2 :
-Hs làm việc độc lập . Có thể gạch một gạch dưới từ mang nghĩa gốc , hai gạch dưới từ mang nghĩa chuyển .
Lời giải :
+Mắt trong Đôi mắt của bé mở to. ( nghĩa gốc ) ; Mắt trong Quả na mở mắt. ( nghĩa chuyển )
+Chân trong Bé đau chân . ( nghĩa gốc ) ; Chân trong Lòng ta . . . kiềng ba chân . ( nghĩa chuyển )
+Đầu trong Khi viết , em đừng ngoẹo đầu . ( nghĩa gốc ) ; Đầu trong Nước suối đầu nguồn rất trong . ( nghĩa chuyển )
-Làm việc độc lập hoặc theo nhóm .
-Một số VD :
+lưỡi : lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu...
+miệng : miệng bát , miệng hũ , miệng bình, miệng túi , miệng hố , miệng núi lửa... 
+cổ : cổ chai , cổ lọ , cổ áo , cổ bình , cổ tay... 
+tay : tay áo , tay ghế , tay quay , tay tre (một ) tay bóng bàn cừ khôi ... 
+lưng : lưng ghế , lưng đồi , lưng núi , lưng trời , lưng đê ... 
4-Củng cố :--Nhắc lại nội dung ghi nhớ bài học 
 -Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
 5-Dặn dò : -Dặn hs về nhà viết thêm vào vở VD về nghĩa chuyển của các từ : lưỡi , miệng , cổ, tay , lưng .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ hai ngày 26-9-2011
Tuần 7	 Môn: Kể chuyện
Tiết 7	 Bài: Cây cỏ nước Nam 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Dựa vào tranh minh họ SGK kẻ lại được từng đoạn và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện
-Hiểu ND chính của từng doạn, hiểu y/n của câu chuyện.
-Yêu quí thiên nhiên
-GD thái đ ... âng , tạo thành hồ nước mênh mông tựa biển giữa một vùng đất cao . Hình ảnh Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa ao nguyên nói lên sức mạnh diệu kì dời non lấp biển của con người . Bằng cách sử dụng từ bỡ ngỡ , tác giả gán cho biển tâm trạnh như con người : ngạc nhiên vì sự xuất hiện lạ kì của mình giữa vùng đất cao .
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
Có thể chọn câu cuối để đọc diễn cảm .
-Trả lời như SGK
-Hs trả lời theo cảm nhận riêng . Vd :
+Câu thơ Chỉ có tiếng đàn ngân nga / Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên một hình ảnh đẹp , thể hiện sự gắn bó hòa quyện giữa con người với thiên nhiên , giữa ánh trăng với dòng sông . Tiếng đàn ngân lên lan tỏa . . . vào dòng sông lúc này như một dòng trăng lấp loáng .
+Khổ thơ cuối cùng cũng gợi một hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên . Bằng bàn tay , khối óc diệu kì của mình đã đem đến cho thiên nhiên gương mặt mới lạ đến ngỡ ngàng . Thiên nhiên thì mang lại cho con người những nguồn tài nguyên quý giá , làm cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn .
-Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông 
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ, Những xe ủi , xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ 
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên 
Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả .
-Học thuộc lòng từng khổ và cả bài thơ .
4-Củng co:á –Nêu ý nghĩa bài thơ ?-Nhận xét tiết học
5-dặn dò :Dặn hs về nhà học thuộc lòng bài thơ .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ năm ngày 29-9-2011
Tuần 7	 Môn: Tập làm văn
Tiết 13 Bài: Luyện tập tả cảnh 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Xác định được phần MB,TB,KB của bài văn (BT1); hiểu mối liên hệ vè ND giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn ( BT2,3)
-Yêu thích học TLV
-Kết hợp giáo dục BVMT
II-CHUẨN BỊ
GV: -Aûnh minh họa vịnh Hạ Long trong SGK . 
 -Tờ phiếu khổ to ghi lời giải của BT1 .
-HS: SGK,bảng nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: Hs trình bày dàn ý văn miêu tả cảnh sông nước .
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA G V
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của bài học.
2-Hướng dẫn hs luyện tập 
Bài tập 1 :
 Lời giải :
Ý a : Các phần mở bài , thân bài , kết bài :
Mở bài : Câu mở đầu ( Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh nổi tiếng có một không hai của đất nước Việt Nam )
Thân bài : gồm ba đoạn tiếp theo , mỗi đoạn tả một đặc điểm của cảnh .
Kết bài : Câu văn cuối ( Núi non , sông nước . . . mãi mãi giữ gìn )
Ý b : Các đoạn của thân bài và ý mỗi đoạn :
Đoạn 1 : Tả sự kì vĩ của vịnh hạ Long với hàng ngàn hòn đảo .
Đoạn 2 : Tả vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long .
Đoạn 3 : Tả những nét riêng biệt , hấp dẫn của Hạ Long qua mỗi mùa .
Ý c : Các câu văn in đậm có vai trò mở đầu mỗi đoạn , nêu ý bao trùm toàn đoạn . Xét trong toàn bài , những câu văn đó còn có tác dụng chuyển đoạn , nối kết các đoạn với nhau .
-Hs đọc to một lượt , đọc thầm là chính . Không biến giờ TLV thành giờ TĐ .
Bài tập 2 
Nhắc hs : Để chọn đúng câu mở đoạn , cần xem những câu cho sẵn có nêu được ý bao trùm của cả đoạn hay không .
Lời giải :
Đoạn 1 : Điền câu b vì câu này nêu đựơc cả hai ý trong đoạn văn : Tây Nguyên có núi cao và rừng dày .
Đoạn 2 : Điền câu c vì câu này nêu được ý chung của đoạn văn : Tây Nguyên có những thảo nguyên rực rỡ muôn màu sắc .
Bài tập 3
-VD về các câu mở đoạn của đọan 1 : 
Đến với Tây Nguyên , ta sẽ hiểu thế nào là núi cao và rừng rậm./ Cũng như nhiều vùng núi trên đất nước ta , Tây Nguyên có những dãy núi cao hùng vĩ , những rừng câu đại ngàn . / Vẻ đẹp của Tây Nguyên trước hết là ở núi non hùng vĩ và những thảm rừng dày . / Từ trên máy bay nhìn xuống , ta có thể nhận ra ngay vùng đất Tây Nguyên nhờ những dãy núi cao chất ngất và những rừng cây đại ngàn . . . 
-VD về các câu mở đoạn của đoạn 2 :
Tây Nguyên không chỉ là mảnh đất của núi rừng . Tây Nguyên còn hấp dẫn khách du lịch bởi những thảo nguyên tươi đẹp , giàu màu sắc . / Nhưng cái làm nên đặc sắc của Tây Nguyên là những thảo nguyên bao la bát ngát . / Nhưng Tây Nguyên đâu chỉ có núi cao , rừng rậm . Người Tây Nguyên còn tự hào về những thảo nguyên rực rỡ giàu màu sắc . . . 
 4-Củng cố :-Nhắc lại tác dụng của câu mở đoạn .
 -Nhận xét tiết học . 
 5-Dặn dò : Dặn hs chuẩn bị tiết TLV tới : viết một đoạn văn miêu tả cảnh sông nước .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ tư ngày 28-9-2011
Tuần 7	 Môn: Luyện từ và câu
Tiết 14 Bài: Luyện về từ nhiều nghĩa 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nhận biết được nghiã chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy(BT1,2) ; hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3
-Đọc được câu để phân biệt nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ ( BT 4)HS, khá giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3
-Cĩ ý thức khi viết từ nhiều nghĩa
II-CHUẨN BỊ
-GV: SGK 
-HS: SGK,bảng nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: -2,3 hs nhắc lại kiến thức về từ nhiều nghĩa và làm lại BT2 phần luyện tập tiết LTVC trước .
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài :
Trong tiết LTVC trước , các em đã tìm hiểu các từ nhiều nghĩa là danh từ ( như : răng , lưỡi , tai , lưỡi , đầu , cổ , lưng , mắt , tay , chân . . . ) Trong giờ học hôm nay , các em sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là các động từ .
2-Hướng dẫn hs làm BT 
Bài tập 1 :
-Lời giải :
Từ chạy
(1)Bé chạy lon ton .
(2)Tàu chạy băng băng trên đường ray .
(3)Đồng hồ chạy đúng giờ .
(4)Dân làng khẩn trương chạy lũ .
-Hs làm vào nháp , 2 hs làm trên bảng .
Các nghĩa khác nhau :
-Sự di chuyển nhanh bằng chân (d)
-Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông ©
-Hoạt động của máy móc (a)
-Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến (b)
Bài tập 2 :
Gv nêu vấn đề : Từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung ? BT này sẽ giúp các em hiểu điều đó .
Bài tập 3 :
Bài tập 4 :
Chú ý : Chỉ đặt câu với các nghĩa đã cho của từ đi và đứng . Không đặt câu với nghĩa khác .
Nếu có hs đặt những câu như Nam đi một nước cờ cao ; Cụ đã đi không kịp trối trăng gì cho con cháu ; Cô giáo tôi là một phụ nữ đứng tuổi ; . . . Gv cần nói để hs hiểu : nghĩa của đi và đứng trong những câu văn trên không phải là nghĩa đã được xác định trong BT4 .
Lời giải :
Dòng b ( sự vận động nhanh ) nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong các VD của BT 1 . Nếu có hs chọn dòng a ( sự di chuyển), GV yêu cầu cả lớp thảo luận . Có thể đặt câu hỏi : Hoạt động của đồng hồ có thể coi là sự di chuyển không : Hs sẽ phát biểu : hoạt động của đồng hồ là sự vận động của máy móc ( tạo ấn tượng nhanh )
Lời giải : từ ăn trong câu c đựơc dùng với nghĩa gốc ( ăn cơm )
VD về lời giải phần a :
+Nghĩa 1 : Bé Thơ đang tập đi . 
 Ông em đi rất chậm .
+Nghĩa 2 : 
 Mẹ nhắc Nam đi tất vào cho ấm .
 Nam thích đi giày .
VD về lời giải phần b :
+Nghĩa 1 : Chú bộ đội đứng gác .
 Cả lớp đứng nghiêm chào lá quốc kì 
+Nghĩa 2 : Mẹ đứng lại chờ Bích .
 Trời đứng gió .
4-Củng cố: Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
5- dặn do:ø Dặn hs ghi nhớ những điều mới học ; về nhà viết thêm vào vở một vài câu văn đã đặt ở BT4 .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư
Ngày soạn : 25-9-2011	Ngày dạy: Thứ sáu ngày 30-9-2011
Tuần 7	 Môn: Tập làm văn
Tiết 14 Bài: Luyện tập tả cảnh 
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết chuyển một phần dàn ý ( Thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả.
-Yêu thích mơn học
II-CHUẨN BỊ
 -GV: -Dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của từng hs .
 -Một số bài văn , đoạn văn hay tả cảnh sông nước .
-HS: SGK,bảng nhóm
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1-Ổn định
2-Ktbc: -Hs nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn , đọc câu mở đoạn của em – BT3 ( tiết TLV trước )
3-Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI CHÚ
1-Giới thiệu bài 
Trong các tiết TLV trước , các em đã quan sát một cảnh sông nước . Trong tiết học hôm nay , các em sẽ học chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn .
2-Hướng dẫn hs làm bài tập 
-Gv kiểm tra dàn ý văn tả cảnh sông nước của hs .
-Gv nhắc hs chú ý : 
+Phần thân bài có thể gồm nhiều đoạn , mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh . Nên chọn một phần tiêu biểu thuộc thân bài – để viết một đoạn văn .
+Trong mỗi đoạn thường có một câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn .
+Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện đựơc cảm xúc của ngưới viết .
-Gv nhận xét , chấm điểm một số đoạn văn .
-Hs đọc thầm đề bài và gợi ý làm bài .
-Một vài hs nói phần chọn để chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh .
-Hs viết đoạn văn .
-Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn .
-Cả lớp bình chọn người viết đọan văn tả cảnh sông nước hay nhất , có nhiều ý mới và sáng tạo .
4-Củng cố : Nhận xét tiết học . Yêu cầu những hs viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại để thầy cô kiểm tra trong tiết TLV sau .
5-Dặn dò : Dặn hs về nhà đọc trước yêu cầu , gợi ý của tiết TLV tuần 8 : luyện tập tả cảnh ở địa phương .
---------------
 Điều chỉnh bổ sung
ưưưư

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 7.doc