Giáo án dạy tuần 12 lớp 5

Giáo án dạy tuần 12 lớp 5

Tiết 1: Chào cờ

LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT

Tiết 2: Đạo đức

KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ(Tiết 1)

I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết:

- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được cả gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.

- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng , lễ phép, giúp đữ , nhường nhịn người già, em nhỏ.

- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.

II. Đồ dùng:

- Một số tranh ảnh để đóng vai.

- Phiếu bài tập dành cho HS.

 

doc 40 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1185Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 12 lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 12
Thứ hai ngày 02 tháng 11 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ
Lớp trực tuần nhận xét
Tiết 2: Đạo đức
Kính già, yêu trẻ(Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS biết:
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được cả gia đình và xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng , lễ phép, giúp đữ , nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già, em nhỏ.
II. Đồ dùng:
- Một số tranh ảnh để đóng vai.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện:Sau đêm mưa.
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và có ý thức về việc giúp đỡ người già, em nhỏ.
* Cách tiến hành:
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
Hoạt động 2: Thế nào là thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ:
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS làm vào phiếu bài tập.
- Hát.
- 2 HS lên bảng trình bày.
- HS nghe.
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi .
- . . . đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé, Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
- Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
- Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- HS làm bài.
 phiếu bài tập
1. Em hãy viết vào ô trống chữ Đ trước những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ và S trước những hành vi chưa thể hiện sự kính già, yêu trể dưới đây:
+ Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.
+ Kể chuyện cho em nhỏ nghe.
+ Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.
+ Quát nạt em nhỏ.
+ Nhường ghế cho người già, em nhỏ khi đi trên xe buýt.
+ Không đưa các cụ già , em nhỏ khi qua đường.
- Y/c HS lên trình bày kết quả bài làm của mình.
- Nhận xét- bổ xung.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày bài làm của mình.
Tiết 3: toán
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, . . .
I. Mục tiêu:	 Giúp HS:
- Nắm dược quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100...
- Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạnh số thập phân.
- HSY làm được 1 số phép tính cộng, trừ có nhớ 1 lần.
II. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Muốn nhân một STP với một STN ta làm thế nào ?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hình thành quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10 , 100, 1000....
a, Ví dụ 1:
- Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
27,687 x 10 = ?
- Y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu nhận xét.
Ví dụ 2:
- Y/ c HS tìm kết quả của phép tính nhân:
53,286 x 100 = ?
- Y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- Gọi HS nêu nhận xét.
_ Vậy muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... ta phải làm như thế nào?
C. luyện tập:
Bài 1: Nhân nhẩm.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 2: Viết các số dưới dạng số đo là cm.
- Nhận xét- sửa sai.
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề.
- Phân tích đề.
- Tóm tắt và giải.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau Luyện tập.
- Hát.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- HS đặt tính rồi tính.
27,867 x 10 = ?
 27,867
 10
 278,670
- HSY: 534 + 380
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278,67 .
- HS thực hiện.
53,286 x 100 = ?
 53,286
 100
 5328,600
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta cũng được số 5328,6
- Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000..... ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một, hai, ba .....chữ số.
- HS làm miệng.
a, 1,4 x 10 = 14 b, 9,63 x 10 = 96,3
 2,1 x 100 = 210 25,08 x 100 = 2508
 7,2 x 1000 = 7200 5,32 x 1000 = 5320
- HSY: 768 - 597
- HS làm
10,4 dm = 104 cm 0,856 m = 85,6 cm
12,6 m = 126 cm 5,75 dm = 57,5 cm
- 2 HS đọc đề.
Tóm tắt:
1 lít : 0,8 kg
can rỗng: 1,3 kg
10 lít = . . . kg?
Bài giải
 10 lít dầu cân nặng là:
 10 x 0,8 = 8 ( kg )
 Can dầu hoả nặng là:
 8 + 1,3 = 9,3 ( kg )
 Đáp số: 9,3 kg
Tiết 4: tập đọc
 Mùa thảo quả
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các tiêng, từ khó hoặc dể lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy toàn bài , ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ tả vể đẹp hấp dẫn , hương thơm ngây ngất, sự phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
2. Đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thảo quả, Đản Khao, Chim San, sầm uất, tầng rừng thấp.
- Hiểu nội dung bài: miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
- HSY đánh vần đọc được câu 1 của bài.
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ trong sgk
- Đoạn văn luyện đọc diễn cảm.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể.
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Đọc và nêu đại ý bài: Tiếng vọng
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài.
B. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a, Luyện đọc
- Y/c 1 HS đọc toàn bài.
- HD HSY đọc bài.
- GV chia đoạn.
+ Đoạn 1: Thảo quả trên rừng ...nếp khăn.
 + Đoạn 2: Thảo quả trên rừng....lấn chiếm không gian.
+ Đoạn 3: còn lại.
- Y/c HS đọc tiếp nối đoạn .
- Y/c HS đọc tiếp nối theo đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa một số từ.
- Y/c HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu kết hợp hướng dẫn HS luyện đọc.
b, Tìm hiểu bài.
- Y/c HS đọc thầm và TLCH.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Cách dùng từ , đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Tìm những thảo quả phát triển nhanh?
+ Hoa thảo quả này ở đâu?
+ Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp?
+ Đọc đoạn văn em cảm nhận được điều gì?
+ Nội dung bài nói lên điều gì?
c, Luyện đọc diễn cảm.
- Y/c 3 HS khá luyện đọc tiếp nối 3 đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ GV đọc mẫu và hướng dẫn đọc.
+ Y/c HS luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét- cho điểm.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài Hành trình của bầy ong.
- Hát.
- 2 HS đọc bài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- HSY đọc bài.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc tiếp nối đoạn kết hợp giải nghĩa một số từ ngữ.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS nghe.
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa , làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm.
- Các từ hương, thơm được lặp đi lặp lại cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
- Những chi tiết : qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lể đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đẫ thành từng khóm lan toả , vươn ngọn, xoè lá lấn chiếm không gian.
- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
- Khi thảo quả chín dưối đáy rừng rực lên những chùm hoa đổ chon chót, như chứa lửa, chiếm nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.
- Bài văn cho ta thấy vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.
- HS nêu và ghi nhanh vào vở
- 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
- HS dưới lớp tìm cách đọc cho cả bài.
- HS nghe.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhắc lại.
Tiết 5: Lịch sử
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu đựơc:
- Hoàn cảnh vô cùng khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng tám 1945, như “ nghìn cân treo sợi tóc’’.
- Nhân dân ta dưới sự lãnh dạo của Đảng và Bác Hồ đã vượn qua tình thế “ nghìn cân treo sợi tóc’’như thế nào.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh hoạ sgk.
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS nêu ND bài.
3. Bài mới
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh Việt Nam sau cách mạng tháng tám.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao ngay sau cách mạng tháng Tám thành công ,nước ta lại ở trong tình thế: “Nghìn cân treo sợi tóc’’ ?
+ Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn , nguy hiểm gì?
 Hát.
- HS nêu
- HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi
- Cách mạng vừa thành công nhưng đất nước gặp muôn vàn khó khăn tưởng như không vượt qua nổi.
- Nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu người chết , nông nghiệp đình đốn, hơn 90% người mù chữ, ngoại xâm và nội phản đe doạ nền độc lập....
 Việt Nam
Giặc ngoại xâm, phản động chống phá cách mạng
Nông nghiệp đình đốn. Nạn đói năm 1944 – 1945 làm hơn 2 triệu người chết đói
90 % đồng bào không biết chữ 
+ Nếu không đảy lùi được nạn đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước ta?
+ Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc’’?
* Hoạt động 2: Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt:
- Y/c HS quan sát các tranh trong sgk và trả lời câu hỏi:
+ Hình chụp cảnh gì?
? Làm cách nào để đẩy lùi giặc đói, giặc dốt
Û Đẩy lùi giặc đói: 
- Lập hũ gạo cứu đói.
- Chia ruộng đất cho nông dân, đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất nông nghiệp...
Û Chống giặc dốt:
- Mở lớp bìh dân học vụ ở khắp nơi để xoá mũ chữ.
- Xây thêm trường học, trể em nghèo được cắp sách đến trường.
Û Chống giặc ngoại xâm: 
- Ngoại giao khôn khéo để đẩy quân tưởng về nước.
- Hoà hoãn nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
* Hoạt động 3: ý nghĩa của việc đẩy lùi “ giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm’’
- Y/c HS thảo luận theo nhóm.
- Chỉ trong thời gian ngắn, nhân dân ta đã làm được những công việc để đẩy lùi những khó khăn; việc đó cho thấy sức mạnh của nhân dân ta như thế nào?
+ Khi lãnh đạo cách mạng vượt qua cơn hiểm nghèo, uy tín của chính phủ và Bác Hồ như thế nào?
Û HS đọc bài học trong sgk.
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nếu không đẩy lùi nạn đói, nạn dốt thì ngày càng có nhiều đồng bào ta chết đói nhân dân  ... Nhận xét- đánh giá.
- Thu chấm một số bài vẽ của HS.
- Y/c HS đánh giá nhận xét về bài vẽ của bạn theo các tiêu trí quy định.
4. Củng cố - Dặn dò 
- Nêu lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- HS trình bày các mẫu đã chuẩn bị được.
- HS quan sát mẫu để định hình cách vẽ cho bài của mình.
- HS nghe và theo dõi.
- HS quan sát mẫu vẽ 
- HS vẽ bài vào vở thực hành của mình.
- HS cả lớp cùng quan sát và nhận xét- đánh giá bài làm của bạn .
+ Bố cục
+ Hình, nét vẽ.
+ đậm nhạt.
Tiết 6: Hoạt động ngoài giờ
Trò chơi “ thỏ nhảy”
Thứ sáu ngày 06 tháng 11 năm 2009
Tiết 1:toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Bước đầu sử dụng được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính.
- HSY: tính được 1 vài phép tính cộng, trừ có nhớ một lần.
II. Các hoạt động dạy học cụ thể:
A, Kiểm tra bài cũ
- Nêu quy tắc nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001 và quy tắc nhân một số thập phân 
- 2 HS nêu
- GV nhận xét chung, ghi điểm
B, Bài mới
* Giới thiệu bài
* Luyện tập
Bài tập 1: Đọc yêu cầu bài tập 
- HD HSY làm bài.
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- HSY: 879 - 690
- GV kẻ sẵn bảng của phần a SGK và hướng dẫn HS nhận ra được ví dụ
a
b
c
(axb)xc
ax(bxc)
2,5
3,1
0,6
(2,5x3,1)x0,6=4,65
2,5x(3,1x0,6)=4,65
1,6
4
2,5
 (1,6x4)x2,5=16
1,6x(4x2,5)=16
4,8
2,5
1,3
(4,8x2,5)x1,3=15,6
4,8x(2,5x1,3)=15,6
Nhận xét:
- Phép nhân các số thập phân này đã sử dụng tính chất gì?
- Tính chất kết hợp
- Em hãy nêu tính chất kết hợp của phép nhân.
- Khi nhân một tích hai số với một số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại.
- Công thức này như thế nào ?
- HS: (axb)xc = ax(bxc)
b, Tính bằng cách thuận tiện nhất
9,65x0,4x2,5=9,65x(0,4x2,5)=9,65x1
0,25x40x9,84=(0,25x40)x9,84=10x9,84=98,4
7,38x1,25x80=7,38x(1,25x80)=7,38x100=738
34,3x5x0,5=34,3x(5x0,4)=34,3x2=68,6
a, (28,7+34,5)x2,4=63,2x2,4=151,68
b, 28,7+34,5x2,4=28,7+82,5=111,5
Bài tập 3: GV đọc đề bài 
- 2 HS đọc
- HSY: 864 + 129
- Bài toán cho biết gì?
- Một người đi xe đạp mỗi giờ đi được 12,5km
- Bài toán hỏi gì?
Trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
- Muốn giải được bài toán này ta phải làm như thế nào ?
- HS nêu
Tóm tắt
1 giờ: 12,5km
2,5 giờ: km?
Bài giải
Số km người đó đi được trong 2,5 giờ là:
12,5 x 2,5 =31,25(km)
Đáp số: 31,25km
IV. Củng cố và dặn dò
- GV tóm tắt nội dung chính của bài học: HS nhắc lại ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài Luyện tập chung.
Tiết 3: tập làm văn
 Luyện tập tả người
( Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I. Mục tiêu:
- Phát hiện những chi tiết tiêu biểu , đặc sắc về hình dáng, hoạt động của nhân vật qua bài văn Bà tôi và người thợ rèn.
- Biết cách khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để đưa vào bài những chi tiết nổi bật, gây ấn tượng.
- Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
- HSY đánh vần đọc được câu 1 của bài Bà tôi.
II. Đồ dùng: Phiếu bài tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- HD HSY đọc bài.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Nhận xét- Bổ xung
Hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách tả ngoại hình của tác giả?
Bài 2:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
- Nhận xét- Bổ xung.
Hỏi:
+ Em có nhận xét gì về cách tả anh thợ rèn đang làm việc của tác giả?
+ Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- chuẩn bị bài sau.
- Hát.
- 2 HS tiếp nối nhâu đọc thành tiếng trước lớp.
- HSY đọc bài.
- HS làm việc theo nhóm.
+ Mái tóc: đen và dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối, mái tóc dày khiến bà đưa chiếc lược bằng gỗ một cách khó khăn.
+ Giọng nói: Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông đồng, khắc sâu và dể dàng vào trí nhớ của đứa cháu , dịu dàng , rực rỡ đầy nhựa sống như những đoá hoa.
+ Đôi mắt: Hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
+ Khuân mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuân mặt hình như vẫn tươi trẻ.
- Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tẩ.
- 2 HS tiếp nối nhâu đọc thành tiếng trước lớp.
- HS làm việc theo nhóm.
- Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy con cá sống.
- Quai những nhát búa hăm hở.
- Quặp thỏi thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nó vào giữa đống than 
Tiết 4: khoa học
 Đồng và kim loại của đồng
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Quan sát và phát hiển một vài tính chất của đồng.
- Nêu một số tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
- Kể tên một số dụng cụ, máy móc , đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
II. Đồ dùng: 
- Các thông tin trong sgk
- Phiếu bài tập dành cho HS.
III. Các hoạt động dạy học cụ thể:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nêu nguồn gốc, tính chất chất của sắt?
3. Bài mới 
A. Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tính chất của đồng.
* Mục tiêu: HS quan sát và phát hiện một vài tính chất của đồng.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau.
+ Màu sắc của đồng?
+ Độ sáng của đồng?
+ Tính cứng và dẻo của đồng?
C Kết luận.
- Y/c 2 HS nêu.
Hoạt động 2: Nguần gốc, so sánh tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Mục tiêu: HS nêu được tính chất của đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành.
- Y/c HS làm việc theo nhóm.
- Hát.
- 3 HS lên trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đồng có màu đỏ.
- Có ánh kim.
- Đồng dẻo, dễ dát mỏng, có thể uấn thành nhiều hình dạng khác nhau
- 2 HS nêu phần kết luận.
- HS làm vào phiếu bài tập sau đó y/c đại diện nhóm lên trình bày.
 Phiếu học tập
 Bài : Đồng và hợp kim của đồng
 Hợp kim của đồng
Tính chất
Đồng
 Đồng thiếc
 Đồng kẽm
- Có màu nâu đỏ, có ánh kim.
- Rất bền, dễ dát mỏng và kéo thành sợi, có thể dập và uấn thành bất kì hình dạng nào.
-Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có màu nâu, có ánh kim, cứng hơn đồng.
- có mầu vàng, có ánh kim, cứng hơn đồng.
Hỏi:
+ Đồng có ở đâu?
C Kết luận.
Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các hợp kim đó:
* Mục tiêu:
- HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
- HS nêu được cách bảo quản một số đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi như sau: Y/c HS quan sát các tranh minh hoạ trong sgk và cho biết.
+ Tên đồ dùng là gì?
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì?
+ ở gia đình em có những đồ dùng được làm bằng đồng. Em hãy nêu cách bảo quản các đồ dùng đó?
4. Củng cố- Dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Đồng có trong tự nhiên và có trong quặng đồng.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Lõi dây điện, lư hương, đôi hạc, bình cổ, kèn, chuông đồng, mâm đồng....
- HS kể.
- Lau chùi sạch, giữ cản thận...
Tiết 4: thể dục
 Ôn tập 5 động tác của bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu:
- Ôn tập hoặc kiểm tra 5 động tác của bài thể dục phát triển chung: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân.
- Chơi trò chơi: “ Kết bạn”. Y/c chơi sôi nổi , phản xạ nhanh.
- HSKT: tập thuộc các động tác.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: sân trường
- Phương tiện: Còi, bàn, ghế.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c buổi tập.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đừng thành vòng tròn khởi động các khớp và chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản:
a, Ôn 5 động tác thể dục đã học: vươn thở, tay, chân và vặn mình và toàn thân.
- Y/c HS tập động loạt cả lớp, mỗi lần một động tác, mỗi động tác 
2 x 8 nhịp.
- Kiểm tra 5 động tác của bài thể dục đã học phát triển chung.
+ nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện 5 động tác của bài thể dục.
+ Phương pháp kiểm tra: GV gọi mỗi đợt 5 HS.
+ Đạnh giá: 
* Hoàn thành tốt : Thực hiện cơ bản đúng cả 5 động tác.
* Hoàn thành: Thực hiện được cơ bản đúng tối thiểu 3 động tác.
* Chưa hoàn thành: Thực cơ bản đúng dưới 3 động tác.
b, Trò chơi: “ Kết bạn”
- Tổ chức cho HS chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
3. Phần kết thúc:
- Cho HS chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy”
- GV nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại nội dung bài.
6 - 10
6 - 10
1- 2
1
3- 4
18- 22
5- 6
5- 6
4- 6
ĐHTT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
ĐHTL: 
 * * * * * * *
 * * * * * * *
ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
Tiết 4: Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 12
I. Chuyên cần
II. Học tập
III. Đạo đức
V. Các hoạt động khác
VI. Phương hướng tuần sau
Tiết 5:Thể dục
Động tác toàn thân
Trò chơi “ Chạy nhanh theo số’’
I. Mục tiêu:
- Học dộng tác toàn thân, Y/c thực hiện cơ bản đúng động tác.
- Chò chơi “ chạy nhanh theo số’’ , Y/c tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trêm sân trường.
- Phương tiện: Còi...
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
 Nội dung
Định lượng
 Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp phổ biến nội dung, y/c buổi tập.
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên.
- Đừng thành vòng tròn khởi động các khớp và chơi trò chơi.
2. Phần cơ bản:
a, Ôn 4 động tác thể dục đã học: vươn thở, tay, chân và vặn mình.
- Y/c HS tập động loạt cả lớp, mỗi lần một động tác, mỗi động tác 
2 x 8 nhịp.
b, Học động tác toàn thân:
- y/c HS tập 3 lần , mỗi lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
N1: Bước chân trái sang ngang 1 bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ lên cao, mắt hướng sang trái.
N2: Nâng thân thành đứng thẳng, hai tay chống hông, căng ngực, mắt nhìn về phía trước.
N3: Gập thân, căng ngực, ngẩng đầu.
N4: về TTCB.
Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1,2,3,4, nhưng đổi bên.
c, Ôn 5 động tác thể dục đã học
- Y/c HS chia tổ để ôn.
d, Chơi trò chơi: “ chạy nhanh theo số’’
- Y/ c HS tham gia trò chơi.
3. Phần kết thúc:
- Tập động tác hồi tĩnh.
- Nhắc lại nội dung bài
6- 10 phút
1- 2 phút
1 phút
3- 4 phút
18- 22 phút
5- 6 phút
5-6 phút
4- 6 phút
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 *

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(6).doc