Tập đọc $29:
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
Theo Hà Đình Cẩn
I/ Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ( Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( Trả lời được các câu hỏ 1,2,3).
II/ Đồ dùng dạy- học:
-GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu.
Tuần 15 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010 GDTT $29: Chào cờ ( Nội dung do nhà trường đề ra) Tập đọc $29: Buôn chư lênh đón cô giáo Theo Hà Đình Cẩn I/ Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài, phát âm đúng tên người dân tộc trong bài ( Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn. - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.( Trả lời được các câu hỏ 1,2,3). II/ Đồ dùng dạy- học: -GV: Tranh minh hoạ SGK. HS: SGK III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh, giới thiệu.. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc từ đầuđếnchém nhát dao: +Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì? +Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào? +) Rút ý1: -Cho HS đọc đoạn còn lại: +Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”? +Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì? +)Rút ý 2: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm -Thi đọc diễn cảm. -Đoạn 1: Từ đầu đến cho khách quý. -Đoạn2:Tiếp cho đến chém nhát dao. -Đoạn 3: Tiếp cho đến cái chữ nào! -Đoạn 4: Đoạn còn lại. -Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học. -Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. +)Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình. -Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im -Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết, +)Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ. -HS nêu. *Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: HS nêu ND bài, liên hệ. GV nhận xét giờ học. Toán $71: Luyện tập I/ Mục tiêu: - Biết chia số thập phân cho số thập phân. -Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. II/ Đồ dùng dạy học: GV:SGK, bảng nhóm HS: Bảng con, vở. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1a,b,c (72): Đặt tính rồi tính -GV nhận xét. *Bài tập 2a (72):Tìm x - Lớp có thể làm cả phần b tại lớp. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (72): - GV chấm, chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. - 1 HS đọc đề bài. - HS làm vào bảng con. *Kết quả: 4,5 6,7 1,18 -1 HS nêu yêu cầu. HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào nháp. HS lên bảng chữa bài. *VD về lời giải: a) x 1,8 = 72 = 72 : 1,8 = 40 b)x0,34 = 1,19 x 1,02 x 0,34 = 1,2138 = 1,2138 : 0,34 = 3,57 - 1 HS nêu yêu cầu. -HS làm vào vở. -Một HS làm bảng nhóm, chữa bài. *Bài giải Một lít dầu cân nặng số kg là: 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg) 5,32 kg dầu hoả có số lít là: 5,32 : 0,76 = 7 (l) Đáp số: 7 lít dầu hoả. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số. - HD BTVN: 1d, 2c, B4: HD- Học sinh đặt tính rồi thực hiện. Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân) Lịch sử $15: chiến thắng biên giới thu - đông 1950 I. Mục tiêu: - Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ. - Kể lại tấm gương anh hùng La Văn Cầu. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Lược đồ chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: ? Nêu ý nghĩa của thắng lợi Việt Bắc thu- đông 1947 2. Bài mới: Giới thiệu bài. a) Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. +Vì sao địch âm mưu khoá chặt biên giới Việt – Trung? - Giáo viên dùng bản đồ Việt Nam giới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc. ? Nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? b) Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. ? Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó? ? Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? - KQ của chiến dịch biên giới thu đông năm 1950? c) ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu- đông 1950. ? Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. ? Nêu ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. d) Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu- đông 1950. - kể lại gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. ? Em có suy nghĩ gì về anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta. -TDP tăng cường lực lượng, khoá chặt biên giới Việt – Trung cô lập căn cứ địa Việt Bắc. - Học sinh theo dõi, thảo luận. - Chúng ta cần phá tan âm mưu khoá chặt biên giới của địch khai thông biên giới, củng cố và mở rông căn cứ địa VB , khai thông đường liên lạc quốc tế. - Học sinh đọc sgk, thảo luận. - Sử dụng lược đồ để trình bày. - Mở đầu là trận Đông Khê, ngày 16/ 9/ 1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng sáng 18/ 9/ 1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê. - Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. - Chiến dịch biên giới thắng lợi, căn cứ địa VB được củng cố và mở rộng. - Học sinh thảo luận cặp.Trình bày. - Chiến dịch Biên giới thu- đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 địch tấn công, ta đánh lại và giành chiến thắng. - Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc với quốc tế được nối liền. - Địch thiệt hại nặng nề. - Học sinh xem hình, nêu suy nghĩ của mình. - Bác trực tiếp ra mặt trận, kiểm tra kế hoạch, gặp gỡ đoàn viên cán bộ chiễn sĩ, dân công. - Bác thật gần gũi với chiến sĩ. * Anh la văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu. - Học sinh nêu ý kiến. 3. Củng cố- Dặn dò: - Nội dung bài- HS nêu ghi nhớ. - Liên hệ – nhận xét, Dặn HS VN học bài. Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010 Luyện từ và câu $ 29 : Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc I/ Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1) ; tìm được từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, nêu được một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BT2, BT3) ; xác định được yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc. II/ Đồ dùng dạy học: GV :- Bảng nhóm. HS : SGK III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa, BT3 của tiết LTVC trước. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. b.Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1 (146): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm việc cá nhân. - Mời một số học sinh trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2(147): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm bài theo nhóm 2. -Mời một số HS trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. *Bài tập 3 (147): - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV nhắc HS: chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tôt lành. - GV cho HS thi làm việc theo nhóm , ghi kết quả vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng. *Bài tập 4 (147): -Mời 1 HS nêu yêu cầu của BT - Cho HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp. - GV nhận xét tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có HP. - Nêu yêu cầu *Lời giải : b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. - Nêu yêu càu - Trao đổi theo cặp *Lời giải: +Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn, +Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực, - Nêu yêu cầu - Các nhóm thi tìm từ chứa tiếng phúc *Ví dụ về lời giải: -Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại. -Phúc bất trùng lai: Điều may mắn không đến liền nhau. -Phúc lộc: Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào. . - Nêu yêu cầu BT - Trao đổi theo nhóm 4 – trình bày *Lời giải: Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc là: c) Mọi người sống hoà thuận. 3-Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập. Toán $ 72 : Luyện tập chung I/ Mục tiêu: Biết : - Thực hiện các phép tính với số thập phân. - So sánh các số thập phân. - Vận dụng để tìm x. II/ Đồ dùng dạy học GV : Bảng nhóm HS : Bảng tay, nháp III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: - HS chữa bài tập 2 b, c ; bài 4 trang 72 tiết trước 2-Bài mới: a.Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Luyện tập: *Bài tập 1 a, b, c (72): Tính - Mời 1 HS đọc đề bài - Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 2 cột 1 (72): > < = ? -Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm vào nháp. - Mời 4 HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (72): Tìm x -Mời 1 HS nêu yêu cầu - Cho HS làm vào vở. - Chấm bài - Cả lớp và GV nhận xét. - Nêu yêu cầu của đề bài - Làm bảng tay Kết quả: a) 450,07 b) 30,54 c) 107,08 - Nêu yêu cầu của BT - Làm vào nháp 4 > 4,35 4,6 14,09 < 14 14,1 - Nêu yêu cầu - Làm bài vào vở – 1 HS làm bảng nhóm a) 0,8 x = 1,2 10 0,8 x = 12 x = 12 : 0,8 x = 15 c) 25 : x = 16 : 10 25 : x = 1,6 x = 25 : 1,6 x = 15,625 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học kĩ lại các quy tắc chia có liên quan đến số thập phân ; làm BT 1d ; 2 (cột 2) ; 3 trang 72. Chính tả $ 15 ( nghe- viết) buôn chư lênh đón cô giáo I/ Mục tiêu: -Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi, không mắc quá 5 lỗi. - Làm được BT(2) a. II/ Đồ dùng daỵ học: GV :- Bảng phụ HS : VBT III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. - HS làm lại bài tập 2a trong tiết Chính tả tuần trước. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b.Hướng dẫn HS nghe – viết: ... êu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su? -Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. - Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGV-Tr.113. -HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên và theo nội dung của phiếu học tập. -Đại diện nhóm trình bày. -Nhận xét. - Cho HS quan sát một số đồ dùng làm bằng cao su. - Cho HS nối tiếp nhau đọc mục bạn cần biết. 3-Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010 Toán $75: giải toán về tỉ số phần trăm I/ Mục tiêu: -Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số. - Giải được các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. II/ Đồ dùng dạy học: - GV SGK, bảng nhóm ; HS: SGK, bảng con, nháp, vở. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =? 2-Bài mới: 2.1-Kiến thức: a) Ví dụ: -GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS: +Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường. +Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ? +Nhân với 100 và chia cho 100. -GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5% b) Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm thế nào? c) Bài toán: -GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối. -Cho HS tự làm ra nháp. -Mời 1 HS lên bảng làm. -Cả lớp và GV nhận xét. -HS thực hiện: +315 : 600 +316 : 600 = 0,525 +0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5% -HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc. *Bài giải Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035 0,035 = 3,5% Đáp số: 3,5% 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (75): Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu) -GV hướng dẫn HS phân tích mẫu. -HSKT : Làm được 1 phần -GV nhận xét. *Bài tập 2a,b (75):Tính tỉ só phần trăm của hai số(theo mẫu) -GV giới thiệu mẫu a) (bằng cách cho HS tính thương 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333= 63,33%) -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (75): -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. - GV chấm,chữa bài cho HS. -Cả lớp và giáo viên nhận xét. -1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. *Kết quả: 57% 30% 23,4% 135% - 1 HS nêu yêu cầu. - HS làm vào nháp. -1HS lên chữa bài. Đọc phần chú ý. *Kết quả: b) 45 : 61 = 0,7377= 73,77% -1 HS đọc đề bài. - HS làm vào vở. -1 HS lên bảng chữa bài. *Bài giải: Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 13 : 25 = 0,52 0,52 = 52% Đáp số: 52% 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.HD BTVN: bài 2c B2c) 1,2 : 26 = 0,0461= 4,61% Tập làm văn $30: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) I/ Mục tiêu: - Biết lập dàn ý bài văn tả hoạt động của người.(BT1) - Dựa vào dàn ý đã lập viết được đoạn văn tả hoạt động của người.(BT2). II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm để HS lập dàn ý làm mẫu.Bảng phụ ghi dàn ý khái quát cho bài văn tả người. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài tập 1: -Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK. -Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói. -Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp NX. -GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc. -GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật. -Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm. *VD về dàn ý: 1. Mở bài: Bé Bông- em gái tôi, đang tuổi bi bô tập nói, chập chững tập đi. 2. Thân bài: a) Ngoại hình + Nhận xét chung: bụ bẫm. + Chi tiết: - Mái tóc: thưa, mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu. - Hai má: bầu bĩnh, hồng hào. - Miệng: nhỏ, xinh, hay cười. - Chân tay: trắng hồng, nhiều ngấn. b) Hoạt động: + Nhận xét chung: như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc, cười, + Chi tiết: - lúc chơi: ôm mèo, xoa đầu cười khành khạch. - lúc làm nũng mẹ: + kêu a a khi mẹ về. + Lẫm chẫm từng bước tiến về phía mẹ. + Ôm mẹ, rục mặt vào ngực mẹ, đòi ăn. 3. Kết bài: Em rất yêu Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé. -Mời một số HS trình bày. -Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả. *Bài tập 2: -Mời 1 HS yêu cầu của bài. -GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS -GV nhắc HS chú ý: +Đoạn văn cần có câu mở đoạn. +Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó. +Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí. +Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết. -Cho HS viết đoạn văn vào vở. -Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn. -Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. -GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. -HS đọc -HS xem lại kết quả quan sát. -Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét. -HS nghe. -HS lập dàn ý vào nháp. -HS trình bày. -HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS viết đoạn văn vào vở. -HS đọc. -HS bình chọn. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.-Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Đạo đức $ 15 : Tôn trọng phụ nữ (tiết 2) I/ Mục tiêu: - Nêu được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với với chị em gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. II.Chuẩn bị : GV: Phiếu BT ; HS: SGK III./ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài Tôn trọng phụ nữ. 2-Bài mới *Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: Xử lí tình huống (bài tập 3-SGK) *Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận tình huống ở bài tập 3. +Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách Sao, các bạn nam bàn nhau chỉ bỏ phiếu cho Tiến vì bạn ấy là con trai. Em sẽ ứng xử thế nào nếu là một thành viên trong nhóm? +Trong cuộc họp bàn về kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai: “Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu cơ chứ!”. Em sẽ làm gì khi chứng kiến thái độ của Tuấn? -Mời đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: SGV-Tr. 38. -HS thảo luận theo nhóm. +Nếu Tiến có khả năng thì chọn bạn ấy, không nên chọn vì Tiến là con trai. +Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên. - Các nhóm trình bày. Hoạt động 2: Làm bài tập 4, SGK *Cách tiến hành: -Mời 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Cho HS thảo luận nhóm 2. - Mời một số HS trình bày. Sau đó GV kết luận: +Ngày 8-3 là ngày Quốc tế phụ nữ. +Ngày 20-10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. +Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho Phụ nữ Hoạt động 3: Ca ngợi người phụ nữ Việ *Cách tiến hành: - GV nêu yêu cầu của bài tập 5 và hướng dẫn HS hát múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng. - GV chia lớp thành 3 nhóm, cho các nhóm thảo luận 5 phút, sau đó thi thể hiện. - Mời các nhóm thi. - Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. -HS thảo luận theo hướng dẫn của GV. - Các nhóm thi. 3-Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ - VN học bài và thực hành theo bài học. Kỹ thuật $15: Lợi ích của việc nuôi gà I Mục tiêu: -Nêu được lợi ích của viêc nuôi gà. - Biết liên hệ với lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương. - Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi. II. Đồ dùng dạy - học - G: Tranh ảnh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà ( làm thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu,cung cấp phân bón...) - Phiếu học tập. III.Các hoạt động dạy - học. A.Bài mới: Hoạt động 1.Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà- GV cho Hs thảo luận về lợi ích của việc nuôi gà. -Câu hỏi thảo luận: 1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà. 2. Nuôi gà đem lại những lợi ích gì ? 3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà ? - GV bổ sung và giải thích , minh hoạ một số lợi ích chủ yêu của việc nuôi gà theo ND Sgk-tr 49. -Hs đọc Sgk , quan sát các hình trong bài học và liên hệ thực tiễn để thảo luận nhóm. - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Hoạt động2 . Đánh giá kết quả học tập -?Em hãy nêu những lợi ích của việc nuôi gà . -?Em hãy nêu lợi ích của việc nuôi gà ở gia đình em hoặc địa phơng em . - GV kết hợp với việc sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của Hs. Hãy đánh dấu X vào câu trả lời đúng: Lợi ích của việc nuôi gà là: + Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm . +Cung cấp chất bột đường. +Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm. +Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi. +Làm thức ăn cho vật nuôi. +Làm cho môi trường xanh, sạch ,đẹp. +Cung cấp phân bón cho cây trồng. +Xuất khẩu. -Hs liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi. NX. -HS làm bài tập, báo cáo kết quả. IV/Nhận xét-dặn dò: - G nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS. - H/d HS đọc trớc bài " Chuồng nuôi và dụng cụ nuôi gà ". GDTT $30: CHủ điểm: Yêu đất nước việt nam Sơ Kết tuần 15 A.Mục tiêu: - Học sinh biết hát những bài hát ca ngợi về quê hương đất nước Việt Nam. - Sơ kết tuần 15: đánh giá ưu khuyết điểm tuần 15. B.Nội dung: 1.Tổ chức cho học sinh thi hát các bài hát ca ngợi về quê hương đất nước Việt Nam: * Cho các em chọn bài hát trong tổ, tập biểu diễn trong tổ của mình để chọn thêm động tác phụ hoạ. Ví dụ: Bài Quê hương tươi đẹp, Reo vang bình minh, Xoè hoa, * Chọn 1 em dẫn chương trình văn nghệ: Các tổ đăng kí các tiết mục với người dẫn chương trình. *Thi biểu diễn bài hát giữa các tổ, dẫn chương trình g.thiệu bài hát, các tổ biểu diễn * GV cùng HS nhận xét, đánh giá các tiết mục của các nhóm. * GV khen các nhóm chọn được bài hát hay, những bạn hát hay. 2.Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần 15. 3.GV đánh giá chung: + Về nề nếp ra vào lớp:.. + Về thể dục, vệ sinh. + Về nề nếp học tập:. + Tồn tại:.. 4.Phương hướng tuần 16: Duy trì những nề nếp đã có. Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. Chuẩn bị tốt bài soạn Tiếp tục thi đua học tập tốt trong tổ, trong lớp. Chăm sóc bồn hoa của lớp
Tài liệu đính kèm: