Giáo án dạy Tuần 15 - Khối lớp 5

Giáo án dạy Tuần 15 - Khối lớp 5

Toán

Tiết 71: LUYỆN TẬP (Tr 72)

I. Mục tiêu.

Biết:

 - Chia một số thập phân cho một số thập phân.

 - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn .

II. Đồ dùng dạy học:

 - Phiếu BT cho bài 2(a)

III. Các hoạt động dạy học

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 15 - Khối lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	 Thứ hai ngày 29 thỏng 11 năm 2010
Toán
Tiết 71: Luyện tập (Tr 72)
I. Mục tiêu. 
Biết:
 - Chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn .
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu BT cho bài 2(a)
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Nêu quy tắt chia 1STP cho 1STP?
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Thực hành: (34’)
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
 - Thực hiện phép chia 1STP cho 1STP.
 a. 17,55 : 3,9 = 4,5 
 b. 0,603 : 0,09 = 6,7
 c. 0,3068 : 0,26 = 1,18 
 *d. 98,156 : 4,63 = 21,2 
Bài 2: Tìm x :
a.X x 1,8 = 72 ; b. X x 0,34 = 1,19 x 1,02
 X= 72 : 1,8 X x 0,34 = 1,2138
 X = 40 X = 1,2138 : 0,34
 X = 3,57 
 c. X x 1,36 = 4,76 x 4,08
 X x 1,36 = 19,4208
 X = 19,4208 : 1,36
 X = 14,28
Bài 3 
 Đáp số :7 L
Bài 4: 
 - Hd thực hiện phép chia rồi kết luận: * Vậy số dư là: 0,033 
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hệ thống bài. 
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Nêu và thực hiện 1 phép tính 1H
H+G. Nhận xét, đánh giá.
G.Giới thiệu bài trực tiếp
G. Nêu lần lượt các phép tính.
H.Thực hiện lần lượt các phép tính CL 
H+G. Nhận xét, chữa trên bảng. 
*Phần d dành cho H khá giỏi nếu còn T
G. Nêu bài tập 2 và HD 
G. Giao BT cho các nhóm và phát phiếu
H. Thực hiện theo nhóm 3N
 Đại diện nhóm lên trình bày 3H
H+G. Nhận xét, đánh giá, chữa 
*Phần b, c dành cho H khá giỏi nếu còn T
H. Đọc yêu cầu bài toán 3 1H
H. Tự giải vào vở CL
H. Giải trên bảng lớp 1H 
H+G. Nhận xét, chữa bài 
H. Đọc yêu cầu bài 4 1H
H. Tự giải vào vở CL
H. Nêu kết quả 2H 
H+G. Nhận xét, chữa bài trên bảng. 
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T
G. Nhận xét giờ học
 - Giao bài về nhà
Tập đọc
 Bài 29 buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Đọc lưu loát toàn bài. Phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), biết đọc diễn cảm với giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn cho con em của d tộc mình đc học hành (Trả lời đc câu hỏi 1, 2, 3.)
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc + Bảng phụ dành cho phần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Nội dung
Cách thức tổ chức
A. Kiểm tra bài cũ ( 3’)
 - Đọc bài thơ hạt gạo làng ta .
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện đọc: (14’)
- Đọc toàn bài. Chia đoạn.
- Đọc nối tiếp các đoạn.
- Tìm từ khó và đọc chú giải : 
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc cả bài lần 2.
3.Tìm hiểu bài: ( 12’)
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
+ căn nhà sàn chật ních .mặc quần áo như đi hội. trải đường đi cho cô giáo. Già làng đứng đón khách..., thực hiện nghi lễ để trở thành ng trong buôn.
+ Mọi người ùa theo đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. im phăng phắc khi xem Y Hoa viết... 
+ Người Tây nguyên rất ham học. Người TN hiểu: Chữ viết mang lại sự hiểu biết, mang lại hạnh phúc, ấm no...
 * Đại ý: ( Theo yêu cầu )
4. Đọc diễn cảm: (8’)
- Hướng dẫn đọc lại bài.
- Đọc đúng lời nhân vật, chú ý lời nói trực tiếp -Thi đọc diễn cảm đoạn 3 .
C. Củng cố, dặn dò: (2’)- Hệ thống bài
G: nêu yêu cầu kiểm tra.
H: Đọc thuộc 2H
H+G: Nhận xét, đánh giá 
G. Giới thiệu trực tiếp
H. Đọc tiếp nối 2H
G+H. chia đoạn 
H. Đọc nối tiếp 3H
H. Tìm và luyện đọc CN-N 
G. HD cách phát âm và giải thích 
H. Đọc theo cặp 2H
G. Đọc mẫu (1H khá đọc ) 
G. Nêu câu hỏi lần lượt trong SGK 
H. đọc thầm từng phần để trả lời CN
G: Nêu câu hỏi 1+2 trong SGK.
H. Khác nhận xét, bổ xung .
G. Kết luận ý chính và ghi lên bảng.
G: cho quan sát tranh 
H. Nhận thức học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
G: Nêu câu hỏi 3 trong SGK.
G. giải thích thêm 
H+G. Rút ra ND bài (SGV) 
G. Ghi lên bảng H. Đọc ND bài 
 H. Đọc tiếp nối lại bài 4H
G. HD đọc đúng từng đoạn, lời nhân vật
H. Luyện đọc CN- N
H. Thi đọc diễn cảm 3H
H+G. Nhận xét, đánh giá 
G. Nhận xét giờ học 
 Giao nhiệm vụ học tập.
Chính tả (Nghe- viết)
 Bài 15 buôn chư lênh đón cô giáo
I. Mục đích, yêu cầu
 -Nghe – viết đúng bài chính tả trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi 
 - Làm được bài tập (2) a / b, hoặc BT (3) a / b hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Một vài tờ giấy to cho các nhóm làm BT2a hoặc 2b.
 - Phiếu BT cho bài 3a ,3b.
III. Các hoạt động dạy học 
 Nội dung
 Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Viết những tiếng có chứa vần ao/ au.
 B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD nghe – viết: (14’)
 - Đọc đoạn cần viết.
 - Tìm hiểu ND dung đoạn viết.
 - Viết đúng các từ: Y Hoa, Bác Hồ, phăng phắc, gùi...
 - Đọc từng câu. – Viết bài vào vở
 - Đọc cả đoạn viết.
 - Soát bài
 - Thu bài chấm, chữa.
3. HD làm bài tập: ( 12’)
 BT2a:
Tra lúa- cha mẹ
Trà uống – chà xát
Trả lại – chả giò
Trao cho – chao cánh
Nước trào ra- chào hỏi
đánh tráo - bát cháo
Tro bếp - cho quà
Làm trò – cây chò
Trằng dây – chòng ghẹo – trông đợi- chông gai - trồng cây- chồng lên –trồng lên - chồi cây- trèo cây - hát chèo...
 Bài tập 3a. (8)
Câu a. cho, chuyện, chẳng, chê, trả, trở 
 3b. tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ. 
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
 Hệ thống bài. Về làm phần bài còn lại
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Lên bảng viết. 2H
H+G. Nhận xét, đánh giá 
G. Giới thiệu trực tiếp
G. Đọc đoạn viết chính tả 1H
 Cả lớp đọc thầm theo
H. Nêu ND đoạn viết 2H 
G. HD viết đúng các từ khó dễ lẫn. 
H.Viết vào bảng lần lượt từng từ CL
H. Nghe - viết bài vào vở CL
H. soát bài CN 
G. Thu bài chấm, nhận xét... 
G. Chọn bài cho HS làm .
G. Phát phiếu để HS làm 
H. Thi viết các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu 6N 
H. Đọc tiếp nối nhau đọc 6H
H+G. Nhận xét, đánh giá 
H. Đọc y/c bài 3 1H
G. Phát phiếu HT
H. Làm trên phiếu 3N
H. Thi lên trình bày 3H
H. Đọc lại bài đã hoàn chỉnh 2H
H+G. Nhận xét, đánh giá 
G. Nhận xét giờ học 
 - Giao bài về nhà
Đạo đức
Tiết 15 tôn trọng phụ nữ (T2)
I. Mục đích, yêu cầu:
 * Học xong bài này HS biết:
 - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
 - Thực hiện các hành vi biểu hiện quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày.
 - Trẻ em có quyền được đối sử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh, thơ, bài hát về người phụ nữ VN.
III. Các hoạt động dạy học 
 Nội dung
 Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Đọc ghi nhớ bài trước (t1) 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Thực hành: (29’)
a.Xử lí tình huống trong BT3.
 - Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì lí do bạn là con trai.
 - Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình.Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
b. Biết những tổ chức và những ngày dành cho phụ nữ, đó là biểu hiện sự tôn trọng và bình đẳng giới trong xã hội.
Kết luận:
- Ngày 8-3 lầ ngày Quốc tế phụ nữ.
- Ngày 20 – 10 là ngày phụ Nữ Việt nam.
- Hội Phụ nữ, Câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
c. Ca ngợi phụ nữ Việt Nam.
- Tổ chức cho hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng dưới hình thức thi giữa các nhóm hoặc đóng vai phóng viên phỏng vấn bạn.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Hệ thống bài - Về c/bị bài tiết học sau
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Nêu miệng 2H
H+G. Nhận xét, đánh giá 
G. Giới thiệu trực tiếp
G. Chia thành các nhóm và phân công 
H. Thảo luận tìm cách giải quyết. 3N
H. Đại diện lên thể hiện. 3N
H. Nhóm khác thảo luận nhận xét 
G. Kết luận 
G. giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập
H. Làm việc theo nhóm 3N H. đại diện lên trình bày 3H 
H. Khác nhận xét, bổ xung
G. Kết luận
G. giao nhiệm vụ cho nhóm
H. Thảo luận theo nhóm 3N 
 (Mỗi nhóm thể hiện một cách) 
H. Các nhóm lên trình bày 3H 
H. Khác nhận xét, bổ xung
G. Kết luận
G. Nhận xét giờ học 
 - Giao bài về nhà
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
Toán
Bài 72 Luyện tập chung (Tr 72)
I. Mục tiêu.
 - Giúp HS biết: Thực hiện các phép tính với số thập phân .
	-So sánh các số thập phân.
	-Vận dụng để tìm x.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - 3 Bảng học nhóm cho BT 2.
III. Các hoạt động dạy học
 Nội dung
 Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Chia 1 STP cho một số thập phân 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Thực hành: (34’)
Bài 1: Tính
 a. 400 + 50 + 0,07 = 450,07 
 b. 30 + 0,5 + 0,04 = 30,54 
 - Chuyển Phân STP thành STP .
 c. 100 +7 + 0,08 =107,08
 d. 35,53
Bài 2: Chuyển các hỗn số thành STP rồi thực hiện so sánh hai STP :
Bài 3:Tìm số dư 
6,251
7
33,14
58
 65
0,893 
 414
0,57 
 21 	 08
0
375,23
69
 302
5,43
 263
 56
Bài 4:Tìm x
a.0,8 x X = 1,2 x 10 ; b . x = 25
 0,8 x X = 12	 c. x =15,625
 X = 12 : 0,8 d. x = 10
 X= 15 
3.Củng cố, dặn dò: (2’)- Hệ thống bài 
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Thực hiện 1 phép tính chia 1H
H+G. Nhận xét, đánh giá.
G. Giới thiệu bài trực tiếp.
G. Nêu ND BT 1 
H. Lên bảng tính Phần a và b 2H
H. Làm vào nháp CL
G. HD chuyển phần cvà d 
H. Làm nhóm 3N
 Đại diện nhóm lên bảng trình bày 3H
H+G. Nhận xét, chữa trên bảng lớp. 
G. Nêu bài tập 2 và HD 
H. Thực hiện theo nhóm 3N
 Đại diện nhóm lên trình bày 3H
H+G. Nhận xét, đánh giá, chữa bài.
H. đọc yêu cầu 1H 
G. HD làm bài 3 
H. Thực hiện phép chia và tìm số dư 3H
H+G. Nhận xét, chữa bài. 
*Dành cho H khá giỏi nếu còn T.
G. Nêu các phép tính 
H. Tự giải vào vở CL
H. Giải trên bảng lớp 4H
H+G. Nhận xét, chữa trên bảng lớp.
G. Nhận xét giờ học
 - Giao bài về nhà
Luyện từ và câu
Bài 29 Mở rộng vốn từ: hạnh phúc
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc (BT1); tìm đc từ đồng nghĩa và tráI nghĩa với từ hạnh phúc, nêu đc một số từ ngữ chứa tiếng phúc (BR2, BT3); xác định đc yếu tố quan trọng nhất tạo nên một gia đình hạnh phúc.	 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ trình bày ND BT2. 
III. Các hoạt động dạy học: 
 Nội dung
 Cách thức tổ chức các hoạt đông
A. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 - Đọc lại bài văn tả lại cây lúa.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD làm bài tập: (33’)
Bài tập 1: Đọc ND bài tập.
 - ý thích hợp nhất để giải thích từ hạnh phúc: Là ý b.
Bài tập 2: - Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn....
 - Những từ đồng nghĩa vời hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,...
Bài 3:Từ ngữ chứa tiếng phúc với nghĩa là điều  ... hành chính Việt Nam, tranh về Chợ Lớn, trung tâm thương mại
III. Họat động dạy học.
 Nội dung
 Cách thức tiến hành
A. Kiểm tra bài cũ: (4phút). 
 - Kể tên các loại hình giao thông của nước ta. Loại hình GT nào có vai trò qt?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1 phút)
2. Nội dung: 
a, Hoạt động thương mại: (15 phút)
 - Thương mại là nghành thực hiện việc mua bán hàng hóa gồm nội thương, ngoại thương (mua bán trong nước là nội thương, mua bán với nc ngòai là hđ ngọai thương.
 - Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
 - Vai trò: Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
 - Xuất khẩu: Khoáng sản, CN nhẹ và thru công nghiệp.
 - Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, nguyên liệu.
B, Ngành du lịch: (17 phút)
 - Điều kiện để phát triển ngành du lịch
+ Phong cảnh đẹp; Bãi tập tốt; Di tích l sử:.
 - Do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển.
 - H3: Bãi biển Vững Tàu: Nước trong xanh
 - H4: Cung đình Huế, ban nhạc thể hiện lễ hội.
 - H5: Đền Hùng - Phú Thọ, thờ 18 đời vua Hùng.
 - H6: Di tích Mĩ Sơn ở Quảng Nam.
C. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
 - Đọc nội dung bài học. C bị bàisau
-G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
- H: Trả lời, Học sinh khác bổ xung.
- G: Cho điểm.
- G:giới thiệu bài, nêu mục tiêu giờ học.
- H: Mở SGK - 98
- H: Đọc mục 1 SGK, H đọc thầm.
- G: Giao việc trả lời câu hỏi (mỗi dãy 2 câu)
- H: Trả lời, H: khác nhận xét bổ xung.
- Thương mại gồm những hoạt động nào? Em hiểu họat động nội thương là gì? Ngoại thương là gì?
+ Địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất?
- H: Lên chỉ trên bản đồ; H nhận xét.
- H: Thảo luận nhóm bàn, quan sát H3, 4,5,6 trả lời câu hỏi: Hãy nêu 1 số điều kiện để phát triển ngành du lịch.
- Vì sao gần đây lượng khác du lịch đến nước ta ngày càng tăng?
- Các bức tranh vẽ cảnh gì?
- H: Kể tên trung tâm du lịch lớn nước ta.
- H: Liên hệ ở tỉnh Hòa Bình.
- H: Đọc lại nội dung bài.
G: Củng cố nội dung bài học
Nhận xét tiết học.
Thể dục
Bài 29 
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác.
 	- Chơi trò chơi (Thỏ nhảy). Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
 II. địa điểm – Phương tiện:
	- Trên sân tập, đảm bảo an toàn, vệ sinh luyện tập.
 	- Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Mở đầu: (6 – 10’).
 - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: 
2. Phần cơ bản: (18 – 22’).
- Ôn bài thể dục phát triển chung:
- Học sinh thi đua giữa các tổ:
- Trò chơi vận động ( Thỏ nhảy).
3. Phần kết thúc: (4 – 6’).
H. Tập hợp lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
GV.
H. Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập ( 200 – 300 m).
 - Chơi trò chơi :(Tìm người chỉ huy).
G. Điều khiển học sinh tập cả lớp 1- 2 lần. Sau đó chia tổ HS luyện tập.
H. Luyện tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
H. Thi đua trình diễn bài thể dục.
G. Quan sát nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
H. Tập cả lớp để củng cố do cán sự lớp điều khiển 2 – 3 lần.
G. Nhận xét đánh giá chung.
G. Tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, chia đội chơi cho chơi thử 1 – 2 lần sau đó chơi chính thức.
H. Thực hiện một số động tác thả lỏng.
G. Hệ thống bài, nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
Khoa học
Bài 30 Cao su
I. Mục tiêu: 
 * Sau bài, H biết:
 - Nhận biết một số tính chất của cao su.
 - Nêu được một số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II. Đồ dùng dạy học.
 -Tranh vẽ sgk, sư tầm đồ dùng bằng cao su, săm, lốp.
III. Các hoật động dạy học.
 Nội dung 
 Cách thức tổ chức hoạt động 
A. Kiểm tra: (3)
 - Nêu tính chất của thuỷ tinh?
B. Bài mới. (27-29)
 1. Giới thiệu bài.
 2. Nội dung bài học:
a) Một số đồ dùng làm từ cao su.
 - ủng, dày dép, tẩu, săm xe, lốp, gang tay, bóng chuyền
 - dẻo, bền, cũng bị bào mòn
b) Tính chất của cao su.
 - Ném bóng xuống đất, bóng nảy lên.
 - Kéo sợi dây, dây dãn ra. Khi thả tay, trở về vị trí cũ.
 * Cao su có tính đàn hồi.
C. Củng cố, dặn dò: (2)
 * Không để ngoài nắng, không để hoá chất dính vào, không để nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
 H: trả lời. H khác nhận xét.
G: đánh giá.
G: giới thiệu trực tiếp nêu mục đích yêu cầu bài học – Ghi đề bài.
*Hoạt động 1: Cá nhân.
H: nối tiếp nhau kể các đồ dùng làm bằng cao su.
G: đưa ra câu hỏi :
 - Dựa vào kinh nghiệm thực tế sử dụng đồ dùng làm bằng cao su em thấy cao su có tính chất gì?
 H: trả lời, H khác nhận xét.
G: kết luận .
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 2
 - B1: Các nhóm thực hành theo chỉ dẫn(SGK)
 - B2: Đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, Hs khác nhận xét, bô sung. H: đưa ra kết luận .
G: chốt.
G: Nêu câu hỏi:
 - Chúng ta cần lưu ý gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su?
 H: đọc mục bạn cần biết. 
- Dặn học sinh học bài – Chuẩn bị bài sau ( Chất dẻo ).
Thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2009
Toán
 Tiết75 giải bài toán về tỉ số phần trăm (Tr 75)
I. Mục tiêu: *Giúp HS:
 - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số .
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số. 
II. Các hoạt động dạy học:
 Nội dung
 Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - Tìm tỉ số: 45 : 500 = ? ; 840 : 1000 = ?
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD giải bài toán về tỉ số phần trăm. (15)
a. Giới thiệu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số 351 và 600.
 - Đọc VD và ghi tóm tắt .
 Số HS toàn trường : 600
 Số HS nữ : 315
 - Viết tỉ số của số HS nữ và số Hs toàn trường ( 315 : 600 = 0,525 )
 - Nhân với 100 và chia cho 100 
0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5 %
Viết gọn như sau: 0,525 = 52,5%
 - Nêu quy tắc: gồm hai bước:
 + Chia 315 cho 600.
 + Nhân thương đó với 100 và viết kí hiệu % vào bên phải tích tìm được.
b. áp dụng vào giải bài toán tìm tỉ số %
 - Khi 80 kg nc biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.Tìm tỉ số % của lượng muối trong nước biển.
3.Thực hành: ( 20’)
Bài1: Viết thành tỉ số % theo mẫu: 
0,3 = 30%; 0,234 = 23,4%; 1,35 = 135%
Bài2: Tính tỉ số % của hai số theo mẫu:
 b. 45 : 61 = 0,7377 ... = 73,77 %
 c. 1,2 : 26 = 0,0461 ...= 4,61 %
Bài 3: Bài giải
 Tỉ số % của số Hs nữ và số HS cả lớp là: 
 13 : 25 = 0,52 = 52% 	 
 Đáp số : 52%
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
Hệ thống bài - Về làm bài trong vở BT. 
G: Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Thực hiện và nêu cách tìm 1H
H+G. Nhận xét, đánh giá.
G. Giới thiệu bài trực tiếp – Ghi đề bài
G. Nêu VD 1và ghi tóm tắt
H. Làm theo yêu cầu của G
G+H. Viết tí số, thực hiện phép chia, nhân với 100 và chia cho 100...
G. Nêu cách gọi thông thường..
H. Nêu quy tắc 2H
G. Nêu Vd 2và HD như VD 1
G. Đọc bài toàn và giải thích
H. Nêu cách giải 2H
G. HD giải 
G. Nêu và HD mẫu 
H. Thực hiện lần lượt vào vở CL
H+G. Nhận xét, chữa 
G. Nêu bài tập 2 và HD mẫu
H. Đọc kết quả lần lượt từng phần 4H
 - Cả lớp nhận xét, G. ghi kết quả lên bảng
H. Đọc bài toán 3 1H
H. Tự giải vào vở CL
H. Giải trên bảng lớp 1H 
H+G. Nhận xét, chữa 
G. Nhận xét giờ học
 - Giao bài về nhà
Tập làm văn
Bài30 luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I. Mục đích, yêu cầu.
 -Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả hoạt động của người (BT1)
 -Dựa vào dàn ý đã lập , viết được đoạn văn mưu tả h động của người.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số tờ giấy khổ to cho 2-3 HS lập dàn ý làm mẫu. 
III. Các hoạt động dạy học:
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
A. Kiểm tra bài cũ: ( 3’)
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. HD luyện tập: (33’)
a. Chép Đề bài: Tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuối tập đi, tập nói.
 - Giới thiệu tranh ảnh 
 - Lập dàn ý vào vở và giấy khổ to
 - Trình bày trước lớp .
VD: Mở bài: Bé Bông – em gái tôi, đang tuổi tập nói, chập chững tập đi.
 Thân bài:
1.tả ngoại hình: Bụ bẫm, mái tóc thưa mềm như tơ, buộc thành một túm nhỏ trên đỉnh đầu. Hai má bầu bính, hồng hào, miệng nhỏ xí hay cười,chân tay trắng hồng,nhiều ngấn.
2. Tả hoạt động: Như một cô bé búp bê biết đùa nghịch, khóc cười... Ai đùa lấy tay che mắt bé, bé đẩy tay ra, hét toáng lên. Bé rất hay làm nũng mẹ, kêu a..a.. khi thấy mẹ về, vịn tay vào thành giường, lẫm chẫm bước đi tiến về phía mẹ. Ôm mẹ, rúc mặt vào ngực mẹ đòi ăn.
Kết bài: Em rất yêu bé Bông. Hết giờ học là về nhà ngay với bé.
Bài 2 .Viết đoạn văn tả hoạt động của người..
C. Củng cố, dặn dò (2’)
- Hệ thống bài - Về viết lại cho hoàn chỉnh. 
G. Nêu yêu cầu kiểm tra.
H. Trình bày bài chuẩn bị CL 
H+G. Nhận xét, đánh giá. 
G. Giới thiệu trực tiếp
G. Chép đề bài lên bảng 
H. Đọc lại đề 1H
H+G. Phân tích đề, gạch chân ý chính
G. Trình bày tranh ảnh...
H. Quan sát và tự làm dàn ý vào vở 
 CL- CN 
H.Trình bày dàn ý trước lớp 3H
G+H. Nhận xét, bổ xung .
G. Nêu VD: 
G. Giải thích thêm các hoạt động của Bé Bông
G. Nêu yêu cầu của BT2
G. Đọc một bài văn mẫu cho lớp nghe
H. Viết nháp CL
H. Đọc kết quả đoạn viết 3H
H+G. Nhận xét, bổ xung. 
G. Nhận xét giờ học 
 - Giao bài về nhà
Thể dục
Bài 30
I. Mục tiêu:
	- Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập đúng và liên hoàn các động tác, đúng nhịp hô.	
 	- Chơi trò chơi ( Thỏ nhảy). Yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động nhiệt tình.
 II. địa điểm – Phương tiện:
	- Trên sân tập, đảm bảo an toàn, vệ sinh luyện tập.
 	- Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Mở đầu: (6 – 10’).
 - Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: 
2. Phần cơ bản: (18 – 22’).
- Ôn bài thể dục phát triển chung:
- Học sinh thi đua giữa các tổ:
- Trò chơi vận động ( Thỏnhảy).
3. Phần kết thúc: (4 – 6’).
H. Tập hợp lớp trưởng báo cáo sĩ số.
 x x x x x x x x 
 x x x x x x x x 
GV.
H. Chạy theo một hàng dọc quanh sân tập ( 200 – 300 m).
 - Chơi trò chơi :(Tìm người chỉ huy).
G. Điều khiển học sinh tập cả lớp 1- 2 lần. Sau đó chia tổ HS luyện tập.
H. Luyện tập theo tổ, tổ trưởng điều khiển.
H. Thi đua trình diễn bài thể dục.
G. Quan sát nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc.
H. Tập cả lớp để củng cố do cán sự lớp điều khiển 2 – 3 lần.
G. Nhận xét đánh giá chung.
G. Tập hợp HS theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi, chia đội chơi cho chơi thử 1 – 2 lần sau đó chơi chính thức.
H. Thực hiện một số động tác thả lỏng.
G. Hệ thống bài, nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
BGH ký duyệt
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc