Giáo án dạy tuần 16 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than

Giáo án dạy tuần 16 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than

Tiết 2: Tập đọc

(31): THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài đọc.

 * Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.

 * Hình thức: nhóm, cá nhân,lớp.

 

doc 36 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 16 - Trường Tiểu học số 2 Xã Phúc Than", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Hoạt động tập thể: 
Chào cờ: Lớp trực tuần nhận xét.
Tiết 2: Tập đọc 
(31): Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. 
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.(Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài đọc.
 * Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân,lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
 + Đọc diễn cảm 2 khổ thơ cuối bài Về ngôi nhà đang xây và nêu nội dung bài?
- GV nhẫnét, đánh giá
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Cho HS luyện đọc theo đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
+Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
+Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
+Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
+ Nêu ý nghĩa bài?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2 trong nhóm và trả lời câu hỏi: 
+ Hãy nêu cảm nhận của em về Hải Thượng Lãn Ông qua đoạn văn em vừa đọc? .
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV hệ thống, nhận xét giờ học. Nhắc HS về luyện đọc bài.
- 2 HS đọc và nêu.
-1 HS giỏi đọc.
- HS luyện đọc tiếp nối theo đoạn trước lớp
+ Phần 1: Từ đầu đến mà còn cho thêm gạo củi.
+ Phần 2: Tiếp cho đến Càng nghĩ càng hối hận
+ Phần 3: Phần còn lại.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 nhóm HS đọc bài trước lớp.
- HS theo dõi.
+ Lãn Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm. Ông tận tuỵ chăm sóc người bệnh suốt cả tháng 
+ Lãn Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra
+ Ông được vời vào cung chữa bệnh, được tiến cử vào chức ngự y nhưng ông đã khéo léo chối từ.
+ Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm làm việc nghĩa
* ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- HS nêu lại ý nghĩa.
- HS tìm và nêu giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi.
- Một số nhóm cử HS thi đọc.
- Lớp bình chọn bạn đọc diễn cảm hay nhất.
- HS theo dõi.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 3: Chính tả (nghe – viết)
Bài viết: về ngôi nhà đang xây
I. Mục đích yêu cầu
 	- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây. 
 - Làm được BT(2) a/ b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn thành mẩu 
chuyện (BT3). 	
II. Đồ dùng – pphttc:
- Bảng phụ, bút dạ.
 * Phương pháp: hỏi đáp, quan sát
 * Hình thức: nhóm, cá nhân ,lớp
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
+ Tìm các tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở ch hoặc tr?
- GV nhận xét, đánh giá. 
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài viết.
+ Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: giàn giáo, huơ huơ, nồng hăng
+ Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do. 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2:
- GV giao nhiệm vụ và cho HS làm bài theo nhóm:
+ Nhóm 1: Phần a
+ Nhóm 2: Phần b
+ Nhóm 3: Phần c
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
* Bài tập 3:
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Cho 1- 2 HS đọc lại câu truyện.
4. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
- 2 HS lên bảng tìm, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi SGK.
+ Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên, bác thợ nề cầm bay làm việc
- HS đọc thầm lại bài.
- HS viết bảng con.
- HS nêu
- HS theo dõi
- HS viết bài.
- HS soát bài.
- Một HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi, làm bài theo nhóm và ghi trên bảng nhóm:
*Ví dụ về lời giải:
a) Rẻ: giá rẻ, đắt rẻ, bỏ rẻ, rẻ quạt, rẻ sườn,
b) hạt dẻ, mảnh dẻ
c) giẻ rách, giẻ lau, giẻ chùi chân
- Cả lớp nhận xét, bổ sung. 
 1 HS đọc đề bài.
- HS làm vào vở bài tập. 
- Một số HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
 *Lời giải:
Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 Rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi dị.
- HS theo dõi.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 4: Toán
(76): luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- Làm được bài tập 1; 2 
II. đồ dùng – pphttc:
 - phiếu bài tập.
 * Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Kiểm tra bài cũ
 + Tìm tỉ số phàn trăm của: 
 6 và 30 ; 30 và 6
 + Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1.Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
*Bài tập 1: Tính (theo mẫu)
- GV Hướng dẫn HS phân tích mẫu.
- GV nhận xét, sửa chữa.
*Bài tập 2: 
- GV hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
- Cho HS làm và chữa bài. 
- GV nhận xét, đánh giá.
*Bài tập 3:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- GV lưu ý HS về số tiền gốc, số tiền bán được và số tiền lãi.
- Cho HS làm vào vở.
- Giáo viên nhận xét, sửa chữa, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò: 
 - GV hệ thống, nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con và nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS nêu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi mẫu
- 1 số HS lên bảng, lớp làm phiếu
*Kết quả: 
 a) 65,5% b) 14%
 c) 56,8% d) 27%
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS phân tích và nắm yêu cầu của bài
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
*Bài giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đáp số: a) Đạt 90% 
 b) Thực hiện 117,5%; vượt 17,5%
- 1 HS đọc đề bài.
- HS theo dõi, nhận biết.
- 1 HS làm trên phiếu, lớp làm vào vở
 Bài giải:
a)Tỉ số phần trăm của tiền bán rau và tiền vốn là:
 52500 : 42000 = 1,25
 1,25 =125%
b)Số phần trăm tiền lãi là:
 125% - 100% = 25%
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
- HS theo dõi.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 5: Đạo đức
(16): Hợp tác với những người xung quanh (tiết 1)
I. Mục tiêu 
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người. 
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường. 
S- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng. 
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh trong SGK, thẻ màu.
 * Phương pháp: hỏi đáp, quan sát.
 * hình thức: nhóm,cá nhân, lớp.
III. Các hoạt động dạy học	
A. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 7.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25- SGK)
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Các nhóm quan sát 2 tranh ở trang 25 SGK và thảo luận các câu hỏi được nêu dưới tranh.
- GV kết luận: 
+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống a là đúng.
+ Việc làm của bạn long trong tình huống b là chưa đúng.
2. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK
- GV giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm
- GV kết luận: Để hợp tác tốt với nhữnh người xung quanh , các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau; bàn bạc côg việc với nhau; hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung...; tránh các hiện tượng việc của ai người nấy biết hoặc để người khác làm còn mình thì chơi.	
3. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (bài tập 2- SGK)
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2 và hướng dẫn HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Mời một số HS giải thích lí do.
- GV kết luận: 
+ Tán thành với các ý kiến: a, d
+ Không tán thành với các ý kiến: b, c
- Mời 1- 2 HS đọc phần ghi nhớ.
4. Hoạt động nối tiếp 
	- HS thực hành theo nội dung trong SGK, trang 27.
- 2 HS nêu.
 HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện các nhóm HS trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ.
- HS giải thích lí do.
- HS đọc.
 điều chỉnh sau tiết dạy:
 Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Thể dục
(31): bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung yêu cầu hoàn thiện toàn bài.
 - Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II. Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
định lượng
 Phương pháp
1.Phần mở đầu.
- Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học.
- Khởi động 
-Trò chơi “Kết bạn”
 2.Phần cơ bản.
*Ôn bài thể dục phát triển chung.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác.
*Thi xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất.
*Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinh tập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
+Ôn bài thể dục.
6-10 phút
1-2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
13-15 phút
-5 phút
5-6 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
-Chạy vòng tròn quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
- GV tổ chức cho HS chơi
- GV cho HS tập từng động tác
- Cán sự lớp diều khiển cho cả lớp tập liên hoàn 7 động tác
ĐHTL GV @ 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
- Các tổ trình diễn
- GV nhận xét tuyên dương tổ tập đều và đẹp
-GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cho học sinh chơi
-GV tổ chức cho HS chơi thử sau đó
 chơi thật.
-ĐHKT:
 * ...  học sinh lớp trước, Giấy vẽ, bút, tẩy, mầu.
 * Phương pháp: quan sát, hỏi đáp, thực hành.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 *Giới thiệu bài:
- chú ý theo dõi
* Hoạt động 1: Quan sát nhận xét:
-Giáo viên đặt mẫu ở vị trí thích hợp, yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét:
+Sự giống và khác nhau của một số đồ vật như chai ,lọ, bình, phích?
+Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?.
* Hoạt động 2:Cách vẽ.
- Giáo viên gợi ý cách vẽ.
 +Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
 + Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
 + Hoàn chỉnh hình.
-Giáo viên gợi ý học sinh vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen:
+Phác các mảng đâm, đậm vừa, nhạt.
+Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
-Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích. 
- Học sinh quan sát mẫu, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+Khác nhau: ở tỉ lệ rộng ,hẹp to nhỏ
+Giống nhau: Có miệng cổ, vai thân, đáy 
-Độ đậm nhạt khác nhau.
* Hoạt động 3: thực hành.
Giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu
Học sinh thực hành vẽ theo hướng dẫn của giáo viên. 
* Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt.
-GV nhận xét bài vẽ của học sinh
-Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.HS về nhà chuẩn bị bài sau. 
-HS nhận xét bài vẽ theo hướng dẫn của GV.
-Học sinh bình chọn bài vẽ đẹp.
- Chú ý theo dõi
 điều chỉnh sau tiết dạy:	
Thứ sáu ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiết 1: Toán
(80): luyện tập
I. Mục tiêu 
Biết làm ba dạng toán cơ bản về tỉ số phần trăm:
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tính một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Làm được bài tập 1(b) ; 2(b) ; 3(a).
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ 
+ Muốn tỉ số phần trăm của hai số ta làm thế nào? 
+ Muốn tìm số phần trăm của một số ta làm thế nào?
+ Muốn tính một số biết một số phần trăm của nó ta làm thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài tập 1: 
- GV hướng dẫn HS nhận định dạng bài và nêu cách giải.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2: 
- GV cho HS phân tích và nêu dạng bài toán
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài tập 3:
- GV cho HSáac định dạng toán.
- GV nhận xét, sửa chữa.
3. Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
- 3 HS trả lời trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS tìm hiểu và nêu dạng bài
- HS làm vào phiếu. 
- HS đổi phiếu và chữa bài.
 Bài giải:
a) 37 : 42 = 0,8809 = 88,09%
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là:
 126 : 1200 = 0,105
 0,105 = 10,5%
 Đáp số: a) 88,095 
 b)10,5%
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Một HS nêu cách làm. 
- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở và chữa bài.
 Bài giải:
 a) 30% của 97 là:
 97 x 30 : 100 = 29,1 ; 
 hoặc 97 : 100 x 30 = 29,1
 b) Số tiền lãi là:
 6 000 000 : 100 x 15 = 900 000 (đồng)
 Đáp số: a) 29,1
 b) 900 000 đồng.
-1 HS đọc đề bài.
- 1 HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp.
- 2 HS lên bảng chữa bài.
 Bài giải:
a) Số phải tìm là:
 72 x 100 : 30 = 240 ; 
 hoặc 72 : 30 x 100 = 240
b) Số gạo của của cửa hàng trước khi bán là:
 420 x 100 : 10,5 = 4000 (kg)
 4000kg = 4 tấn.
 Đáp số: a) 240 
 b) 4 tấn.
- HS theo dõi
 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 2: Tập làm văn
(32): Làm biên bản một vụ việc.
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau về nội dung và cách trình bày giữa biên bản cuộc họp với biên bản một vụ việc.
- Biết làm biên bản về một vụ việc.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ.
 * Phương pháp: Hỏi dáp, quan sát, thực hành.
 * Hình thức: nhóm,cá nhân, lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
+ Nội dung biên bản gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS luyện tập	
*Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài. 
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
*Giống nhau
- Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng
- Phần mở đầu: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
- Phần chính: T/G, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
- Phần kết: Ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
*Bài tập 2
- GV nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. 
- GV hướng dẫn HS nhận xét 
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt ( Đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
3. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống, nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh lại biên bản.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- HS nêu yêu cầu
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm 7, ghi kết quả ra bảng nhóm. 
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Khác nhau
- ND của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu.
- ND của biên bản Mèo Vằncó lời khai của những người có mặt.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của đề bài và gợi ý trong SGK - Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS chú ý lắng nghe phần gợi ý của GV.
- HS viết biên bản vào vở.
- Một số HS và 2 HS làm vào bảng nhóm trình bày.
- HS theo dõi.
	 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 4: Lịch sử 
 (16): Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới
I. Mục tiêu: 
 *Học xong bài này, HS biết:
-Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
-Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh, sgk.
 * Phương pháp: hỏi đáp, quan sát.
 * Hình thức: nhóm, cả lớp, cá nhân.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu diễn biến chinh ở trận Đông Khê?
- GV nhận xét ghi điểm
2-Bài mới:
- HS nêu 
2.1-Hoạt động 1( làm việc cả lớp )
-GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới. Nêu nhiệm vụ học tập.
2.2-Hoạt động 2 (làm việc theo nhóm và cả lớp)
GV chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm thảo
luận một nhiệm vụ:
-Nhóm 1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ 2 của Đảng:
+Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của 
Đảng diễn ra vào thời gian nào?
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của 
Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt
 Nam ?
-Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
+ Lấy dẫn chứng về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được bầu?
-Nhóm 3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt:
+Kinh tế?
+Văn hoá, giáo dục?
+Nhận xét về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới?
+Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý đúng rồi ghi bảng.
* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng:
-Diễn ra vào tháng 2- 1951.
-Đại hội đã chỉ ra rằng: để đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân...
* Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc:
-Diễn ra trong bối cảnh cả nước ra sức thi đua trên mọi lĩnh vực.
-Cổ vũ động viên rất lớn đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến.
- HS nêu dẫn chứng
-Thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm 
-Thi đua học tập nghiên cứu khoa học
-ở hậu phương tất cả đều có tinh thần thi đua học tập và sản xuất rất cao.
- Làm tăng thêm sức mạnh cho tiền tuyến
2.3-Hoạt động 3 (làm việc cả lớp).
-GV kết luận về vai trò của của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
-HS kể về một anh hùng được tuyên dương trong dại hội chiến sĩ thi đuavà nêu cảm nghĩ.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Dặn HS về nhà học bài.
 *GV nhận xét giờ học
	 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 4: Địa lí
(16): Ôn tập
I. Mục tiêu: 
 * Học xong bài này, HS:
 -Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
 -Chỉ tên trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp , cảng biển của nước ta. 
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu , sông ngòi ,đất ,rừng.
-Nêu tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng , sông lớn, các đoả , quần đảo các nước trên bản đồ. 
II. Đồ dùng – pphttc: 
-Bản đồ trống Việt Nam, Bản đồ: phân bố dân cư, kinh tế Việt Nam.
 * Phương pháp: Quan sát, hỏi đáp.
 * Hình thức: nhóm, cá nhân, lớp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Kiểm tra bài cũ: 
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài:
 2.2-Hoạt động 1: (Làm việc theo nhóm 4)
-Mời 4 HS đọc nối tiếp 4 yêu cầu trong SGK.Gv phát phiếu cho HS thảo luận
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Dân tộc nào có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đâu?Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Trong các câu dưới đây câu nào đúng câu nào sai?
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta ? Những thành phố nào có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta?
2.2-Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận:
- GV treo bản đồ yêu cầu HS chỉ vị trí các trung tâm công nghiệp lớn tuyến đường sắt Bắc –Nam,quốc lộ 1A
-HS đọc yêu cầu.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Nước ta có 54 dân tộc ,dân tộc Kinh ( Việt ) có số dân đông nhất và sống chủ yếu ở đồng bằng, ven biển.Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và khu vực Tây Nguyên.
- Các câu đúng : b, c ,d
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Các sân bay quốc tế của nước ta là:Sân bay Nội Bài ,sân bay Tân Sơn NhấtNhững thành phố có cảng biển lớn vào bậc nhất nước ta là:Hải Phòng , Đà Nẵng , Thành phố Hồ Chí Minh .
- HS chỉ bản đồ theo yêu cầu của GV
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
	 điều chỉnh sau tiết dạy:
Tiết 5: Sinh hoạt 
 Sinh hoạt lớp + sinh hoạt đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16.doc(Dung).doc