Giáo án dạy tuần 2 - Trường tiểu học Kì Khang 2

Giáo án dạy tuần 2 - Trường tiểu học Kì Khang 2

Tiết 1: Tập đọc

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

I- Mục tiêu:

- HS đọc đúng 1 văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê

- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là 1 bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta

II- Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trong SGK

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để HD HS đọc

II/Các hoạt động:

I. Bài cũ: 2 em đọc bài "quang cảnh làng mạc ngày mùa" và trả lời các câu hỏi

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

1Hoạt động 1: Luyện đọc:

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1032Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 2 - Trường tiểu học Kì Khang 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
 Thứ 2 ngày 31 tháng 8 năm 2009
Chào cờ 
________________________________________________
Tiết 1: Tập đọc
Nghìn năm văn hiến 
I- Mục tiêu: 
- HS đọc đúng 1 văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê
- Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là 1 bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta
II- Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ trong SGK
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để HD HS đọc
II/Các hoạt động:
I. Bài cũ: 2 em đọc bài "quang cảnh làng mạc ngày mùa" và trả lời các câu hỏi
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
1Hoạt động 1: Luyện đọc: 
a) Cho HS đọc bài, lớp theo dõi đọc thầm
b) HS đọc nối tiếp từng đoạn: Đ1 Từ đầu đếnnhư sau
Đ2: Bảng thống kê
Đ3: Phần còn lại
c) HS đọc theo cặp
d) 1 em đọc cả bài
đ) GV đọc bài
3Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
HS đọc(thầm,đọc lướt) từng đoạn, cả bài
? Câu 1: HS đọc lướt đoạn 1, trả lời câu hỏi:
Đến thăm văn miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?Y/C HS đọc bảng thống kê, làm việc cá nhân phân tích bảng số liệu
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Lê
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất:Triều Lê-1780TS
Y/C Hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
- Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống VH VN( con người VN ta có truyền thống coi trọng đạo học./ VN là 1 nước có nền văn hoá lâu đời). Dân tộc ta rất đáng tự hào vì có 1 nền văn hiến lâu đời.
Y/C 1 em đọc cả bài
- Nội dung bài nói gì?
4. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm:
 - 3 HS nối tiếp nhau đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.- HS đọc.
C- Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài học
- Nhận xét chung tiết học
_______________________________________
Tiết 2: Mĩ thuật
 (GV chuyên trách soạn giảng)
_________________________________________
Tiết 3: Chính tả( Nghe- viết)
 Lương Ngọc Quyến
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả: Lương Ngọc Quyến
- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Ghép đúng tiếng, vần vào mô hình
- Có ý thức trau dồi chữ viết
II. Chuẩn bị:
- VBT, TV5T1
- Kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần BT3 lên bảng
III. Hoạt động dạy học:
I. Bài cũ
- 1 em HS nhắc lại quy tắc chính tả với g/gh; c/k; ng/ngh
- 3 em lên bảng viết - cả lớp viết vào nháp 4 từ ngữ bắt đàu g/gh, ng/ngh, c/k
II Bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hoạt động1: Hướng dẫn nghe viết:
- Gọi 1 em đọc đoạn văn cần viết 
- GV giới thiệu chân dung, năm sinh, năm sinh của Lương Ngọc Quyến
- HS đọc thầm lại bài chính tả - tìm từ khó viết vào nháp
3.Hoạt động2: HS viết bài
- GV đọc cho HS viết và soát lỗi
- GV chấm 1 số bài tổ 2
4. Hoạt động 3: Bài tập 
a) HS nêu Y/C bài tập1: Điền vào chỗ chấm phần vần của tiếng in đậm trong các câu a),b)
- HS làm bài
- 2 em lên bảng làm, nhận xét
b) BT2: HS đọc Y/C rồi làm BT vào VBT
- 1 em lên bảng làm vào bảng đã kẻ sẵn
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài ghi nhớ mô hình cấu tạo vần
- Tiếp tục HTL những câu đã chỉ định bài Thư gửi các HS để CB cho tiết sau nhớ - viết T3
Tiết 4: Toán
 Luyện Tập 
I. Mục tiêu: 
- HS củng cố luyện tập về phân số thập phân
- Cách viết phân số thành phân số thập phân, so sánh các phân số và giải toán
II. Các hoạt động
1.Bài cũ: Thế nào là phân số thập phân
Đọc các phân số sau: ; 
2. Luyện tập: HS làm VBT
- Bài 1: HS làm vào vở bài tập - 1 em đọc kết quả. GV ghi bảng
- Bài 2: Luyện chuyển phân số thành phân số thập phân
- Bài 3: HS tự làm rồi chữa
- Bài 4: Y/C HS đọc đề - tự tìm cách giải và giải
GV theo dõi giúp em yếu - 1 em làm bảng phụ
- Chấm rồi chữa chỗ sai
3. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại nội dung luyện tập
-GV nhận xét tiết học 
_______________________________________
Thứ 3 ngày 1 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Thể dục
Đội hình đội ngũ-Trò chơi "Chạy tiếp sức"
I. Mục tiêu:
 -Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác ĐHĐN: cách chào,báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc,dóng hàng,điểm số,đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. 
Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh, động tác quay phải, quay trái,quay sau đúng hướng, thành thạo, đều đẹp,đúng với khẩu lệnh.
- Trò chơi:"Chạy tiếp sức".Yêu cầu chơi đúng luật, trật tự nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II.Chuẩn bị: 
	- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1còi, 2- 4lá cờ đuôi nheo,kẻ sân chơi trò chơi. 
III.Các hoạt động: 
1.Hoạt động1: Phần mở đầu: 6- 10 phút.
- GV tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học
- Nhắc lại nội quy tập luyện, chấm chỉnh đội ngũ,trang phục tập luyện: 2 phút
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát : 1 phút
2.Hoạt động2: Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a)ĐHĐN:10 - 12 phút
- Ôn cách chào, báo cáo, cách xin phép.tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số,đứng nghiêm ,nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau.
Lần 1-2:GV điều khiển, sửa chữa những sai sót cho HS.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển 3-4 lần.
- GV quan sát, nhận xét, sửa chữa những sai sót cho HS các tổ.
- Tập hợp lớp, các tổ thi đua trình diễn.
- GV cùng HS quan sát, nhận xét, biểu dương thi đua giữa các tổ: 2 lần
- Tập cả lớp để củng cố do cán sự lớp điều khiển:2 lần
b)- Trò chơi Vận động:8-10 phút
- Chơi trò chơi" Chạy tiếp sức"
- GVnêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và qui định chơi.
 - Lớp chơi 2 lần ,lớp thi đua chơi 2-3 lần
- GV quan sát, nhận xét biểu dương tổ thắng cuộc chơi.(TD 1 trg 22-24)
- GV điều khiển cho cả lớp tiến hành chơi thật.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS giữ an toàn trong khi chơi.
3.Hoạt động3: Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- Các tổ HS đi nối nhau một vòng tròn lớn, vừa đi vừa làm ĐT thả lỏng,sau khép lại thành vòng tròn nhỏ,đứng lại quay mặt vào tâm hình tròn:3 phút
- GV cùng cả lớp hệ thống bài học.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
 Tiết 2: Toán
ôn tập:Phép cộng và phép trừ hai phân số
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ lại các phép tính +, - hai phân số cùng và khác mẫu số.
- Hoàn thành tất cả các bài tập 
II. Các hoạt động
ABài cũ: 
- So sánh 	và	; 	và 	
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài:
 2.Hoạt động1:.Ôn tập cộng trừ hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số
a) Cộng trừ hai phân số cùng mẫu số 
- GV nêu lại ví dụ 1: +==	
- HS nêu cách thực hiện và kết quả. - GV ghi bảng
- GV Y/C HS thực hiện ví dụ 2 vào nháp - 1 em nêu cách làm:
 - = =	
- GV Y/C HS nêu lại cách cộng , trừ như SGK.
- 1 số em nhắc lại - GV chốt lại
b) Cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số
- GV thực hiện tương tự như trên với VD1,VD2.
VD1: +=+=	
VD2: -=-=	
- HS nhắc lại mục b) SGK - GV chốt lại
3.Hoạt động 2: Thực hành
- HS làm bài tập vào vở ô ly bài 1, bài 2
- GV theo dõi giúp em học yếu - Sau đó chữa bài
Bài 3: 1 em đọc Y/C BT3 - sau đó cả lớp làm VBT, 1 em làm bảng phụ
- Chấm rồi chữa chổ sai
4. Củng cố dặn dò
- Nhắc lại mục a),b) SGK
- Nhận xét tiết học
___________________________________--
Tiết 3: Khoa học
I- Mục tiêu: - Thấy được vai trò của nữ không khác vai trò của nam giới.
- HS có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II/Chuẩn bị:
- Hình ảnh ở SGK
- Vở bài tập khoa học 5 
III- Cáchoạt động: 
1. Bài cũ: 2 học sinh đọc mục bóng đèn toả sáng
- Nhận xét
2. Bài mới: Giới thiệu bài
3. Hoạt động 1: Vai trò của nữ
- Cho HS quan sát hình 4 trang 9
- ảnh chụp gì? Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
- HS quan sát và nêu ý kiến - Sau đó GV nêu: Ngoài đá bóng nữ còn làm được gì khác? Em hãy nêu 1 số ví dụ
- HS tiếp nối nhau nêu - GV ghi lên bảng.
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ
- HS trao đổi theo cặp - Trả lời
- GV kết luận: - HS đọc phần bóng đèn toả sáng 2
- Y/C HS kể tên 1 số phụ nữ tài giỏi, thành công mà em biết?
- HS thi nhau kể: Nguyễn Thị Bình( Phó chủ tịc nước)
 Ri Ca ( Ngoại trưởng Mỹ)
 Ma- ri - quy -ri ( Nhà bác học nổi tiếng nhiều lần đạt giải nô 
	Ben)
 ..
GV nhận xét tuyên dương
4. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ về 1 số quan niệm xã hội về nam và nữ
- Thảo luận theo nhóm các câu hỏi sau(N2):
- Em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao
1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái của phụ nữ
2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi GĐ
3. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật
4. Trong GĐ nhất định phải có con trai
5. Con gái không nên học nhiều mà phải nội trợ giỏi
- GV T/C cho học sinh trình bày kết quả thảo luận trước lớp 
- Nhận xét, khen các nhóm có tinh thần xây dựng bài
5. Hoạt động 3 : Liên hệ thực tế
Trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ hay Không? Như vậy có hợp lí không
Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS báo kết quả và GV kết luận
6.Củng cố dặn dò 
- Nam và nữ có những khác biệt nào về mặt sinh học
- Tại sao không nên phân biệt đối xữ giữa nam và nữ
 	____________________________________
 Tiết4: Luyện từ và câu
mở rộng vốn từ :tổ quốc
I. Mục tiêu: 
- Giúp HS mở rộng, hệ thống hoá về vốn từ Tổ quốc
- Biết đặt câu với những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương
II. Các hoạt động 
A. Bài cũ:
Kiểm tra vở bài tập
B)Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động1:Tìm từ đồng nghĩa với tổ quốc- BT1
- Cho HS đọc Y/C bài tập 1 - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- GV giao việc - HS nhận việc
- Cho HS làm bài - HS làm bài cá nhân
- HS trình bày - GV và lớp nhận xét và chốt lại
 lời giải đúng 
* Các từ đồng nghĩa với tổ quốc
 +Nước nhà, non sông, 
 (+đất nước, quê hương)
3.Hoạt động2: Bài tập 2 - Mở rộng vốn từ
- Cho HS đọc Y/C của bài tập - 1 học sinh đọc lớp lắng nghe
- GV giao việc theo Y/C BT và cho HS làm bài theo nhóm
- Các nhóm gián kết quả lên bảng - Lớp nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
4.Hoạt động2: Bài tập 3: Tìm những từ có tiếng quốc với nghĩa là nước
- GV cho HS làm việc cá nhân - Sau đó tiếp nối trình bày miệng
- GV ghi bảng - Lớp nhận xét, GV nhận xét và chốt lại những từ đúng: Quốc gia, quốc ca, quốc hiệu, quốc hội, quốc huy, quốc kì, quốc ngữ, quốc phòng, ái quốc, quốc tế, quốc khánh, quốc dân,.
5.Hoạt động 4: Luyện từ
- Cho HS đọc Y/C bài tập 4, giao việc cho HS 
- HS đọc Y/C của bài tập 4, nhận việc và thực hiện - 1 em làm bảng phụ.
- Gọi 1 số em đọc bài làm của mình - HS và GV nhận xét. Chọn ra những câu hay nhất 
6. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà tìm từ đồng nghĩa với từ tổ 
Tiết 5: Lịch sử
Nguyễn trường tộ mong muốn
 canh tân đất nước
I/Mục tiêu:
HS biết 
- Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- ... trò chơi"Kết bạn"
GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơivà quy định luật chơi.Cho cả lớp cùng chơi,GV quan sát, nhận xét , xử lí các tình huống xảy ra và tổng kết trò chơi.
 3.Hoạt động3: Phần kết thúc
- Cho HS hát một bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp:2 phút
- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét giờ học.
- GV nhận xét,đánh giá kết quả bài học.
Tiết 2: Tâp làm văn
Luyện tập tả cảnh
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 Phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài văn tả cảnh(Rừng trưa, chiều tối)
- Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
II - Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh rừng tràm, VBTTV5
- Những ghi chép và dàn ý HS đã lập khi quan sát1 cảnh trong ngày.
 III-Các hoạt động: 
 A/ Bài cũ: 
* HStrình bày dàn ý thể hiện kết quả quan sát đã chuẩn bị
 B/Bài mới:
 1- Giới thiệu bài:ở tiết học này các em sẽ đợc ôn tập để củng cố và khắc sâu kiến thức về loại văn tả đồ vật, viết một bài văn hoàn chỉnh về tả đồ vật. (GV ghi mục)
2-Hoạt động1: (11 phút) Bài tập 1
- GV cho HS đọc nội dung bài tập 1 - 1HS đọc to,cả lớp đọc thầm2 đoạn văn 
- GV giao việc:
+Các em đọc bài Rừng trưa và bài
chiều tối.
+Tìm những hình ảnh em thích
 trong mỗi bài văn.Vì sao thích? - Từng HS đọc 2 bài và dùng chì gạch
 dưới những hình ảnh mình thích.
- Cho HS làm bài, rồi trình bày - HS lần lượt trình bày trước lớp.
- GV chốt nhận xét.
3-Hoạt động2: (17 phút) Bài tập 2
- GV cho HS đọc nội dung bài tập 2 - 1HS đọc to,cả lớp lớp nghe. 
- GV giao việctheo y/c đề - HS nhận việc.
- Cho HS làm bài, rồi trình bày - HS làm bấic nhân, lần lượt trình bày 
 trước lớp.
- GV nhận xét và khen những đoạn - Lớp nhận xét.
văn hay.
4- Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
- Về nhà hoàn chỉnh dàn ý và đoạn văn viết ở lớp.
- Chuẩn bị cho tiết sau. 
Tiết3: Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I- Mục tiêu:
1. Biết vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa làm đúng các bài thực hành tìm từ đồng nghĩa, phân loại các từ đã cho thành nhóm từ đồng nghĩa.
2. Biết viết một đoạn miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ, VBTTV5, 
III- Các hoạt động: 
 A/ Bài cũ: HS1:làm bài tập 2
	 HS2: Làm miệng bài tập 4.Lớp nhận xét, GV ghi điểm.
 B/ Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Ghi đầu bài lên bảng
2. Hoạt động1: Bài tập 1:
-Y/C HS đọc ND bài tập 1. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe
- Cho HS làm việc cá nhân. - HS làm bài
- Cho HS phát biểu ý kiến. - 3 HS phát biểu 
- GV dán tờ phiếu lên bảng gạch chân dưới 
 những từ đồng nghĩa để chốt bài. - 1 HS lên gạch dưới những từ ĐN
 (mẹ, má, u, bu, bầm)
3.Hoạt động 2: Bài tập 2
- Y/C HS đọc ND bài tập 2. - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe
- Cho HS làm việc cá nhânrồi chữa. - HS làm bài
- Cho HS chữa bài. - 1 HS lên chữa bài. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng - Lớp nhận xét.
4.Hoạt động 3: Bài tập 3
- Y/C HS đọc ND bài tập 3 - 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe
- GV giao việc cho HS - HS lắng nghe rồi làm vào vở.
-GV cho HS TB kết quả trước lớp - 3 HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn 
GV nhận xét, biểu dương những HS viết hay
dùng từ đúng. - Lớp nhận xét
C/ Củng cố, dặn dò:
-Tổng kết giờ học.
Tiết4: Toán
 Hỗn số 
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết về hỗn số.
 - Biết đọc, viết hỗn số.
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Bảng phụ.
 - Bộ Đ D toán về phân số
III-Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
- 1 em chữa bài tập 4
- Lớp nhận xét. GV ghi điểm.
B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài- ghi đầu bài
2. Hoạt động 1:Giới thiệu bước đầu về hỗn số
- GV gắn 2 hình tròn và hình tròn lên bảng
- HS nêu và viết được số biểu thị:
 2 và 
- Có 2 và hay 2 + ta viết gọn là2; 2gọi là hỗn số.
- GV chỉ vào 2 giới thiệu 2đọc là: hai và ba phần tư.
- HS vài em đọc lại.
- GV nêu 2 có phần nguyên là 2, phần phân số là.
Phần phân số bao giờ cũng bé hơn đơn vị.
- HS nhắc lại.
3. Hoạt động2: Giới thiệu cách đọc và viết hỗn số
- GV HD cách viết hỗn số và đọc hỗn số
- HS nhắc lại
+ Khi đọc ( hoặc viết ) hỗn số ta đọc ( hoặc viết) phần nguyên rồi đọc ( hoặc viết)phân số.
-GV nêu: 2có thể đọc hai, ba phần tư.
4. Hoạt động3: Thực hành
- Cho HS nhận biết hỗn số qua ĐD học tập.
- HS làm bài tập vào vở ô li bài.
- GV theo dõi giúp đỡ em yếu.
- Chữa bài và khắc sâu kiến thức
C/ Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại ND bài.
- Tổng kết giờ học.
Tiết 5: Khoa học
 Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào
I- Mục tiêu: Giúp HS có khả năng:
- Nhận biết:Cơthể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giai đoạn phát triển của thai nhi.
II-Đồ dùng dạy học:
 Hình trang 10, 11 ở SGK, 
III- Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Bài cũ
- GV nêu câu hỏi: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
- HS: 1 em trả lời - Lớp và GV nhận xét ghi điểm.
- 2 em khác đọc thuộc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Bài mới
- GV giới thiệu bài- Ghi đầu bài lên bảng, cho 1 em nhắc lại đầu bài.
Hoạt động 3: (Giảng giải)Sự hình thành cơ thể người
MT: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh, hợp tử, phôi, bào thai.
TH:
Bước 1: Gv đặt câu hỏi cho cả lớp nhớ lại bài trước dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.
1. Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?
a) Cơ quan tiêu hoá c) Cơ quan tuần hoàn
b) Cơ quan hô hấp d) Cơ quan sinh dục
2. Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
a) Tạo ra trứng
b) Tạo ra tinh trùng.
Bước 2: GV giảng
3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
MT: Hình thành cho học sinh biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi.
TH: 
Bước 1: GV hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK để hoàn thành yêu cầu bài tập.
- Gv gọi một số học sinh trình bày.
Bước 2: 
GV yêu cầu học sinh quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK để hoàn thành yêu cầu bài.
- GV gọi một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt câu trả lời đúng.
4. Hoạt động 3: Ghi nhớ
Hs đọc ghi nhớ
5. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét chung tiết 
___________________________________________
 Thứ 6 ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tiết1: Tâp làm văn
Luyện tập làm báo cáo thống kê
I-Mục tiêu: Giúp HS:
1- Dựa theo bài Nghìn năm văn hiến, HS hiểu cách trình bày các số liệu thống kê và tác dụng của các số liệu thống kê( giúp thấy rõ kết quả, đặc biệt là những kết quảcó tính so sánh)
2- Biết thống kê đơn giản gắn với các số liệu về từng tổ trong lớp.Biết trinmhf bày kết quả thống kê theo biểu bảng.
II-Đồ dùng dạy học:
- VBTTV5,T1 .Bút dạ, 1 số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở BT2 cho HS các nhóm thi làm bài.
III-Các hoạt động: 
A/ Bài cũ: HS1: Đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày. 
Cả lớp lắng nghe, nhận xét, GV ghi điểm.
B/ Tiến hành bài học:
1- Giới thiệu bài:ở tiết học này các em sẽ đợc tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật, củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn.(GV ghi mục)
2- Hướng dẫn HS luyện tập:
 * Hoạt động1: Bài tập1
- Một HS đọc y/c của BT1- Sau đó thảo luận cặp đôi rồi lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng:
a) Nhắc lại các số liệu thống kê trong bài:..
b)Các số liệu thống kê được trình bày dưới hai hình thức:
- Nêu số liệu
- Trình bày bảng số liệu.
c) Tác dụng của các số liệu thông kê:
- Giúp người đọc để tiếp nhận thông tin, dễ so sánh.
- Tăng sức thuyết phục cho nhận xét về truyền thống văn hiến lâu đời của nước ta.
3- Hoạt động2: Bài 2
- GV y/c HS đọc BT2 để nắm vững y/c.
- GV phát phiếu cho từng nhóm làm việc, quy định thời gian.
-Cả lớp và GV nhận xét, chỉnh sửa, biểu dương nhóm đúng.
- GV mời 1 HS nói tác dụng của bảng thống kê: Giúp ta thấy rõ kết quả, đặc biệt là kết quả có tính so sánh.
Tổ
Số HS
HS nữ
HS nam
HSgiỏi,tiên tiến
Tổ1
Tổ2
Tổ3
Tổng
C/ Củng cố dặn dò: 
-Tổng kết giờ học.
- Y/c HS ghi nhớ cách lập bảng thống kê.
Tiết 2: Âm nhạc 
 (GV chuyên trách soạn giảng)
__________________________________________
Tiết 3 : Kĩ thuật
Đính khuy hai lỗ(T2)
I- Mục tiêu: 
- HS biết thực hành đính khuy hai lỗ,đúng quy trình để hoàn thành sản phẩm 
- Có tính cẩn thận, khéo léo thẫm mĩ
II- Chuẩn bị:
- Như tiết trước
III- Các hoạt động
A. Bài cũ: 2 HS nhắc lại quy trình thực hiện đính khuy hai lỗ
B.Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hoạt động1: - Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết một
 - Sự chuẩn bị của HS tiết này.
3.Hoạt động 2: HS thực hành
- HS nhắc lại quy trình, cách thực hiện đính khuy hai lỗ
- GV tổ chức HS làm việc theo nhóm.
- HS tự làm - GV theo dõi nhắc nhở, giúp em yếu.
4Hoạt động3:. Nhận xét đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm - HS và GV cùng nhận xét đánh giá
6.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung tiết học
- Chuẩn bị tốt cho tiết sau.
Tiết4: Toán
Hỗn số ( Tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS biết cách chuyển một hỗn số thành phân số.
- Hoàn thành tốt các bài tập. 
II- Đồ dùng dạy học: 
- Hộp đồ dùng phân sốcủa GV và HS
III- Hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ:
- HS đọc các hỗn sốsau:
 2; 4; 3;
- 1 HS nêu cấu tạo hỗn số, cách đọc, viết hỗn số.
B/ Bài mới:
1- Giới thiệu bài
2-Hoạt động1: Cách chuyển một hỗn số thành phân số
- GV đính các hình như SGK.
- Y/C HS quan sát và nêu được hỗn số.
- HS: nêu 2
- GV giúp HS nhận ra có 2 và nêu vấn đề:
 2= ? - Tức là hỗn số 2 có thể chuyển thành phân số nào?
 2
- HS tự giải quyết vấn đề, chẳng hạn:
HS tự viết để có : 2= 2 + = = 
Viết gọn là :
 2== 
- HS nêu cách chuyển 2 thành rồi nêu cách chuyển 1 hỗn số thành phân số 
- HS: Vài em đọc nhận xét như SGK 
3. Hoạt động 2 : Thực hành 
- HS làm bài rồi chữa bài và khắc sâu kiến thức 
4. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại nội dung bài học
_Nhận xét tiết học 
________________________________________
Tiết 5 : Hoạt động tập thể
 Hoạt động tập thể
I/ Mục tiêu :
 -HS nhận thấy được những ưu điểm, khuyết điểm trong tuần ,từ đó các em biết sữa lỗi .
-HS có ý thức tập thể .
-Có chí hướng phấn đấu trong thời gian tới .
II/ Các hoạt động :
1.Nhận xét chung tuần qua :
+Lớp trưởng chỉ huy hoạt động ,các tổ trưởng lần lượt báo cáo kết quả của tổ mình .
+Một số ý kiến cá nhân ,sau đó lớp trưởng tổng hợp báo cáo với GV .
_GV nhận xét tổng hợp ,tuyên dương những em học tốt ,ý thức tốt ; nhắc nhở những em còn nhiều lỗi .
2.Vạch phương hướng tuần tới :
 -Đẩy mạnh học tập .
 -Học bài làm, bài đầy đủ.
 -Đi học chuyền cần .
 -Vệ sinh sạch sẽ ,nề nếp đội tốt .
3.Bình bầu HS xuất sắc .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2 lop 5 dep.doc