Giáo án dạy tuần 25 khối 5

Giáo án dạy tuần 25 khối 5

TIẾT 5: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG

I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tính diện tích hình tam giác , hình thang , hình tròn .

- Tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương .

II: Các hoạt động dạy học :

1, Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .

2. Bài mới: GTB

A. Cũng cố kiến thức : Gọi một số em nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác , hình thang, hình tròn , công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương .

 

doc 17 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy tuần 25 khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Chiều thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tiết 5: toán: Luyện tập chung
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về tính diện tích hình tam giác , hình thang , hình tròn .
- Tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương .
II: Các hoạt động dạy học :
1, Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới: GTB
A. Cũng cố kiến thức : Gọi một số em nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác , hình thang, hình tròn , công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật , hình lập phương .
B, Luyện tập:
Bài tập 1:Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 dm , chiều rộng 18dm chiều cao 14dm .
- HS làm bài vào vở nháp 1em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG): Trong một mảnh đất có diện tích 240 m2 người ta đào một cái giếng hình tròn có bán kính bằng 0,6 m . Bao quanh miệng giếng người ta xây một cái thành giếng có diện tích 1,12 m2. Tính diện tích phần đất còn lại .
- GV nêu câu hỏi gợi ý học sinh làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3:Một hình lập phương có cạnh 1,5 m . Tính diện tích một mặt , diện tích toàn phần , thể tích hình đó .
- HS làm bài vào vở một em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 4(HSKG) : Một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều cao 4 dm người ta tăng chiều cao của thùng thêm 2 dm thì thể tích của thùng tăng thêm 30 dm3 . Tính thể tích của thùng lúc ban đầu ?
- HS làm bài vào vở 1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
3, Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau . 
Tiết 7:Chính tả (nghe viết) ai là thuỷ tổ loài người
I/ Mục tiêu:Nghe viết đúng bài chính tả .
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT2). 
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Giấy khổ to viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết lời giải câu đố (BT 3 tiết chính tả trước)
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV Đọc bài viết.
+ Bài chính tả nói điều gì?
- Cho HS đọc thầm lại bài.
- GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: truyền thuyết, Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn,
- Em hãy nêu cách trình bày bài? 
- GV đọc từng câu (ý) cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài. 
- GV thu một số bài để chấm.
- Nhận xét chung.
-Mời 1 HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- HS theo dõi SGK.
-Bài chính tả cho chúng ta biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích KH về vấn đề này.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
- HS soát bài.
2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Mời một HS đọc ND BT2, một HS đọc phần chú giải.
+GV giải thích thêm từ Cửu Phủ (tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa)
-Cho cả lớp làm bài cá nhân.
-Mời HS phát biểu ý kiến
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
-Cho HS đọc thầm lại mẩu chuyện, suy nghĩ nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ
*Lời giải:
-Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công.
-Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng. Vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
3-Củng cố dặn dò:- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai.
 Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2011
 ( Tiết 1 + tiết 2 dạy 5B , tiết 3 + tiết 4 dạy 5A)
Tiết 1: Toán: Bảng đơn vị đo thời gian
I/ Mục tiêu: Biết tên gọi , ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng .
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào .
- Đổi đơn vị đo thời gian .
- Bài tập cần làm BT1, BT2 , BT3(a) 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2-Nội dung:
2.1-Kiến thức:
a)Các đơn vị đo thời gian:
-HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học.
-Cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian:
+Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
+Một năm có bao nhiêu ngày?
+Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
+Cứ mấy năm thì có một năm nhuận?
+Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? các năm nhuận tiếp theo nữa là những năm nào?
-HS nói tên các tháng số ngày của từng tháng.
+Một ngày có bao nhiêu giờ?
+Một giờ có bao nhiêu phút?
+Một phút có bao nhiêu giây?
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian:
-Một năm rưỡi băng bao nhiêu tháng?
-2/3 giờ bằng bao nhiêu phút?
-0,5 giờ bằng bao nhiêu phút?
-216 phút bằng bao nhiêu giờ?
+100 năm.
+ 365 ngày.
+ 366 ngày.
+Cứ 4 năm liền thì có một năm nhuận.
+Là năm 2004, các năm nhuận tiếp theo là 2008, 2012,
+Có 24 giờ.
+Có 60 phút.
+Có 60 giây.
= 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng.
2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút.
0,5 giờ = 60 phút x 0,5 = 30 phút
216 phút : 60 = 3giờ 36 phút ( 3,6 giờ)
2.3-Luyện tập:
Bài tập 1 (130): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (131): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời một số HS lên bảng chữabài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (131): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một số HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
-Kính viễn vọng được công bố vào thế kỉ 17.
-Bút chì được công bố vào thế kỉ 18.
-Đầu xe lửa được công bố vào thế kỉ 19
*VD về lời giải:
a) 6 năm = 12 tháng x 6 = 72 tháng
 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng x 3,5 = 42 tháng.
b) 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút.
 3/4 giờ = 60 phút x 3/4 = 45 phút. 
*Bài giải:
a) 72 phút = 1,2 giờ ; 270 phút = 4,5 giờ
b) 30 giây = 0,5 phút ; 135 giây = 2,25 phút.
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Tiết 2:Luyện từ và câu: liên kết các câu trong bài 
 bằng cách lặp từ ngữ
I/ Mục tiêu: Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu(NDGN)
-Hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ .
-Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu , làm được các bài tập ở mục III.
II/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm BT 1,2 (65) tiết trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 2.2.Phần nhận xét:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. Cả lớp theo dõi.
-Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi
-Mời học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. Chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2: 
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó trao đổi với bạn.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
 2.3.Ghi nhớ:
-Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
-Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
 2.4. Luyện tâp:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS TL nhóm 7, ghi KQ vào bảng nhóm.
-Mời đại diện một số nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-HS làm vào phiếu BT. Hai HS làm vào bảng nhóm.
-HS phát biểu ý kiến.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Hai HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Lời giải: 
Trong câu in nghiêng, từ đền lặp lại từ đền ở câu trước.
*Lời giải:
Nếu thay từ đền ở câu thứ hai bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung của 2 câu không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau.
*Lời giải:
Hai câu cùng nói về một đối tượng (ngôi đền). Từ đền giúp ta nhận ra sự liên kết chặt chẽ về ND giữa 2 câu trên. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành bài văn, đoạn văn.
*Lời giải:
a) Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu.
b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu.
*Lời giải:
Các từ lần lượt điền là: thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, thuyền, chợ, cá song, cá chim, tôm.
3-Củng cố dặn dò: -Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và xem lại toàn bộ cách nối các vế câu ghép bằng QHT, cách nối vế câu bằng cặp từ hô ứng.
Buổi chiều
Tiết 5:Luyện từ và câu: Luyện tập liên kết các câu trong bài 
 bằng cách lặp từ ngữ
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ .
-Vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy hoc :
1, Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2, Bài mới : GTB
A, Luyện tập :
Bài tập 1: Tìm từ được lặp lại để liên kết câu :
Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ . Lại có lúc bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại , làm phóng viên cho báo nhi đồng. Mặc dù thích làm đủ nghề như thế nhưng mà eo ơi , bé rất lười học . Bé chỉ thích được như mẹ như bố mà khỏi phải học .
- HS thảo luận theo cặp làm bài vào vở một soos em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 2(HSKG): Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chổ trống trong đoạn trích dưới đây để tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn : (Cây đa , gốc cây , cành cây , chiếc lá , nó )
 Cây đa quê hương
Buổi chiều ở quê , gió mát , bọn em rủ nhau ra ngồi trò chuyện . trên , chim hót líu lo tạo thành bản nhạc vui tươi . Gió thổi nhè nhẹ làm lay động những ..xanh tươi như các nhạc công đang dạo nhạc cho cô ca sĩ chim hót .
Hằng ngày chúng em chạy nhảy quanh .và tưởng như..là bác bảo vệ làng . Từ đó mỗi lần về thăm nội , bọn em đều ra đầu làng thăm .hiền lành ..làm cho chúng em thêm yêu thiên nhiên và quê hương mình .
- HS làm bài một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: Viết một đọan văn ngắn về vấn đề em tự chọn, trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ lặp lại để liên kết câu . (Viết xong gạch dưới những từ ngữ đó)
- HS làm bài vào vở Gv chấm nhậ xét chữa bài . 
 3. Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7: toán: Luyện tập bảng đơn vị đo thời gian
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các đơn vị đo thời gian , mối quan hệ giữa các đưn vị đo thời gian đã học .
- vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2.Bài mới: GTB
A, Cũng cố kiến thức : Học sinh nêu lại bảng đơn vị đo thời gian đã học .
B, Luyện tập :
Bài tập 1: viết số thích hợp vào chổ chấm :
4 giờ =........phút ; 180 phút =.......giờ ; 2 giờ rưỡi =....phút
366 phút = ... V tới Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho!
Tiết 7:Kể truyện Vì muôn dân
I/ Mục tiêu.Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng , biết cách cư xử vì đại nghĩa.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.
III/ Các hoạt động dạy học
1-Kiểm tra bài cũ:
-Cho HS kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
2- Dạy bài mới:
 2.1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
-HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK.
2.2-GV kể chuyện:
-GV kể lần 1 và viết lên bảng những từ khó: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm pa, sát Thát, giải nghĩa cho HS hiểu. GV dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ GT 3 nhân vật trong truyện.
-GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ.
2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
-Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh.
a) KC theo nhóm:
-Cho HS kể chuyện trong nhóm 3 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại )
-HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
b) Thi KC trước lớp:
-Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp.
-Các HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, đánh giá.
-Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-HS nêu nội dung chính của từng tranh:
-HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh.
-HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp.
-Các HS khác NX bổ sung.
-HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
3-Củng cố, dặn dò:-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
 Thứ sáu ngày 25 tháng 2 năm 2011
Tiết 1:Tập làm văn Tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu:-Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của giáo viên, viết tiếp được các lời đối thoại màn kịch với nội dung phù hợp ( BT2)
- HS khá giỏi biết phân vai để đọc lại màn kịch (BT2,3)
II/ Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài. Một số vật dụng để sắm vai diễn kịch.
-Bút dạ, bảng nhóm.
III/ các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2-Hướng dẫn HS luyện tập:
*Bài tập 1:
-Mời 1 HS đọc bài 1.
-Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
*Bài tập 2:
-Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm.
-GV nhắc HS:
+SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch.
+Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông. 
-Một HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại.
-HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 4.
-GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS.
-Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm mình.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí, hay nhất.
*Bài tập 3:
-Một HS đọc yêu cầu của BT3.
-GV nhắc các nhóm có thể đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn.
-HS đọc.
-HS nối tiếp đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết theo nhóm 4.
-HS thi trình bày lời đối thoại.
-HS thực hiện như hướng dẫn của GV.
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý ; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.
Tiết 2:Toán Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: Giúp HS:-Rèn luyện kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
-Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- Bài tập cần làm BT1(b) BT2, BT3 . 
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu cách cộng và trừ số đo thời gian.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (134): Viết số thích hợp vào chỗ chấm
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (134): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm vào vở. 3 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét
*Bài tập 3 (134): Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp. Sau đó đổi nháp chám chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
288 giờ ; 81,6 giờ ; 108 giờ ; 30 phút
b,96 phút ; 135 phút ; 150 giây ,265giây.
*Kết quả:
15 năm 11 tháng
10 ngày 12 giờ
20 giờ 9 phút
*Kết quả:
1 năm 7 tháng
4 ngày 18 giờ
7 giờ 38 phút
3-Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập.
Buổi chiều
Tiết 6: Toán: Luyện tập chung 
I/ Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2.Bài mới: GTB
A, Luyện tập : 
Bài 1: Đặt tính rồi tính 
6năm 7 tháng + 4năm 5 tháng ; 10 giờ 37 phút + 5 giờ 38 phút
26 ngày 7 giờ + 8ngày 15 giờ ; 26 phút 35 giây + 46 phút 50 giây
30 năm 2 tháng – 8 năm 8 tháng ; 42 ngày 7 giờ – 8ngày 9 giờ
- HS làm bài vào vở nháp 2em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập2(HSKG):Trong 5 giờ 30 phút một chú công nhân làm được 3 chi tiết máy . chi tiết máy thứ nhất làm hết 1 giờ 30 phút , chi tiết máy thứ hai làm hết 1 giờ 40 phút . Hỏi chi tiết máy thứ ba làm hết bao nhiêu thừi gian ?
- HS làm bài vào vở một em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài .
Bài tập 3: viết số thích hợp vào chổ chấm :
 giờ =......phút ; 1 giờ =......phút ; 1,2 giờ =.....phút
 phút =.....giây ; 2phút =......giây ; 2,5 phút =......giây
HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
3, Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau .
Tiết 7:Luyện từ và câu Luyện tập liên kết các câu trong bài 
 bằng cách thay thế từ ngữ
I/ Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ .
- Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó , làm được hai bài tập có liên quan .
II: các hoạt động dạy học: 
1 Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh.
2. Giới thiệu bài: 
A, Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu ghi nhớ 
B, luyện tập: 
Bài tập1: Tìm từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chổ trống trong đoạn trích sau: ( dòng sông , Sông Hương, Hương Giang)
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn , mỗi khúc đều có vẻ đẹp riêng của nó . Cứ mỗi mùa hè tới ,.. bỗng thay chiếc áo xanh hắng ngày thành giải lụa đào ửng hồng cả phố phường .
Những đêm trăng sáng,.là một đường trăng lung linh dát vàng ..là một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế. 
-HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập GV nhận xét chữa bài.
Bài tập2: Điền vế câu còn thiếu vào chổ trống để hoàn chỉnh các câu ghép sau:
a, Tôi chưa kịp nói gì,.
b, Nam vừa bước lên xe buýt,..
c, Các bạn đi đâu thì..
- HS làm bài vào vở nháp, một số em nêu kết quả bài tập.
Bài tập3: Viết một đoạn văn nói về người bạn thân của em . Trong đoạn văn có dùng đại từ hoặc từ đồng nghĩa để thay thế từ ngữ dùng ở câu đứng trước .( Viết xong gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế đó)
3. Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
Tiết 8(BGPK)Tiếng việt: Luyện tập tổng hợp
I: Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học, cách nối các vế câu ghép, tập làm văn, cảm thụ văn học .
-Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài tập có liên quan .
II: Các hoạt động dạy học :
1.Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh .
2. Bài mới : GTB
Bài tập 1:Tìm trong các cặp câu sau những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu :
a, Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú .Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng , kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn .
- HS làm bài vào vở GV nhận xét chữa bài .
Bài tập2(HSKG): Cho đoạn thơ:
 Đồng chiêm phả nắng lên không
 Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng
 Gió nâng tiếng hát chói chang 
 Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời 
 (Tiếng hát mùa gặt- Nguyễn Duy)
? Đoạn thơ đã gợi cho em hình ảnh và cảm xúc nào ? cách miêu tả của tác giã có gì đặc sắc ?
Bài tập 3: Hãy tả cái chổi em vẫn dùng để quét nhà . Bài viết có nhân hoá hoặc so sánh và kết bài theo cách mở rộng .
3. Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài .
Sinh hoạt lớp: Đánh giá hoạt động trong tuần 25
 Nêu kế hoạch hoạt động tuần 26
I: Mục tiêu: Giáo viên giúp học sinh nắm được toàn bộ những diễn biến về hoạt động của lớp trong tuần .
- HS biết tìm ra nguyên nhân của các nhược điểm để có hướng phấn đấu cho tuần sau. 
- Nắm được kế hoạch hoạt động của tuần tới .
II: Các hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài: Để các em nắm được những ưu điểm và khuyết điểm trong tuần 25và biết được kế hoạch hoạt động của tuần 26 cô trò chúng ta sẽ đi vào tiết sinh hoạt lớp. 
2. Yêu cầu các tổ tự đánh giá kết quả hoạt động của tổ mình.
- Nêu tên các bạn tiêu biểu.
- Lớp trưởng đánh giá nhận xét về ưu điểm , tồn tại của lớp trong tuần qua .
- Nêu tên tổ xuất sắc trong tuần .
3 . Giáo viên chốt lại nhận xét ưu khuyết điểm của tuần qua
 ( Cuối tuần mới có nhận xét)
II- Kế hoạch tuần tới :- Khắc phục những tồn tại trong tuần đồng thời phát huy những mặt mạnh của tuần 25 .
- Thi đua học tập tốt (rèn kỹ năng đọc, viết , làm toán)
- Không nói tục, chửi bậy, giữ gìn sách vở sạch viết chữ đẹp.
- 100% HS đi học đầy đủ và đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước lúc đến lớp .
- Rèn đọc và viết đúng tốc độ.
- Tham gia giải toán qua mạng theo đúng thời gian , đồng thời giải một số bài văn hay toán khó. 
- Duy trì giờ dạy và học có hiệu quả , thăm lớp dự giờ để đúc rút kinh nghiệm.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch, đẹp. 
- Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc , có ý thức chăm sóc bồn hoa cây cảnh.
- Thực hiện tốt về an toàn giao thông và kỷ năng sống .
- Tăng cường công tác bồi giỏi phụ kém , ra một số bài tập cho học sinh trong các ngày nghỉ . Động viên các em tham gia mô hình bán trú .
- Tham gia lạo động dọn vệ sinh khu vực đài tưởng niệm vào tiết 4 của chiều thứ hai .
- Ôn tập tốt chuẩn bị thi định kì lần 3 đạt kết quả cao .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 25(3).doc