Giáo án dạy tuần 3 - Trường tiểu học Kỳ Khang I

Giáo án dạy tuần 3 - Trường tiểu học Kỳ Khang I

Tập đọc

 LÒNG DÂN (Phần một)

I. Mục tiêu

 - Biết đọc đúng một văn bản kịch: Ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

* Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. Đồ dùng dạy học

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK

III.Hoạt động dạy và học

 

doc 26 trang Người đăng nkhien Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 3 - Trường tiểu học Kỳ Khang I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 3
Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
 Lòng dân (Phần một)
I. Mục tiêu
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch: Ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.
* Biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III.Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 Đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu trả lời câu hỏi 2 và 3 trong SGK
Bài mới
 HĐ1 Hướng dẫn HS luyện đọc
 - Một HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
 - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
 - HS quan sát tranh minh họa những nhân vật trong màn kịch.
 - Ba, bốn tốp nối tiếp nhau đọc từng đoạn của màn kịch.
 + Đoạn 1:Từ đầu đến lời dì Năm.
 + Đoạn 2: Từ lời cai đến lời lính.
 + Đoạn 3: Phần còn lại.
 - HS đọc theo cặp đoạn kịch.
 - 1 HS đọc lại đoạn kịch.
 HĐ2 Tìm hiểu bài
 - HS thảo luận trao đổi tìm hiểu nội dung phần 1.
 + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
 + Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
 + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất vì sao?
 HĐ3 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
III. Củng cố dặn dò
Chính tả( Nhớ viết)
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ và mô hình cấu tạo vần(BT2); biết được cách đọc dấu thanh ở âm chính.
* Nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Đồ dùng dạy học
 - Phấn màu ; Bảng kể sẵn
Mô hình cấu tạo vần.
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới 
 HĐ1 Giới thiệu bài
 HĐ2 Hướng dẫn HS nhớ - viết
 - Hai HS đọc thuộc lòng đoạn thư cần nhớ- viết trong bài Thư gửi các học sinh của Bác Hồ
 - GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sái, những chữ cần viết hoa, cách viết chữ số.
 - Gấp SGK các em nhớ lại đoạn thư viết bài
 - HS khảo lại bài
 - GV chấm chữa
 HĐ3 Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
 - HS làm bài tập 1 và 3 trong vở bài tập
 - đọc bài làm của mình cho cả lớp cùng nhận xét.
 3. Củng cố dặn dò
 - Ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết cộng, trừ, nhân, chia các hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
* Làm hết toàn bộ bài tập ở SGK
II. Hoạt động dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số.
 2. Bài mới
 HĐ1 HS làm các bài tập trong vở bài tập
 HĐ2 Chấm chữa bài
 HĐ4 GV nhận xét dặn dò
__________________________                                __
Khoa học
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
I.Mục tiêu
 - Nêu những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có để chăm sóc phụ nữ mang thai.
II. Đồ dùng dạy học
 Hình 12, 13 SGK
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 - Cơ thể người được hình thành như thế nào?
 - Cơ quan sinh dục nam có khả nâng gì? Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
 2. Bài mới 
 HĐ1 HS thảo luận theo cặp
 - Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK và trả lời câu hỏi.
 + Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
 - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV kết luận:
 HĐ2 Thảo luận cả lớp để xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên trong gia đình đối với ngưới phụ nữ có thai
 - HS quan sát hình vẽ 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung của từng hình.
 - Như vậy mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
 HĐ4 Đóng vai
 + Thảo luận: Khi phụ nữ có thai xách nậng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
 + Các nhóm điều khiển nhóm mình thực hành đóng vai theo chủ đề: ”Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”.
 + Các nhóm trình diễn trước lớp.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Thể dục
đội hình đội ngũ- trò chơi: bỏ khăn
I. Mục tiêu
 Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ.
 Trò chơi “ Bỏ khăn “. Yêu cầu HS chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Phương tiện
 - 1 chiếc còi và hai chiếc khăn tay.
III. Hoạt động dạy và học
 1. Phần mở đầu: 6- 10 phút
 - GV phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học, chấn chỉnh lại đội ngũ, trang phục.
 - Trò chơi” Diệt các con vật có hại”.
 - Đứng vỗ tay và hát.
 2. Phần cơ bản: 18- 20 phút
 - Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng.
 - Lần 1 lần 2 GV điều khiển, sữa chữa những chỗ còn sai sót.
 - Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
 - Tập cả lớp để củng cố.
 3. Trò chơi vận động : 7-8 phút
 - Trò chơi “ Bỏ khăn”
 - GV nêu trò chơi
 - HS tập hợp theo đội hình, GV giải thích cách chơi và quy định chơi
 - cả lớp cùng chơi
 4. Phần kết thúc: 4- 6 phút
 - HS chạy đều nối hình vòng tròn lớn sau đó khép lại thành hình tròn nhỏ.
 - GV nhận xét đánh giá.
____________________________                              
Toán
Luyện tập chung
I Mục tiêu
 - Chuyển một số phân số thành phân số thập phân.
 - Chuyển hỗn số thành phân số.
 - Chuyển số đô từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một đơn vị đo.
* Làm tất cả các bài tập SGK
II. Các hoạt động dạy và học
 HĐ1 Luyện tập
 - Hướng dẫn mẫu ở bài tập 4.
 5m 7dm = 5m + m = 5m
 - HS làm bài tập trong vở bài tập .
 HĐ2 Chấm chữa bài
 Bài tập 1: Cho HS nêu cách hợp lí nhất
 Bài tập 2:HS nêu cách chuyển đổi hỗn số thành phân số
 HĐ3 Củng cố dặn dò
____________________________                                 
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : “Nhân dân”
I. Mục tiêu
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp(BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam(BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được ở (BT3).
* Thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở (BT2); đặt câu với từ tìm được (BT3c).
II. đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học
 1. KIểm tra bài cũ
 - HS đọc lại bài văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho ở bài tập 4 của tiết trước đã được viết hoàn chỉnh.
 2. Bài mới
 HĐ1 Giới thiệu bài
 HĐ2 Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của đề bài
 - GV giải nghĩa từ tiểu thương . HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 - Cả lớp chữa bài.
 Bài tập 2:Thảo luận theo nhóm 4
 - GV hướng dẫn có thể dùng nhiều từ đồng nghĩa để giải thích cho cặn kẽ, đầy đủ nội dung một thành ngữ hoặc tục ngữ.
 - Các nhóm báo cacos nhận xét GV và cả lớp nhận xét, kết luận.
 - HS thi đọc các thành ngữ, tục ngữ trên.
 Bài tập 3:HS đọc bài và trả lời câu hỏi vào vở bài tập
 - Chấm chữa bài.
 3. Củng cố dặn dò
 - Về nhà học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2, ghi nhớ các từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
____________________________                                
____________ Lịch sử
Cuộc phản công ở Kinh thành Huế
I. Mục tiêu
 - Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số qua lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ kinh thành Huế có 2 phái: Chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).
+ Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui về vùng núi Quãng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
* Phân biệt được sự khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ hoà tập trung thương thuyết với Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
II. Đồ dùng dạy học
 - Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
 - Bản đồ hành chính Việt Nam.
 - Hình trong SGK
III. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
 Vì sao những đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không được thực hiện?
Bài mới
 HĐ1 Giới thiệu bài
 HĐ2 GV nêu nhiệm vụ cho HS 
 + Phân biệt phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn.
 + Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị tấn công pháp?
 + Tường thuật lại cuộc tấn công ở kinh thành Huế? 
 + ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
 HĐ3 HS thảo luận các câu hỏi trên theo nhóm 6
 HĐ4 Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV nhấn mạnh thêm: Tôn Thất Thuyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng núi Quảng Trị. Trong thời kì phong kiến đây là một hệ trọng. Tại cân cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “ Cần vương” để kêu gọi nhân sân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước
* (HS phân biệt được phái chủ chiến với phái chủ hoà)
3. Củng cố dặn dò
 - Em biết gì thêm về phong trào Cần vương?
________________                                       
 Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2011
Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu
- Biết cộng trừ phân số, hỗn số.
- Biết chuyển các số đo có 2 đơn vị đo thành số có một đơn vị đo.
- Giải bài toán tìm một số biết giá trị một phân số của số đó.
II. Hoạt động dạy và học
Kiểm tra bài cũ
 Chữa bài tập số 5 trong SGK
Bài mới
 H Đ1 Hướng dẫn HS làm bài tập
 HS làm bài tập 1, 2, 4, 5 trong vở bài tập
 HĐ2 Chấm chữa bài
Bài 5: quảng đường dài là: 12: 3= 4(km)
 Quảng đường AB dài là:4 10 = 40(km)
 Đáp số: 40 km
III. GV nhận xét dặn dò
_______________________________________
Đạo đức
Có trách nhiệm về việc làm của mình ( T1)
I. Mục tiêu
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
* Không tán thành với những hành vi tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác,...
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Tìm hiểu truyện Chuyện của bé Đức
 - HS đọc câu chuyện.
 - Thảo luận cả lớp theo ba câu hỏi trong SGK.
 + Đức đã gây ra chuyện gì?
 + Sau khi gây chuyện Đức đã cảm thấy thế nào?
 + Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho đúng? Vì sao?
 - Qua câu chuyện của Đức , chúng ta rút ra điều gì cần ghi nhớ?
 - HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 HĐ2 HS làm bài tập 1 trong SGK
 - HS thảo luận theo nhóm đôi.
 - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV kết luận: 
 HĐ3 Bày tỏ thái độ ( bài tập 2 trong SGK)
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến ở bài tập 2.
 - HS bày tỏ bằng cách dơ thẻ màu ( theo quy ước) . Yêu cầu giải thích tại sao lại tán thành hay phản đối?
 GV kết luận
 HĐ4 Củng cố dặn dò: Chuẩn bị cho tiết sau.
____________ ... i
Bài tập 1: Yêu cầu HS vẽ sơ đồ trình bày bài giải
Bài tập 2: yêu cầu HS tính chiều dài, chiều rộng vườn hoa hình chữ nhật bằng cách đưa về bài toán” Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tổng ở bài này là nửa chu vi và tỉ số lầ . Từ đo tính được diện tích hình chữ nhật và diện tích lối đi.
 3. Củng cố dặn dò
____________________________
Khoa học
Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
I. Mục tiêu
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
II. Đồ dùng dạy học
 - Thông tin từ trang 14, 15 SGK
 - HS sưu tầm ảnh của bản thân lúc còn nhỏ ảnh chụp của trẻ em qua các lứa tuổi khác nhau.
III. Hoạt động dạy và học
 * HĐ1 Thảo luận cả lớp
 - Cho HS đưa ảnh đã sưu tầm được giới thiệu trước lớp theo yêu cầu:
 + Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì?
 * HĐ2 Tổ chức trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”?
 - Bước 1. GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
 - Bước 2: cáccc nhóm tổ chức trò chơi theo sự hướng dẫn của GV.
 - Bước 3: Cho HS làm xong GV ghi nhóm nào xong trước, nhóm nào xong sau . Đợi tất cả cùng xong GV mới yêu càu các em giơ đáp án.
 - GV tuyên dương nhóm nào thắng cuộc.
 * HĐ3 Thực hành
 - HS làm việc cá nhân : đọc các thông tin trong SGK trang 15 và trả lời các câu hỏi
 + Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cuộc đời của mỗi con người?
 - Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh.
 - Biến đổi về tình cảm, suy nghĩ và mối quan hệ xã hội.
 . Cũng cố dặn dò
_______________________________________
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. mục tiêu:
- Đánh giá tình hình học tập của lớp qua tuần học.
- Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, Vệ sinh trực nhật của lớp trong tuần.
II. Hoạt động dạy học.
1. Lớp trưởng đánh giá về công tác Đội, vệ sinh trực nhật của lớp.
2. GV đánh giá về tình hình học tập của lớp, đạo đức.
- Về học tập: Biểu dương những học sinh có tinh thần học tập tốt.
 Động viên, khuyến khích những học sinh học còn yếu, chưa tiến bộ.
- Về đạo đức: Biểu dương khen ngợi những học sinh ngoan ngoãn, lễ phép.
 Nhắc nhở những học sinh chưa ngoan.
III. Kế hoạch của tuần 4
- Nhắc nhở những học sinh còn thiếu đồ dùng học tập cần mua đầy đủ.
- Khác phục những tồn tại của tuần trước.
- Phát huy những mặt đã làm được.
____________________________
TUầN 3
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Luyện toán
Luyện các phép tính về phân số
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng tính các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân số.
* Làm được các phép tính có 2,3 phân số trở lên.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ1 Ôn tập kiến thức.
GV gọi HS đọc các quy tắc thực hiện các phếp tính về phân số.
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:
Tính: + ; - ; x ; : 
- GV cho học sinh lấy bảng con để tính các phép tính về phân số.
Bài 2: Tính:
+ ;	 - ; 	 x 
Bài 3: Một lớp học có có 27 học sinh. Trong đó có số học sinh thích học môn Tiếng Việt, số em thích học toán. Sô học sinh còn lại thích học cả môn toán và Tiếng Việt. Tìm số phần HS thích học cả hai môn.
HĐ3: GV quan sát chung chấm, chữa.
- GV quan sát theo dõi, hướng dẫn HS cách làm bài
- Chấm chữa một số bài làm của HS.
III. Cũng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
 ___________________________
Mỹ thuật
(GV chuyên trách soạn giảng)
 ___________________________
Hướng dẫn thực hành
Địa lí: Việt nam....; Địa hình...
I. Mục tiêu: 
 - Kể tên và chỉ được một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ.
 - Kể được tên một số khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, A
- pa- tit, bô- xit, dầu mỏ.
- Kể thêm được một số khoáng sản mà em biết.
 II. Hoạt động dạy học 
 HĐ1 Ôn tập kiến thức:
 + Phần đất liền của nước ta có dạng hình chữ gì?
 + Kể tên và chỉ trên lược đồ những đồng bằng lớn ở nước ta.
 + Kể tên một số đặc điểm chính của địa hình nước ta.
- GV nêu kết luận: 
 HĐ2 Luyện tập:
 + HS Làm việc theo nhóm
 + Kể tên một số loại khoáng sản có ở nước ta.
 +Hoàn thành bảng sau:
Tên khoáng sản
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
Than
A- pa - tit
Sắt
Bô - xit
Dầu mỏ
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
 HĐ3 GV sửa chữa và giúp hoàn thiện các câu hỏi
III. Cũng cố – Dặn dò.
- Nhận xét tiết học 
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
 Luyện tiếng việt
Luyện tập từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu
 - Tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho.
 - Cảm nhận được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Ôn tập kiến thức:
 - Thế nào là từ đồng nghĩa? Từ đồng nghĩa hoàn toàn? từ đồng nghĩa không hoàn toàn? cho ví dụ.
 - Có thể sử dụng từ cùng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn như thế nào khi nói và viết?
 HĐ2 Luyện tập
 - Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập trong SGK. 
 - Luyện tập thêm:
Bài 1: Tìm và điền tiếp các từ cùng nghĩa vào các nhóm từ cùng nghĩa với nhau
 Đi, vắng vẻ, chạy, vắng teo, xấu, rộng, vắng ngắt, bát ngát, tồi tệ, nhảy, mênh mông, xấu xa, hèn hạ, bao la, thênh thang.
Bài 2: Tìm và điền tiếp các từ cùng nghĩa vào nhóm từ sau:
 - Cho, tặng.
 - To, lớn.
 HĐ3 Chấm chữa bài
III. Củng cố tổng kết:
 - GV nhận xét tiết học.
 __________________________
____________________________
Hướng dẫn thực hành
LS: Bình tây đại nguyên soái...; Nguyễn Trường Tộ...
I. Mục tiêu:
- Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
- Với lòng yêu nước., Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống thực dân Pháp xâm lược.
- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
 - HS biết những lý do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.
II . Các hoạt động dạy và học 
 HĐ1 Ôn tập kiến thức:
+ Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì đã làm cho Trương Dịnh phải băn khoăn, suy nghĩ?
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chngs đã làm gì?
+ Trương Định đã làm gì đền đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
- Em có suy nghĩ gì trước việc Trương Định không tuân lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân đân chống Pháp?
- Em có biết gì thêm về Trương Định?
- Em có biết đường phố, trường học nào mang tên Trương Định?
HĐ2 Làm việc theo cặp
+ Những đè nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trừơng Tộ là gì?
+ Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không? vì sao?
+ Cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
 Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận
 HĐ3 GV nhận xét đánh giá.
III. Cũng cố dặn dò.
 - Nhận xét tiết học 
____________________________
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
 Luyện toán
Luyện tập về hỗn số
I. Mục tiêu
 - HS nắm vững cách chuyển đổi phân số thành hỗn số, hỗn số thành phân số.
 - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số.
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Ôn tập kiến thức:
- Hỗn số gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
 HĐ2 Luyện tập:
Bài 1:Chuyển các hỗn số sau thành phân số
 3 ; 2 ; 7
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
 a. 3 b. 5 c. 4
Bài 3: Tính:
 a. b. 3
 HĐ3 Chấm chữa bài.
III. Cũng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét dặn đò
____________________________                    
____________________________                 
 Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
 Luyện tiếng việt
Luyện tập về văn tả cảnh
I. Mục tiêu 
 - HS nắm vững cấu tạo bài văn tả cảnh.
 - Hoàn thành dàn bài của đề bài tả cánh đồng lúa chín.
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Củng cố lí thuyết
 - Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm có mấy phần , đó là những phần nào?
 HĐ2 Luyện tập 
 Lập dàn bài cho đề bài sau: Em hãy tả cánh đồng lúa chín.
 HĐ3 HS trình bày dàn bài của mình , cả lớp và Gv nhận xét sửa chữa
 HĐ4 HS sửa chỉnh lại giàn bài của mình
III. Củng cố dặn dò
 - Hoàn chỉnh bài bài làm văn.
. Hướng dẫn thực hành
 Ôn sự sinh sản; nam hay nữ
I. Mục tiêu
 -HS nắm vững những kiến thức đã học: Mỗi em bé đều do bố, mẹ mình sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ mình; ý nghĩa của sự sinh sản.
- Phân biệt được nam hay nữ.
II. Các hoạt động dạy và học
 HĐ1 HS hoàn thành các bài tập trong vở bài tập 
 H Đ2 Chữa bài
 + Bước 2: Làm việc cả lớp
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
 - GV nêu ra kết luận , cho 1 số HS nhắc lại
 HĐ3 Trò chơi “ Ai nhanh , ai đúng”?
 + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV phát các tấm phiếu có nội dung như SGK và hướng dẫn HS cách chơi
 + Bước 2: Các nhóm tiến hành chơi
 + Bước 3: Các nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy
III. Củng cố tổng kết: 
 - GV nhận xét tiết học
Hoạt động ngoài giờ
(Tổng đội soạn giảng)
 Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Hướng dẫn thực hành
Thực hành đạo đức
I. Mục tiêu.
- HS biết mình là HS lớp 5 là anh chị trong trường Tiểu Học.
II. Hoạt động dạy và học
 HĐ1 Thảo luận về kế hoạch phấn đấu
 - Từng HS trình bày kế hoạch phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
 + Từng HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm nhỏ, nhóm trao đổi góp ý kiến
 + 3 HS trình bày trước lớp cả lớp nhận xét
 + GV nhận xét kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
 HĐ2 Kể chuyện về các gương HS lớp 5 gương mẫu
 - HS kể về gương các HS lớp 5 gương mẫu trong lớp, trong trường hoặc sưu tầm qua báo đài
 - Thảo luận cả lớp về những điều có thể học tập từ các gương đó
HĐ3 Hát múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đreef trường em.
 III. Củng cố tổng kết
GV nhận xét tiết học
Âm nhạc
(GV chuyên trách soạn giảng)
 Thể dục
 Tự chọn 
I.Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào, cách báo cáo khi bắt đầu và khi kết thúc bài học; Tập hợp hàng ngang, hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phả, quay trái, quay sau. Yêu cầu các em thực hiện các động tác nhanh đều, đẹp, đúng với khẩu lệnh.
 - Chơi trò chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi.
II. Đồ dùng dạy học
 - Một chiếc còi.
II. Hoạt động dạy và học
*HĐ1 GV nêu yêu cầu tiết học
HĐ2 Khởi động : HS chạy nhẹ nhàng tại chỗ, xoay các khớp tay, chân, hông.
HĐ3 Tổ chức cho HS ôn đội hình đội ngũ
 - ôn cách chào, cách báo cáo
 - Ôn tập hợp hàng ngang, hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái, quay sau.
 HĐ4 HS tổ chức chơI trò chơi : “Chạy tiếp sức”
 HĐ5 Cho HS dồn hàng, GV nhận xét dặn dò
III. Cũng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3 co CKTKN.doc