Giáo án dạy tuần 32 khối 5

Giáo án dạy tuần 32 khối 5

Tập đọc$63:

ÚT VỊNH

I/ Mục tiêu:

-Biết đọc diễn cảm được một đoạn hay toàn bộ bài văn.

- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Ut Vịnh.

II/ Đồ dùng: GV: Tranh- HS: SGK

III.Các hoạt động dạy học:

1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 23 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 32 khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Chào cờ( Nội dung do nhà trường )
Tập đọc$63:
út Vịnh
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc diễn cảm được một đoạn hay toàn bộ bài văn.
- Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Ut Vịnh.
II/ Đồ dùng: GV: Tranh- HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài 
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc đoạn 1:
+Đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+)Rút ý 1:
-Cho HS đọc đoạn 2:
+Ut Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt?
+)Rút ý 2:
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Ut Vịnh nhìn ra ĐS và đã thấy gì? 
+Ut Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+Em học tập được ở Ut Vịnh điều gì?
+)Rút ý 3:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc DC đoạn từ thấy lạ, Vịnh nhìn rađến gang tấc trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến !.
-Đoạn 4: Phần còn lại
+ Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các 
+) Những sự cố thường xảy ra ở đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh.
+Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận thuyết phục Sơn 
+) Vịnh thực hiện tốt NV giữ an toàn ĐS.
+ Thấy Hoa , Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn 
+ Trách nhiệm, tôn trọng quy định về an 
+) Vịnh đã cứu được hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu.
*Ca ngợi tấm gương giữ gìn ATGT đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Ut Vịnh.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
Toán$156:
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
-Biết thực hành phép chia ; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II/.Chuẩn bị : GV : Bảng Phụ ; HS: Bảng con 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (164): Tính 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Dòng 2: HSKG
*Bài tập 2 (164): Tính nhẩm
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS làm bài vào bảng con.
-Cả lớp và GV nhận xét.
Cột 3: HSKG
*Bài tập 3 (164): Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu).
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (165): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
a) 2/ 17 ; 22 ; 4
b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6
 0,3 ; 32,6 ; 0,45 
*Kết quả:
a) 35 ; 840 ; 94
 720 ; 62 ; 550
b) 24 ; 80 ; 6/7
 44 ; 48 ; 60
*VD về lời giải:
 7
 b) 7 : 5 = = 1,4 
 5
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
HSKG
* Kết quả:
 Khoanh vào D
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Lịch sử
$32: Chiến thắng Sông lô
(Lịch sử địa phương – tiết 2)
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Ngày 24/10/1947 diễn ra chiến thắng sông Lô lịch sử.
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến tắng sông Lô.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh, ảnh tư liệu về trận Phố Ràng.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	+Nêu nguyên nhân của trận đánh sông Lô?
	+Nêu sự chuẩn bị của nhân dân huyện ĐH cho chiến dịch Thu đông năm 1947?
2-Bài mới:
2.1-Hoạt động 1
 -GV cho HS nối tiếp đọc diễn biến và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng sông Lô mà GV sưu tầm.
2.2-Hoạt động 3 (làm việc theo nhóm 6)
-GV phát tài liệu cho các nhóm.
+ Trình bày diễn biến trận đánh giặc pháp trên sông Lô 24/10/ 1947?
+Nêu kết quả của chiến tắng sông Lô?
+Chiến thắng sông Lô có ý nghĩ lịch sử như thế nào?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt ý rồi ghi bảng.
2.3-Hoạt động 4 (làm việc cả lớp)
-GV nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của chiến thắng sông Lô
-HS nêu cảm nghĩ sau khi học bài này.
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học bài.
- làm việc cả lớp
- HS nối tiếp đọc
- Cả lớp lắng nghe.
- Các nhóm đọc và thảo luận theo các câu hỏi:
* Diễn biến:
Ngày 7/10/1947, thực dân Pháp tập trung 20 ngàn quân tinh nhuệ, có sự tham chiến của máy bay, tàu chiến, đại bác... mở cuộc tấn công, đánh thẳng vào căn cứ địa Việt Bắc, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của ta. Ngày 11/10/1947, đoàn tàu của địch đến Đoan Hùng đã vấp ngày phải kè Sóc Đăng chúng vô cùng kinh ngạc trước "trướng ngại vật đặc biệt" này. Chúng phải dùng máy bay ném bom, dùng trọng pháo bắn, phá vỡ một mảng kè, thủy đội địch mới vượt qua được. 
 Ngày 13/10/1947, hai chiếc ca nô địch từ Đoan Hùng đi Tuyên Quang, tới bến Bình Ca bị bộ đội ta bắn chìm một chiếc, một chiếc phải quay lại. Ta thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.
 Ngày23/10/1947, ba chiếc tàu địch hàng quân ngược sông Lô,đến bến Phương Khoan(Lập Thạch) lọt vào trận địa pháo kích của ta, một ca nô và một tàu chiến địch bị vùi xác dưới dòng sông Lô. 
 11 giờ trưa ngày 24 /10/1947, một đoàn thủy binh địch gồm 5 tàu chiến chở đầy quân, có 6 máy bay yếm trợ, trên đường từ Tuyên Quang rút về ứng cứu cho đồng bọn. Đến Lã Hoàng ( Chí Đám) nơi trận địa phục kích của bộ đội ta, có quân và dân Đoan Hùng phối hợp. Hiệu lệnh chiến đấu được phát ra, lập tức toàn trận địa bước vào cuộc chiến. Tiến chuông, trống mõ kẻng đan xen với những tiếng nổ vang trời của pháo, của súng tiếng reo hò cùng vói khói lửa ngùn ngụt bốc lên từ phía Hữu Đô, Đại Nghĩa cả một khúc sông bỗng chốc đã mịt mù khói lửa. Địch hoảng loạn, chúng vội vã cho tàu chiến, ca nô tạt sang phía Chí Đám, lập tức lọt vào trận địa phục kích của ta. Được lệnh pháo binh ta nhả đạn, bắn trúng vào khoang đựng dầu của 2 tàu chiến địch; lửa bốc cháy ngùn ngụt, cả 2 chiếc LCT bị đắm chìm ngay tại ngã ba sông Lô - sông Chảy. Một chiếc khác bị hư hỏng nặng phải chạy rạt vào bờ.
* Kết quả:
Kết thúc trận đánh ta đã tiêu diệt 350 trên địch, thu được một số súng đạn và nhiều quân trang quân dụng khác. Phối hợp với pháo binh, bộ binh ta còn bắn trọng thương một phi cơ địch, buộc chúng hốt hoảng tháo chạy về xuôi, Ta đã bắt sống được 100 binh lính trên đường tháo chạy về xuôi tại Lã Hoàng ( Chí Đám)
* ý nghĩa:
Chiến thắng đó luôn là nỗi kinh hoàng, ám ảnh bọn thực dân Pháp xâm lược. Chiến thắng này đã làm nức lòng quân và dân cả nước. Chiến thắng mang ý nghĩa lịch sử to lớn, không chỉ là tiêu diệt được một số tàu chiến và binh lính, sĩ quan địch mà quan trọng hơn là sau thất bại đau đớn này, thực dân Pháp mất con đường tiếp tế từ căn cứ chiếm đóng của chúng lên căn cứ Việt Bắc. Con đường hậu cần bị chặt đứt, kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp hoàn toàn bị thất bại. Thực dân Pháp đã phải thú nhận rằng trận chiến trên sông Lô Đoan Hùng là thạm họa đối với chúng. Chiến thắng sông Lô là thắng lợi của đường lối chiến trân nhân dân, toàn dân, toàn diện tự lực cánh sinh dưới sự lãnh đạo của Đảng; là thắng lợi của sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; là thắng lợi của sự phối hợp tuyệt vời của quân và dân Đoan Hùng với quân và dân các huyện bạn: Sơn Dương, Phù Ninh, Lập Thạch, Hạc Trì.... Chiến thắng sông Lô lịch sử mãi mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Đoan Hùng.
- HS nêu lại ý nghĩa lịch sử của chiến thắng sông Lô.
Thứ ba ngày 12 tháng 4 năm 2011
Luyện từ và câu
$63: Ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I/ Mục tiêu:
-Sử dụng đúng dấu phẩy, dấu chấm trong câu văn , đoạn văn.
-Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được các tác dụng của dấu phẩy
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Bảng nhóm, bút dạ.
-Hai tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ: 
GV cho HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (138):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
-GV mời 1 HS đọc bức thư đầu.
+Bức thư đầu là của ai?
-GV mời 1 HS đọc bức thư thứ hai.
+Bức thư thứ hai là của ai?
-Cho HS làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Mời một số nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (138):
-Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
-HS viết đoạn văn của mình trên nháp.
-GV chia lớp thành 7 nhóm, phát phiếu và hướng dẫn HS làm bài:
+Nghe từng bạn đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn ấy vào giấy khổ to.
+Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
-GV nhận xét, khen những nhóm làm bài tốt.
3-Củng cố, dặn dò:
*Lời giải :
Bức thư 1: “ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2: “ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sãn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
-HS làm việc cá nhân.
-HS làm bài theo nhóm, theo sự hướng dẫn của GV.
-HS trình bày.
-HS nhận xét ... u, bò, dê, cá,
+Cây trồng: Lúa, ngô, khoai sắn, chè, 
-Tượng đài chiến thắng Sông Lô, Chùa Tây Cốc, chùa Đông Khê,.. .
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Dặn HS về nhà tìm hiểu thêm về dân cư, kinh tế và văn hoá của Bảo Yên và chuẩn bị bài sau “Ôn tập cuối năm”.
Khoa học$64:
Vai trò của môi trường tự nhiên 
đối với đời sống cong người
I/ Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
-Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
-Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II/ Đồ dùng dạy học:
Hình trang 132, SGK. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: 
-Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- kể tên các tài nguyên thiên nhiên và công dụng của chúng?
2-Nội dung bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. 
2.2-Hoạt động 1: Quan sát 
*Mục tiêu: -Biết nêu VD chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
-Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo nhóm 7 
+Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 130 để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
+Thư kí ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập.
-Bước 2: Làm việc cả lớp
+Mời đại diện một số nhóm trình bày.
+Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+GV nhận xét, kết luận: SGV trang 203.
*Đáp án:
Hình 
Cung cấp cho con người
Nhận từ các HĐ của con người
H. 1
Chất đốt (than)
Khí thải
H. 2
Đất đai
Chiếm S đất, thu hẹp S trồng 
H.3
Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc.
Hạn chế sự phát triển của 
H.4
Nước uống
H.5
Đất đai để XD đô thị.
Khí thải của nhà máy
H. 6
Thức ăn
3-Hoạt động 2: Trò chơi “Nhóm nào nhanh hơn”
*Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.
*Cách tiến hành:
	-GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
	-Cho HS thi theo nhóm tổ.
	-Hết thời gian chơi, GV mời các tổ trình bày.
	-Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
	-Tiếp theo GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ ô nhiễm).
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học. 
-Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày15 tháng 4 năm 2011
Toán$160:
Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
-Biết tính tính chu vi, diện tích các hình đã học.
-Biết giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ
II/.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ ; HS: Bảng con.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (167): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Mời 1 HS nêu cách làm.
-Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (167): 
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài.
-Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (167): HSKG
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (167): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS làm bài. 
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài .
-Cả lớp và GV nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò: 
*Bài giải:
a) Chiều dài sân bóng là:
 11 x 1000 = 11000 (cm)
 11000cm = 110m
 Chiều rộng sân bóng là:
 9 x 1000 = 9000 (cm)
 9000cm = 90m
 Chu vi sân bóng là:
 (110 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
 110 x 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400m ; b) 9900 m2.
*Bài giải:
 Cạnh sân gạch hình vuông là:
 48 : 4 = 12 (m)
 Diện tích sân gạch hình vuông là:
 12 x 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144 m2
*Bài giải:
 Chiều rộng thửa ruộng là:
 100 x 3/5 = 60 (m)
 Diện tích thửa ruộng là:
 100 x 60 = 6000 (m2)
 6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
 6000 : 100 = 60 (lần) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là:
 55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg.
*Bài giải:
 Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
 10 x 10 = 100 (cm2)
 Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
 (12 + 8) : 2 = 10 (cm)
 Chiều cao hình thang là:
 100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm.
GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
Tập làm văn$64:
tả cảnh 
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
- HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng ; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
-Giấy kiểm tra.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài:
	Bốn đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn.
 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra:
-Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
-GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
-GV nhắc HS :
+Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
 3-HS làm bài kiểm tra:
-HS viết bài vào giấy kiểm tra.
-GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
-Hết thời gian GV thu bài.
4-Củng cố, dặn dò:
-HS nối tiếp đọc đề bài.
-HS trình bày.
-HS chú ý lắng nghe.
-HS viết bài.
-Thu bài.
-GV nhận xét tiết làm bài.
	-Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31.
$32: dành cho địa phương
Tìm hiểu uỷ ban nhân dân 
xã Tây Cốc
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
-Một số công việc của UBND xã TC
-Cần phải tôn trọng UBND xã TC
-Thực hiện các quy định của UBND xãTC.
II/.Chuẩn bị : GV: Bảng phụ ; Bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 14.
2-Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học
2.2-Hoạt động 1: Tìm hiểu UBND xã TC.
*Mục tiêu: HS biết một số công việc của UBND xã TC.
*Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
Các nhóm thảo luận các câu hỏi :
+ UBND xã TC làm công việc gì?
+ UBND xã TC có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần có thái độ NTN đối với UBND?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận.
-HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	2.3-Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập
*Mục tiêu: Củng cố những hiểu biết của HS ở hoạt động 1.
*Cách tiến hành: 
	-GV phát phiếu học tập, cho HS trao đổi nhóm 2.
	Nội Dung phiếu như sau:
+Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước những việc cần đến UBND xã TC để giải quyết.
	a. Đăng kí tạm trú cho khách ở lại nhà qua đêm.
	b. Cấp giấy khai sinh cho em bé.
	c. Xác nhận hộ khẩu để đi học, đi làm.
	d. Tổ chức các đợt tiêm vác – xin phòng bệnh cho trẻ em.
	đ. Tổ chức giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
	e. Xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em, trạm y tế,
	g. Mừng thọ người già.
	h. Tổng vệ sinh làng xóm, phố phường.
	i. Tổ chức các hoạt động khuyến học.
-Mời đại diện các nhóm HS trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	-GV kết luận: UBND xã TC làm các việc b, c, d, đ, e, h, i.
	3-Củng cố, dặn dò:
	-Em cần có thái độ và ý thức như thế nào đối với UBND xã TC ?
	-GV nhận xét giờ học. Nhắc nhở HS thực hiện nội dung bài học.
 Kỹ thuật $32:
Lắp Rô-bốt .( Tiết 3)
I Mục tiêu: 
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp Rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn.
- Với HS khéo tay: lắp được Rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn, tay rô-bốt có thể năng lên, hạ xuống được.
II. Đồ dùng dạy - học
 - G mẫu Rô-bốt đã lắp sẵn. 
 - G+ H bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III.Các hoạt động dạy - học.
.Bài mới:
 Hoạt động 4. Học sinh tiếp tục thực hành lắp Rô-bốt.
+ Lắp từng bộ phận.
- GV kiểm tra sản phẩm của HS tiết trước.
- GV cần theo dõi uốn nắn kịp thời những HS còn lúng túng.
- HS tiếp tục thực hành lắp Rô-bốt.
 + Lắp ráp Rô-bốt (H1- SGK).
- H lắp ráp theo các bước trong sgk.
- G nhắc H cần lưu ý một số điểm sau:
 +Lắp chân Rô-bốt là chi tiết khó lắp vì vậy khi lắp cần chú ý vị trí trên, dưới của thanh chữ U dài. Khi lắp chân vào tấm nhỏ hoặc lắp thanh đỡ thân Rô-bốt cần lắp các ốc , vít ở phía trong trước .
 +Lắp tay Rô-bốt phải q/s kĩ H5a-Sgk và chú ý lắp 2 tay đối nhau. 
 +Lắp đầu Rô-bốt cần chú ý vị trí thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ phải vuông góc với nhau.
- GV cần theo dõi uốn nắn kịp thời những H còn lúng túng.
 Hoạt động 5. Đánh giá sản phẩm.
 - G tổ chức cho H trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định một số em.
 - G nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III sgk
 - G cử 2-3 H dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của bạn.
 - G nhận xét, đánh giá sản phẩm của H theo 2 mức: hoàn thành và chưa hoàn thành. Những H hoàn thành sớm, sản phẩm đảm bảo yêu cầu, kĩ thuật được đánh giá ở mức hoàn thành tốt.
 - G nhắc H tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
 IV/Nhận xét-dặn dò:
- G nhận xét tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp Rô-bốt.
- H chuẩn bị trước mô hình mình định lắp để học bài " Lắp ghép mô hình tự chọn "
- H trưng bày sản phẩm
GDTT $64:
CHủ điểm: Kính yêu bác hồ
Sơ Kết tuần 32
A.Mục tiêu:
- Hoạt động theo chủ điểm của tháng 4: kính yêu Bác Hồ
- Đọc các bài thơ về Bác Hồ.
- Sơ kết tuần 32: đánh giá ưu khuyết điểm tuần 32.
B.Nội dung:
1. Hoạt động theo chủ điểm của tháng 4: Kính yêu bác Hồ.
- Gv Tiếp tục tổ chức cho học sinh: Thi đọc thơ về Bác Hồ.
 * VD: bài ảnh Bác Hồ , Công ơn Bác Hồ, 
- GV nhận xét, khen ngợi những học sinh đọc thơ đúng chủ đề, đọc hay. 
2.Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần 32: 
3.GV đánh giá chung:
+ Về nề nếp ra vào lớp:.. 
+ Về thể dục, vệ sinh.
+ Về nề nếp học tập:.
+ Tồn tại: 
4.Phương hướng tuần 33:
Duy trì những nề nếp đã có.
Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bàI ở nhà.
Khắc phục khó khăn để học tập tốt.
Tăng cường kiểm tra, bồi dưỡng HS yếu trong lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 32HL.doc