Giáo án dạy tuần 4 Khối 5

Giáo án dạy tuần 4 Khối 5

Tập đọc $ 7:

NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I/ Mục tiêu:

 -Đọc đúng tên người ,tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bàI văn.

-. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

 -Trả lời được câu hỏi 1, 2,3.

II/ Đồ dùng dạy – học:

 GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh dạy đọc diễn cảm.

 HS: SGK

 

doc 22 trang Người đăng nkhien Lượt xem 985Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy tuần 4 Khối 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: 
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2009
Chào cờ.
Nội dung do nhà trường
Tập đọc $ 7: 
Những con sếu bằng giấy
I/ Mục tiêu: 
 -Đọc đúng tên người ,tên địa lí nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bàI văn.
-. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
 -Trả lời được câu hỏi 1, 2,3.
II/ Đồ dùng dạy – học:
 GV: Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh dạy đọc diễn cảm.
 HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Hai nhóm học sinh đọc phân vai vở kịch “Lòng dân” và trả lời câu hỏi về nội dung ý nghĩa của vở kịch .
2. Bài mới: 
2.1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ chủ điểm: “ Cánh chim hoà bình” và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Giới thiệu bài đoc: “ Những con số bằng giấy”: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân của chiến tranh và bom nguyên tử.
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
 *Luyện đọc: 
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ. 
- Hướng dẫn chia đoạn.
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi cho học sinh và giúp học sinh tìm hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. 
- Giáo viên đọc mẫu 
b. Tìm hiểu bài:
- Xa- da - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? 
- Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa - da- cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa – da – cô?
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 
2.3 Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-GV đọc diễn cảm đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Tồ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
 GV nhận xét
 Một học sinh đọc bài
 Học sinh nối tiếp đọc đoạn
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
 HS luyện đọc từ khó
 HS đọc chú giải
- Học sinh đọc cả bài.
- Từ khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Cô hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp Sếu
- Các bạn trên khắp thế giới đã gấp những con Sếu bằng giấy gửi tới cho Xa - da - cô.
- Khi Xa -da - cô chết các bạn đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân
 -HS tự nêu ý kiến
 (VD: Chúng tôi căm ghét chiến tranh)
* Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm.
- Đại diện 3 tổ lên thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp bình chọn HS đọc hay nhất.
-GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau:
Toán $ 16: 
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I/ Mục tiêu: 
 -Biết một dạng quan hệ tỉ lệ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 -Biết giải toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” 
 II. Đồ dùng
 GV: Bảng phụ, sgk
 HS: SGK, nháp.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài về nhà
2. Bài mới.
a. Ví dụ:
-GV nêu ví dụ.
-Cho HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2giờ, 3 giờ.
-Gọi HS lần lượt điền kết quả vào bảng ( GV kẻ sẵn trên bảng.
-Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai đại lượng: thời gian đi và quãng đường đi được?
b. Bài toán:
-GV nêu bài toán.
-Cho HS tự giải bài toán theo cách rút về đơn vị đã biết ở lớp 3.
 Nêu bước rút về đơn vị trong bài?
-GV gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”:
+4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?
+Quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần?
 Y/cầu HS nêu lại các bước giải của 2 cách trên.
c. Thực hành:
*Bài 1: GV gợi ý để HS giải bằng cách rút về đơn vị:
-Tìm số tiền mua 1 mét vải.
-Tìm số tiền mua 7mét vải.
 Chấm, chữa bài.
 Nêu cách giải bài toán?
-HS tìm quãng đường đi được trong các khoảng thời gian đã cho.
-HS lần lượt điền kết quả vào bảng (như sgk).
*HS nêu nhận xét: SGK- tr.18.
HS tóm tắt và tự giải bài toán
 Tóm tắt:
 2 giờ: 90 km.
 4 giờ:km?
Bài giải:
*Cách 1: “Rút về đơn vị”.
 Trong 1 giờ ô tô đi được là:
 90 : 2 = 45 (km) (*)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
*Cách 2: “ Tìm tỉ số”.
 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4: 2 = 2 (lần)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
HS đọc đề bài, làm vở
Tóm tắt:
 5m: 80000 đồng.
 7m:đồng?
Bài giải:
 Số tiền mua 1 mét vải là:
 80000 : 5 = 16000 (đồng)
 Mua 7 mét vải hết số tiền là:
 16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đápsố:112000 đồng. 
 3. Củng cố – dặn dò: 
 -Bài tập về nhà: BT2 –
 -GV củng cố, nhận xét giờ học.
Lịch sử:$4: 
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX-
 đầu thế kỉ XX
I/ Mục tiêu :
-Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế- xã hội VN đầu thế kỷ XX:
-Về KT: xuất hiện nhà máy , hầm mỏ, đường ô tô, đường sắt.
-Về XH: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: - Hình trong SGK .
-Bản đồ hành chính Việt Nam .
HS: SGK
III/ Các hoạt động dạy học : 
1. Kiểm tra bài cũ: Thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
2. Bài mới:
 *2.1 Hoạt động 1:(làm việc cả lớp)
-GV nêu nhiệm vụ học tập :
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Đời sống của công nhân , nông dân Việt Nam trong thời kì này ?
HS đọc thông tin SGK+ sự hiểu biết trả lời
-Xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới.
-Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
-Vô cùng cực khổ.
 *2.2 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-GV phát phiếu phiếu giao việc cho các nhóm. Nội dung phiếu thảo luận:
+Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành KT nào là chủ yếu? Sau khiTDP xâm lược ,những ngành KT nào mới ra đời? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Trước đây, XH Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?Đời sống của công nhân và nông dân ra sao?
-GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
2.3.Hoạt động 3: (làm việccả lớp )
-GV tổng họp các ý kiến của học sinh , nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế , xã hội ở nước ta
- Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu theo các nội dung câu hỏi.
-Đai diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS rút ra bài học 
 nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ SGK (trang 11).
3. Củng cố –dặn dò:
-GV hệ thống ND bài, 
 nhận xét tiết học .
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu $ 7 :
Từ trái nghĩa
A. Mục đích yêu cầu.
- Bước đầu hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau.
- Nhận biết được từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ (BT1) ; biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước(BT2,3)
- HS khá giỏi đạt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3.
B. Đồ dùng dạy – học:
-HS : VBT Tiếng Việt, tập 1.
-GV : Bảng lớp viết nội dung bài tập 1,2,3 – phần luyện tập.
C. Các hoạt động dạy- học:
1.Kiểm tra bài cũ:
-Đọc lại đoạn văn dựa vào một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu
2.Bài mới:
 a, Giới thiệu bài:
 b, Phần nhận xét:
*Bài tập1:
-Một HS đọc trước lớp yêu cầu BT.
-GVmời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: chính nghĩa, phi nghĩa.
-GV cho HS giải nghĩa hai từ trên.
-“phi nghĩa,chính nghĩa” là hai từ có nghĩa như thế nào với nhau?
*Bài tập 2:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài 3: (Qui trình tương tự BT2 ; GV cho HS thảo luận nhóm 4).
-Phi nghĩa: Trái với đạo lý. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
-Chính nghĩa:Đúng với đạo lý.chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công
-Là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa.
-Các từ trái nghĩa:
 sống / chết ; vinh / nhục
-Lời giải: Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên tạo ra 2 vế tương phản, làm nổi bật quan niệm sống rất cao đẹp của người Việt Nam- thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
c, Phần ghi nhớ: HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
d, Luyện tập:
*Bài tập 1: -Cho một HS đọc yêu cầu.
-GV mời 4 HS lên bảng- mỗi em gạch chân 1 cặp từ trái nghĩa.
*Bài tập 2:
-cách tổ chức tương tự BT 1.
*Bài tập 3: -cho HS làm bài theo nhóm
-Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
*Bài tập 4: Đặt câu
-Các cặp từ trái nghĩa: đục / trong ; đen / sáng ; rách / lành ; dở / hay.
- Các từ cần điền là: rộng, đẹp, dưới.
-các nhóm chữa bài
-HS khá, giỏi đặt 2câu có cặp từ trái nghĩa tìm được trong BT3
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học--Chuẩn bị bài luyện tập về từ trái nghĩa
Toán$17 :
Luyện tập
A. Mục tiêu. 
-Biết giải bài toán liên quan đến tỷ lệ bằng một trong hai cách Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
B.Đồ dùng dạy học
 GV : PBT
HS :nháp
C.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1-Kiểm tra bài cũ.
 -HS nêu lại cách giải BT2(19) tiết trước
 2- Bài mới : Giới thiệu bài
* Bài 1: HS đọc đề bài, tóm tắt bài mới rồi giải vào nháp.
 Tóm tắt Bài giải
 12 quyển = 24000 đồng. Giá tiền 1 quyển vở là:
 30 quyển =  đồng? 24000 : 12 = 2000 ( đồng)
 Giá tiền mua 30 quyển vở là:
-Nhận xét 2 x 30 = 60000(đồng)
 Đáp số = 60000 đồng
*Bài 3: Cho HS nêu bài toán, tự tìm cách giải rồi làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Chấm bài
-Cả lớp cùng GV nhận xét. 
 Bài 4: (Qui trình thực hiện tương tự như bài tập 3
 Chấm, chữa bài
 Tóm tắt:
 3 ô tô: 120 học sinh
 160 học sinh:ô tô?
 Bài giải:
 Một ôtô chở được số HS là:
 120 : 3 = 40 (học sinh)
 Để chở 160 học sinh cần dùng số ô tô:
 160 : 40 = 4 (ô tô) 
 Đáp số : 4 ô tô
 Tóm tắt:
 2 ngày: 72000 đồng.
 5 ngày :đồng?
 Bài giải:
Số tiền trả trong 1 ngày công là:
 72000 : 2 = 36000(đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
 36 x 5 =180000 (đồng).
 Đáp số : 180000 đồng 
3. Củng cố – dặn dò:
	-Cho HS nhắc lại cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ.
	-GV nhận xét giờ học.
Chính tả( nghe- viết).
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
I/ Muc tiêu:
 -Viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê(BT2,BT3). 
II/ Đồ dùng dạy học.
 - GV : SGK ; HS : vở,VBT
III/ Các hoạt động dạy- học.
1-Kiểm tra bài cũ 
-Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào ?
-Dấu thanh được đặt ở đâu trong tiếng ?
2- Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn học si ... c nước mà em biết?
- Kể tên và chỉ trên hình một vị trí một số sông ở VN.
- Nhận xét về số sông ngòi ở Miền Trung?
-Miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
*Kết luận: Mạng lưới sông ngòi của nước ta dày đặc và phân bố rộng rãi khắp trên cả nước.
2.2.Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
*Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm )
Câu hỏi thảo luận:
-Mùa mưa và mùa khô sông ngòi nước ta có đặc điểm gì? Có những ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
-Màu nước của con sông ở địa phương em vào mùa lũ và mùa cạn có khác nhau không? Tại sao?
2.3. Vai trò của sông ngòi:
*Hoạt động 3: ( Làm việc cả lớp )
-Nêu vai trò của sông ngòi? 
-GV mời HS lên bảng chỉ bản đồ địa lý tự nhiên VN về vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông lớn bồi đắp lên chúng.
-GV kết luận 
-HS thảo luận nhóm 2
-HS trả lời các câu hỏi trước lớp.
-Sông ở miền Trung thường nhỏ, ngắn, dốc.
-Miền Bắc có các sông lớn: s. Hồng, s.Đà, s. Thái Bình.
-Miền Nam có các sông lớn: s. Tiền, s. Hậu, s. Đồng Nai.
-HS thảo luận nhóm.
-Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận.
-HS khác bổ sung.
+Bồi đắp nên nhiều đòng bằng.
+Cung cấp nước cho đồng ruộng và sinh hoạt.
+Là nguồn điện và là đường giao thông.
+Cung cấp nhiều tôm cá.
	3.Củng cố- dặn dò:
 nhận xét giờ học
- vn học thuộc bài
Khoa học $8 :
Vệ sinh ở tuổi dậy thì
I/ Mục tiêu
-Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
-Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
- Nêu miệng được nội dung bài học.
II. Đồ dùng dạy học
GV : Phiếu ghi những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì
HS : mỗi HS chuẩn bị 1 thẻ(1 mặt ghi đúng, 1 mặt ghi sai)
 III. Các hoạt động dạy – học:
1.Kiểm tra bài cũ:
 -Nêu độ tuổi của vị thành niên, tuỏi trưởng thành, tuổi già
2.Bài mới:
Hoạt động 1: Động não
*Mục tiêu: (Mục I.1)
*Cách tiến hành:
-Tuổi dậy thì, chúnh ta cần làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn trứng cá?
-GV ghi lại những ý kiến của HS.
-GV yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm trên.
-GV kết luận: (SGV-41)
-HS trả lời
-HS nêu những tác dụng của từng việc làm vệ sinh.
HĐ2: Làm việc với phiếu học tập.
-GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ:
+Nam nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nam”
+Nữ nhận phiếu “VS cơ quan sinh dục nữ”
( Nội dung phiếu như SGV-41,42)
-Chữa bài tập theo nhóm nam,nữ riêng.
HĐ 3: Quan sát tranh và thảo luận.
 *Mục tiêu: ( mục I.2)
 *Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm:
+Chỉ và nói ND từng hình.
+Chung ta nên làm gì và không nên làm gì để BV sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
-GVkết luận: (SGV-44)
-HS thảo luận nhóm
-Đai diên các nhóm trình bày
HĐ 4: Trò chơi Tập làm diễn giả.
-GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
HS trình bày .
GV khen ngợi các HS đã trình bày rồi hỏi HS khác: Các em đã rút ra được điều gì qua phần trình bày của các bạn? 
3.Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
-Thực hiện giữ vệ sinh tuổi dậy thì
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2009
 Toán $ 20:
 Luyện tập chung
A. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng 2 cách “ Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
-Làm được các bài toán:1,2,3.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng nhóm. ; HS: SGK, nháp, vở.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Luyện tập:
a. Bài 1 (Tr 22)
- Cho HS giải vào nháp rồi chữa bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
b. Bài 2:GV hỏi phân tích bài toán.
- Y/cầu HS làm nháp, 1 HS làm bảng nhóm.
Ta có sơ đồ ?
Chiều rộng:
 Chiều dài : 15m	
 ?
- Củng cố dạng toán: Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
c. Bài 3:
- Yêu cầu HS tự tóm tắt và giảI vào vở
- Chấm, chữa bài.
- Củng cố BT đại lượng tỉ lệ thuận(giải bằng cách: Tìm tỉ số).
d. Bài 4: HD về nhà.
- Tóm tắt:
 1 ngày / 12 bộ : 30 ngày
1 ngày / 18 bộ : ? ngày
III. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu chuẩn bị bài: 
Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài.
- HS đọc bài tập.
- HS trả lời- nhận xét.
- hS làm nháp, 1 hS làm bảng nhóm.
 Bài giải:
HS nam:
HS nữ:	 28 hs
	? hs
 Theo sơ đồ số HS nam là:
	28 : (2 + 5) ´ 2 = 8 (HS)
Số HS nữ là: 28 - 8 = 20 (HS)
 Đáp số: 20 HS nữ , 8 HS nam
HS đọc bài tập.Vẽ sơ đồ,giải vào nháp.
 Bài giải:
Theo sơ đồ, chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
	15 : (2 - 1) ´ 1 = 15 (m)
Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:
	15 ´ 2 = 30 (m)
Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:
	(30 + 15) ´ 2 = 90 (m)
	Đáp số: 90 m
HS đọc bài tập- Làm vào vở.
 Tóm tắt:
	100 km : 12 lít xăng
	 50 km : ? lít xăng.
 Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
	100 : 50 - 2 (lần)
Ôtô đi được 50 km hết số lít xăng là:
	12 : 2 = 6 (lít)
	Đáp số: 6 lít.
- HS đọc bài tập
Bài giải
Cách 1:nếu 1 ngày làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	30 ´ 12 = 360 (ngày)
Nếu 1 ngày làm 18 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
	360 : 18 = 20 (ngày)
Cách 2: Theo kế hoạch số bộ bàn ghế hoàn thành là:12 ´ 30 = 360 (bộ)
1 ngày làm được 18 bộ thì thời gian để làm xong 360 bộ là:360 : 18 = 20 (ngày)
	Đáp số: 20 ngày.
15 m
Chiều dài
Chiều rộng
Tập làm văn.
$8 : Tả cảnh 
(Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu: 
HS viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần(MB, TH ,KB), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
 -Điễn đạt thành câu; bước đầu dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
 HS:-Giấy kiểm tra.
 GV:-Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra: sự CB của HS
Giới thiệu bài:
Ra đề:
Em hãy tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Học sinh làm bài
Củng cố dặn dò.: GV nhận xét giờ
Dặn đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5, nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê
Đạo đức $ : 4
Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2)
I/ Mục tiêu.
 -Biết thế nào lạ có trách nhiệm về việc làm của mình.
-Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
II. Đồ dùng dạy học
 GV :SGK ; HS : SGK
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Kiểm tra bài cũ.
 -Bạn Đức đã gây ra chuyện gì?
 -Theo em, bạn Đức nên giải quyết việc đó thế nào cho tốt? Vì sao?
2.Bài mới:
 2.1 Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
-GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
- HS thảo luận nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận dưới hình thức đóng vai.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
 2.2. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
*Mục tiêu: mỗi HS có thể tự liên hệ, kể về một viêc làm của mình( dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
*Cách tiến hành.
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm( dù rất nhỏ) chứng tỏ rằng mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày câu chuyện của HS. Và gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
- HS trao đổi vối bạn bên cạnh về câu chuyên của mình.
-Một số HS trình bày trước lớp, rút ra bài học.
-GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. và ngược lại.
 	+ Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
3.Củng cố và dặn dò: 
 -Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học.
Kĩ thuật$4: 
Thêu dấu nhân 
(tiết 2)
I/ Mục tiêu:
-.Biết cách thêu dấu nhân.
-Thêu được các mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. đường thêu có thể bị dúm .
-HS nam không bắt buộc thực hành SP. HS khéo tay thêu được ít nhất 8 dấu nhân, biết ứng dụng để thêu trang trí.
-Yêu tích, tự hào với sản phẩm làm được.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV:- Mẫu thêu dấu nhân.
- Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
HS:+ Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 35 cm x 35cm.
+ Kim khâu len.
+ Phấn màu, thước kẻ, kéo, khung thêu.
III/ Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS.
2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	-Cho HS nhắc lại các kiểu thêu.
	-Giới thiệu và nêu mục đích của tiết học.
 2.2-Hoạt động 1: Ôn lại các thao tác kĩ thuật.
GV hướng dẫn HS ôn lại các thao tác kĩ thuật:
-Nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu mũi thêu dấu nhân?
-Nêu các thao tác bắt đầu thêu, thêu mũi 1, 2?
-Em hãy nêu và thực hiện các thao tác kết thúc đường thêu?
-Yêu cầu 1 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
 2.3-Hoạt động 2: HS thực hành.
-GV mời 2 HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
-GV nêu thời gian thực hành.
-HS thực hành thêu dấu nhân ( Cá nhân hoặc theo nhóm)
-GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng.
-HS nêu và thực hiện.
-HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-HS nêu.
-HS thực hành thêu dấu nhân.
-Một số học sinh trình bày bàI làm trước lớp
Lớp nhận xét, đánh giá
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học -Nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau tiếp tục thực hành.
GDTT $8:
 Tổ1: Vệ sinh lớp họcCHủ điểm: Truyền thống nhà trường
 Vệ sinh trường lớp- Sơ Kết tuần 4
A.Mục tiêu:
-.Thực hành vệ sinh trường lớp
- Sơ kết tuần 4
-Nắm được các việc cần làm trong tuần 5
B.Nội dung:
1. Vệ sinh trường lớp
 GV phân công cho các tổ vệ sinh:
 Tổ 2, 3: vệ sinh sân trường
 Cho HS lao động
 GV nhận xét quá trình làm việc của học sinh
2. Sơ kết tuần 4
 .Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp tuần : ưu điểm, tồn tại
 *.GV đánh giá chung:
 + Về nề nếp ra vào lớp:.. ......................
 + Về thể dục, vệ sinh.........................
 + Về nề nếp học tập:......................
 + Tồn tại:.. 
 3.Phương hướng tuần 5:
- Duy trì những nề nếp đã có.
- Kiểm tra nghiêm túc việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Khắc phục khó khăn để học tập tốt.
- Nêu yêu cầu của tuần học tới. Phân công nhiệm vụ giúp đỡ bạn cùng tổ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 4HL.doc