Giáo án Địa lí 5 - Tuần 1 - Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta

Giáo án Địa lí 5 - Tuần 1 - Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta

 Địa lí - Tiết 1

 VIẾT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

 I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, HS :

 - Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước VN trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.

 - Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta.

 - Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam.

 - Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN, Qủa Địa cầu.

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 5 - Tuần 1 - Tiết 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Địa lí - Tiết 1
 VIẾT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA 
 I. MỤC TIÊU: 
 Học xong bài này, HS : 
 - Chỉ được vị trí địa lí và giới hạn của nước VN trên bản đồ (lược đồ) và trên quả Địa cầu.
 - Mô tả được vị trí địa lí, hình dạng nước ta. 
 - Nhớ diện tích lãnh thổ Việt Nam. 
 - Biết được những thuận lợi và một số khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên VN, Qủa Địa cầu. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tg 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
2’
30’
1.Giới thiệu bài : 
+Phổ biến PP học tập môn ĐL5
+ GT bài và ghi tên bài . 
2. Bài mới: 
* Vị trí địa lí và giới hạn:
HĐ 1: ( làm việc cá nhân )
+Y/C HS quan sát H1SGK,TLCH
-Đất nước VN gồm có những bộ phận nào ? 
+ Treo lược đồ TNVN, Y/c quan sát rút nhận xét sau dó lên chỉ phần đất liền nước ta trên lược đồ. 
- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
- Biển bao bọc phía nào phần đất liền nước ta ? Tên biển là gì ?
- Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta ? 
+ Nhận xét, bổ sung: ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta.
+ Gọi HS chỉ vị trí nước ta trên quả Địa cầu, hỏi:
-Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?
Kết luận: sgk/68
* Hình dạng và diện tích: 
HĐ 2: ( làm việc theo nhóm )
+ Y/c các nhóm đọc sgk, quan sát H2 và bảng số liệu, thảo luận các câu hỏi sau:
-Phần đất liền nước ta có đặc 
điểm gì?
- Từ Bắc vào Nam theo đường thẩng, phần đất liền dài khoảng bao nhiêu km?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km?
+ Y/c HS so sánh diện tích nước ta với một số nước khác trong bảng
+Nhận xét, kết luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc Nam với đường bờ biển cong như chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
HĐ 3: Tổ chức trò chơi: Tiếp sức
+ Nêu tên và HD cách chơi 
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3.Củng cố, dặn dò:
+ Gọi HS đọc “ Bài học” SGK
+Nhận xét tiết học
+ Dặn HS học ở nhà:
 .Học thuộc bài.
 .Chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe, ghi nhớ. 
- Nhắc lại tên bài . 
. HS quan sát và trả lời: 
-Đất liền, biển, đảo và quần đảo. 
.2-3 HS lên chỉ đường biên giới và nêu tên:
- Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Đông, nam và tây nam.
Tên biển là Biển Đông.
- đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc
quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
- 2-3 hs lên chỉ và trả lời: Có vùng biển thông với các đại dương nên thuận lợi cho việc giao lưu bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không.
. HS TLN4, sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung:
- hẹp ngang, chạy dài và có đường bờ biển cong như chữ S.
- Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650km
- chưa đầy 50km
- diện tích khoảng 330000km2.
HS so sánh và nêu kết quả
HS chia thành 2 nhóm và tham gia chơi tích cực: Thi điền nhanh tên các địa danh: Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
 Vài HS đọc.
- Ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docđịalíT1.doc