I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng của nước ta.
- Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam.
- HS khá-giỏi nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta. Biết phần đất liền VN hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S
2. Kĩ năng:
- Chỉ được vị trí địa lí, hình dạng của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ, quả địa cầu).
- Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
Tuần 1 Tiết 1 Bài 1: VIỆT NAM – ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Mô tả sơ lược vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng của nước ta. - Nêu được diện tích của lãnh thổ Việt Nam. - HS khá-giỏi nêu được những thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta. Biết phần đất liền VN hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc – Nam, với đường bờ biển cong hình chữ S 2. Kĩ năng: - Chỉ được vị trí địa lí, hình dạng của nước Việt Nam trên bản đồ (lược đồ, quả địa cầu). - Chỉ và nêu được tên một số đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ (lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, quả địa cầu). - Phiếu học tập. - Tranh ảnh minh họa trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ A. Kiểm Tra Bài Cũ: - GV kiểm tra ĐDHT của HS. - Tổ trưởng kiểm tra các thành viên trong tổ và báo cáo. B. Bài mới: 1’ 1. Giới thiệu: GV giới thiệu chung về nội dung SGK, nội dung phần Địa lí. Trong bài học đầu tiên của phần Địa lí lớp 5, chúng ta sẽ tìm hiểu về Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của Việt Nam. (GV ghi tựa bài lên bảng, HS nghe và ghi tựa bài vào tập). 11’ 2. Phát Triển Bài: HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn của nước ta: - GV cho HS làm việc cả lớp: + Các em có biết nước ta nằm ở khu vực nào của thế giới không? Hãy chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu? - GV treo lược đồ Việt Nam trong khu vực ĐNA và yêu cầu HS làm việc theo cặp. - GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận. + Chỉ phần đất liền của nước ta trên lược đồ? + Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta? + Biển bao bọc phía nào? Tên biển là gì? + Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta? + Lãnh thổ VN gồm những bộ phận nào? à Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Đất nước ta vừa có đất liền, biển, các đảo, các quần đảo và vùng không. - 2HS lên chỉ bàn đồ và nêu: Việt Nam thuộc khu vực châu Á; nằm trên bán đảo Đông Dương; nằm trong khu vực ĐNA. - HS quan sát và thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi. + Dùng que chỉ theo đường biên giới của nước ta. + Trung Quốc (B), Lào, Campuchia (T, TN). + Biển Đông bao bọc phía Đ, N, TN của nước ta. + Đảo: Các Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, ; Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. + Gồm: đất liền, biển, các đảo, các quần đảo và vùng không. 10’ HĐ2: Một số thuận lợi do vị trí địa lí đem lại cho nước ta: - GV cho HS làm việc theo cặp. + Vì sao nói Việt Nam có nhiều thận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, biển và đường không? - GV có thể giải thích lại cho rõ. - HS suy nghĩ trao đổi và trả lời: + Đường bộ: Phía B- giáp TQ. T- Lào, Cam pu chia; Đường biển: N&Đ- biển Đông, Malaysia, Philippine thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới; Đường không: thiết lập các đường bay đến nhiều nước trên thế giới. 10’ HĐ3: Hình dạng và diện tích: - GV cho HS làm việc nhóm. Phát phiếu cho mỗi nhóm. - GV theo dõi, giúp đỡ nhóm gặp khó khăn. - GV cho HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. à Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều B – N với đường bờ biển cong hình chữ S. từ B vào N theo đường thẳng dài khoảng 1650 km, từ T sang Đ, nơi hẹp nhất ở Đồng Hới (Quãng Bình) chưa đầy 50km. - HS hình thành nhóm 6 hoàn thành phiếu thảo luận. - Đại diện nhóm dán lên bảng và trình bày. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. - Vài HS lên bảng chỉ bảng đồ. 5’ C. Củng cố - Dặn dò: 1/- GV có thể tổ chức cho HS chơi “Giới thiệu về Việt Nam đất nước tôi” - GV cho cả lớp bình chọn HS giới thiệu hay, đúng, hấp dẫn nhất. 2/ Gọi HS đọc lại ghi nhớ trong SGK. * Nhận Xét: - Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. * Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau để giúp tiết học sau sinh động hơn. Tiết 2 Bài 2: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Dựa vào bản đồ (lược đồ) nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta. 2. Kĩ năng: - Kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). - HS khá-giỏi biết khu vực có núi và một số núi có hướng tây bắc – đông nam, cánh cung. - Kể một số loại khoáng sản của nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, apatit, dầu mỏ. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam. Lược đồ địa hình, khoáng sản Việt Nam.– Phiếu bài tập. - Tranh ảnh minh họa trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3’ A. Kiểm Tra Bài Cũ: GV kiểm tra 3 HS. + Chỉ vị trí Việt Nam trên lược đồ khu vực ĐNA? + Nêu tên các nước giáp phần đất liền của nước ta? + Chỉ và nêu tên 1 số đảo và quần đảo nước ta? - GV nhận xét, đánh giá. - 3HS lên chỉ bản đồ và trả lời. - HS khác nhận xét và đánh giá. 32’ B. Bài mới: 1’ 1. Giới thiệu: Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thuận lợi do Địa hình và khoáng sản mang lại. (GV ghi tựa bài lên bảng, HS nghe và ghi tựa bài vào tập. 9’ 2. Phát Triển Bài: HĐ1: Địa hình Việt Nam: - GV cho HS làm việc theo cặp: + Chỉ vị trí các vùng núi và đồng bằng của nước ta? + So sánh diện tích của vùng đồi núi với đồng bằng? + Núi nước ta có mấy hướng chính, đó là những hướng nào? + Kể tên và chỉ trên lược đồ các dãy núi ở nước ta. Trong những dãy núi đó, những dãy núi nào có hướng Tây Bắc – Đông Nam, những dãy núi nào có hình cánh cung? + Kể tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta? - GV gọi 4 đại diện lên trình bày. à Trên phần đất liền của nước ta, ¾ diện tích là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Các dãy núi ở nước ta chạy theo 2 hướng chính. ¼ diện tích nước ta là đồng bằng, các đồng bằng này chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp nên - 2HS cạnh nhau cùng quan sát lược đồ và thực hiện. + HS dùng que chỉ khoanh vào từng vùng. + 3 phần 4 là đồi núi. + 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và hình cánh cung + Dãy núi có hướng Tây Bắc – Đông Nam: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc; dãy núi có hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn Nam. + Đồng bằng Bắc bộ, Nam bộ và duyên hải miền Trung; Cao nguyên: Sơn La, Mộc Châu, Kon Tum, Plây-ku, Đắk-Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên, Di Linh. - 4HS trình bày, HS khác nhận xét. - Cả lớp nghe. 13’ HĐ2: Khoáng sản Việt Nam: - GV treo lược đồ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hãy đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ này dùng để làm gì? + Dựa vào lược đồ và kiến thức của em, hãy nêu tên 1 số loại khoáng sản ở nước ta? Loại khoáng sản nào có nhiều nhất? + Chỉ những nơi có mỏ than, apatit, sắt, dầu mỏ? - GV nhận xét và nêu khái quát lại. + Hãy nêu đặc điểm của khoáng sản nước ta? - HS quan sát lược đồ và xung phong trả lời. - HS khác nhận xét – bổ sung. + giúp ta nhận xét về các khoáng sản và vùng phân bố các khoáng sản đó.. + Nước ta có nhiều loại khoáng sản. Than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất. + HS lên bảng chỉ đến vị trí nào, nêu tên vị trí đó. à Nước ta có nhiều loại khoáng sản: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, thiếc, đồng, bôxit, vàng, apatitTrong đó than đá là loại khoáng sản có nhiều nhất và tập trung chủ yếu ở Quãng Ninh. 9’ HĐ3: Những thuận lợi do Địa hình và khoáng sản mang lại cho nước ta: - GV cho HS làm việc nhóm (phát phiếu cho HS) - GV yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu. - GV theo dõi và giúp nhóm yếu. - GV yêu cầu 2 nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. à Đồng bằng nước ta chủ yếu do phù sa của sông ngòi bồi đắp, từ hàng nghìn năm trước nhân dân ta đã trồng lúa trên các đồng bằng này, tuy nhiên để đất không bạc màu thì việc sử dụng phải đi đôi với việc bồi bổ cho đất. Nước ta có nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, nhưng khoáng sản không phải là vô tận nên khai thác và sử dụng cần tiết kiệm và hiệu quả. - HS hình thành nhóm 6 hoàn thành phiếu. - Đại diện 2 nhóm dán kết quả lên bảng và trình bày. - Nhóm khác theo dõi và bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. 5’ C. Củng cố - Dặn dò: 1/- GV có thể tổ chức cho HS chơi “Những nhà quản lí khoáng sản tài ba” - GV cho cả lớp bình chọn người quản lí giỏi. 2/ Gọi HS đọc lại ghi nhớ trong SGK. * Nhận Xét: - Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. * Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài sau để giúp tiết học sau sinh động hơn. Tiết 3 Bài 3: KHÍ HẬU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: - Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta. - Trình bày được một số đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta. - HS khá-giỏi giải thích được vì sao VN có kh nhiệt đới gió mùa và biết chỉ hướng gió ĐB, TN, ĐN. - So sánh và nêu được sự khác nhau của khí hậu giữa 2 miền: Nam - Bắc. 2. Kĩ năng: ... ø Nam Mĩ? + Em biết gì về đất nước Hoa Kì? - GV nhận xét đánh giá. - 3 HS thực hiện. - HS khác nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: (33’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về 2 châu lục còn lại: Châu Đại Dương và châu Nam Cực. (GV ghi tựa - HS nghe và ghi tựa bài vào tập). 2. Phát Triển Bài: (32’) HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn châu Đại Dương: (10’) - GV treo bản đồ tự nhiên Thế giới lên bảng và yêu cầu HS làm việc theo cặp. + Chỉ và nêu vị trí châu lục Ô-xtrây-li-a? + Chỉ và nêu tên các quần đảo của châu Đại Dương? - HS làm việc nhóm đôi. - HS dựa vào lược đồ, SGK để trình bày và chỉ bản đồ. + Nằm ở Nam bán cầu, có đường chí tuyến Nam đi qua giữa lãnh thổ. + Đảo: Niu Ghi-nê giáp châu Á; Quần đảo: Bi-xăng-ti-mé-tác, Xô-lô-môn, Va-nu-a-tu,Niu Di-len, - Nhóm khác nhận xét bổ sung. à GV kết luận: Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam, gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo xung quanh. HĐ2: Đặc điểm tự nhiên: (10’) - GV treo bản đồ tự nhiên châu Đại Dương lên bảng và yêu cầu HS làm việc cá nhân VBT. - GV treo bảng phụ. - GV theo dõi, HD HS quan sát và viết kết quả vào. - GV cho HS trình bày. + Vì sao lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu khô và nóng? à GV kết luận: - HS làm việc VBT. - 1HS lên hoàn thành bảng. - 1HS đọc lại bảng. HS khác nhận xét bổ sung. + Vì lãnh thổ rộng, không có biển ăn sâu vào đất kiền, ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới (nóng) nên có khí hậu khô và nóng HĐ3: Người dân châu Đại Dương và hoạt động kinh tế: (12’) - Các em dựa vào SGK (103) để trả lời câu hỏi: + Nêu số dân của châu Đại Dương? + So sánh số dân châu Đại Dương với số dân các châu lục khác? + Nêu thành phần dân cư của châu Đại Dương. Họ sống ở những đâu? + Nêu những nét chung về nền kinh tế của Ô-xtrây-li-a? - HS làm việc cá nhân. - HS dựa vào SGK để ghi lại và trình bày. + 33 triệu người. + có số dân ít nhất trong các châu lục. + Người dân bản địacó nước da sẫm màu, tóc xoăn, mắt đen, sống chủ yếu ở các đảo. Người gốc Anh di cư sang từ các thế kỉ trước có màu da trắng, sống chủ yếu ở lục địa Ô-xtrây-li-a và đảo Niu Di-len. + Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển, nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa. Các ngành công nghiệp năng lượng khai khoáng, luyện kim, chế tạo máy, chế biến thực phẩm phát triển mạnh. - HS khác nhận xét bổ sung. à GV kết luận: Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, thực-động vật độc đáo. Ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở châu lục này. HĐ4: Châu Nam Cực: (12’) - GV yêu cầu HS đọc thông tin và cho biết đặc điểm các yếu tố tự nhiên châu Nam Cực. + Nêu vị trí châu Nam Cực? + Có khí hậu như thế nào? + Động vật tiêu biểu ở đây là gì? + Vì sao con người không sinh sống thường xuên ở đây? + Vì sao ở đây có khí hậu lạnh nhất thế giới? - HS làm trả lời miệng. + Nằm ở vùng địa cực Nam. + Lạnh nhất thế giới, quanh năm dưới 0oC. + là chim cánh cụt. + Vì khí hậu ở đây quá khắc nghiệt. + Vì nhận rất ít năng lượng mặt trời nên khí hậu lạnh. - HS khác nhận xét bổ sung. à GV kết luận: Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới và là châu lục duy nhất không có dân cư sinh sống thường xuyên, chỉ có các nhà khoa học sống ở đây để nghiên cứu. C. Củng cố - Dặn dò: (4’) Về nhà học bài và xem trước bài tiếp theo để giúp tiết học sau sinh động hơn. Nhận Xét: -Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. Tuần 28 Tiết 28 Bài 28: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần: 1. Kiến thức: Nhớ tên và tìm vị trí của 4 đại dương trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ thế giới. 2. Kĩ năng: Dựa vào bản đồ, lược đồ và bảng số liệu mô tả sơ lược vị trí địa lí, độ sâu trung bình, diện tích của các đại dương. 3. Thái độ: Yêu thiên nhiên, con người trên thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới, bảng số liệu các đại dương. Quả địa cầu. - Phiếu học tập. - Tranh ảnh minh họa trong SGK. Sưu tầm các thông tin về đại dương III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm Tra Bài Cũ: (3’) - GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm nổi bậc của châu Nam Cực? + Em biết gì về châu Đại Dương? - GV nhận xét đánh giá. - 23 HS thực hiện. - HS khác nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: (33’) 1. Giới thiệu: (1’) Trong các bài từ 17 đến 27 chúng ta đã tìm hiểu về các châu lục trên thế giới. Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về các đại dương trên thế giới. (GV ghi tựa - HS nghe và ghi tựa bài vào tập). 2. Phát Triển Bài: (32’) HĐ1: Vị trí của các đại dương: (10’) - GV treo bản đồ tự nhiên Thế giới lên bảng và yêu cầu HS làm việc theo cặp, hoàn thành bảng sau: - GV phát phiếu cho 4 nhóm - GV cho HS trình bày. - GV nhận xét. - HS làm việc nhóm đôi. - HS dựa vào lược đồ, SGK để hoàn thành. - 4 nhóm làm trong phiếu và dán bản. - 4HS lần lượt báo cáo kết quả. - HS khác nhận xét bổ sung. Tên đại dương Vị trí (nằm ở bán cầu nào) Tiếp giáp với châu lục, đại dương Thái Bình Dương Aán Độ Dương Đại Tây Dương Bắc Băng Dương Ơû bán cầu Tây, 1 phần nhỏ ờ bán cầu Đông. Nằm ở bán cầu Đông. 1 nữa ở bán cấu Đông, 1 nữa ở bán cầu Tây. Nằm ở vùng cực bắc. - Giáp châu Mĩ, Á, Âu, Đại Dương, Nam Cực. AĐD, ĐTD. - Giáp châu Á, Phi, Đại Dương, Nam Cực. TBD, ĐTD. - Giáp châu Á, Mĩ, Đại Dương, Nam Cực. TBD, AĐD. - Giáp châu Á, Âu, Mĩ. TBD. HĐ2: Đặc điểm của đại dương: (10’) - GV treo bảng số liệu về các đại dương lên bảng và yêu cầu HS làm việc cá nhân. + Nêu diện tích, độ sâu trung bình, độ sâu lớn nhất của từng đại dương? + Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích? + Cho biết độ sâu lớn nhất thuộc về đại dương nào? à GV kết luận: - HS trình bày miệng. + AĐD rộng 75 triệu km2, độ sâu trung bình 3963m, độ sâu lớn nhất 7455m + TBD – ĐTD – AĐD – BBD. + Là Thái Bình Dương. - HS khác nhận xét bổ sung. HĐ3: Thi kể về các đại dương: (12’) - Các em dựa vào tranh ảnh, thông tin về các đại dương để thi kể cho các bạn nghe về 1 trong các ảnh mình sưu tầm được? - GV và cả lớp bình chọn nhóm giới thiệu hay. - HS làm việc nhóm. - Đại diện 6 nhóm thi giới thiệu. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. C. Củng cố - Dặn dò: (4’) Về nhà học bài và xem trước bài tiếp theo để giúp tiết học sau sinh động hơn. Nhận Xét: -Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. Tuần 29 Tiết 29 Bài 29: ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố, ôn tập: 1. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và các hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. 2. Kĩ năng: - Nhớ được tên các quốc gia đã được học trong chương trình của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương. 3. Thái độ: - Ham tìm hiểu về thiên nhiên, con người các nước trên thế giới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ thế giới (trống).– Phiếu bài tập. Quả địa cầu - Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiểm Tra Bài Cũ: (3’) - GV kiểm tra 5 HS. + Hãy nêu tên và tìm 4 đại dương trên thế giới? + Mô tả từng đại dương theo trình tự: Vị trí địa lí, diện tích, độ sâu? - GV nhận xét, đánh giá. - 5HS lên bảng chỉ bản đồ thế giới và trả lời. - HS khác nhận xét và đánh giá. B. Bài mới: (32’) 1. Giới thiệu: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ ôn tập lại một số kiến thức và kĩ năng đã học về địa lí thế giới. (GV ghi tựa bài lên bảng, HS nghe và ghi tựa bài vào tập. 2. Phát triển bài: HĐ1: Trò chơi: “thi ghép chữ vào hình”: (14’) - GV chọn 2 đội, mỗi đội 10 HS. Treo bản đồ tự nhiên thế giới để trống các châu lục và đại dương. - GV HD cách chơi: Phát cho mỗi em một thẻ từ ghi tên các châu lục hoặc đại dương. Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trong thẻ, em này xong đến em kia, đội nào xong trước và đúng là đội thắng cuộc. - GV gọi 10 HS nêu vị trí các châu lục và các đại dương. - GV tổng kết lại ngắn gọn. - 20HS tham gia trò chơi, các em còn lại là cổ động viên. - Hs đọc bảng từ và quan sát tìm chỗ dán. - 10 HS lần lượt nêu vị trí 1 châu lục hoặc 1 đại dương. HĐ2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới: (17’) - GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu đọc BT2. - GV theo dõi và giúp nhóm gặp khó khăn. - GV tổ chức cho HS trình bày. - GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung để hoàn thành. - 6HS thành 1 nhóm: Nhóm 1, 2 hoàn thành câu a; Nhóm 3, 4 hoàn thành câu b; Nhóm 5, 6 hoàn thành câu c. - Các nhóm 1, 3, 5 dán phiếu trên bảng và trình bày. - Nhóm khác nhận xét – bổ sung. C. Củng cố - Dặn dò: (5’) - GV dặn Hs về nhà ôn tập để chuẩn bị kiểm tra cuối năm. * Nhận Xét: -Tuyên dương những em học tốt và tích cực phát biểu xây dựng bài.... - Phê bình, khuyến khích các em học chưa tốt,chưa tích cực, chưa tập trung vào bài. SOẠN XONG MÔN ĐỊA LÍ
Tài liệu đính kèm: