Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam-Đất nước chúng ta

Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam-Đất nước chúng ta

– Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

– Giáo viên gọi từng cá nhân lên trình bày kết quả vừa làm, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

– Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

 

docx 8 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 5 - Bài 1: Việt Nam-Đất nước chúng ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa lý lớp 5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 1: Việt Nam - Đất nước chúng ta (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Sau bài học, giúp học sinh có thể:
- Sử dụng bản đồ/lược đồ xác định được vị trí địa lý VIệt Nam.
- Xác định được vị trí, giới hạn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
- Nêu được thuận lợi do địa lý mang lại cho nước ta.
- Mô tả được hình dạng lãnh thổ, phần đất liền của Việt Nam.
- Giúp hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Giúp hình thành và phát triển cho học sinh phẩm chất: yêu nước, yêu thiên nhiên
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Giáo viên: 
+ Bài giảng powerpoint
+ Phiếu thảo luận nhóm 
+ Lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
+ Lược đồ Việt Nam
+ Video “Xin chào Việt Nam”
- Học sinh:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
KHỞI ĐỘNG
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi ” lật mảnh ghép”.
- Luật chơi: Có 1 bức tranh ẩn dưới 6 mảnh ghép, mỗi học sinh có quyền lựa chọn 1 mảnh ghép. Mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi. Trả lời đúng mảnh ghép sẽ được lật mở. Từ mảnh ghép thứ 3 ai có câu trả lời đúng về nội dug bức tranh sẽ là người chiến thắng. 
 + Câu 1: “Nước nào hình thể cong cong 
 Giống như chữ S, Biển đông xanh màu,
 Từ Nam Quan đến Cà Mau,
 Quê hương một dải không đâu đẹp bằng 
 Bạn ơi có biết hay chăng 
 Một miền đất nước Đố rằng: Nước chi?” 
Đáp án: Việt Nam
 + câu 2: Nghe đoạn nhạc sau cho biết tên bài hát là gì?
Đáp án: Bài hát Đất nước tươi đẹp sao
 + Câu 3: “Lá gì nền đỏ 
 Giữa có ngôi sao vàng 
 Trên khắp nước Việt Nam
 Luôn tung bay trước gió” 
Đáp án: Lá cờ tổ quốc Việt Nam
 + Câu 4: Thủ đô của nước Việt Nam ở đâu?
Đáp án: Hà Nội
 + Câu 5: Đây là gì? Ở đâu? 
Đáp án: Chùa 1 cột ở thủ đô Hà Nội
 + Câu 6: Đây là trang phục gì?
Đáp án: Áo dài – trang phục truyền thống của Việt Nam
=> bức tranh: Lược đồ đất nước Việt Nam
KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn của Việt Nam
a.Mục tiêu: 
- Sử dụng bản đồ/lược đồ xác định được vị trí địa lý VIệt Nam.
- Xác định được vị trí, giới hạn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
b. Cách tiến hành:
– Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và yêu cầu học sinh đọc thông tin:
+ Chỉ phần đất liền của nước ta trên bản đồ. 
+ Nêu tên các nước giáp phần đất liền nước ta. 
+ Cho biết biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta? Tên biển là gì?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo nước ta. 
+ Một số thuận lợi do vị trí địa lý mang lại cho nước ta
- Học sinh lên chỉ vị trí địa lý Việt Nam trên lược đồ.
– Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
– Giáo viên gọi từng cá nhân lên trình bày kết quả vừa làm, các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý.
– Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
c. Kết luận:Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Nước ta là một bộ phận của Châu Á, có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
THỰC HÀNH
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình dạng, diện tích VIệt Nam.
a. Mục tiêu: Mô tả được hình dạng lãnh thổ, phần đất liền của Việt Nam.
b. Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và thảo luận theo nhóm 2 bàn.
- GV phát phiếu thảo luận nhóm. 
PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM
Bài 1: Việt Nam – Đất nước chúng ta
Nhóm:.Lớp:
Quan sát lược đồ Việt Nam và bảng số liệu về diện tích của một số nước châu Á hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki – lô – mét?
2. Nơi hẹp nhất là ở đâu? Bao nhiêu ki – lô – mét?
3. Phần đất liền nước ta có hình dạng như thế nào?
4. Điền vào chỗ trống
 So với các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Cam-pu-chia thì diện tích nước ta rộng hơn các nước  và nhỏ hơn các nước .... 
- GV gọi đại diện nhóm lên chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, góp ý.
- GV nhận xét và chốt đáp án.
c. Kết Luận: Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.
VẬN DỤNG
Hoạt động 3: Trò chơi ”Em là hướng dẫn viên du lịch”
a. Mục tiêu: 
Vận dụng được kiến thức đã học vào tình huống thực tiễn.
b. Hoạt động dạy học 
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi ”Em là hướng dẫn viên du lịch” 
- Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm là khách du lịch, 1 nhóm là người hướng dẫn viên du lịch. Nhóm người hướng dẫn viên du lịch có nhiệm vụ là vừa chỉ vào lược đồ vừa giới thiệu về đất nước Việt Nam chúng ta cho khách du lịch. Khách du lịch chọn bất kỳ một hướng dẫn viên du lịch và sẽ đặt ngược lại một số câu hỏi để người hướng dẫn viên giải đáp.
- GV gợi ý: 
+ Giới thiệu về vị trí địa lý của nước ta
+ Giới thiệu về hình dạng, diện tích nước ta
+ Nước Việt Nam có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như: Đảo Phú Quốc, biển Nha Trang, Nha Trang, Hà Nội, Sapa,.....
+ Có nhiều món ăn ngon: phở Hà Nội, cháo Lươn Nghệ An,...
+ Đặc biệt là con người ở đây rất thân thiện và hiếu khách.
- GV hỗ trợ HS nếu cần.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét tinh thần chơi trò chơi của cả lớp.
- Cho HS xem video ”Xin chào Việt Nam”.
4. Củng cố và dặn dò
- GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò sưu tầm tranh ảnh về đất nước Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_5_bai_1_viet_nam_dat_nuoc_chung_ta.docx