Sau bài học, em:
- Nêu được các hoạt động sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp.
- Bước đầu trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành nông, lâm nghiệp.
- Nhận biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người dân.
- Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.
Giáo viên: Hứa Hoài Phương Trường: Tiểu học Lê Văn Tám Ngày dạy: 10/11/2021 Môn: Địa lí (Tiết 3, Lớp 5A3) BÀI 6. NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN (TIẾT 1) I. Yêu cầu cần đạt Sau bài học, em: - Nêu được các hoạt động sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp. - Bước đầu trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành nông, lâm nghiệp. - Nhận biết mối quan hệ giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của người dân. - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. * Tích hợp: BVMT khai thác rừng bừa bãi làm mất đi rừng phòng hộ đầu nguồn dẫn đến hạn hán và lũ lụt xảy ra. II. Đồ dùng dạy học - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập, bút, vở. III. Hoạt động dạy học HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS Khởi động Các em ạ, Việt Nam là nước có tiềm năng về nông, lâm nghiệp và có đường bờ biển dài thích hợp cho phát triển thủy sản. Hôm nay, cô và các em sẽ cùng tìm hiểu bài 6. Nông, lâm nghiệp và thủy sản để hiểu rõ hơn về các hoạt động và sản phẩm của các ngành nghề đó. - Ghi đầu bài - Chốt mục tiêu: Cô điều chỉnh nội dung tiết học này như sau: hôm nay các em chỉ tìm hiểu về nông, lâm nghiệp và thực hành các nội dung liên quan đến kiến thức về nông, lâm nghiệp. Với tiết 1 này, chúng ta sẽ thực hiện HĐCB từ HĐ1 đến HĐ4 và làm BT1, BT2 ý 1 của HĐTH. Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” 1) Lúa gạo, hoa màu, ...là sản phẩm của ngành nông nghiệp. A. Đúng 2) Trồng rừng, bảo vệ và khai thác rừng là hoạt động của ngành nào? B. Lâm nghiệp - HS nghe. - HS thực hiện A. HĐCB 1. Liên hệ thực tế - Hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp mà gia đình em thường sử dụng. - Theo em, những sản phẩm đó được sản xuất ở trong nước hay nhập từ nước ngoài. Để biết Việt Nam chúng ta sản xuất được những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu nào, cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động 2. 1. HĐ cặp đôi a. Một số sản phẩm nông nghiệp mà gia đình em thường sử dụng là: gạo, ngô, khoai, rau, củ, thịt gà, lợn, bò, trứng, sữa,... b. Theo em, những sản phẩm đó được sản xuất ở trong nước. 2. Tìm hiểu các hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp - Ngành nông nghiệp gồm những hoạt động sản xuất nào? - Vì sao nói trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong ngành nông nghiệp? - Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương em. Chúng ta đã biết ngành nông nghiệp gồm những hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Vậy hãy cùng xem trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu được phân bố ở đâu trên đất nước chúng ta nhé. 2. HĐ cặp đôi a. Đọc thông tin b. Trả lời các câu hỏi sau: - Ngành nông nghiệp gồm những hoạt động sản xuất: trồng trọt và chăn nuôi. - Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong ngành nông nghiệp vì trồng trọt đóng góp tới 3/4 giá trị của sản xuất nông nghiệp. - Một số cây trồng, vật nuôi chính ở địa phương em là: + Cây trồng: cây ăn quả (na, bưởi, hồng, quýt, ...) , rau bắp cải, cây lúa, cây chè, ... + Vật nuôi: gia súc (trâu, bò), gia cầm (vịt, gà, ngan) 3. Quan sát lược đồ và thảo luận Kể tên một số cây trồng ở nước ta. Kể tên một số vật nuôi ở nước ta. *. So sánh: Tại sao vùng núi và cao nguyên lại trồng được nhiều cây cà phê, chè, cao su? (Ở vùng núi và cao nguyên có những đồi cỏ thích hợp cho việc chăn thả gia súc lớn như trâu, bò.) - Nhờ đâu mà cây ăn quả, cây lúa lại được trồng nhiều ở vùng đồng bằng? (Nơi đây có nhiều thóc lúa, nguồn thức ăn được đảm bảo dẫn đến ngành chăn nuôi lợn và gia cầm được phát triển.) Dựa vào vốn hiểu biết, em hãy cho biết tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây. 3. HĐ nhóm a. HS quan sát lược đồ hình 1 b. Thảo luận và TLCH - Tên một số cây trồng ở nước ta là: cây lúa, cây ăn quả, cây cà phê, cây chè, cây cao su. - Tên một số vật nuôi ở nước ta là: trâu, bò, lợn và gia cầm. Hoàn thành bảng: Vùng Cây trồng Vật nuôi Núi và cao nguyên Cây cà phê, cây chè, cây cao su Trâu bò Đồng bằng Cây ăn quả, cây lúa Lợn, gia cầm - Trả lời: Vì vùng núi và cao nguyên có đất ferarit, đất đỏ bazan thích hợp cho các loại cây phát triển. - Nhờ phù sa của các con sông lớn bồi đắp nên đất đai ở vùng đồng bằng màu mỡ, phì nhiêu thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả. (Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên trồng được nhiều loại cây, chủ yếu là cây xứ nóng.) c. Tình hình phát triển ngành nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây: - Việt Nam đã trở thành nước xuât khẩu gạo hàng đầu thế giới. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. - Nguồn thức ăn ngày càng đảm bảo đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng. d. HS đọc để bổ sung vốn hiểu biết của mình. GV Chốt: - Nước ta có các điều kiện để phát triển nông nghiệp đó là: + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. + Đất đai màu mỡ. + Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước. - Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhờ có 2 đồng bằng lớn đó là: Đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, không chỉ có sản lượng mà chất lượng gạo ở Việt Nam được công nhận là ngon nhất thế giới (Gạo ST25) HS nghe 4. Khám phá ngành lâm nghiệp Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết hoạt động trồng rừng và khai thác rừng tập trung nhiều ở đâu? - Do được nhà nước đưa ra chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình quản lý nên đất rừng ngày càng được bảo vệ và phát triển. - Khai thác gỗ và lâm sản hợp lí sẽ làm tăng diện tích rừng, nghề trồng rừng phát triển đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. 4. HĐ nhóm a. Quan sát hình 2 (trang 96) em thấy, ngành lâm nghiệp gồm có 2 hoạt động sản xuất chính, đó là: - Trồng và bảo vệ rừng - Khai thác gỗ và lâm sản khác. b. Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng tập trung nhiều ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển (rừng ngập mặn). c. Quan sát bảng số liệu ta thấy: - Giai đoạn 1980 - 1995, diện tích rừng của nước ta giảm do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm rẫy. - Giai đoạn 1995 - 2015 diện tích rừng của nước ta tăng trở lại do Nhà nước đã và đang vận động nhân dân trồng rừng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc. d) Đọc thông tin để kiểm tra câu trả lời của em. - Việc phá rừng bừa bãi gây nên những hậu quả nghiêm trọng như: hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, sạt lở đất, Chúng ta cần trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. - Nhà trường, địa phương luôn phát động phong trào Tết trồng cây vào đầu xuân năm mới. - Em cần làm gì để góp phần bảo vệ rừng? HS nghe, quan sát hình ảnh - Trồng cây, bảo vệ rừng, không chặt phá rừng, đốt rừng, . Qua tìm hiểu về nông, lâm nghiệp. Các em hãy đọc và ghi nhớ nội dung của bài. Ghi nhớ: - Trồng trọt là hoạt động sản xuất chính trong nông nghiệp. Lúa gạo, lợn và gia cầm được trồng và nuôi nhiều ở đồng bằng; cây công nghiệp lâu năm, trâu, bò được trồng và nuôi nhiều ở vùng núi và cao nguyên. - Bên cạnh việc khai thác gỗ và lâm sản, nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. HS nghe, ghi vào vở những điều em học được. Các em vừa tìm hiểu về nông, lâm nghiệp. Để khắc sâu kiến thức phần nội dung chúng ta vừa tìm hiểu. Sau đây các em chuyển sang hoạt động thực hành (làm vào phiếu) B. HĐTH 1. Làm bài tập. - Những câu đúng là: a2, a4. (YC hs lựa chọn câu đúng, bạn nào chọn giống bạn thì giơ tay) -> Khen HS HS thực hiện cặp đôi vào phiếu. a) Đọc các câu sau và cho biết câu nào đúng, câu nào sai. a1. Trong nông nghiệp nước ta, chăn nuôi là hoạt động sản xuất chính. a2. Nghề trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển. a3. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đồng bằng. a4. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. b) Viết những câu đúng vào vở. 2. Hoàn thành phiếu học tập. c a b d (Bạn nào đã hoàn thành phiếu học tập có kết quả giống như của bạn thì giơ tay) -> Khen HS HS thực hiện cặp đôi vào phiếu a) Lấy phiếu học tập theo mẫu b) Hoàn thành phiếu học tập. c) Đổi phiếu cho cặp đôi khác để giúp nhau sửa lỗi. Phiếu học tập 1. Chọn các ý dưới đây rồi điền vào các sơ đồ sao cho phù hợp. a) Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. b) Ngành chăn nuôi phát triển. c) Trồng được nhiều loại cây, chủ yếu là cây xứ nóng. d) Do có nguồn thức ăn được đảm bảo. -> Như các em đã biết, việc phá rừng bừa bãi gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng. Chúng ta cần phát triển và bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Ngoài ra, cần phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch. - Giờ học ngày hôm nay các em đã học về nông, lâm nghiệp. Ở Lạng Sơn chúng ta có những sản phẩm nông, lâm nghiệp nổi tiếng, đó là: (đưa hình ảnh các sản phẩm nông, lâm nghiệp ở Lạng Sơn) - Ở địa phương chúng ta có các sản phẩm lâm nghiệp như: trồng cây thông, bạch đàn, keo, ngoài ra còn có các sản phẩm từ cây trồng lâu năm như hồi, quế, sở, mác ca, - Đây là các sản phẩm của Lạng Sơn, chúng ta hãy cùng tuyên truyền quảng bá về các sản phẩm để nhiều người cùng biết. - HS phát biểu: hồi, quế, trám đen, cao khô vạn linh, hồng vành khuyên, thạch đen, na, mác ca, - HS nghe, quan sát hình ảnh. - Qua tiết học này, em tự nhận xét mình đạt được mục tiêu bài học ở mức nào? - Theo em, bạn nào trong lớp mình nắm được bài nhanh, sôi nổi, tích cực xây dựng bài? - Cô khen cả lớp hôm nay hoàn thành bài rất tốt, tích cực và sôi nổi. C. HĐ ƯD HS thực hiện theo yêu cầu.
Tài liệu đính kèm: