Môn Địa lý (3): hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn
I.Mục tiêu
Học xong bài này Hs biết:
_Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
_Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức
_Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân
_Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người
II.Chuẩn bị
Giáo viên: Bảng đồ điạ lý tự nhiên Việt Nam
Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản (nếu có).
Tuần Thứ ngày tháng năm Môn Địa lý (3): hoạt động sản xuất của người dân ở hoàng liên sơn I.Mục tiêu Học xong bài này Hs biết: _Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. _Dựa vào tranh ảnh để tìm ra kiến thức _Dựa vào hình vẽ nêu được quy trình sản xuất phân lân _Xác lập được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người II.Chuẩn bị Giáo viên: Bảng đồ điạ lý tự nhiên Việt Nam Tranh ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản (nếu có). III.Hoạt động dạy học TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ - Hãy kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn? - Nêu những hoạt động trong chợ phiên? - Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Lên Sơn? - Giáo viên nhận xét 2.Bài mới Giới thiệu: ở bài học trước các em đã biết được các sinh hoạt,trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn. GV ghi bảng tên bài HS mở sách trang 76 SGK Hoạt động1: Yêu cầu Hs đọc thầm mục 1 SGK vàtrả lời : Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì ở đâu? GV treo bảng đồ điạ lý tự nhiên Việt Nam Yêu cầu Hs tìm vị trí của Hoàng Liên Sơn. Hs quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu? Tại sao phải làm ruộng bậc thang? GV kết luận: Nghề nông là nghề chính của người dân ở Hoàng Liên sơn. Họ trồng lúa, ngô, chè, trồng rau, cây ăn quả trên nương rẫy trên ruộng bậc thang. Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh ở SGK hoặc tranh ảnh sưu tầm để hoạt động nhóm +Nhóm 1+3: Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn? - 3 Hs lên bảng - Hs nối tiếp nhau đọc đề bài - HS làm việc cá nhân - Trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy, ruộng bậc thang trồng lanh để dệt vải, trồng rau, đào, mận, lê, trồng lúa nước trên đất dốc. Hs lên chỉ trên bảng đồ +ở sườn núi +Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn - HS làm việc theo nhóm Đại diện nhóm trả lời Hs khác bổ sung +Hàng thổ cẩm như: khăn, mũ, túi, tấm thảm. +Nhóm 2+5: Nhận xét về màu sắc của hàng thổ cẩm? +Nhóm 4+6: Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì? GV kết luận: Ngoài làm ruộng ra người dân ở Hoàng Liên Sơn còn có các nghề thủ công như: dệt, thêu, đan, rèn, đúc rất đẹp. Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản Yêu cầu HS quan sát hình 3 SGK và đọc thầm mục 3 -Kể tên một số khoáng sản có ở Hoàng Liên Sơn? -ở vùng núi Hoàng Liên Sơn khoáng sản được khai thác nhiều nhất là gì? -Dựa vào hình 3 mô tả quy trình sản xuất phân lân? +Tại sao chúng ta phải bảo vệ giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lý? +Ngoài khai thác khoáng sản người dân miền núi khai thác gì? +GV nhận xét kết luận Liên hệ thực tế: Không khai thác lâm, khoáng sản và phá rừng bừa bãi làm cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường. 3.Củng cố dặn dò Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là chính? -GV gọi Hs đọc phần ghi nhớ SGK Nhận xét dặn dò bài sau +Hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ đẹp bền. +Để phục vụ đời sống và sản xuất - Hs làm việc cá nhân - Khoáng sản như: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm. - Đó là A-pa-tít +Quặng a-pa-tít được khai thác ở mỏ. Sau đó loại bỏ đất đá để làm giàu quặng và được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp. +Khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. +Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà còn đồ dùng...khai thác măng, mộc nhĩ, nấm hương, để làm thức ăn. Quế, sa nhân làm thuốc chữa bệnh. - Hs trả lời - 2 Hs đọc
Tài liệu đính kèm: