Giáo án điện tử buổi 1 Lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Giáo án điện tử buổi 1 Lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ

2. Bài mới.

a)Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường sơn.

- Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy Trường Sơn, đường Trường sơn.

+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Băc- Nam của nước ta?

+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?

 b) Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.

- HD thảo luận nhóm 4.

- HD tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh.

- Đánh giá ghi điểm các nhóm.

c) Hoạt động 3:Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.

+Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?

- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK

d) Hoạt động nối tiếp.

- Tóm tắt nội dung bài.

- Nhắc chuẩn bị giờ sau.

 

doc 21 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử buổi 1 Lớp 5 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Thu Thuỷ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Gọi Hs đọc nối tiếp theo đoạn kết hợp hỏi phần chú giải.
- Theo dõi, sửa, ghi lỗi phát âm và tiếng, từ Hs đọc sai lên bảng.
- Gọi Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai.
- Yêu cầu Hs đọc theo cặp.
- Gọi1 Hs đọc cả bài.
- Đọc diễn cảm toàn bài.
* Tìm hiểu bài.
- Cho học sinh đọc thầm từng đoạn, GV nêu câu hỏi và hướng dẫn trả lời.
+ Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
+ Kể những việc mà người Ê- đê xem là có tội?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê- đê quy định xử phạt rất công bằng?
+ Kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng(mục 1), ghi bảng. Gọi Hs đọc.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm
- Gọi Hs đọc bài.
- GV đọc diễn cảm đoạn 3 và HD đọc diễn cảm.
- Cho Hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm.
- HD cả lớp nhận xét và bình chọn Hs đọc hay nhất.
- Đánh giá, cho điểm.
c/ Củng cố-dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn học ở nhà. 
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- Hs đọc tiếng, từ đã đọc sai.
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài.
* Hs đọc thầm từng đoạn thảo luận trả lời các câu hỏi trong Sgk.
- Để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha- Tội ăn cắp- Tội giúp kẻ có tội- Tội 
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ, chuyện lớn thì xử nặng  an em cũng xử như vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn,  tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.
- Luật giáo dục, Luật phổ cập Tiểu học, Luật bảo vệ, Luật chăm sóc và giáo dục trẻ em,
- Hs nêu.
- 2-3 Hs đọc.
* 3 Hs nối tiếp đọc bài.
- Lớp theo dõi.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.
_______________________________________
Lịch sử
Đường Trường Sơn
I/ Mục tiêu.
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực...của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bản đồ VN, tranh ảnh về đương Trường Sơn.
 - Học sinh: sách, vở, sưu tầm ảnh, chuyện về đường Trường Sơn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra.
- Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- Nhận xét
2. Bài mới.
a)Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường sơn.
- Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, chỉ vị trí dãy Trường Sơn, đường Trường sơn.
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền Băc- Nam của nước ta?
+ Vì sao Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
 b) Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
- HD thảo luận nhóm 4.
- HD tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh...
- Đánh giá ghi điểm các nhóm.
c) Hoạt động 3:Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
+Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- Gọi Hs đọc ghi nhớ SGK
d) Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 Hs trả lời.
* Lớp theo dõi.
- 2- 3 Hs lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn trước lớp.
-  là đường nối 2 miền Bắc- Nam của nước ta.
-  vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt quân thù.
* Hs thảo luận nhóm- cử đại diện trình bày.
- Hs chia sẻ với bạn về những bức ảnh, những câu chuyện, những bài thơ về những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
* Hs thảo luận theo bàn trả lời.
 là con đường huyết mạch nối 2 miền Nam Bắc  hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí  để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 Hs đọc to nội dung chính (sgk)
_______________________________________
Chính tả:(Nghe-viết)
 Núi non hùng vĩ
I/ Mục tiêu.
- Nghe- viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ(BT2). 
- Giáo dục ý thức rèn chữ viết.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Kiểm tra bài tập 2,3 của Hs trong VBT.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
b) Hướng dẫn HS nghe - viết.
*Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài văn.
- Gọi Hs đọc bài văn.
- Yêu cầu Hs đọc thầm lại bài văn.
+ Bài văn ca ngợi điều gì?
* Hoạt động 2: HD viết từ khó.
- Yêu cầu Hs tìm và luyện viết tiếng, từ khó dễ lẫn trong bài.
* Hoạt động 3: Viết chính tả
- Nhắc nhở hình thức trình bày bài văn, tư thế ngồi viết, cách cầm bút.....
- Đọc bài cho Hs viết.
- Yêu cầu học sinh soát lại bài
- Chấm 7-10 bài.
- Giáo viên nêu nhận xét chung
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
* Bài tập 2. Tìm các tên riêng.
- HD làm bài tập vào vở .
- Gọi 1 Hs chữa bảng.
- Chữa, nhận xét.
d) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* 2 em đọc.
- Lớp đọc thầm lại, chú ý dấu các câu, chữ dễ viết sai.
- 1-2 Hs trả lời.
*Viết bảng con từ khó: (Hs tự chọn)
VD: Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ,...
* HS viết bài vào vở.
- Đổi vở, soát lỗi theo cặp.
* Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Làm vở, 1 Hs chữa bảng.
Tên người, tên dân tộc: Đăm Săn, Y Sun, Nơ Trang Lơng, A-ma Dơ-hao, Mơ-nông.
-Tên địa lí: Tây Nguyên, sông Ba.
- Cả lớp chữa theo lời giải đúng.
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 15 tháng 2 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu.
- Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
- Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình 
lập phương khác. Làm được BT1,2.
- Giáo dục các em ý thức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng nhóm.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra
- Nêu cách tính thể tích HHCN, HLP?
- Nhận xét.
2. Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
*Bài 1: HD làm bài cá nhân.
- Gọi nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng.
*Bài 2:
- HD làm bài cá nhân- nêu miệng.
- Nhận xét đánh giá.
*Bài 3: HD làm vở.
- Theo dõi giúp đỡ Hs yếu.
- Chữa bài, nhận xét.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 Hs trình bày.
* HS tự làm bài, nêu kết quả.
17,5% = 10 + 5% + 2,5%
a) 10% của 240 là: 24
 	5% của 240 là: 12
	2,5% của 240 là: 6
Vậy 17,5% của 240 là: 24 + 12 + 6 = 42
b) 30% của 520 là: 156
	5% của 520 là: 26
Vậy 35% của 520 là: 156 + 26 = 162
* Đọc yêu cầu.
- Hs tự làm bài, nêu miệng trước lớp.
a) Thể tích hình lập phương lớn là:
64 : 2 x 3 = 96 (cm3)
b) Tỉ số % giữa hình lập phương lớn và nhỏ là:
3 : 2 = 1,5
 1,5 = 150%
* Đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở, 1 Hs chữa bảng. 
*Bài giải:
a) Hình bên có số HLP nhỏ là:
 8 x 3 = 24 (HLP nhỏ)
b) Stp của cả 3 hình A, B, C là:
 24 x 3 = 72 (cm2)
 S không cần sơn của hình đã cho là:
 2 x 2 x 4 = 16 (cm2)
 S cần sơn của hình đã cho là:
 72 – 16 = 56 (cm2)
 Đáp số: 56 cm2
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Trật tự- an ninh
I/ Mục tiêu.
- Làm được BT1; tìm được một số danh từ và động từ có thể kết hợp với từ an ninh (BT2).
- Hiểu được nghĩa của những từ ngữ đã cho và xếp được vào nhóm thích hợp (BT3);
làm được BT4.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn .
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: từ điển, vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy-học.
 Giáo viên
 Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Gọi Hs chữa bài 2,3giờ trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
2/ Bài mới : 
a) Giới thiệu bài.
 - Nêu mục đích, yêu cầu bài học. 
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài 1.
- Gọi 1 em đọc yêu cầu, HD nêu miệng.
- Gọi nhận xét, sửa sai
* Bài 2.Ghép động từ với an ninh.
-Yêu cầu 1 em đọc đề bài, cho lớp làm việc theo nhóm đôi.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
* Bài 3: HD làm vở.
- Chấm bài.
- Nhận xét đánh giá.
c/ Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 Hs chữa bài.
* Đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, nêu miệng. 
+ Đáp án b, nêu đúng nghĩa của từ an ninh: Yên ổn về chính trị và trật tự xã hội.
* Hs tự làm bài theo nhóm, nêu kết quả.
Động từ kết hợp với an ninh.
bảo vệ an ninh, giữ gìn an ninh, giữ vững an ninh, củng cố an ninh, quấy rối an ninh.
* Đọc yêu cầu.
- Hs viết bài vào vở.
a) Từ ngữ chỉ người, cơ quan, tổ chức, thực hiện công việc bảo vệ trật tự an ninh: công an, đồn biên phòng, toà án, cơ quan, tổ chức, cơ quan an ninh, thẩm phán.
b) Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ trật tự an ninh hoặc yêu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh: xét xử, bảo mật, cảnh giác, giữ bí mật.
_____________________________________
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2)
I/ Mục tiêu.
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây điện.
- Giáo dục các em lòng yêu thích bộ môn.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bà, pin, dây điện, kim loại, nhựa, gỗ...
 - Học sinh: sách, vở, 1 cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đén pin, một số vật bằng kim loại và một số vật khác bằng nhựa, cao su 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
2/ Bài mới.
a) Hoạt động 1: Thực hành lắp mạch điện.
- HD Hs lắp mạch điện đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Cho Hs làm việc theo nhóm 6.
- Gọi các nhóm giới thiệu sản phẩm.
+ Điều kiện để bóng đèn sáng là gì?
b) Hoạt động 2: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện , vật cách điện.
- HD làm việc theo nhóm 4.
- Yêu cầu Hs ngắt dây điện KT bóng đèn, chèn miếng đồng, nhôm, nhựa, gỗ vào chỗ dây điện đứt nhận xét hiện tượng.
+ Đâu là vật dẫn điện? Đâu là vật cách điện?
- KL ý đúng, gọi Hs đọc ghi nhớ.
c) Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm như HD ở mục thực hành.
- Đại diện các nhóm giới thiệu về mạch điện của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Phải có nguồn điện.
* Thảo luận nhóm 4.
- Cử đại diện nhóm báo cáo.
+ Ngắt dây điện bóng đèn k sáng.
+ Chèn nhôm, đồng vào chỗ dây điện đứt bóng đèn sáng.
+ Chèn gỗ, nhựa vào thì bóng đèn k sáng.
- Nhôm, đồng là vật dẫn điện, gỗ, nhựa là vật cách điện.
- 2 Hs đọc to ghi nhớ, lớp đọc thầm.
__________________________________________
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu.
- Tìm được 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn (BT1).
- Viết được đoạn văn tả mộ ...  Hs tự làm bài, nêu kết quả và giải thích cách làm.
a) Diện tích hình tam giác ABD là:
4 x 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là:
5 x 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số % của diện tích tam giác ABD và diện tích tam giác BDC là:
6 : 7,5 = 0,8 = 80 %
Đáp số: a) 6 cm2 ; 7,5 cm2
	 b) 80%
* Đọc yêu cầu của bài.
- Hs làm bài, báo cáo kết quả.
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
12 x 6 = 72 (cm2)
Diện tích tam giác KQP là:
12 x 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích của hình tam giác MKQ và KNP là:
72 – 36 = 36 (cm2)
Vậy SKQP = tổng S của MKQ và KNP.
- Chữa, nhận xét.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, 1 Hs chữa bảng.
Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là:
3 x 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần tô đậm là:
19,625 – 6 =13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2.
______________________________________________
Luyện từ và câu
Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
I/ Mục tiêu.
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp.
- Làm được BT1,2 của mục III.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Gọi Hs lấy VD về câu ghép nối với nhau bằng QHT chỉ sự tăng tiến.
- Nhận xét.
2/ Bài mới.
a/ Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
b/ Phần nhận xét.
- Yêu cầu Hs lấy VD câu ghép có cặp từ hô ứng.
- HD xác định các vế câu.
- GV chốt lại lời giải đúng.
c/ Phần Ghi nhớ.
d/ Hướng dẫn luyện tập.
 *Bài tập 1.HD làm nhóm đôi.
- Gv chốt lại ý đúng.
*Bài tập 2.Thêm 1 vế câu để tạo thành câu ghép.
- HD làm bài vào vở.
- Chấm bài, nhận xét.
e/ Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 Hs lấy VD.
- Lớp suy nghĩ lấy VD- 2 Hs viết bảng.
- Hs nhận xét, bổ sung.
- HS viết nhanh ra nháp những quan hệ từ, cặp quan hệ từ tìm được, xác định các vế câu.
* 3, 4 em đọc sgk.
- 2-3 em nhắc lại nội dung (không nhìn sách giáo khoa).
* Đọc yêu cầu của bài.
- Trao đổi nhóm đôi- Trình bày trước lớp.
a) Ngày chưa tắt hẳn/, trăng đã lên rồi. (2 vế được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưa  đã )
b) Chiếc xe ngựa vừa đậu lại,/ tôi đã ghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra. (cặp từ hô ứng vừa  đã )
c) Trời càng nắng gắt,/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡ (cặp từ hô ứng càng  càng )
* Đọc yêu cầu.
- Làm bài vào vở, 1 Hs chữa bài.
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
c)Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
d) Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
_________________________________________
Thể dục
 Phối hợp chạy và bật nhảy
 Trò chơi: Chuyền nhanh nhảy nhanh
I/ Mục tiêu.
- Biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy - nhảy - mang vác - bật cao( chạy nhẹ nhàng kết hợp bật nhảy, sau đó có thể mang vật nhẹ và bật lên cao. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Phương pháp
1. Phần mở đầu.
- Cho Hs tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số 
- HD Hs khởi động.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản.
a)Phối hợp chạy và bật nhảy. 
 - GV làm mẫu lại các động tác. - Giáo viên điều khiển lớp tập, sửa chữa những chỗ sai sót.
- Cho lớp trưởng điều khiển lớp tập.
- Chia 3 tổ cho Hs tập luyện.
- Gv cho các tổ trình diễn.
- Đánh giá việc ôn tập của từng tổ.
- Nhận xét, đánh giá. 
 b)Trò chơi:“ Chuyền nhanh nhảy nhanh”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, tập hợp học sinh theođội hình chơi, giải thích cách chơi.
- Gọi Hs nêu cách chơi.
- Cho Hs chơi thử.
- Chia các đội chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3. Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp theo dõi.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác 
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức.
- Thi đua chơi 2 đến 3 lần.
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
_______________________________________________
Khoa học
An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện
I/ Mục tiêu.
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện. 
- Giáo dục các em ý rhức học tập tốt.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, đèn pin, đồng hồ, cầu chì.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Nêu vai trò của năng lượng điện?
- Nhận xét.
2/ Bài mới.
a) Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- Thảo luận các tình huống dễ dẫn đến bị điện giật và các biện pháp phòng tránh bị điện giật theo nhóm 4.
- Gv KL: cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ điện.
+ Nêu một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện và đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn.
- Cho quan sát và dụng cụ.
- Cho quan sát cầu chì và giới thiệu thêm khi dây chì bị chảy, phải mở cầu dao điện 
b) Hoạt động 2: Thảo luận về việc tiết kiệm điện(theo nhóm đôi).
+ Tại sao phải tiết kiệm điện.
+ Nêu các biện pháp tiết kiệm điện, tránh lãng phí điện? Liên hệ bản thân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Gọi Hs đọc ghi nhớ.
c/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- 2 Hs trình bày.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đọc thông tin- trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp trình bày.
* Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* 2 Hs đọc to ghi nhớ (sgk), lớp nhẩm thuộc.
_________________________________________
Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I/ Mục tiêu.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, gấu bông, cặp sách..., bảng phụ.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Kiểm tra.
- Nêu cấu tạo 1 bài văn tả đồ vật?
- Nhận xét.
2/ Bài mới.
a) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học (SGK).
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
*Bài tập 1: Lập dàn ý.
- HD Hs làm nhóm 4.
- HD Hs chọn 1 trong 5 đề sgk để làm.
- Gv chốt lại nội dung bài và gắn bảng phần dàn ý chung của 5 đề.
*Bài tập 2: Tình bày miệng bài văn tả đồ vật vừa lập dàn ý.
- Cho Hs làm cá nhân
- Gọi Hs trình bày miệng trước lớp.
- Chữa, nhận xét, bổ sung.
c) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
* Đọc yêu cầu của bài.
- Các nhóm thảo luận (7 phút).
- Đọc dàn ý trong sgk.
- Dựa vào dàn ý - viết dàn ý bài văn 
- Cử đại diện báo cáo.
- Lớp nhận xét.
- Mỗi Hs tự sửa dàn ý của mình.
- HS đọc lại, cả lớp theo dõi, ghi nhớ.
* 2 em nối tiếp đọc yêu cầu của bài.
- Hs dự vào dàn ý vừa làm trình bày thành bài văn.
- Trình bày miệng trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 18 tháng 2 năm 2011
Toán
Luyện tập chung
I/ Mục tiêu.
- Củng cố về tính diện tích và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài.
 - Học sinh: sách, vở.
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra.
- Kiểm tra VBT của Hs.
- Nhận xét.
2. Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
*Bài 1: HD làm bài cá nhân.
+ Nêu cách tính Sxq, S đáy và V HHCN?
- Theo dõi, giúp đỡ Hs yếu.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 2: HD làm vở.
+ Nhắc lại cách tính diện tích và thể tích hình lập phương?
- Chấm, chữa bài.
*Bài 3:
- Tổ chức thi phát hiện nhanh và tính nhanh Sxq và Stp, V của HLP.
- Nhận xét, đánh giá.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
*Đọc yêu cầu- Làm vở, 1 Hs làm bảng.
- 1-2 Hs trả lời
1 m = 10 dm, 50 cm = 5 dm, 60 cm = 6 dm
a) Diện tích xung quanh của bể kính là:
(10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm2)
Diện tích của bể kính là:
10 x 5 = 50 (dm2)
 Diện tích kính dùng làm bể cá là:
180 + 50 = 230 (dm2)
b) Thể tích nước có trong bể kính là:
300 : 4 x 3 = 225 (dm3)
 Đáp số: a) 230 dm2 ; b) 225 dm3
- Nhận xét bổ sung.
* Đọc yêu cầu bài toán.
- 1 Hs trả lời.
- Làm vở, 1 Hs chữa bảng.
 a) Sxq của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m2)
b) Stp của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m2)
c) Thể tích của hình lập phương là:
1,5 x 1,5 x1,5 = 3,375 (m3)
Đáp số: a) 9 m2 ; b) 13,5 m2 ; c) 3,375 m3 
 * Đọc yêu cầu, xác định cách làm.
- Làm bài theo nhóm đôi và thi phát hiện nhanh kết quả.
- Stp của hình M gấp 9 lần Stp của hình N.
- V của hình M gấp 27 lần V của hình N.
____________________________________________
Sinh hoạt Đội
Kiểm điểm tuần 24
I/ Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
- Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của chi đội trong tuần qua.
a/ Các phân đội thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các đội viên trong phân đội.
Phân đội trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Chi đội trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của chi đội.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các phân đội. 
b/ Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của chi đội .
Về học tập:
Về đạo đức:
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ.
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng. 
Phê bình.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
- Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
- Thi đua học tốt, viết sạch đẹp.
- Duy trì tốt mọi nề nếp.
 - Học và làm bài đầy đủ. 
 - Ôn tập kiến thức và rèn chữ viết, kĩ năng trình bày bài chuẩn bị cho thi định kì.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_buoi_1_lop_5_tuan_24_nguyen_thi_thu_thuy.doc