ĐẠO ĐỨC
KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ
A /Mục tiêu :
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, mhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ.
B/ Chuẩn bị : Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Sau đêm mưa trong SGK.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 2
1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
2.Bài mới : Kính già, yêu trẻ T2 (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Đóng vai (bài tập 2 SGK).
* Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
* Cách tiến hành :
1.GV chia hS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2.
2. Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai.
3. Ba nhóm đại diện lên thể hiện – các nhóm khác thảo luận nhận xét.
4. GV kết luận : SGK.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 13 Từ ngày 27/11 đến ngày 1/12 Thời gian Tiết Thời lượng Môn Bài Thứ hai 27/11 10 61 25 13 35 p 40p 40p 40p Đạo đức Toán Tập đọc Chính tả Kính già, yêu trẻ (TH). Luyện tập chung. Người gác rừng tí hon . (N – V) Hành trình của bầy ong. Thứ ba 28/11 25 62 25 25 13 35p 40p 40p 35p 40p Thể dục Toán LT&C Khoa học Kể chuyện Học động tác thăng bằng của bài thể dục. Trò chơi : Ai nhanh và khéo hơn. Luyện tập chung. MRVT : Bảo vệ môi trường (T2). Nhôm. Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Thứ tư 29/11 26 63 25 13 13 40p 40p 40p 35p 35p Tập đọc Toán TLV Lịch sử Kĩ thuật Trồng rừng ngập mặn. Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Luyện tập tả người (Tả ngoại hình). Thà hi sinh chứ nhất định không chịu mất nước. Thêu dấu nhân (T3). Thứ năm 30/11 26 64 26 26 13 35p 40p 40p 35p 35p Thể dục Toán LT&C Khoa học Mĩ thuật Học động tác nhảy.Trò chơi : Chạy nhanh theo số. Luyện tập. Luyện tập về quan hệ từ (T2). Đá vôi. Tập nặn tạo dáng : nặn dáng người. Thứ sáu 2/11 13 65 26 13 35p 40p 40p 35p Âm nhạc Toán TLV Địa lí Ôn hát bài : Ước mơ. TĐN số 4. Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000; .. Luyện tập tả người (tả ngoại hình). Công nghiệp (T2). Thứ tư : Cô Huệ dạy : toán, TLV, lịch sử, kĩ thuật. Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc, toán, TLV. ************************ Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006 ĐẠO ĐỨC KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ A /Mục tiêu : - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, mhường nhịn người già, em nhỏ. - Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. B/ Chuẩn bị : Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Sau đêm mưa trong SGK. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 2 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát . 2.Bài mới : Kính già, yêu trẻ T2 (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Đóng vai (bài tập 2 SGK). * Mục tiêu : HS biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp các tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ. * Cách tiến hành : 1.GV chia hS thành các nhóm và phân công mỗi nhóm xử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập 2. 2. Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai. 3. Ba nhóm đại diện lên thể hiện – các nhóm khác thảo luận nhận xét. 4. GV kết luận : SGK. Hoạt động 2 : Làm BT 3 - 4 SGK. *Mục tiêu :Giúp HS biết được những tổ chức và những ngày giành cho người già, em nhỏ. * Cách tiến hành : 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT 1. 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp. 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về những ngày và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 4. GV kết luận : SGK. Hoạt động 3 : Tìm hiểu về truyền thống “Kính già yêu trẻ” của địa phương, của dân tộc ta. *Mục tiêu : HS biết được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là luôn luôn quan tâm, chăm sóc người già, trẻ em. *Cách tiến hành :1.GV yêu cầu HS tìm những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. 2. Từng nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm lên trình bày – Các nhóm khác bổ sung ý kiến – GV kết luận. D/ Bổ sung :.. TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân. - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân các số thập phân; nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;.10 ; 100 ; 1000 ;.Giải toán có lời văn liên quan đến tỉ lệ. - GDHS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách công, trừ, nhân các số thập phân. Sau đó HS lên bảng thực hiện : 84,5 x 3,6 ; 876,34 x 2,5 ; 153,26 x 65,3. 2. Bài mới : Luyện tập chung (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức. a) GV cho HS nêu lại cách cộng, trừ, nhân các số thập phân; nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;0,1; 0,01; 0,001;. b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT). Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhắc lại cách nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000;0,1; 0,01; 0,001;. Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả. Bài giải Mua 1 mét vải phải trả số tiền là : 245 000 : 7 = 35 000 (đồng). Mua 4,2 mét vải cùng loại phải trả số tiền là 35 000 x 4,2 = 147 000 (đồng). Mua 4,2 mét vải phải trả ít hơn số tiền là : 245 000 – 147 000 = 98 000 (đồng). Đáp số : 98 000 đồng. Bài 4 : GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài , sau đó rút ra nhận xét : (a + b) x c = a x c + b x c hoặc a x c + b x c = (a + b) x c. GV yêu cầu HS áp dụng để làm BT b 12,1 x 5,5 + 12,1 x 4,5 = (5,5 + 4,5) x 12,1 = 10 x 12,1 = 121. 0,81 x 8,4 + 2,6 x 0,81 = (8,4 + 2,6) x 0,81 = 11 x 0,81 = 8,91. 16,5 x 47,8 + 47,8 x 3,5 = (16,5 + 3,5) x 47,8 = 20 x 47,8 = 956. 3. Củng cố : - HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với một số thập phân; nhân nhẫm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ; - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung. D/ Bổ sung : TẬP ĐỌC NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. - Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công nhân nhỏ tuổi. - GDHS có ý thức bảo vệ rừng. B/ Chuẩn bị : Tranh, ảnh minh họa SGK. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài thơ Hành trình của bầy ong, trả lời câu hỏi SGK. 2. Bài mới : Người gác rừng tí hon ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : *Luyện đọc : - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc. - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài văn. * Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK. (“Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào”; hơn chục cây to bị chặt thành khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối). - HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (HS nêu những việc làm của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thông minh và dũng cảm). - HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Vì bạn nhỏ yêu rừng, sợ rừng bị phá. / Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ. / Vì bạn có ý thức của một công dân nhỏ tuổi, tôn trọng và bảo vệ tài sản chung). - HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK. * Hoạt động 2 :Đọc diễn cảm . - GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc lại ba đoạn bài văn. GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn có lời đối thoại của nhân vật. - GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : Trồng rừng ngập mặn. D/ Bổ sung : CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG Thời gian dự kiến : 40 phút. / Mục đích, yêu cầu : - Nhớ - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Hành trình của bầy ong. - Trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ lục bát ; ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c. - GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi nội dung BT 3.4. C/ Các hoạt động dạy - học : 1.Kiểm tra bài cũ : GV yêu cầu HS thi viết tiếp sức các tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c. 2. Dạy bài mới : Hành trình của bầy ong (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ - viết : - GV yêu cầu 2 HS đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả : rong ruổi, rù rì, nối liền, lặng thầm, - HS gấp SGK - Viết bài. - HS đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi. - GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗicho nhau. - GV nhận xét chung. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả : Bài tập 2 : - Một HS đọc yêu cầu của BT. - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, viết vào VBT. Bài tập 3 : - Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm bài vào VBT. - Một vài HS nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng : a) Đàn bò vàng trên đồng cỏ xanh xanh Gặm cỏ hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại. b) Sột soạt gió trêu tà áo biếc. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt. - GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả. D/ Bổ sung : . Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006 THỂ DỤC HỌC ĐỘNG THĂNG BẰNG . TRÒ CHƠI : “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” Thời gian dự kiến : 35 phút A/ Mục đích, yêu cầu : - Củng cố năm động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình và toàn thân của bài thể dục phát triển chung ; học động tác toàn thân ; trò chơi : “Ai nhanh và khéo hơn”. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện tương đối đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. - GDHS học tích cực, an toàn. B/ Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. - Phương tiện : 1 còi. C/ Nội dung và phương tiện lên lớp : Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. -Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Chim bay, cò bay”. 2. Phần cơ bản : a)Củng cố năm động tác vươn thở, tay,chân, vặn mình và toàn thân: GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. b) Học động tác thăng bằng : - GV nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo. - GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng l ... hạy nhanh theo số”.- GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy. 3. Phần kết thúc : - GV cùng HS hệ thống bài. - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. 6-10 phút 2-3 phút 18-22phút 3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp 3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp 2-3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp 2 lần 4-5 phút 4-6 phút 1-2 phút 1-2 phút - 4 hàng dọc. - Vòng tròn. - 4 hàng ngang so le. - 4 hàng ngang so le. - 4 hàng ngang so le. . 4 hàng dọc. D/ Bổ sung : . TOÁN LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng chia một số thập phân với một số tự nhiên; củng cố quy tắc chia thông qua giải bài toán có lời văn. - GDHS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách chia một số thập phân với một số ọư nhiên. Sau đó HS lên bảng thực hiện : 7,44 : 6 ; 0,72 : 9 ; 20,65 : 35. 2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức. a) GV cho HS nêu lại cách chia một số thập phân với một số tự nhiên. b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT). Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. Kết quả của phép tính là : 17,9 ; 1,41 ; 0,31. Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức. a) 40,08 : 12 – 2,03 ; b) 6,72 : 7 + 2,15 = 3,34 – 2,03 = 0,96 + 2,15 = 1,31 = 3,11 Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả. Bài giải Lúc đầu hộp thứ nhất có là : 13,6 : 2 + 1,2 = 8 (kg). Lúc đầu hộp thứ hai có là : 13,6 : 2 – 1,2 = 5,6 (kg). Đáp số : Hộp thứ nhất : 8 kg ; hộp thứ hai : 5,6 kg. Bài 4 : Tính bằng hai cách : 85,35 : 5 + 63,05 : 5 85,35 : 5 + 63,05 : 5 = (85,35 + 63,05) : 5 = 17,07 + 12,61 = 148,4 : 5 = 29,68. = 29,68. 3. Củng cố : - HS nhắc lại cách chia một số thập phân với một số tự nhiên. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Chia một số thập phân cho 10; 100; 1000;. D/ Bổ sung : LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục đích, yêu cầu : - Nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và tác dụng của chúng. - Luyện tập sử dụng các cặp quan hệ từ. - GDHS sử dụng đúng quan hệ từ khi nói hoặc viết. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ khi nội dung bài tâp. C/ Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ : GV gọi hai, ba HS đọc kết quả làm BT 3, tiết LT&C trước. 2. Bài mới : Luyện tập về quan hệ từ (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Củng cố khái niệm về quan hệ từ. - GV : Nhiều khi các từ ngữ trong câu được nối với nhau không phải bằng một quan hệ từ mà bằng một cặp quan hệ từ nhằm diễn tả những quan hệ nhất định về nghĩa giữa các bộ phận của câu. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm VBT). Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu BT1- Cả lớp suy nghĩ phát biểu ý kiến – GV nhận xét chốt lại lời giải đúng : HS tìm các quan hệ trong mỗi câu văn, nêu tác dụng của chúng Câu a : nhờmà ; Câu b : không nhữngmà còn. Bài tập 2 : Một HS đọc yêu cầu BT2 (đọc cả mẫu ) – HS làm việc cá nhân – 1 HS làm bảng phụ - Lớp nhận xét và chữa bài – GV chốt ý. Câu a : Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốtcông tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõnên ở ven biển các tỉnh nhưđều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Câu b : Chẳng những ở ven biển các tỉnh đều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ở ngoài biển. Bài tập 3 : - Hai HS nối tiếp nhau đọc BT 3 - GV nhắc các em cần trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi. - HS làm việc cá nhân. - HS phát biểu ý kiến. GV đính bảng phụ chốt lại lời giải đúng : + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ như sau : Câu 6 : Vì vậy, Mai; Câu 7 : Cũng vì vậy, cô bé; Câu 8 : Vì chẳng kípnên cô bé + Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. 3. Củng cố, dặn dò : - GV cho HS nhắc lại các ý chính của bài . - GDHS sử dụng đúng quan hệ từ khi nói hoặc viết. - Nhận xét và tuyên dương HS. - Yêu cầu HS về học thuộc phần ghi nhớ trong bài và chuẩn bị bài sau. D/ Bổ sung : KHOA HỌC ĐÁ VÔI Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh biết : - Kể tên một số vùng núi đá vôi, hang động của chúng. - Rèn luyện kĩ năng nêu ích lợi của đá vôi; làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của đá vôi. - GDHS biết được ích lợi của đá vôi. B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 54, 55. C/ Hoạt động dạy - học : 1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về Nhôm, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm. 2. Bài mới : Đá vôi (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Làm việc với các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được. * Mục tiêu : HS kể tên được một số vùng núi đá vôi cùng hang động của chúng và nêu được ích lợi của đá vôi. * Cách tiến hành : - GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để trả lời các câu hỏi SGK. - Một số HS trình bày trước lớp - Lớp nhân xét bổ sung. GV kết luận : SGK Hoạt động 2 : Làm việc với mẫu vật hoặc quan sát hình. * Mục tiêu : Giúp HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi. * Cách tiến hành : - GV cho HS làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 4, 5 SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. - Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả thí nghiệm của nhóm mình. GV nhận xét, uốn nắn nếu phần mô tả thí nghiệm hoặc giải thích của HS chưa chính xác. GV kết luận : Đá vôi không cứng lắm. Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi bị sủi bọt. 3.Củng cố : - GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở trang 55 SGK. - HS nhắc lại các ý chính của bài. -GDHS : bảo quản các đồ dùng trong nhà được làm bằng gang , thép. 4.Nhận xét - dặn dò : - GVnhận xét chung giờ học. - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân. D/ Bổ sung : MĨ THUẬT TẬP NẶN TẠO DÁNG : NẶN CON VẬT QUEN THUỘC Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm của người đang hoạt động. - HS biết cách nặn và nặn được một số dáng người. - HS cảm nhận được vẻ đẹp của các bức tượng thể hiện về con người. B/ Chuẩn bị : - Một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động, một số bài nặn của HS lớp trước.- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn. C/ Hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2. Bài mới : Tập nặn tạo dáng : Nặn dáng người (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét. - GV cho HS quan sát tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động, đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ trả lời. - GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung để nặn tạo dáng người. - GV lưu ý HS : Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng, màu sắc của người em định nặn. Hoạt động 2 : Cách nặn. - GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK để rút ra được cách nặn : + Nhớ lại hình dáng, đặc điểm hoạt động của người sẻ nặn. + Chọn màu đất nặn (các bộ phận và chi tiết). + Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn. + Có thể nặn theo hai cách : Nặn từng bộ phận và các chi tiết của hoạt động người rồi ghép lại; nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng người đang hoạt động. Nặn thêm các chi tiết và tạo dáng cho hoàn chỉnh. - GV nặn và tạo dáng một người đang hoạt động đơn giản để HS quan sát, nắm được từng bước nặn(nặn theo cả hai cách). Hoạt động 3 : Thực hành. - HS thực hành theo nhóm : những HS thích nặn hoạt động giống nhau ngồi cùng nhóm. Mỗi HS nặn một, hai dáng người đang hoạt động với kích thước theo chỉ định của nhóm trưởng, rồi cùng sắp xếp theo nội dung. - HS thực hành cá nhân : nặn theo ý thích, nếu nặn được nhiều dáng người thì sắp xếp theo đề tài. - GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT. - Khen ngợi những HS nặn nhanh, đẹp; động viên những HS nặn chậm. 3. Củng cố, dặn dò :- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại. - HS nhắc lại kiến thức cơ bản về nặn tạo dáng qua nhận xét một số bài nặn. - GV nhận xét chung tiết học. D/ Bổ sung : ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP (T2) Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : - Nêu được vai trò của công nghiệp và thủ công nghiệp. - Rèn luyện kĩ năng kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp; xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng. - GDHS thấy được sự phát triển của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. B/ Chuẩn bị : - Bản đồ Hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng. C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Công nghiệp (T1). 2.Bài mới : Công nghiệp T2 (GV nêu MĐ, YC của tiết học). * Hoạt động 1 : Phân bố các ngành công nghiệp (HS làm việc theo cặp). - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3. - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận : - Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển. - Phân bố các ngành : + Khai thác khoáng sản : Than ở Quảng Ninh; a-pa-tít ở Lào Cai; dầu khí ở thềm lục địa ở phía Nam của nước ta. + Điện : Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa – Vũng Tàu,; thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-li, Trị An, * Hoạt động 2 : Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta (làm việc theo nhóm). - GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 4 SGK. - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận : - Các trung tâm công nghiệp lớn : Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa – Vũng Tàu, Biên Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một, - Điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta (như hình 4 SGK). 3.Củng cố : - GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GDHS : thấy được sự phát triển của ngành công nghiệp ở nước ta. 4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài . D/ Bổ sung :
Tài liệu đính kèm: