Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)

2. Kiểm tra bài cũ:

- 2 HS đọc bài: Về ngôi nhà đang xây và nêu nội bài.

- GV nhận xét, ghi điểm

- Giới thiệu bài – ghi tựa

Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

- Bài văn này được chia thành mấy đoạn

- Gọi Hs nối tiếp từng đoạn của bài. Gv chú ý sữa sai lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS

- Gọi Hs đọc phần chú giải.

- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ.

- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.

- Gọi nhóm đôi đọc trước lớp

- Nhận xét

- Đọc mẫu toàn bài.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- Gọi Hs đọc đoạn 1

- Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?

- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?

- Nêu ý chính của đoạn 1 ?

- Gọi 1 Hs đọc đoạn 2

- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?

- Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?

+ Nêu ý chính của đoạn 2 ?

 

doc 30 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 16 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :22/11/2012
Ngày dạy : 03/12/2012
Tập đọc
 Thầy thuốc như mẹ hiền 
I.Mục đích – yêu cầu
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
 - Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
 - Giáo dục HS sống nhân hậu, yêu thương mọi người.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh ,ảnh minh họa.
HS : Sgk 
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 HS đọc bài: Về ngôi nhà đang xây và nêu nội bài.
- GV nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài – ghi tựa 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài
- Bài văn này được chia thành mấy đoạn
- Gọi Hs nối tiếp từng đoạn của bài. Gv chú ý sữa sai lỗi phát âm ngắt giọng cho từng HS
- Gọi Hs đọc phần chú giải.
- Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi nhóm đôi đọc trước lớp
- Nhận xét 
- Đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Gọi Hs đọc đoạn 1
- Hải Thượng Lãn Ông là người như thế nào?
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
- Nêu ý chính của đoạn 1 ?
- Gọi 1 Hs đọc đoạn 2
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào ?
+ Nêu ý chính của đoạn 2 ?
- Gọi 1 Hs đọc đoạn 3
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi ?
+Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Nêu ý chính của đoạn 3 ?
- Gọi 1 Hs đọc toàn bài
- Nêu nội dung chính của bài ?
GV Ghi bảng nội dung.
- Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 3 Hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài 
- Toàn bài với giọng như thế nào?.
- Treo bảng phụ luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 3 nhóm thi đọc.
- Cho Hs nhận xét , bình chọn
- Nhận xét – tuyên dương
Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp 
- Nhắc lại nội dung của bài 
- Nhắc nhở HS sống nhân hậu, yêu thương mọi người.
- Dặn dò: Về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: “Thầy cúng đi bệnh viện”.
- Hát 
 - Trả lời
 - 1 HS đọc .
 - 3 đoạn
 +Đoạn 1:Từ đầu đến .thêm gạo , củi .
 + Đoạn 2 : Tiếp đến .hối hận .
 + Đoạn 3 : Còn lại .
 - HS Đọc nối tiếp đoạn.
 - HS 1 HS đọc chú giải .
 - HS Luyện đọc theo nhóm đôi
 - Đại diện nhóm đôi đọc.
 - Lắng nghe
- 1 Hs đọc
- Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giàu lòng nhân ái ,không màng danh lợi.
- Ông nghe tin con của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng , ông tự tìm đến thăm . Ông tận tuỵ chăm sóc cả tháng , không ngại khổ, ngại bẩn. Cho họ gạo củi 
- Lòng nhân ái của Lãn Ông 
- 1 HS đọc.
- Người phụ nữ chết do tay thầy thuốc khác song ông tự buộc tội mình về cái chết ấy.Ông rất ân hận.
- Ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm .
- Đoạn 2 : Lương tâm của người thầy thuốc 
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Vì ông được mời vào cung chữa bệnh,được tiến cử chức ngự y nhưng ông đã khéo từ chối.
- Trả lời theo ý hiểu của mình .
+ Lãn Ông không màng công danh, chỉ chăm chỉ làm việc/ Công danh rồi sẽ trôi đi, chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi mãi/ 
- Đoạn 3: Nhân cách của Lãn Ông 
- 1HS đọc lại toàn bài.
-Nội dung: Bài văn ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
- 3 HS nối tiếp đọc lại bài.
- Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh. 
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm đọc
- Đọc
Ngày soạn : 22/11/2012
Ngày dạy : 03/12/2012
Chính tả: ( nghe- viết)
Về ngôi nhà đang xây
 I.Mục đích – yêu cầu
 -Viết đúng bài CT, không nắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
 -Làm được BT (2)a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu 
 chuyện (BT3) 
 - Giáo dục HS giữ gìn sách vở và ý thức rèn chữ.
 II. Đồ dùng dạy- học:
 - Giáo viên : Thẻ từ
- HS: nháp,sgk
 III. Hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
 - Ổn định
2 . Kiểm tra bài cũ:
- Tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau âm đầu tr và ch
- Nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa 
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe- viết
Bài tập 1:
Gọi 1 Hs đọc yêu cầu bài tập
Gọi Hs đọc 2 khổ thơ đầu
- Nêu nội dung 2 khổ thơ đầu?
:Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
Yêu cầu Hs tìm từ khó viết
- Yêu cầu Hs luyện đọc từ khó.
Yêu cầu Hs luyện viết từ khó
- Nhận xét và sửa sai.
- Lưu ý HS cách trình bày theo thể thơ tự do.
- Đọc từng câu cho HS viết.
- Đọc lại toàn bài.
- Chấm điểm.
Hoạt động 2 ; Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 2 a(154) 
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
a): Hãy tìm các từ ngữ chứa tiếng trong bảng (SGK)
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3: 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
Yêu cầu Hs tự làm bài tập .Gợi ý Hs dùng bút chì viết các từ còn thiếu vào sgk
Gọi Hs nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Kết luận lời giải đúng 
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp
- Nhận xét giờ học, khen HS có bài viết tiến bộ.
- Dặn dò: Về viết lại bài cho đẹp. Xem bài học sau: “Người mẹ của 51 đứa con”.
- Hát 
- 2 HS tìm, lớp nhận xét
- 1 Hs đọc
- 1 Hs đọc
- Nói lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây dở.
- Giàn giáo tựa cái lồng, trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc
.
- Nêu
- Luyện đọc
- Viết bảng con
- HS Nghe- viết bài vào vở.
- HS tự soát lỗi và sửa lỗi.
-1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào vở bài tập.Nối tiếp nêu các từ vửa tìm được.
Ví dụ về lời giải:
Rẻ: giá rẻ, hạt dẻ, giẻ rách
 Rây: rây bột, nhảy dây, giây bẩn
 Dây: chăng dây, dây thừng, dây phơi...
 Giẻ rách, giẻ lau, 
 Giây bẩn, giây mực, giây phút...
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HS tự làm bài cá nhân, nối tiếp điền từ vào chỗ trống vào mẩu chuyện.
Nhận xét va sửa bài nếu sai
- Theo dõi chữa bài và tự chấm bài nếu sai: Các tiếng cần điền lần lượt là: 
 Rồi, vẽ, rồi, rồi, vẽ, vẽ, rồi dị.
1 Hs đọc
Chuyện đáng cười ở chỗ anh thợ vẽ truyền thần quá xấu khiến bố vợ không nhận ra,anh lại tưởng bố vợ quên mặt con.
Ngày soạn : 22/11/2012
Ngày dạy : 03/12/2012
Khoa học
Chất dẻo
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết một số tính chất của chất dẻo. Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
 - Vận dụng vào thực tế để sử dụng và bảo quản tốt đồ dùng bằng chất dẻo
 - HS có ý thức trong học tập
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh SGK , 1 số đồ dùng làm bằng chất dẻo.
Hs : Sgk,..
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Cao su
- Nêu tính chất của cao su ? 
- Nhận xét - ghi điểm
- Giới thiệu : Những đồ dùng mà các em mang đến lớp chúng được làm tù chất dẻo .Chất dẻo còn có tên là plastic.Chất dẻo sản xuất thành các đồ dùng bằng nhựa là do nặn,đúc ,đổ vào khuôn .Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất và công dụng của chất dẻo.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Yêu cầu HS quan sát đồ dùng và các hình trong SGK . Hãy thảo luận nhóm đôi tìm hiểu tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo trong mỗi hình.
- Gọi đại diện nhóm trả lời 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét.
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không nó được làm bằng gì ?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo ?
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế các vật liệu nào ? Vì sao ?
+ Nêu cách bảo quản đồ dùng trong gia đình bằng chất dẻo ?
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
- Trò chơi : “Thi kể các đồ dùng làm bằng chất dẻo”
- Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học
 - Dặn dò: Về ôn lại bài, xem bài học sau: Ôn tập học kì I
- Hát
- 1HS trả lời :Cao su có tính đàn hồi, ít bị biến đổi khi gặp nóng lạnh, cách điện, cách nhiệt, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
- Lắng nghe
-Thảo luận nhóm đôi .
- Hình 1 :Các ống nhựa cứng chịu được sức nén 
Hình 2 : Các loại ống nhựa có màu trắng hoặc đen , mềm , đàn hồi , có thể cuộn lại được , không thấm nước .
Hình 3 : áo mưa mỏng mềm không thấm nước .
Hình 4 : Chậu xô nhựa đều không thấm nước .
- Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên , nó được làm ra từ than đá và dầu mỏ . 
- Chất dẻo có tính chát cách địên , cách nhiệt, nhẹ, bền, khó vỡ ,có tính dẻo ở nhiệt độ cao. Không đòi hỏi cách bảo quản đặc biệt .
- Ngày nay các sản phẩm chát dẻo có thể thay thế các sản phẩm bằng gỗ, da, thuỷ tinh và kim loại vì chúng bền, đẹp 
- Các đồ dùng bằng chất dẻo như bát đĩa, xô, chậu, bàn ,ghế,..dùng xong cần được rửa sạch hoặc lau chùi như những đồ dùng khác cho hợp vệ sinh và để trong bóng râm,
- Tham gia
Ngày soạn : 23/11/2012
Ngày dạy : 04/11/2012
Lịch sử
Hậu phương những năm
sau chiến dịch biên giới
I.Mục tiêu:
 - Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cảu Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
 + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
 + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
 + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 đảy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
Biết được hậu phương được mở rộng xây dựng vững mạnh.
- Giáo dục học sinh trân trọng tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV : Ảnh tư liệu về hậu phương ta sau chiến thắng Biên giới. Phiếu học tập.
 - Hs : Skg..
III. Hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ: Chiến thắng biên giới thu – đông 1950 
Gọi Hs trả lời các câu hỏi :
+ Tại sao ta mở chiến dịch biên giới thu- đông 1950 ?
+ Thuật lại trận Đông Khê trong chiến dịch biên giới thu-đông 1950
+ Nêu ý nghĩa của chiến thắng biên giới thu-đông 1950.
+ Cảm nghĩ về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu : Sau thất bại ở Biên Giới,tháng 12-1950 Pháp cử đại tướng Đơ Lat-đơ Tát-xi-nhi sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp.Ông ta đã đề ra một kế hoạch nhằm xoay chuyển đảo ngược tình thế giữa ta và địch đó là : Đánh phá hậu phương của ta,đẩy mạnh tiến công quân sự.Trong tình hình đó ,chúng ta càng đẩy mạnh xây dựng hậu phương vững chắc để chi viện cho tiền tuyến.Chúng ta cùng tìm hiểu hậu phương trong những ngày sau chiến dịch Biên giới.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
-Quan sát hình sgk trang 35.Hình chụp  ... reo bảng phụ đoạn 3
- Đọc mẫu 
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
- Gọi Hs đọc diễn cảm
- Nhận xét - tuyên dương
Hoạt động 4 : Hoạt động nối tiếp 
- Nơi em ở có thầy cúng chữa bệnh như trong câu chuyện vừa học không? theo em có nên làm như thầy cúng đó không? 
- Trong cuộc phải biết đấu tranh vì hạnh phúc của con người - đấu tranh chống lạc hậu, mê tín, dị đoan.
- Dặn dò:Về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau: “Ngu Công xã Trịnh Tường”.
- Nhận xét tiết học
- Hát 
- 2 HS đọc và trả lời câu hỏi
 - 1 HS đọc .
- Câu chuyên chia làm 4 đoạn:
+ Đoạn 1:Từ đầu đến học nghề cúng bái.
+ Đoạn 2: Vậy mà gần .không thuyên giảm.
+ Đoạn 3 : Thấy cha ngày càng không lui.
+ Đoạn 4 : Còn lại
- HS đọc nối tiếp đoạn.
 - 1 HS đọc chú giải .
- HS luyện đọc theo cặp
- Các nhóm đọc .
- Lắng nghe
- 1 HS đọc
- Cụ Ún làm nghề thầy cúng.
- Khắp làng bản gần xa , nhà nào có người ốm cũng nhờ cụ đến cúng. Nhiều người tôn cụ làm thầy,cắp sách theo cụ học nghề.
- Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm .
- Đoạn 1,2: Cách chữa bệnh của cụ Ún.
- 1 Hs đọc
- Cụ Ún bị sỏi thận.
- Vì cụ sợ mổ , lại không tin bác sĩ người Kinh bắt được con ma người Thái.
- Nhờ bác sĩ ở bệnh viện mổ lấy sỏi ra cho cụ.
- Đoạn 2 : Chữa bệnh phải có khoa học, bác sĩ 
- 1 HS đọc
- Câu nói của cụ chứng tỏ cụ đã hiểu ra rằng thầy cúng không thể chữa bệnh cho con người . Chỉ có thầy thuốc và bệnh viện mới làm được điều đó .
- Đoạn 3: Cụ Ún đã thay đổi cách nghĩ .
- Nội dung : Phê phán cách suy nghĩ mê tín dị đoan của một số bàcon dân tộc và giúp mọi người hiểu cúng bái không thể chữa khỏi bệnh mà chỉ có khoa học và bệnh viện mới làm được điều đó..
- 2 Hs nhắc lại
- 4 HS nối tiếp đọc lại bài.
- Toàn bài với giọng kể linh hoạt.
- Lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 2 Hs đọc
- HS liên hệ trả lời
Tập làm văn
Tiết 31: Tả người (kiểm tra viết) 
I. Mục tiêu:
 - Viết được bài văn tả người hoàn chỉnh, thể hiện được sự quan sát chân thực, diễn đạt trôi chảy.
 - HS có ý thức trong khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy – hoc:
GV: ST 1 số tranh ảnh em bé, ông bà, cha mẹ, bạn
Hs : Bút,giấy kiểm tra..
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động
- Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người? 
- GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra.
GV: Ghi bảng đề bài.
- Đề bài: Chọn 1 trong 4 đề sau:
1. Tả một em bé đang tuổi tập đi, tập nói.
2.Tả một người thân( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,..) của em.
3. Tả một người bạn học của em.
4. Tả một người lao động ( công nhân, nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá, cô giáo, thầy giáo ,) đang làm việc.
- Gọi Hs đọc đề 
- - Dựa vào kết quả đã quan sát ngoại hình hoặc hoạt động của các nhân vật rồi chuyển kết quả quan sát thành dàn ý chi tiết và từ dàn ý đó chuyển thành bài văn viết hoàn chỉnh 
Hoạt động 2 : Thực hành làm bài.
- Yêu cầu Hs làm bài
- Lưu ý HS khi viết bài .Giải đáp những thắc mắc của HS.
- Giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Cuối giờ thu bài chấm
- Nhận xét chung
Hoạt động 3 : Hoạt động nối tiếp
- GV nhận xét giờ học, khen HS có ý thức trong giờ làm bài.
- Dặn dò: Về ôn lại cách viết văn. Chuẩn bị cho tiết “Ôn tập về viết đơn”.
- Hát
- Bài văn tả người gồm có 3 phần: Mở bài , thân bài , kết bài
- Đọc lại các đề bài.
- Lắng nghe
- Thực hành viết bài.
Ngày soạn: 24/11/2012
Ngày dạy : 06/12/2012
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I.Mục đích – yêu cầu
 - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1)
 - Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV : Bảng phụ
Hs : sgk
III. Hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Đặt câu với từ nhân hậu, dũng cảm.
- GV nhận xét, ghi điểm
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài – ghi tựa 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs làm bài tập 
Bài tập 1(159)
- Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Gọi Hs lên bảng làm
- Yêu cầu HS đổi tập chấm chéo.
- GV thu tập chấm bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- Nhận xét về khả năng sử dụng vốn từ cho HS và kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2 (160)
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài văn.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1:
+Trong miêu tả người ta thường làm gì?
+Gọi học sinh tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2:
- So sánh thường kèm theo điều gì?
- Người ta có thể so sánh, nhân hoá để tả bên ngoài, tâm trạng.
- Yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hoá trong đoạn 2
- Gọi 1 Hs đọc đoạn 3
- Trong quan sát để miêu tả người ta phải tìm ra cái mới, cái riêng.Không có cái mới cái riêng thì không có văn học.Phải có cái mới ,cái riêng bắt đầu sự quan sát.Rồi mới đến cái riêng trong tình cảm ,trong tư tưởng.Em hãy lấy ví dụ về nhận định này.
Bài tập 3 (161)
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu làm bài theo nhóm đôi
-Gọi Hs lần lượt đọc câu của mình đặt.
 - Nhận xét, tuyên dương HS có những câu văn hay.
Hoạt động 2 : Hoạt động nối tiếp 
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò : HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.Chuẩn bị bài sau. “Ôn tập về từ và cấu tạo từ”.
- Hát
- 2 HS thực hiện
Nêu yêu cầu.
Làm vào vở
1 Hs làm bài
Hs chấm chéo bài
- 1 HS làm bài,cả lớp theo dõi nhận xét
*Lời giải :
a) Các nhóm từ đồng nghĩa.
- Đỏ, điều, son
-Trắng, bạch.
- Xanh, biếc, lục.
- Hồng, đào.
b) Các từ cần điền lần lượt là:
 đen, huyền, ô, mun, mực, thâm.
- 3 HS nối tiếp đọc bài văn.
- 1 HS đọc
-Thường hay so sánh.
 - Cậu ta chừng ấy tuổi mà trông như một cụ già, Trông anh ta như một con gấu,
- 1 HS đọc 
- So sánh thường kèm theo nhân hoá.
+ Con gà trống bước đi như một ông tướng
+ Dòng sông chảy lặng lờ như đang mải nhớ về một con đò năm xưa....
- 1 HS đọc đoạn 3
- VD về một câu văn có cái mới, cái riêng.
* Huy – gô thấy bầu trời đầy sao giống như cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ quên lại một cái liềm con là vành trăng non.
* Mai-a cốp- xki lại thấy những ngôi sao như những giọt nước mắt của người da đen.
* Ga-ga- rin thì lại thấy những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa gieo vào vũ trụ.
1 HS nêu yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi 
 - Nối tiếp nhau đọc câu văn vừa đặt,
HS khác nhận xét, bổ sung
VD:
- Dòng sông hồng như một dải lụa đào vắt ngang thành phố.
- Bé Nga có đôi mắt tròn xoe, đen láy trông đến là đáng yêu.
- Nó lê từng bước chậm chạp như một kẻ mất hồn.
Ngày soạn : 24/11/2012
Ngày dạy : 06/12/2012
Khoa học
Tơ sợi
I. Mục tiêu:
 - Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
 - Nêu một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
 - Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo. 
 -HS thích tìm hiểu về nghành dệt may ở nước ta.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV : Ảnh minh họa,một số loại tơ sợi
Hs : Sgk
III. Hoạt động dạy- học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ: Chất dẻo
 - Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào? Nó có tính chất gì? 
 - Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày? Tại sao?
- Nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu : Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có được những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc ,đặc điểm và công dụng của tơ sợi.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Yêu cầu học sinh quan sát
hình ở SGK trang 66, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi .
+ Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
+ Các loại sợi trên có nguồn gốc từ đâu?
- Giảng : Có nhiều loại tơ sợi khác nhau làm ra các loại sản phẩm khác nhau. Sợi bông,sợi đay,sợi lanh,sợi tơ tằm gọi chung là tơ sợi tự nhiên. Sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật hoặc từ động vật.Ngoài các loại tơ sợi tự nhiên còn có loại sợi ni lông được tổng hợp nhân tạo từ các công nghệ hóa học,còn gọi là tơ sợi nhân tạo.Hai nhóm tơ sợi này có những đặc điểm gì ? Thì chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập 
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK và bằng kiến thức thực tế để nêu đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi
- Nhận xét và bổ sung.
- Gọi Hs đọc nội dung chính trong sgk.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học.Tuyên dương HS có ý thức học tốt.
- Dặn dò :Về ôn lại bài, xem bài học sau: “Ôn tập học kì I”.
- Hát
- HS trả lời 
Trả lời
- Lắng nghe
- Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay
- Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông
- Hình 3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
- Có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
- Sợi bông ,sợi đay ,sợi lanh ,có nguồn gốc từ thực vật.Tơ tằm có nguồn gốc từ động vật.
- Nối tiếp nêu theo hiểu biết của mình.
+ Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
+Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại.
- 2- 3 HS đọc.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 14
Ngày soạn : 20/11/2012
Ngày dạy : 30/12/2012
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tồ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
Chủ điểm tháng 11 là gì?
Trong tháng này có ngày nào đáng nhớ nhất?
Giới thiệu ngày 20/11.
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Trong tiết sinh hoạt đầu tuần,Thầy tổng phụ trách đã phát động phong trào gì?
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
Chăm sóc cây xanh
Đi học đúng giờ
Tập Thể dục đầu và giữa giờ nghiêm túc.
Mang dụng cụ học tập đầy đủ
Giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Chanh chua-gừng cay- muối mặn- cua kẹp”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài,không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Trang nghiêm trong chào cờ
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
Tôn sư trọng đạo
Ngày 20/11,ngày nhà giáo Việt Nam
 - Lắng nghe
Đọc
Quỹ heo đất
Lấy nhiều bông hoa điểm 10 .
Lắng nghe
 - Tham gia

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_16_ban_chuan_kien_thuc.doc