Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tập đọc

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. Biết đọc phân vai đoạn kịch.

- Hiểu được ND bài: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.

II- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: Bảng phụ, tranh ảnh.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sách vở của HS.

2. Dạy bài mới:

- Giới thiệu

- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.

- GV đọc mẫu trích đoạn vở kịch.

- Hướng dẫn HS đọc các từ khó.

- HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV kết hợp giúp HS luyện đọc đúng và giải nghĩa một số từ khó.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - Một hai HS đọc lại bài.

 

doc 25 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 19 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ 2 ngày 14 tháng 01 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập đọc
Người công dân số một
I- Mục tiêu bài học:
- Đọc đúng lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng phù hợp, đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. Biết đọc phân vai đoạn kịch.
- Hiểu được ND bài: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ, tranh ảnh.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sách vở của HS.
2. Dạy bài mới: 
- Giới thiệu 
- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Một HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí diễn ra trích đoạn kịch.
- GV đọc mẫu trích đoạn vở kịch.
- Hướng dẫn HS đọc các từ khó.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn. GV kết hợp giúp HS luyện đọc đúng và giải nghĩa một số từ khó. 
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 - Một hai HS đọc lại bài.
b. Tìm hiểu bài 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi sau.
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Những câu nói nào của anh Thành chứng tỏ anh luôn nghĩ đến dân, đến nước?
- Câu chuyện của anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau? Tại sao vậy?
c. Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn kịch theo lối phân vai: Anh Thành, anh Lê, người dẫn chuyện.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 1-2 đoạn kịch theo cách phân vai theo trình tự quy định.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Chính tả
Nhà yêu nước nguyễn trung trực 
I- Mục tiêu bài học:
- Nghe viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực.
- Luyện viết đúng các tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ viết sẵn bài tập 2.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu 
2. hướng dẫn HS viết 
- GV đọc bài chính tả Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. HS theo dõi trong SGK.
? Yêu cầu HS nêu nội dung của bài chính tả.
- GV nhấn mạnh Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam. Trước lúc hi sinh ông đã có một câu nói khảng khái, lưu danh muôn thuở “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” 
- HS đọc thầm lại bài chính tả xem lại các từ dễ viết sai chính tả.
- GV đọc bài cho HS viết chính tả. 
- HS đổi vở cho nhau để soát lỗi. GV chấm chữa bài . . . 
3 . Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Toán
 diện tích hình thang
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS : 
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang đẻ giải các bài tập có liên quan.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra bài tập tiết trước của HS.
Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của hình thang.tỉ số phần tăm của hai số.
2. Dạy bài mới: 
+ Hình thành công thức tính diện tích hình thang
- GV nêu vấn đề tính diện tích hình thang đã cho.
- GV hướng dẫn HS sử dụng bộ đồ dùng học toán để cắt ghép hình thang như hướng dẫn SGK.
- GV yêu cầu HS nhận xét diện tích hình tam giác vừa tạo thành từ hình thang ban đầu.
- HS nhận xét về mối quạn hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang.
- GV kết luận và ghi bảng.
- Gọi vài HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang.
+ Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: 
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang rồi ghi kết quả vào vở bài tập.
- Lưu ý HS cách tính diện tích hình thang vuông.
Bài 2: 
HS tự làm. GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS yếu.
Bài 3: 1 HS đọc bài toán, GV tóm tắt bài toán lên bảng.
Một HS làm vào bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Lưu ý HS diện tích hình H bằng tổng diện tích của hai hình: một hình tam giác và một hình thang bởi vậy ta tính diện tích hai hình này rồi lại tính tổng diện tích của hai hình.
+ Chấm chữa bài
III- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Luyện tiếng Việt
Luyện viết: người công dân số một
I- Mục tiêu bài học:
- Rèn cho HS kĩ năng viết và trình bày một đoạn kịch.
- Luyện viết đúng các tiếng có phụ âm đầu d/gi.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Hướng dẫn HS viết chính tả
GV đọc đoạn 1 trong trích đoạn kịch Người công dân số một.
HS nêu nội dung chính của đoạn kịch.
Vài HS nêu cách trình bày bài chính tả. 
HS đọc thầm lại đoạn kịch, chú ý các tiếng dễ viết sai chính tả.
HĐ2: HS viết bài
GV đọc bài cho HS chép.
Nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
HS đổi chéo bài khảo lỗi cho nhau.
Chấm bài.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Khoa học
Dung dịch
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS biết:
- Cách tạo ra một dung dịch.
- Kể tên một số dung dịch.
- Nêu được một số cách tạo ra dung dịch.
II- Phương Tiện dạy học:
Một ít đường hoặc muối, nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh , 1 chiếc thìa nhỏ.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tạo ra một hỗn hợp?
- Nêu tên một số hỗn hợp ?
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Thực hành Tạo ra một dung dịch
Bước 1: Học theo nhóm
GV hướng dẫn HS học nhóm như hướng dẫn trong SGK. Nhóm trưởng điều khiển HS thực hiện các nhiệm vụ:
- Tạo ra một dung dịch đường hoặc muối, tỉ lệ đường hoặc muối do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng:
Tên và đặc điểm từng chất 
tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm 
của dung dịch
- Thảo luận theo các câu hỏi:
 + Để tạo ra các dung dịch cần có các điều kiện gì?
 + Dung dịch là gì?
 + Kể tên một số dung dịch mà em biết?
 Bước 2: Học theo lớp
- Đại diện cá nhóm nêu công thức pha dung dịch của nhóm mình và mời các nhóm nếm thử?
- Các nhóm nhận xét so sánh độ mặn ngọt của dung dịch của dung dịch do mỗi nhóm tạo ra.
- Yêu cầu HS nêu dung dịch là gì và kể tên các dung dịch khác.
GV chốt các ý chính.
HĐ2: Thực hành 
Bước 1: Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình:
- Đọc mục Hướng dẫn thực hành Tr 77 SGK và thảo luận theo các câu hỏi trong SGK.
- Tiếp theo cả nhóm cùng làm thí nghiệm: úp đĩa lên lên một cốc nước muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa ra.
- Nếm thử các giọt nước đọng trên đĩa rồi rút ra nhận xét. So sánh kết quả với nhận xét ban đầu.
Bước 2: Học theo lớp
- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV nêu câu hỏi qua ví dụ trên, theo các em ta có thể làm như thế nào để tách các chất trong dung dịch?
- HS đọc mục Bạn cần biết.
- GV kết luận.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Luyện Thể dục
 trò chơi tự chọn
I- Mục tiêu bài học:
 Tổ chức cho HS chơi các trò chơi mà các em yêu thích: Chạy tiếp sức vòng tròn, Ai nhanh và khéo hơn.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động..
II- Phương Tiện dạy học: Chuẩn bị còi và kẻ sân để tổ chức trò chơi. 
III- Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
Tập trung HS, phổ biến ND giờ học. Cho HS chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
Tổ chức cho HS chơi trò chơi Kết bạn.
2. Phần cơ bản 
HĐ1: Trò chơi Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
HS nhắc lại cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho HS chơi theo từng tổ.
 HĐ2: Chơi trò chơi Ai nhanh và khéo hơn.
- Tổ chức cho HS chơi theo tổ, nhắc nhở HS tham gia chơi tích cực song cần phòng tránh chấn thương.
- Đề nghị lớp trưởng điều khiển .GV quan sát nhận xét, biểu dương những HS tích cực chơi, nhắc nhở những HS còn phạm quy.
3. Phần kết thúc 
 - Cho HS đi theo đội hình vòng tròn lớn vừa đi vừa tập các động tác thả lỏng. Sau đó khép lại thành vòng tròn bé, GV yêu cầu HS đứng lại và quay mặt vào trong.
 - GV cùng HS hệ thống lại ND bài học. 
 - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 15 tháng 01 năm 2008
Buổi sáng:
Tiết 1
Toán
 luyện tập 
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang trong các tình huống khác nhau.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài tập tiết trước.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang.
2. Dạy bài mới: 
+ Giới thiệu
+ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1:
 HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang để tính rồi ghi kết quả vào vở bài tập, một HS làm vào bảng phụ.
 Bài 2: 
 - HS đọc đề bài.
 - HS tự giải theo các bước:
 + Tính độ dài đáy lớn và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
 + Tính diện tích của thửa ruộng.
 + Từ đó tính số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó.
Bài 3: 
- Hướng dẫn HS từ công thức tính diện tích hình thang suy ra cách tính chiều cao và tổng hai đáy.
- HS trao đổi nhóm đôi rồi làm bài.
Bài 4:
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ kết hợp sử dụng công thức tính diện tích hình thang và kĩ năng ước lượng để giải.
- HS tự giải đổi vở cho bạn để kiểm tra bài lẫn nhau.
3. Chấm, chữa một số bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
 Tiết 2
Luyện từ và câu
câu ghép
I- Mục tiêu bài học:
- Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
 - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn.
II- Phương Tiện dạy học:
Bảng phụ
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tập tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
+ Giới thiệu
+ Phần nhận xét
- 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bộ nội dung các bài tập phần nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi và lần lượt thực hiện từng yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Yêu cầu 1:
* HS đánh số thứ tự 4 câu trong vở bài tập.
* HS gạch một gạch chéo (/) ngăn cách CN, vị ngữ ( hoặc gạch một gạch dưới bộ phận CN gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ ). GV hướng dẫn HS đặt câu hỏi Ai ? Cái gì ? Con gì ? để tìm chủ ngữ ; Làm gì ? Thế nào ? để tìm vị ngữ .
* Gọi HS phát biểu ý kiến, GV mở bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn, gạch dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu văn; chốt lại lời giải đúng.
+ Yêu cầu 2:
 Xếp 4 câu trên vào 2 nhóm : câu đơn, câu ghép.
 GV lưu ý HS: câu đơn là câu do một cụm CV tạo thành còn câu ghép là câu do nhiều cụm CV bình đẳng với nhau tạo thành.
+ Yêu cầu 3:
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lại.
+ Phần ghi nhớ
Gọi vài HS đọc phần ghi nhớ.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
-HS đọc ND bài tập 1 trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý:
* Bài tập nêu 2 yêu cầu : Tìm câu ghép trong đoạn văn. Sau đó xác định các vế câu trong từng câu ghép.
* Cần đọc kĩ từng câu, câu nào có nhiều cụm CV bình đẳngv với nhau thì là câu ghép. Mỗi vế của câu ghép sẽ có một cụm CV. 
- HS thảo luận và hoàn thành bài tập theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận x ... ại hình một người bạn, phải có ít nhất một câu ghép. Các em hãy viết đoạn văn một cách tự nhiên sau đó kiểm tra nếu thấy chưa có câu ghép thì sửa lại. 
HS viết đoạn văn.
Nhiều HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, cả lớp nhận xét góp ý.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Buổi chiều:
Tiết 1
Kỹ thuật
Nuôi dưỡng gà
I- Mục tiêu bài học: HS cần phải:
- Nêu được mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
- Biết cách cho gà ăn, uống.
- Có ý thức nuôi dưỡng, chăm sóc gà.
II- Phương Tiện dạy học:
Hình ảnh minh hoạ (SGK).
III- Các hoạt động dạy học:
- Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của việc nuôi dưỡng gà.
? ở gia đình, địa phương cho gà ăn những thức ăn gì ? ăn vào lúc nào ? Lượng thức ăn cho gà ăn hàng ngày ra sao ? Cho gà uống nước vào lúc nào ? Cho ăn, uống như thế nào ?
- HD HS đọc nội dung mục 1 (SGK).
HĐ2: Tìm hiểu cách cho gà ăn uống:
a) Cách cho gà ăn: HD HS nội dung mục 2a (SGK)
b) Cách cho gà uống
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập.
	GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả.
HS báo kết kết quả tự đánh giá.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Luyện Tiếng Việt
Câu ghép
I- Mục tiêu bài học:
Củng cố cho HS khái niệm ban đầu về câu ghép.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Học cả lớp
- Yêu cầu HS nêu lại khái niệm đã học về câu ghép.
- Nêu ví dụ minh hoạ
HĐ2: Học cá nhân
Hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong SGK.
Bài tập luyện thêm:
 Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu ghép sau.
a. Chẳng những Lãn Ông không lấy tiền của gia đình người thuyền chài mà ông còn cho thêm gạo củi.
b. Mùa thu, gió thổi mây về phía cửu sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại.
c. Đêm đã rất khuya nhưng mẹ em vẫn cặm cụi ngồi soạn bài.
d. Mưa rào rào trên sân gạch: mưa đồm độp trên phên nứa; mưa đập bùng bùng vào lòng lá chuối. 
GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho từng em. 
Chấm, chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Tuần 19
I- Mục tiêu bài học: Củng cố kiến thức:
- Hiểu thế nào là dung dịch.
- Biết cách tạo ra một dung dịch.
- Biết cách tách các chất trong dung dịch.
II- Phương Tiện dạy học:
Học sinh chuẩn bị:
- Đường hoặc muối ăn, cốc, chén, thìa nhỏ.
Gv chuẩn bị :
- Nước nguội, nước nóng, đĩa con.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học.
2. HD tiết học.
HĐ1: Củng cố kiến thức
Cho HS nhắc lại : Như thế nào là dung dịch ? ( Dung dịch là hổn hợp chất lỏng với chất rắn hoà tan trong chất lỏng đó )
HĐ2: Cho HS thực hành tạo thành một dung dịch ( nước chấm )
HĐ3: Tách chất ra khỏi dung dịch.
	HS thực hành - Gv theo dõi.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Vệ sinh đài tưởng niệm
I- Mục tiêu bài học:
Giáo dục HS biết lao động, giữ gìn đài tưởng niệm.
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết học.
2. HD HS lao động.
- Tổ 1 : Dọn vệ sinh ở phía trước đài tưởng niệm.
- Tổ 2 : Vệ sinh phía sau đài tưởng niệm
- Tổ 3 : Gom rác .
	HS làm - Gv theo dõi.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 18 tháng 1 năm 2007
Buổi sáng:
Tiết 1
Tập làm văn
Luyện tập tả người 
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố cho HS về cách dựng đoạn kết bài.
- Viết được đoạn văn mở bài theo 2 cách: mở rộng và không mở rộng.
II- Phương Tiện dạy học: Bảng phụ, tranh ảnh
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc đoạn văn mở bài mà các em đã viết trong tiết học trước.
2. Dạy bài mới: 
+ Giới thiệu
+ hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: 
- Một HS đọc đề bài.
- Nêu yêu cầu của bài: Tìm hiểu hai cách kết bài ở bài văn tả người.
- HS đọc kĩ từng đoạn mở bài và rút ra sự khác nhau giữa hai kết bài.
- HS làm bài theo nhóm đôi
 - Gọi vài HS đọc bài làm của mình.
- HS cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2:
Hướng dẫn HS tập viết hai đoạn kết bài của một đề văn mà các em đã lựa chọn theo 2 cách khác nhau.
Gọi một số HS chữa bài, nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3: 
HS tự viết một kết bài do HS tự ra đề.
Gọi vài HS nêu đề bài mà các em đã tự lập.
HS làm bài, một HS viết bài làm của mình vào bảng phụ.
3. Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại thế nào là kết bài mở rộng và thế nào là kết bài không mở rộng.
- GV nhận xét chung về tiết học. Dặn một số HS làm bài chưa đạt về nhà viết lại cho hoàn chỉnh.
Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau.
___________________________
Tiết 2
Toán
Chu vi hình tròn
I- Mục tiêu bài học: Giúp HS :
 Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn, biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. 
II- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài tập 3,4 tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn
GV hướng dẫn HS cách tính chu vi hình tròn theo như hướng dẫn trong SGK (Tính thông qua đường kính và bán kính).
HS tập vận dụng công thức tính thông qua ví dụ 2 và ví dụ 2.
HĐ2:
Bài 1, bài 2 : 
GV hướng dẫn HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn và củng cố thêm cho HS kĩ năng làm tính nhân với các số thập phân.
HS tự làm sau đó cho các em đổi cheo vở để kiểm tra lẫn nhau 
Bài 3:
HS đọc đề toán
HS vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải bài toán.
1 HS lên bảng chữa bài sau đó yêu cầu cầu HS thử ước lượng về kích cỡ của bánh xe nêu trong bài toán. 
HĐ3: Chấm chữa bài 
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Khoa học
Sự biến đổi hoá học
I- Mục tiêu bài học: Sau bài học HS biết:
- Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
- Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học.
II- Phương Tiện dạy học: Mẫu tơ sợi.
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu tên một số dung dịch mà em biết.
2. Dạy bài mới: 
+ Giới thiệu 
+ Các hoạt động dạy học
HĐ1: Thí nghiệm 
Bước 1 : GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm 
Thí nghiệm 1: Đốt một tờ giấy
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Khi bị cháy tờ giấy có giữ được tính chất ban đầu của nó không?
Thí nghiệm 2: Chưng đường lên ngọn lửa
- Mô tả hiện tượng xẩy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt đường có còn giữ được tính chất như ban đầu không?
Bước 2: Tổ chức cho HS trình bày kết quả thí nghiệm.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
GV nêu câu hỏi:
- Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như ở hai thí nghiệm trên gọi là gì?
- Sự biến đổi hoá học gọi là gì ?
HĐ2: Quan sát và thảo luận
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình vẽ Tr79 và thảo luận theo các câu hỏi:
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học, tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi hoá học, tại sao bạn có thể quyết định như vậy?
GV kết luận.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu bài học:
 - Đánh giá công tác trong tuần qua
 - Phổ biến kế hoạch trong thời gian tới
II- Các hoạt động dạy học:
1. Lớp trưởng đánh giá các hoạt động của chi đội trong thời gian tới.
2. Bình chọn bạn xuất sắc trong tuần.
3. GV sơ kết học kì một, nhận xét chung và phổ biến kế hoạch trong thời gian tới. 
- Tiếp tục thực hiện tốt nề nếp lớp học.
- Tăng cường việc kiểm tra bài cũ.
- Duy trì tốt các nề nếp của Đội.
4. Nhắc nhở HS khá theo dõi và kèm cặp cho HS yếu.
___________________________
 Buổi chiều:
Tiết 1 
Luyện Toán
Tuần 19
I- Mục tiêu bài học:
- Củng cố cho HS về kĩ năng tính chu vi hình tròn.
II- Các hoạt động dạy học:
HĐ1. Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK. (bài 1,2 T.94) 
Bài tập luyện thêm:
Bài 1: a. Tính đường kính hình tròn có chu vi là 18,84cm.
	b. Tính bán kính hình tròn có chu vi là 25,12cm. 
Bài 2: Bánh xe của một máy kéo có bán kính là 0,5m. Bánh xe lớn của máy kéo có bán kính là 1m. Hỏi nếu bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được mấy vòng?
Hướng dẫn HS làm bài. 
HĐ2:Chấm, chữa bài
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 2
Đạo đức
em yêu quê hương
I- Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS biết :
- Mọi người phải biết yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
- Yêu quý, tôn trọng những truyền thống tốt đẹp của quê hương.Đồng tình với những việc làm góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương.
II- Phương Tiện dạy học: Thẻ màu
III- Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
2. Dạy bài mới: 
HĐ1 : Tìm hiểu truyện Cây đa làng em
- Yêu cầu HS đọc truyện Cây đa làng em.và thảo luận các câu hỏi được nêu trong SGK.
- Các nhóm làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- GV chốt các ý chính: bạn Hà đã góp tiền chữa cho cây đa khỏi bệnh . Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà. 
HĐ2: Làm bài tập 1 SGK theo cặp
- GV giao nhiệm vụ cho từng cặp.
- HS làm việc theo cặp
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV kết luận:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ3: HS liên hệ thực tế 
+ Yêu cầu HS trao đổi theo các gợi ý:
- Quê hương bạn ở đâu? Bạn biết gì về quê hương mình?
- Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?
+ HS trao đổi, một số HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
	Gv kết luận.
Hoạt động nối tiếp:
- Mỗi HS vẽ một bức tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương mình.
- Các nhóm chuẩn bị các bài thơ, bài hát  nói về tình yêu quê hương.
IV- Củng cố - Tổng kết:
- GV nhận xét tiết học.
___________________________
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Tiếng Việt: Luyện đọc tuần 19
I- Mục tiêu bài học:
- Hướng dẫn, tổ chức cho HS kỹ năng đọc diễn cảm. 
- Nắm nội dung, ý nghĩa của bài tập đọc: Người công dân số Một ( Hai đoạn )
II- Các hoạt động dạy học:
1. Gv nêu Y/c nội dung tiết luyện tập.
2. HD luyện tập.
HĐ1: HS nêu bài tập đọc học trong tuần
HĐ2: HS luyện đọc theo nhóm
- Nhóm trưởng chỉ đạo
- Gọi từng bạn đọc, nêu nội dung của bài
- Các bạn khác theo dõi, nhận xét bổ sung ( nhóm cử đại diện lên đọc bài )
- Nêu ý nghĩa, nội dung bài - Lớp và Gv nhận xét đánh giá.
Iii- Củng cố - Tổng kết:
- Bình chọn người đọc hay, đọc diễn cảm.
- Nhận xét giờ học.
___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_19_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc