Giáo án Toán lớp 5 - Bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Giáo án Toán lớp 5 - Bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

TOÁN : BÀI 107

DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN

CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG



A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 Giúp học sinh :

- Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật .

- Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan .

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- Một số hộp bằng bìa có dạng hình lập phương có thể khai triển được .

C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Hoạt động dạy Hoạt động học

I. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước .

- Nhận xét và cho điểm học sinh

- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .

- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán lớp 5 - Bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TOÁN : BÀI 107
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN 
CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG 
š&›
A . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 Giúp học sinh :
Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương từ quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật .
 Vận dụng được các quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan .
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
Một số hộp bằng bìa có dạng hình lập phương có thể khai triển được .
C . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi học sinh lên bảng yêu cầu làm bài tập luyện thêm của tiết trước . 
- Nhận xét và cho điểm học sinh 
- 2 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm vào vở bài tập .
- Học sinh cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
II . Bài mới :
1. Hình thành công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương .
-Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát một số hình lập phương sau đó yêu cầu :
+ Tìm điểm giống nhau giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
+ Nếu ta nói : hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt . Theo em đúng hay sai .
+ Hãy nhắc lại diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là gì ?
+ Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương là gì ?
+ Diện tích của các mặt bên của hình lập phương có đặc điểm gì ?
+ Vậy để tính diện tích của 4 mặt ta có thể làm như thế nào ? 
- Giáo viên nêu bài toán : Một hình lập phương có cạnh 5cm . Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó . 
- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, và nhắc lại học sinh có thể gộp 2 bước tính làm một .
- Yêu cầu học sinh quan sát mô hình trực quan ( đã khai triển ) và tự rút ra kết luận về quy tắc tính diện tích xung quanh của hình lập phương . Một vài học sinh nhắc lại quy tắc đó .
2. Hình thành công thức tính diện tích toàn phần của hình lập phương .
- Giáo viên hỏi : 
+ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của mấy mặt ?
+ Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của mấy mặt ?
+ Có thể tính tổng diện tích của 6 mặt của của hình lập phương như thế nào ? 
+ Như vậy, để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể làm như thế nào ? 
- Giáo viên nêu bài toán : Một hình lập phương có cạnh 5cm . Tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó . 
- Yêu cầu học sinh quan sát mô hình trực quan ( đã khai triển ) và tự rút ra kết luận về quy tắc tính diện tích toàn phần của hình lập phương . Một vài học sinh nhắc lại quy tắc đó .
- Học sinh cả lớp quan sát hình, thảo luận để giải quyết yêu cầu :
+ Hình lập phương có các điểm giống hình hộp chữ nhật là : Có 6 mặt, 8 đỉnh , 12 cạnh. Các mặt của hình lập phương là hình vuông còn các mặt của hình hộp chữ nhật là hình chữ nhật , mà hình vuông là hình chữ nhật đặc biệt .
+ Hình lập phương chính là hình hộp chữ nhật đặc biệt . Vì khi chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật bằng nhau thì nod chính là hình lập phương .
+ Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích của 4 mặt bên .
+ Diện tích xung quanh của hình lập phương cũng là tổng của diện tích của 4 mặt bên .
+ Các mặt của hình lập phương có diện tích bằng nhau .
+ Ta có thể lấy diện tích của một mặt nhân với 4 .
- 1 học sinh lên bảng làm bài ,học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập .
 Diện tích của một mặt của hình lập phương đó là :
 5 5 = 25 ( cm2) 
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là :
 25 4 = 100 ( cm2 ) .
- Một vài học sinh nêu trước lớp .
- Học sinh nối tiếp nhau trả lời :
+ Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là diện tích của 6 mặt .
+ Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương là diện tích của 6 mặt .
+ Có thể tính tổng diện tích của 6 mặt của của hình lập phương bằng cách lấy diện tích 1 mặt nhân với 6 .
+ Như vậy, để tính được diện tích toàn phần của hình lập phương ta có thể lấy diện tích 1 mặt nhân với 6 .
- 1 học sinh lên bảng làm bài ,học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập :
 Diện tích của một mặt của hình lập phương đó là :
 5 5 = 25 ( cm2) 
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là :
 25 6 = 150 ( cm2 ) .
- Học sinh nêu quy tắc tính diện tích toàn phần hình lập phương .
2. Thực hành .
Bài 1 : Vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương .
- Cho học sinh đọc đề bài và tự làm bài .
- Học sinh làm bài vào vở và đổi vở cho bạn để kiểm tra và nhận xét bài của nhau .
- Một học sinh nêu kết quả ( miệng )để chữa bài .
 Bài giải 
Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là :
 1,51,54 = 9 ( m2 ) 
Diện tích toàn phần của hình lập phương đó là :
 1,51,56 = 13,5 ( m2 )
Đáp số : Sxq : 9 m2 
 Stp : 13,5 m2 
Bài 2 :Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải toán .
- Giáo viên phát vấn để học sinh nêu hướng giải, chẳng hạn : Vì cái hộp không có nắp nên diện tích bìa cần dùng làm hộp sẽ là tổng diện tích xung quanh và diện tích 1 mặt đáy hộp , tức là bằng diện tích một mặt nhân với 5 .
- Học sinh làm bài vào vở . một học sinh làm bài trên bảng lớp để tiện chữa bài .
 Bài giải .
 Hộp không có nắp nên diện tích bìa dùng để làm hộp là :
 ( 2,5 2,5 ) 5 = 31,25 ( dm2) .
 Đáp số : 31,25 dm2.
III . Củng cố dặn dò . 
Giáo viên gọi 2 học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần chúng tôi hình lập phương .
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn học sinh về nhà làm các Bài tâp hướng dẫn luyện thêm .
IV. Bài tâp hướng dẫn luyện thêm 
 Tính diện tích bìa để làm chiếc hộp hình lập phương có cạnh là 2dm và một nắp đậy có phần cài là hình thang cao 1,5cm, đáy bé 18cm ( không tính mép dán ) .

Tài liệu đính kèm:

  • doc107.DTXQ v¢ DTTP của hình lập phương.doc