Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Phân xử tài tình

I) Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

3. Thái độ: Khâm phục tài xử kiện của ông quan án

II) Chuẩn bị:

 - Tranh minh hoạ SGK.

 - Bảng phụ ghi nội dung.

 

doc 45 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 23 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23:
Thứ hai ngày 21 tháng 2 năm 2011
Tập đọc 
Phân xử tài tình
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung của bài:Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
3. Thái độ: Khâm phục tài xử kiện của ông quan án
II) Chuẩn bị:
	- Tranh minh hoạ SGK.
	- Bảng phụ ghi nội dung.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Cao Bằng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS chia đoạn.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (đọc 2 lượt), chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần Chú giải
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu, cách đọc như sau:
Hoạt động của trò
- 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Bài chia 3 đoạn.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự:
+ HS 1: Xưa, có một lấy trộm
+ HS 2: Đòi người làm chứngcúi đầu nhận tội.
+ HS 3: Lần khácđành nhận tội.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc nối tiếp theo cặp (đọc 2 vòng).
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Theo dõi.
 - Đọc toàn bài với giọng hồi hộp, hào hứng thể hiện được lòng khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án. Chú ý giọng của từng nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: giọng rõ ràng, rành mạch, biểu thị cảm xúc khâm phục.
+ Hai người đàn bà: giọng mếu máo, ấm ức.
+ Quan án: giọng ôn tồn, đĩnh đạc, trang nghiêm.
* Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS giải thích các từ: công đường, khung cửi, niệm phật. 
+ Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
+ Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
+ Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp?
+ Kể lại cách quan án tìm kẻ trộm tiền nhà chùa?
+ Vì sao quan án lại dùng cách trên?
+ Quan án phá được các vụ án nhờ đâu?
+ Nội dung của câu chuyện là gì?
c. Đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS đọc truyện theo vai. Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc phù hợp.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét,cho điểm từng HS.
- Giải thích theo ý hiểu:
+ Công đường: nơi làm việc của quan lại.
+ Khung cửi: công cụ dệt vải thô sơ, đóng bằng gỗ.
+ Niệm phật: đọc kinh lầm rầm để khấn phật.
+ Người nọ tố cáo người kia lấy cắp vải của mình và nhờ quan xét xử.
+ Quan đã dùng nhiều cách khác nhau:
. Cho đòi người làm chứng nhưng không có
. Cho lính về nhà hai người đàn bà để xem xét, thấy cũng có khung cửi, cũng đi chợ bán vải.
. Sai xé tấm vải làm đôi cho mỗi người một nửa, thấy một trong hai người bật khóc, quan sai lính trả tấm vải cho người này rồi thét trói người kia lại.
+ Vì quan hiểu phải tự tay mình làm ra tấm vải, mang bán tấm vải để lấy tiền mới thấy đau xót, tiếc khi công sức lao động của mình bị phá bỏ nên bật khóc khi tấm vải bị xé. 
+ Quan án nói sư cụ biện lễ cúng Phật, cho gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc ngâm nước, bảo họ cầm nắm thóc đó, vừa chạy đàn vừa niệm Phật. Đánh đòn tâm lí "Đức Phật rất thiêng, ai gian Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm" rồi quan sát những người chạy đàn, thấy một chú tiểu hé bàn tay cầm thóc ra xem, lập tức cho bắt vì theo quan chỉ kẻ có tật mới hay giật mình.
+ Vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lộ mặt.
+ Quan án phá được các vụ án nhờ sự thông minh, quyết đoán. Ông nắm được đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội.
* Nội dung: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
- 4 HS đọc theo vai: người dẫn chuyện, hai người đàn bà bán vải, quan án.
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc.
Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở trong chùa ra, giao cho mỗi người một nắm thóc và bảo:
- Chùa ta mất tiền, chưa rõ thủ phạm. Mỗi người hãy cầm một nắm thóc đã ngâm nước rồi vừa chạy đàn, vừa niệm Phật. Đức Phật rất thiêng. Ai gian, Phật sẽ làm cho nắm thóc trong tay người đó nảy mầm. Như vậy, ngay gian sẽ rõ.
Mới vài vòng chạy, đã thấy một chú tiểu thỉnh thoảng hé bàn tay cầm thóc ra xem. Quan lập tức cho bắt chú tiểu vì chỉ có kẻ có tật mới hay giật mình. Chú tiểu kia đành nhận tội.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 111: Xăng - ti - mét khối. Đề - xi - mét khối
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Học sinh có biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối
- Nhận biết được mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối
2. Kỹ năng: Đọc và viết đúng các số đo; Giải các bài tập có liên quan đến xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5.
	- Bảng phụ, bút dạ.
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Thế nào là thể tích của một hình?
- GV đưa ra một số hình hộp chữ nhật được ghép bởi các hình lập phương cạnh 1cm, yêu cầu HS so sánh thể tích của các hình đó.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b.Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối:
- Đưa ra 1 hình lập phương có cạnh 1dm và 1 hình lập phương có cạnh 1cm cho HS quan sát.
- Giới thiệu về xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- Đưa ra mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối, yêu cầu HS quan sát.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp xếp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3?
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì sẽ "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm3?
+ Vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương thể tích 1cm3?
- Kết luận:
 Hình lập phương cạnh 1dm gồm 
10 10 10 = 1000 hình lập phương cạnh 1cm.
 Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
c. Luyện tập, thực hành:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Gắn bảng phụ ghi nội dung BT1.
- Yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài vào SGK.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối theo yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS đổi chéo SGK kiểm tra lẫn nhau.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Viết lên bảng các trường hợp sau:
 5,8dm3 =  cm3
154 000cm3 =  dm3
- Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp nêu cách làm của 2 trường hợp trên.
- Gọi 2 HS đại diện cho 2 nhóm lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài ra nháp.
- Yêu cầu 2 HS lần lượt nêu cách làm của mình.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
- Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài vào vở.
- Thu vở của một số bàn để chấm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau.
Hoạt động của trò
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
- HS quan sát hình.
- HS nghe và nhắc lại:
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
 Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- Quan sát mô hình.
- Theo dõi thao tác của GV.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy có 10 10 = 100 (hình)
+ Xếp được 10 lớp như thế (vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nối tiếp nhau nhắc lại kết luận của GV.
Bài 1(116): Viết vào ô trống (theo mẫu)
- 1 HS nêu.
- 1HS làm bảng phụ, lớp làm vào SGK.
Viết số
Đọc số
76cm3
bảy mươi sáu xăng-ti-mét khối
519dm3
năm trăm mười chín đề-xi-mét khối
85,08dm3
tám mươi lăm phẩy không tám đề-xi-mét khối
cm3
bốn phần năm xăng-ti-mét khối
192cm3
một trăm chín mươi hai xăng-ti-mét khối
2001dm3
hai nghìn không trăm linh một đề-xi-mét khối
cm3
ba phần tám xăng-ti-mét khối
Bài 2(117): Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- 1HS nêu.
- HS theo dõi.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV. 5,8dm3 =  cm3
Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
Mà 5,8 1000 = 5800
Nên 5,8dm3 = 5800 cm3
154 000cm3 =  dm3
Ta có: 1000cm3 = 1dm3
Mà 154 000 : 1000 = 154
Nên 154 000cm3 = 154 dm3
- HS làm theo yêu cầu của GV.
a, 1dm3 = 1000 cm3 375dm3 = 375000 cm3 
5,8dm3 = 5800 cm3 dm3 = 800 cm3 
b, 2000cm3 = 2 dm3 154 000cm3 = 154 dm3
490 000cm3 = 490 dm3 5100cm3 = 5,1 dm3
3. Củng cố, dặn dò: 
- Tổ chức cho HS thi đọc và viết các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
Chính tả (nhớ – viết)
Cao Bằng
I) Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
2. Kỹ năng: Nhớ - viết và trình bày đúng chính tả 4 khổ thơ đầu của bài Cao Bằng
- Làm đúng bài tập chính tả về viết hoa đúng tên người, tên địa lý Việt Nam.
3. Thái độ: Yêu quý và có ý thức bảo vệ, giữ gìn các cảnh đẹp trên đất nước Việt Nam.
II) Chuẩn bị:
	- Bảng phụ ghi sẵn BT 2, phần Luyện tập
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
1. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn nghe - viết chính tả
* Trao đổi về nội dung đoạn thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
+ Những từ ngữ, chi tiết nào nói lên địa thế của Cao Bằng?
+ Em có nhận xét gì về con người Cao Bằng?
* Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
* Viết chính tả
- Hướng dẫn HS cách trình bày.
- Yêu cầu HS viết bài.
* Soát lỗi, chấm bài.
- Yêu cầu HS tự soát lỗi.
- Thu và chấm 2 bàn.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Hoạt động của trò
- 2HS nêu: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên.
- 2 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu của bài trước lớp.
+ Những từ ngữ, chi tiết: sau khi qua đèo Gió, lại vượt đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc.
+ Con người Cao Bằng rất đôn hậu và mến khách.
- Tìm và l ... Thoan - thợ nguội - được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
- Hiện nay Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã đổi tên là Công ty Cơ khí Hà Nội.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài.
------------------------------------------------
Khoa học
Sử dụng năng lượng điện
A. Mục tiêu: 
	Sau bài học, HS biết:
- Kể một số ví dụ chứng tỏ dòng điện mang năng lượng.
- Kể tên một số đồ dùng, máy móc sử dụng điện.
- Kể tên một số loại nguồn điện.
B. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to, bút dạ hoặc bảng nhóm.
- Hình minh hoạ 1 trang 92 SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài 44.
- Nhận xét, cho điểm HS.
II. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Năng lượng gió và năng lượng nước chảy có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Năng lượng gió và năng lượng nước chảy đã tạo ra nguồn điện cho mọi hoạt động trong xã hội. Con người sử dụng năng lượng điện trong những việc gì? Những đồ dùng, máy móc nào sử dụng điện? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
1. Hoạt động 1
- Hỏi: Hãy kể tên những đồ dùng sử dụng điện mà em biết?
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng đó lên bảng.
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ đâu?
- Kết luận: ở nhà máy điện, các máy phát điện phát ra điện. Điện được tải qua các đường dây đưa đến các ổ điện ở mỗi gia đình, trường học, cơ quan, xí nghiệp. Dòng điện mang năng lượng cung cấp năng lượng điện cho các đồ dùng sử dụng điện. Tất cả các vật có khả năng cung cấp năng lượng điện được gọi chung là nguồn điện như: nhà máy phát điện, pin, ắc quy hay đi-a-môDòng điện có ứng dụng như thế nào? các em cùng tìm hiểu tiếp.
2. Hoạt động 2
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn.
- Chia nhóm mỗi nhóm 4 HS. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nêu nguồn điện mà các đồ dùng trên bảng cần sử dụng.
+ Nêu tác dụng của dòng điện trong các đồ dùng sử dụng đó: thắp sáng, đốt nóng hay chạy máy?
- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. Gợi ý HS kẻ bảng để báo cáo như sau:
Tên đồ dùng sử dụng điện
Nguồn điện cần sử dụng
Tác dụng của dòng điện
- Gọi 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét, kết luận bài làm của HS.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
+ Con người sử dụng năng lượng điện trong những việc gì?
+ Tại sao con người nên khai thác sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy?
- Lắng nghe.
1. Dòng điện mang năng lượng
- Tiếp nối nhau kể tên những đồ dùng sử dụng điện: bóng điện, bàn là, ti vi, nồi cơm điện, đèn pin, máy sấy tóc, chụp hấp tóc, máy là tóc, máy tính, mô tơ, máy bơm nước, quạt, tủ lạnh, máy tính bỏ túi, máy mát xa, điện thoại, loa,
+ Năng lượng điện mà các đồ dùng trên sử dụng được lấy từ: dòng điện của nhà máy điện, pin, ắc quy, đi-a-mô
- Lắng nghe.
2. ứng dụng của dòng điện
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe yêu cầu của GV để nắm nhiệm vụ học tập.
- 1 nhóm làm vào giấy khổ to hoặc bảng nhóm.
- Nhóm làm bài vào bảng báo cáo kết quả. Các nhó khác nhận xét bài làm của nhóm bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Ví dụ:
Tên đồ dùng sử dụng điện
Nguồn điện cần sử dụng
Tác dụng của dòng điện
Bóng điện
Nhà máy điện
Thắp sáng
Bàn là
Nhà máy điện
Đốt nóng
Ti vi
Nhà máy điện/ ắc quy
Chạy máy
Đài
Nhà máy điện/ ắc quy/ pin
Chạy máy
Tủ lạnh
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy bơm nước
Nhà máy điện
Chạy máy
Nồi cơm điện
Nhà máy điện
Chạy máy
đèn pin
Pin
Thắp sáng
Máy tính
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy tính bỏ túi
Pin
Chạy máy
Máy là tóc
Nhà máy điện
Đốt nóng
Mô tơ
Nhà máy điện
Chạy máy
Quạt
Nhà máy điện
Chạy máy
Đèn ngủ
Nhà máy điện
Thắp sáng
Máy sấy tóc
Nhà máy điện
Đốt nóng
Điện thoại
Nhà máy điện
Chạy máy
Máy giặt
Nhà máy điện
Chạy máy
Loa
Nhà máy điện
Chạy máy
3. Hoạt động 3
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu vai trò của điện dưới dạng trò chơi: "Ai nhanh, ai đúng?"
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 2 đội.
+ GV viết lên bảng các lính vực: sinh hoạt hằng ngày, học tập, thông tin, giao thông, nông nghiệp, thể thao,
+ Luật chơi: Khi GV nói: sinh hoạt hằng ngày (hoặc lĩnh vực khác), HS các đội phải tìm nhanh các dụng cụ, máy móc có sử dụng điện trong lĩnh vực đó. Nhóm nào có tín hiệu trước thì (giơ tay, rung chuông hoặc phất cờ) trả lời trước. Mỗi dụng cụ, máy móc đúng được cộng 1 điểm, sai từ 1 điểm và mất lượt chơi.
+ Cho HS chơi thử.
- Tổ chức cho HS cả lớp cùng chơi. Mỗi đội cử 2 HS làm trọng tài và người ghi điểm.
- Trọng tài tổng kết cuộc chơi.
- Nhận xét trò chơi.
3. Vai trò của điện
- Nghe GV phổ biến luật chơi và cách chơi.
- Ví dụ:
+ Thắp sáng: bóng đèn, đèn pin.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Lắp mạch điện đơn giản
A. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS biết:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện.
- Làm được thí nghiệm đơn giản trên mạch điện có nguồn điện là pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện.
B. Đồ dùng dạy học:
- HS chuẩn bị theo nhóm: Bộ lắp ghép mô hình điện lớp 5, một số vật bằng kim loại: đồng, nhôm sắt. Một số vật bằng nhựa, cao su, sứ.
- GV chuẩn bị: Một cục pin, dây đồng có vỏ bọc, bóng đèn pin, bóng đèn điện hỏng có tháo đui
- Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm (đủ dùng theo nhóm)
Vật liệu
Kết quả
Kết luận
Đèn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
Đồng
...
C. Các hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 45
- Nhận xét, cho điểm HS.
II. Bài mới
* Giới thiệu bài
- Điện rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em lắp mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm trên mạch điện pin để biết đựoc vật nào dẫn điện, vật nào cách điện.
1. Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS quan sát các hình vẽ mạch điện ở hình minh hoạ 5 và cho biết: Dự đoán xem bóng đèn nào có thể sáng? Tại sao?
- Gọi HS phát biểu. GV ghi ý kiến của các em lên bảng.
- GV nêu yêu cầu: Các em hãy cùng lắp thử các mạch điện như hình vẽ từng mạch điện và kiểm tra xem kết quả các bạn dự đoán có đúng không?
- GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. Lưu ý HS: Khi thử hình 5c phải nhanh để tránh hỏng pin vì khi dùng dây dẫn nối 2 cực của pin với nhau sẽ tạo ra hiện tượng đoản mạch.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét, khen ngợi tinh thần làm việc của HS.
- Hỏi: nêu điều kiện để mạch điện thắp sáng đèn?
- Nhận xét, kết luận: đèn sáng nếu có dòng điện chạy qua mạch kín từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin.
2. Hoạt động 2
- GV kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập đã giao từ tiết trước.
- GV yêu cầu HS quan sát GV làm mẫu
- GV tiến hành lắp mạch điện đơn giản với 1 cục pin, 1 đoạn dây đồng.
- Yêu cầu HS thực hành lắp mạch điện trong nhóm và vẽ lại cách mắc mạch điện vào giấy.
- GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn
- Gọi 2 nhóm HS lên trình bày cách lắp mạch điện của nhóm mình.
- Nhận xét, kết luận về cách lắp mạch điện của HS.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 94 SGK.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy rõ:
+ Đâu là cực dương?
+ Đâu là cực âm?
+ Đâu là núm thiếc?
+ Đâu là dây tóc?
- Hỏi:
+ Phải lắp mạch như thế nào thì đèn mới sáng?
+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ đâu?
+ Tại sao bóng đèn có thế sáng?
- Kết luận: Pin là nguồn cung cấp năng lượng làm đèn sáng. Mỗi pin có 2 cực, một cực dương (+) và một cực âm (-). Bên trong bóng đèn là dây tóc. Hai đầu dây tóc được nối ra bên ngoài. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát sáng.
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời từng câu hỏi sau:
+ Hãy nêu vài trò của điện?
+ Điện mà gia đình bạn đang sử dụng được lấy từ đâu?
- Lắng nghe.
1. Thực hành kiểm tra mạch điện
- Quan sát hình minh hoạ.
- 5 HS tiếp nối nhau phát biểu và giải thích theo suy nghĩ.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm cùng lắp thử các mạch điện như hình vẽ.
- Kết quả làm việc tốt
+ Hình a: bóng đèn sáng vì đây là 1 mạch kín.
+ Hình b: bóng đèn không sáng vì 1 đầu dây không được nối với cực âm.
+ Hình c: bóng đèn không sáng vì mạch điện bị đứt.
+ Hình d: bóng đèn không sáng 
+ Hình e: bóng đèn không sáng vì 2 đầu dây đều nối với cực dương của pin.
- 2 nhóm nối tiếp nhau trình bày
- Trả lời: Nếu có 1 dòng điện kín đi từ cực dương của pin, qua bóng đèn đến cực âm của pin.
2. Thực hành lắp mạch điện đơn giản
- Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng ở nhà của các thành viên.
- Quan sát
- Hoạt động trong nhóm, mỗi HS lắp mạch điện 1 lần, cả nhóm thống nhất và vẽ sơ đồ mạch điện của nhóm vào giấy.
- 2 nhóm HS tiếp nối nhau vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng và nói lại cách lắp mạch điện của nhóm mình.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- 2 HS tiếp nối nhau lên bảng cầm cục pin, bóng đèn chỉ cho cả lớp.
- Tiếp nối nhau trả lời:
+ Phải lắp thành 1 mạch kín để dòng điện đi từ cực dương của pin qua bóng đèn đến cực âm của pin.
+ Dòng điện trong mạch kín được tạo ra từ pin.
+ Vì dòng điện từ pin chạy qua dây tóc bóng đèn làm cho dây tóc bị nóng tới mức phát sáng.
- Lắng nghe.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS học bài và chuẩn bị bài sau.
 	------------------------------------------------
Sinh hoạt: 
Kiểm điểm nền nếp 
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS thấy được những ưu, nhược điểm trong tuần.
	- Phát huy ưu điểm đã đạt được, khắc phục những tồn tại.
	- Phấn đấu đạt nhiều thành tích trong mọi hoạt động.
II. Nội dung:
 1. Nhận xét chung:
 a, Hạnh kiểm:
- Các em ngoan ngoãn, lễ phép; biết đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ (Mai Anh, Quỳnh, Hoàng Trang, Dung, Dũng, Nam...)
- Nghiêm chỉnh thực hiện tốt các chỉ thị nghị định.
- Duy trì tốt nền nếp đi học đúng giờ.
- Ra thể dục nhanh, tập đúng, đều các động tác.
- Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh tốt.
 b, Học tập:
- Học bài và làm bài tập đầy đủ. ( Anh Dũng, Quỳnh, Nam, Phương Anh,...)
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. ( Việt, Đào, Anh Dũng, Dung, Nam ...)
- Tồn tại: Còn một số em nhận thức chậm ( Mạnh Dũng, Hiếu, Tiến Anh, Huyền Trang...).
 c, Các công việc khác:
- Thực hiện tốt Luật ATGT, phòng chống dịch cúm A/H1N1.
- Duy trì tốt vệ sinh chuyên.
- Tham gia ngoại khóa Tiếng Anh.
 2. Phương hướng:
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, học tập và rèn luyện tốt.
- Tham gia nhiệt tình các phong trào thi đua.
- Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Tập nghi thức, chuẩn bị thi nghi thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_23_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc