Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 25

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 25

THỰC HÀNH GIỮA HKII

A /Mục tiêu :

- Thực hành : Em yêu quê hương; Uỷ ban nhân dân xã (phường) em; Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

- HS nhận biết một số hành vi, việc làm đúng.

- Yêu thích môn học.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Thực hành giữa HKII (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Làm BT.

 * Mục tiêu : HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm đúng.

* Cách tiến hành :

1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung BT trong SGK.

2. HS các nhóm độc lập làm việc.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.

4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 5. GV kết luận : .

 

doc 17 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25
Từ ngày 5/3 đến ngày 9/3
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
5/3
25
121
49
25
35 p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Thực hành giữa HKII.
Thi giữa HKII.
Phong cảnh đền Hùng.
(N – V) Ai là thuỷ tổ loài người.
Thứ ba
6/3
49
122
49
49
25
35p
40p
40p
35p
40p
Thể dục
Toán
LT&C
Khoa học
Kể chuyện
Phối hợp chạy và bật nhảy. Trò chơi : Chuyền nhanh, nhảy nhanh.
Bảng đơn vị đo thời gian.
Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.
Ôn tập vật chất và năng lượng.
Vì muôn dân.
Thứ tư
7/3
50
123
49
25
25
40p
40p
40p
35p
35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Cửa sông.
Cộng số đo thời gian.
Tả đồ vật (kiểm tra viết).
Sấm sét đêm giao thừa.
Lắp xe chở hàng (giới thiệu bộ lắp ghép mô hình điện).
Thứ năm
 8/3
50
124
50
50
25
35p
40p
40p
35p
35p
Thể dục
Toán
LT&C
Khoa học
Mĩ thuật
Bật cao . Trò chơi : Chuyền nhanh, nhảy nhanh.
Trừ số đo thời gian.
Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.
Ôn tập : vật chất và năng lượng.
Thường thức mĩ thuật : xem tranh Bác Hồ đi công tác.
Thứ sáu
 9/3
25
125
50
25
4
35p
40p
40p
35p
20p
Âm nhạc
Toán
TLV
Địa lí
GDSK
Ôn hát bài : Màu xanh quê hương.
Luyện tập.
Tập viết đoạn đối thoại.
Châu Phi.
Ích lợi của sữa mẹ.
Thứ ba : Cô Huệ dạy : toán, TD, khoa học, kể chuyện.
Thứ sáu : Cô Hồng dạy : âm nhạc.
************************
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HKII
A /Mục tiêu : 
- Thực hành : Em yêu quê hương; Uỷ ban nhân dân xã (phường) em; Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- HS nhận biết một số hành vi, việc làm đúng.
- Yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Thực hành giữa HKII (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Làm BT.
 * Mục tiêu : HS biết nhận xét một số hành vi, việc làm đúng.
* Cách tiến hành : 
1. GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm quan sát chuẩn bị giới thiệu nội dung BT trong SGK.
2. HS các nhóm độc lập làm việc.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày.
4. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 5. GV kết luận : .
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
*Mục tiêu : Giúp HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến nội dung các bài đã học.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho HS làm BT.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân.
 3. Một số HS tự liên hệ trước lớp.
 4. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. 
 5. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 6 . GV kết luận : SGK.
Hoạt động 3 : Làm BT SGK.
 *Mục tiêu : HS biết xây dựng kế hoạch liên quan đến nội dung các bài đã học trong các công việc hằng ngày.
 *Cách tiến hành :
1.GV yêu cầu HS nêu một vài biểu hiện ở bài tập.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS giải thích lí do.
Hoạt động 4 : Củng cố.
HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Tổ chức trò chơi : HS chơi theo nhóm.
Hoạt động tiếp nối : 
Thực hành theo nội dung trong SGK.
Về nhà ôn tập và chuẩn bị bài sau : Em yêu hoà bình.
D/ Bổ sung :.
..
TẬP ĐỌC
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
- GDHS nhớ ơn tổ tiên.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Phong cảnh đền Hùng ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng ngọc trong xanh,).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Thánh Gióng; An Dương Vương).
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Cửa sông.
D/ Bổ sung :.
CHÍNH TẢ (Nghe-viết)
AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài Ai là thuỷ tổ loài người.
- Rèn luyện kĩ năng viết đúng danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài, là đúng các bài tập.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS viết lời giải câu đố (BT3, tiết chính tả trước).
 2. Dạy bài mới : Ai là thuỷ tổ loài người (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả : Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uynh, (thế kỉ) XIX.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt).
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 1 :
a) Gạch dưới các tên riêng trong mẫu chuyện vui dưới đây :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
	 - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. 
 - HS phát biểu ý kiến : các tên riêng trong bài là : Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngữ Đế, Chu, Cửu Phủ, Khương Thái Công
b)	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập b.
- Cả lớp đọc thầm bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- Một HS đọc lại mẫu tin đã được điền chữ đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- Sau khi hoàn thành bài tập, một vài HS đọc lại đoạn văn và câu đố và trả lời câu hỏi của GV.
(Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng – vì là tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt).
3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập.
D/ Bổ sung :.
Thứ tư ngày 7 tháng 3 năm 2007
TẬP ĐỌC
CỬA SÔNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn.
- GDHS nhớ về quê hương, cội nguồn, HTL bài thơ.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Phong cảnh đền Hùng, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Cửa sông ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ của bài thơ (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 6 khổ để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Là cửa nhưng không then, khoá/ cũng không khép lại bao giờ. Cách nói đó rất đặc biệt - cửa sông cũng là một cái cửa nhưng khác mọi cái cửa bình thường – không có then, có khoá. Bằng cách đó tác giả làm cho người đọc hiều ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Là nơi những dòng sông gửi lại để bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền; nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển cả hoà lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ; nơi có tôm tụ hội; những chiếc thuyền câu lấp loá đêm trăng; nơi nhưng con tàu kéo còi ngã tư mặt đất; nơi tiễn đưa người ra khơi).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK.
 * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 6 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài thơ. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài : Nghĩa thầy trò.
D/ Bổ sung :.
TOÁN
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Cộng số đo thời gian.
- Rèn kĩ năng biết cộng số đo thời gian, giải bài toán với phép cộng số đo thời gian.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vị đo thời gian.
2. Bài mới : Cộng số đo thời gian (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng số đo thời gian.
a) GV cho HS nêu ví dụ 1, cho HS nêu lại bài toán và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng : 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ?
- GV hướng dẫn HS tìm cách thực hiện phép cộng số đo  ... ào phiếu (5 phút).
	- Các nhóm đổi chéo phiếu BT để trình bày theo từng câu trong 2 đoạn văn.
	- 2HS tiếp nối nhau đọc lại 2 đoạn văn.
3) Củng cố : ( 4 phút) - GV đặt câu hỏi chốt lại bài.
	- GDHS : Áp dụng kiến thức của bài trong suốt quá trình học.
	- Nhận xét, dặn dò.
IV/ Bổ sung : ..
KHOA HỌC
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài HS củng cố về : 
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Rèn luyện kĩ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- GDHS yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK 101, 102.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Ôn tập : Vật chất và năng lượng (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”.
* Mục tiêu : Củng cố cho HS tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học.
* Cách tiến hành :
- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu cầu HS đọc các thông tin SGK và kết hợp với kinh nghiệm cá nhân để thực hiện trò chơi.
- Một số HS trình bày trước lớp.
 - Lớp nhận xét bổ sung.
	- GV kết luận : SGK.
Hoạt động 2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
 * Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng một số nguồn năng lượng.
 * Cách tiến hành : 
	- GV cho HS làm việc theo nhóm.
	- HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết để trả lời các câu hỏi.
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK theo nhóm đôi và ghi vào phiếu. 
- Đại diện từng nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK của nhóm mình. 
- GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện”. 
* Mục tiêu : Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện.
* Cách tiến hành : HS làm việc theo cặp.
 - Một số HS trình bày trước lớp.
 - GV bổ sung -kết luận.
3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học.
 4.Nhận xét - dặn dò : - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
..
MĨ THUẬT
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu :
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Bác Hồ đi công tác và hiểu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
B/ Chuẩn bị : 
- Tranh Bác Hồ đi công tác.
 - Sưu tầm thêm một số tranh ảnh của họa sĩ Nguyễn Thụ.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Ổn định : GV nêu mục đích, yêu cầu chung và đồ dùng để học môn mĩ thuật.
2. Bài mới : Thường thức mĩ thuật. Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về họa sĩ Nguyễn Thụ.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để đọc mục 1 trang77SGK.
- Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi.
- GV dựa vào câu trả lời của HS, bổ sung (Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ơ3 xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Ông là Hiệu trưởng Trường Đại học Mĩ thuật Hà Nội từ năm 1985 đến năm 1992. Ông được phong Phó Giáo sư năm 1984 và danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988 ).
Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh Bác Hồ đi công tác và thảo luận theo nhóm về những nội dung sau :
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì ? (Hình ảnh Bác Hồ, anh cảnh vệ).
+ Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? (Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong bức tranh).
+ Bức tranh còn có những hình ảnh nào nửa ? (Hai con ngựa).
+ Màu sắc của bức tranh như thế nào ? (Trầm ấm).
+ Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, uyển chuyển ? (nhẹ nhàng, uyển chuyển).
+ Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? (Sơn dầu).
+ Em có thích bức tranh này không ?
- GV yêu cầu một số thành viên trong nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi, sau đó GV bổ sung và hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
3. Củng cố : 
 - HS nhắc lại vài nét vể tác phẩm Bác Hồ đi công tác.
 - GD HS : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh, yêu thích môn học.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Sưu tầm thêm tranh của họa sĩ Nguyễn Thụ và tập nhận xét.
- Chuẩn bị bài sau : Vẽ trang trí : Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
D/ Bổ sung :.
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về cộng, trừ số đo thời gian, đổi đơn vị đo thời gian.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách trừ và cách đổi số đo thời gian. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu lại cách cộng, trừ và cách đổi số đo thời gian. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra.
GV yêu cầu HS nhắc lại mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	GV yêu cầu HS nhắc cách cộng số đo thời gian.
 6 năm 7 tháng 10 giờ 37 phút
 + 4 năm 5 tháng + 5 giờ 38 phút
 10 năm 12 tháng hay 11 năm 15 giờ 75 phút hay 16 giờ 15 phút
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách trừ số đo thời gian. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
 30 năm 2 tháng hay 29 năm 14 tháng 42 ngày 7 giờ hay 41 ngày 31 giờ
- 8 năm 8 tháng - 8 năm 8 tháng - 8 ngày 9 giờ - 8 ngày 9 giờ
 21 năm 6 tháng 33 ngày 22 giờ
Bài 4 : Giải bài toán.
	- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của BT.
- GV gợi ý cho HS cách giải.
Bài giải 
Chi tiết máy thứ nhất và thứ hai làm hết số thời gian là :
1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút = 2 giờ 70 phút hay 3 giờ 10 phút.
Chi tiết máy thứ ba làm hết số thời gian là : 
5 giờ 30 phút – 3 giờ 10 phút = 2 giờ 20 phút.
Đáp số : 2 giờ 20 phút.
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách cộng, trừ số đo thời gian.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Nhân số đo thời gian.
D/ Bổ sung :.
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
Thời gian dự kiến : 40 phút
 A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
- Rèn luyện kĩ năng biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
- GDHS viết đúng theo trình tự của đoạn đối thoại.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi những điều cần chú ý (SGK).
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra vở của một số HS đã viết lại đoạn văn tả đồ vật ở nhà và gọi 2 – 3 HS đọc đoạn văn của mình.
2. Dạy bài mới : Tập viết đoạn đối thoại (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài tập 1 :
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. 
- Cả lớp theo dõi trong SGK và đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2 :
 - Ba HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- HS cả lớp đọc lại toàn bộ nội dung của bài tập 2.
- Một HS đọc lại to, rõ ràng 7 gợi ý về lời đối thoại.
- HS tự hình thành các nhóm trao đổi, viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch (không viết lại lời đối thoại trong SGK.
- GV phát phiếu BT cho các nhóm làm bài.
- GV theo dõi giúp đỡ các nhóm làm bài.
- Đại diện các nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình. Lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại ý chính.
Bài tập 3 :
	- Một HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
	- HS các nhóm tự phân vai; vào vai cùng đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
	- Từng nhóm HS tiếp nối nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch trước lớp.
	- Cả lớp và GV bình chọn nhóm đọc lại hoặc diễn kịch sinh động, tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 2 : Phần ghi nhớ.
	- Hai, ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK.
	 Hai, ba HS không nhìn SGK, nói lại nội dung cần ghi nhớ.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại thể thức viết một đoạn đối thoại.
	- GD HS viết đúng trình tự của một đoạn đối thoại.
4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS về nhà nhớ thể thức trình bày một đoạn đối thoại; đọc trước nội dung trong tiết TLV tới.
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
CHÂU PHI
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Dựa vào lược đồ, bản đồ để nhận biết, mô tả được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. 
- Rèn luyện kĩ năng nắm được đặc điểm thiên nhiên của châu Phi.
- Nhân biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Phi.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ Tự nhiên châu Phi; quả địa cầu.
 - Bản đồ các nước châu Phi.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Ôn tập.
2.Bài mới : Châu Phi (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Vị trí địa lí, giới hạn (HS làm việc theo nhóm đôi).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi ở mục 3 SGK.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
	- HS nhận xét : Châu Phi có vị trí nằm cân xứng hai bên đường Xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa hai chí tuyến.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ.
* Hoạt động 2 : Đặc điểm tự nhiên (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi :
+ Địa hình châu Phi có đặc điểm gì ?
+ Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học ?
+ Trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV kết luận : 
+ Châu Phi có địa hình tương đối cao, được coi như một cao nguyên khổng lồ.
+ Khí hậu nóng, khô bật nhất thế giới.
+ Châu Phi có các quang cảnh tự nhiên : rừng rậm nhiệt đới, rứng thưa và xa-van, hoang mạc. Các quang cảnh rừng thưa và xa-van, hoang mạc có diện tích lớn nhất.
3.Củng cố : 
 - GV nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được cảnh đẹp thiên nhiên và hoạt động kinh tế rất mạnh của các nước ở châu Âu.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :
*************
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ
ÍCH LỢI CỦA SỮA MẸ

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan25.doc