Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

3) Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:

* Luyện đọc:

- Gọi HS đọc toàn bài.

- Tóm tắt nội dung bài. Hướng dẫn HS đọc- Xem tranh

- Chia đoạn: 3 đoạn: ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)

- Đọc đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải, hướng dẫn đọc đúng giọng đọc của bài

- Yêu cầu HS đọc trong nhóm

- Gọi HS đọc toàn bài

- Đọc mẫu toàn bài

* Tìm hiểu bài:

- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam (tranh về lợn, gà, chuột, ếch, tranh hứng dừa, tranh tố nữ, tranh đỗ trạng vinh quy.)

- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”)

 

doc 29 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 27 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
Tập đọc: 
TRANH LÀNG HỒ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài
	2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm bài đọc
	3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa, nghệ thuật dân tộc.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Một số bức tranh làng Hồ
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt nội dung bài. Hướng dẫn HS đọc- Xem tranh
- Chia đoạn: 3 đoạn: ( Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) 
- Đọc đoạn kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải, hướng dẫn đọc đúng giọng đọc của bài
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài:
- Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam (tranh về lợn, gà, chuột, ếch, tranh hứng dừa, tranh tố nữ, tranh đỗ trạng vinh quy...)
- Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn”)
- Tìm những từ ngữ ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ (tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất duyên; tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như múa ca bên gà mái mẹ; kĩ thuật tranh đã đạt đến sự trang trí tinh tế; màu trắng điệp là một sự sáng tạo )
- Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? (vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi”)
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
 (Ý chính: Tác giả giới thiệu vẻ đẹp của tranh làng Hồ ca ngợi đường nét sống động, màu sắc tươi tắn, trang trí tinh tế của những bức tranh dân gian và nhắn mọi người biết quý trọng và giữ gìn.
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 1
- Gọi HS thi đọc
4. Củng cố: 
- Nêu lại ý chính
- Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về luyện đọc lại bài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Xem tranh ở SGK và 1 số bức tranh làng Hồ khác
- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 1 – 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- Học sinh kể
- 1 học sinh đọc đoạn 1
- Trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc đoạn 2,3 
- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi
- Nêu nội dung, ý nghĩa của bài
- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài
- Luyện đọc diễn cảm đoạn . - 1 số học sinh thi đọc
- 1 – 2 học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về luyện đọc bài
Toán: Tiết 131
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cách tính vận tốc
	2. Kỹ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- 1 học sinh nêu cách tính vận tốc, viết công thức tính vận tốc
- 1 học sinh làm bài tập 3 (SGK trang 139)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập:
Bài tập 1:
- Hướng dẫn học sinh tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là m/phút hoặc m/giây
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
- Khi tính vận tốc chạy của đà điểu theo đơn vị là m/giây ta có hai cách tính sau:
C1: 1 phút = 60 giây
Vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/giây là:
1050 : 60 = 17,5 (m/giây)
C2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
Bài 2: Viết vào ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả
s
130 km
147 km
210 m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
v
32,5km/giờ
49km/giờ
35m/giây
Bài 3:
- Gọi học sinh đọc bài toán, nêu yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự giải bài sau đó chữa bài
Bài giải
Quãng đường người đó đi ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là giờ hay 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
 Đáp số: 40km/giờ
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu cách giải 
- Lắng nghe
- Làm bài
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào sách
 nêu kết quả
- Đọc bài toán, nêu cách giải 
- Giải bài vào vở, 1HS chữa bài trên bảng
- Lắng nghe
- Về học bài
Đạo đức: 
EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 2)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới
	- Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh
	2. Kỹ năng: Vẽ tranh, múa, hát, đọc thơ,  về chủ đề hòa bình
	3. Thái độ: Yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Giấy, bút để vẽ tranh, tư liệu	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được
- Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp các tranh ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được
- Nhận xét, kết luận HĐ1
* Hoạt động 2; Vẽ “Cây hòa bình”
- Chia nhóm và hướng dẫn học sinh các nhóm vẽ “cây hòa bình” ra khổ giấy lớn
- Nhận xét, kết luận về giá trị của hòa bình và những việc học sinh cần phải làm để bảo vệ hòa bình
* Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ  về chủ đề: Em yêu hòa bình
- Yêu cầu học sinh hát, múa, đọc thơ,  về chủ đề trên
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Nhắc học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng
- Chuẩn bị sách vở 
- Giới thiệu
- Lắng nghe
- Các nhóm vẽ tranh 
- Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh, lớp nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Đọc thơ, hát múa, 
- Lắng nghe
- Về học bài
Chính tả: (nhớ - viết) 
CỬA SÔNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
	2. Kỹ năng: Nhớ - viết 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông
	 Làm đúng bài tập chính tả
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: 
	- Giáo viên: Bảng nhóm 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nhớ - viết chính tả:
- Gọi HS đọc bài
- Nhắc học sinh cách trình bày các khổ thơ 6 chữ, những từ ngữ khó
- Yêu cầu học sinh gấp SGK, nhớ - viết chính tả
- Nhắc HS tự soát lỗi
- Chấm, chữa một số bài chính tả
- Chữa một số lỗi HS thường viết sai
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2: Tìm các tên riêng trong đoạn trích (SGK) và tên riêng đó được viết như thế nào
- Gọi 2 học sinh nối tiếp đọc 2 đoạn văn ở SGK
- Nói về nội dung 2 đoạn văn
- Chia nhóm, phát bảng nhóm để học sinh làm bài
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án:
Tên riêng
Giải thích cách viết
Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô; A-mê-ri-gô Ve-xpu-xi; Ét-mân Hin-la-ri; Ten-sinh No-rơ-gay
Tên địa lý: I-ta-li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca, E-vơ-rét; 
Hi-ma-lay-a; Niu Di-lân
- Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối
* Tên địa lý: Mĩ, Ấn Độ, Pháp
Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam . Vì đây là tên riêng nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh nhớ cách viết hoa tên riêng của người, tên địa lý nước ngoài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cần viết
- Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ ở SGK, ghi nhớ
- Ghi nhớ
- Viết bài vào vở
- Tự sửa lỗi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nối tiếp đọc đoạn văn
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010
Toán: Tiết 132
QUÃNG ĐƯỜNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều
	2. Kỹ năng: Thực hành tính quãng đường
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị
	- Học sinh:	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 3, 4 trang 140
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hình thành cách tính quãng đường:
Bài toán 1:
- Nêu bài toán, nêu tóm tắt
- Đặt vấn đề để học sinh tính được quãng đường ô tô đi được và trình bày 
Bài giải
 Quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ là:
 42,5 x 4 = = 170 (km)
 Đáp số: 170 km
- Từ bài giải yêu cầu học sinh rút ra quy tắc tính quãng đường
(Quy tắc SGK)
- Hướng dẫn học sinh hình thành công thức tính quãng đường:
S = v × t
Bài toán 2:
- Nêu và tóm tắt bài toán 2 ở bảng
- Hướng dẫn học sinh đổi số đo thời gian: 2 giờ 30 phút ra số thập phân hoặc phân số
- Dựa vào công thức vừa lập, học sinh tự giải bài
Bài giải
2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Hoặc 2 giờ 30 phút = giờ
Quãng đường người đi xe đạp đi được là:
12 × 2,5 = 30 (km)
Hoặc 12 × = 30 (km)
 Đáp số: 30 km
c) Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán và giải bài
Bài giải
Quãng đường ca nô đi được trong 3 giờ là:
15,2 × 3 = 45,6 (km)
 Đáp số: 45,6 km
Bài 2:
- Hướng dẫn học sinh đổi 15 phút =  giờ ? sau đó tự làm bài, chữa bài
Bài giải
15 phút = giờ
Quãng đường người đó đi được là:
12,6 × = 3,15 (km)
 Đáp số: 3,15 km
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh tính số thời gian đi được của người đi xe máy từ đó sẽ tính được quãng đường
Bài giải
Thời gian người đó đi hết là:
11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút
 2 giờ 40 phut = giờ = giờ
Quãng đường AB dài là:
 = 112 (km)
 Đáp số: 112 km
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Thực hiện 
- Nêu quy tắc
- Hình thành công thức tính
- Lắng nghe
- Đổi số đo thời gian và làm bài
- 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách làm
- Tóm tắt và giải bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán và cách giải
- Làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu: 
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ...  câu: 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối
	2. Kỹ năng: Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn, biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu
	3. Thái độ: Yêu thích môn học
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết đoạn văn ở phần: Nhận xét; 1 số tờ phiếu để học sinh làm bài tập 1
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng 1 số câu ca dao, tục ngữ ở bài tập 2 (tiết LTVC trước) 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nhận xét:
- Nêu yêu cầu bài 1
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu 1
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Đáp án: 
+ Từ “hoặc” có tác dụng nối từ “em bé” với từ “chú mèo” ở câu 1
+ Cụm từ “vì vậy” có tác dụng nối câu 1 với câu 2 trong đoạn văn
- Nêu yêu cầu 2, gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: Những từ ngữ có tác dụng giống cụm từ “vì vậy” ở đoạn văn trên là: tuy nhiên, mặc dù, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra )
- Chốt lại phần: Nhận xét, rút ra ghi nhớ
c) Ghi nhớ: 
- Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ
d) Luyện tập:
Bài tập 1: Đọc bài văn (SGK), tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong 3 đoạn văn đầu hoặc 4 đoạn văn cuối
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu của đề bài
- Gọi học sinh tiếp nối đọc các đoạn văn 
- Yêu cầu học sinh xác định số câu ở các đoạn văn
- Yêu cầu học sinh làm bài, phát phiếu để 1 số học sinh làm bài
- Gọi 1 số học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
* Đáp án:
- Đoạn 1: “nhưng” nối câu 3 với câu 2
- Đoạn 2: “vì thế” nối câu 4 với câu 3, nối đoạn 2 với đoạn 1
 “rồi” nối câu 5 với câu 4
- Đoạn 3: “nhưng” nối câu 6 với câu 5, nối đoạn 3 với đoạn 2
“rồi” nối câu 7 với câu 6
- Đoạn 4: “đến” nối câu 8 với câu 7, nối đoạn 4 với đoạn 3
- Đoạn 5: “đến” nối câu 11 với câu 9, 10 “sang đến” nối câu 12 với các câu 9, 10, 11
- Đoạn 6: “nhưng” nối câu 13 với câu 12, nối đoạn 6 với đoạn 5
“mãi đến” nối câu 14 với câu 13
- Đoạn 7: “đến khi” nối câu 15 với câu 14, nối đoạn 7 với đoạn 6
“rồi” nối câu 16 với câu 15
Bài tập 2: Mẩu chuyện vui (SGK) có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng
- Nêu yêu cầu bài tập 2
- Yêu cầu học sinh đọc mẩu chuyện vui, phát hiện từ nối dùng sai
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, sửa lại từ nối cho đúng
- Gọi học sinh phát biểu
- Cùng học sinh nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án:
Thay từ “nhưng” bằng các từ: vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì: bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. 
- Yêu cầu học sinh đọc mẩu chuyện vui sau khi đã thay lại từ nối cho đúng, nhận xét về tính láu lỉnh của cậu bé trong truyện
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học về học bài, nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc
- Thảo luận nhóm, thực hiện yêu cầu
- Theo dõi
- Lắng nghe, phát biểu
- Theo dõi
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe, xác định yêu cầu
- Nối tiếp đọc các đoạn văn
- Xác định số câu
- Làm bài
- Trình bày bài làm
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Hiểu yêu cầu bài tập 2
- Đọc chuyện, tìm từ nối dùng sai
- Thảo luận nhóm, làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Theo dõi
- Đọc lại mẩu chuyện
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học: 
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết rằng cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ
	2. Kỹ năng: Quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau
	 Kể tên một số cây có thể được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ
	 Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học
:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu điều kiện nảy mầm của hạt
- Nêu quá trình phát triển của hạt thành cây 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm theo chỉ dẫn ở SGK (trang 110)
- Yêu cầu học sinh chỉ vào từng hình trong H1 và nói về cách trồng mía
- Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc từ một số bộ phận của cây mẹ
- Yêu cầu học sinh kể tên một số cây được mọc lên từ bộ phận của cây mẹ
* Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu học sinh các nhóm trồng cây bằng thân hoặc cành, hoặc lá của cây mẹ vào khu đất của vườn trường
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh chăm sóc cây vừa trồng
- 2 học sinh 
- Quan sát hình vẽ kết hợp quan sát vật thật để tìm chồi trên vật thật
- Nói về cách trồng mía
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Kể tên – Quan sát
- Trồng cây ở vườn trường
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý: 
CHÂU MĨ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết được vị trí địa lý, giới hạn của Châu Mĩ
	 Nắm được một số đặc điểm về thiên nhiên của Châu Mĩ
	2. Kỹ năng: Xác định vị trí địa lý, giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ
	 Chỉ tên một số dãy núi, đồng bằng lớn của Châu Mĩ trên bản đồ
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những nét chính về dân cư Châu Phi
- Nêu đặc điểm về tự nhiên Châu Phi 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Chỉ trên quả địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây
- Yêu cầu học sinh quan sát quả địa cầu, cho biết những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây?
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ Thế giới và cho biết châu Mĩ giáp với đại dương nào? (Châu Mĩ giáp 3 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương)
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu bài 17 cho biết Châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục (đứng thứ hai)
- Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK, trả lời các câu hỏi ở mục 2
- Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ Thế giới vị trí địa lý của những dãy núi, đồng bằng và sông lớn ở Châu Mĩ
- Kết luận: Địa hình Châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông. Dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao và đồ sộ Coóc – đi – e và An – đét, ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
 - Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? (Châu Mĩ trải dài trên nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới)
- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn (rừng rậm A-ma-dôn được ví như lá phổi xanh của Trái đất)
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Quan sát
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Đọc bảng số liệu bài 17, nêu nhận xét
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Thảo luận nhóm, quan sát hình, trả lời câu hỏi
- Chỉ trên bản đồ vị trí những dãy núi, đồng bằng, sông lớn của Châu Mĩ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi
- Đọc mục: bài học
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
Toán: Tiết 135
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cách tính thời gian của chuyển động
	 Củng cố mối quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường 
	2. Kỹ năng: Thực hành làm được các bài tập
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính thời gian của một chuyển động
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu kết quả bài làm
s (km)
261
78
165
96
v(km/giờ)
60
39
27,5
40
t(giờ)
4,35
2
6
2,4
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
Bài giải
1,08 m = 108 cm
Thời gian ốc sên bò là:
108 : 12 = 9 (phút)
 Đáp số: 9 phút
Bài 4:
- Yêu cầu học sinh làm tương tự bài 2
Bài giải
Đổi 420m/phút = 0,42 km/phút
Thời gian rái cá bơi là:
10,5 : 0,42 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài và làm bài tập 3 (trang 144)
- 2 học sinh 
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách giải 
- Làm bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng 
1 học sinh nêu bài toán, 1 học sinh nêu cách giải 
- Làm bài vào vở, 1 HS chữa bài trên bảng
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Tập làm văn: 
TẢ CÂY CỐI
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố về văn tả cây cối thông qua viết hoàn chỉnh bài văn
	2. Kỹ năng: Viết hoàn chỉnh bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Tranh ảnh một số cây, trái theo đề văn
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài 
 1. Tả một loài hoa mà em thích.
 2.Tả một loại trái cây mà em thích.
 3. Tả một giàn cây leo.
 4. Tả một cây non mới trồng.
 5. Tả một cây cổ thụ.
- Đọc gợi ý (SGK)
- Cho học sinh quan sát tranh ảnh
- Yêu cầu học sinh viết bài
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn TĐ - HTL
- Chuẩn bị sách vở 
- Tiếp nối đọc
- 2 HS đọc
- Quan sát
- Viết bài văn
- Lắng nghe
- Về học bài
Sinh hoạt lớp:
NHẬN XÉT TUẦN
I. Nhận xét ưu nhược điểm:
1. Ưu điểm: 
	- Đa số học sinh thực hiện tốt các quy định về nền nếp do trường, lớp quy định
	- Học sinh có ý thức học tập, học và làm bài tương đối đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài. Mai Hằng, Huy. Dũng, Sơn
	- Thực hiện tốt việc rèn chữ, giữ vở: Huyền, Dũng, Đặng Trang
	2. Nhược điểm: 1 số học sinh còn quên sách vở: Thủy, Minh Giang, Ng trang
	- Vẫn còn có học sinh ý thức tự học chưa tốt: Hoa, Luân, Thủy
II. Phương hướng tuần sau:
 - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm 
 - Ôn tập để thi đạt kết quả cao 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_khoi_5_tuan_27_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc