DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 2: NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT
TRUYỆN KỂ : NGÕ XÓM
A /Mục tiêu :
- Nói lời hay, làm việc tốt là làm cho mọi người tôn trọng và quý mến mình.
- HS biết tìm và chọn lọc những lời nói hay, những việc làm tốt có ý nghĩa để giao tiếp và ứng xử với mọi người trong cuộc sống cho phù hợp; biết đồng tình với những lời nói hay, việc làm tốt, phê phán những lời nói không hay và việc làm chưa tốt.
- Có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
2.Bài mới : Nói lời hay – làm việc tốt (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung Truyện : “Ngõ xóm”.
* Mục tiêu : HS hiểu thế nào là nói lời hay, làm việc tốt.
* Cách tiến hành :
1. GV cho HS chia thành 4 nhóm, nêu yêu cầu : HS đọc thầm câu chuyện, thảo luận các câu hỏi, phân công sắm vai.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.
4. GV kết luận :
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 33 Từ ngày 30/4 đến ngày 4/5 Thời gian Tiết Thời lượng Môn Bài Thứ hai 30/4 33 161 65 33 35 p 40p 40p 40p Đạo đức Toán Tập đọc Chính tả Dành cho địa phương. Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. (N – V) Trong lời mẹ hát. Thứ ba 1/5 65 162 65 65 33 35p 40p 40p 35p 40p Thể dục Toán LT&C Khoa học Kể chuyện Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : Dẫn bóng. Luyện tập. Mở rộng vốn từ : Trẻ em. Tác động của con người đến môi trường rừng. Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Thứ tư 2/5 66 163 65 33 33 40p 40p 40p 35p 35p Tập đọc Toán TLV Lịch sử Kĩ thuật Sang năm con lên bảy. Luyện tập chung. Ôn tập về tả người. Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay. Lắp ghép mô hình tự chọn. Thứ năm 3/5 66 164 66 66 33 35p 40p 40p 35p 35p Thể dục Toán LT&C Khoa học Mĩ thuật Môn thể thao tự chọn . Trò chơi : Dẫn bóng. Một số dạng bài toán đã học. Ôn tập về dấu câu (dấu ngoặc kép). Tác động của con người đến môi trường đất. Vẽ trang trí : Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi. Thứ sáu 4/5 33 165 66 33 35p 40p 40p 35p Âm nhạc Toán TLV Địa lí Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát : Tre ngà bên lăng Bác; Màu xanh quê hương. Luyện tập. Tả người (kiểm tra viết). Ôn tập cuối năm. Thứ năm : Cô Huệ dạy : Toán + LT&C + Khoa học + Mĩ thuật. Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc. ************************ Thứ hai ngày 30 tháng 4 năm 2007 ĐẠO ĐỨC DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG BÀI 2: NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT TRUYỆN KỂ : NGÕ XÓM A /Mục tiêu : - Nói lời hay, làm việc tốt là làm cho mọi người tôn trọng và quý mến mình. - HS biết tìm và chọn lọc những lời nói hay, những việc làm tốt có ý nghĩa để giao tiếp và ứng xử với mọi người trong cuộc sống cho phù hợp; biết đồng tình với những lời nói hay, việc làm tốt, phê phán những lời nói không hay và việc làm chưa tốt. - Có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát . 2.Bài mới : Nói lời hay – làm việc tốt (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung Truyện : “Ngõ xóm”. * Mục tiêu : HS hiểu thế nào là nói lời hay, làm việc tốt. * Cách tiến hành : 1. GV cho HS chia thành 4 nhóm, nêu yêu cầu : HS đọc thầm câu chuyện, thảo luận các câu hỏi, phân công sắm vai. 2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK. 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 4. GV kết luận : 5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến. *Mục tiêu : Giúp HS xác định được những hành vi, việc làm đúng. * Cách tiến hành : 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi. 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp. 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 4. GV kết luận : Ý kiến a, c, đ đúng; b, d sai. Hoạt động 3 : Xử lí tình huống. *Mục tiêu : Nói lời hay, làm việc tốt là nghĩa cử cao đẹp cần phải thực hiện. *Cách tiến hành : 1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý. 2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết. 3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm. Hoạt động tiếp nối : - HS về tìm hiểu một số tấm gương về nói lời hay, làm việc tốt. - Nhận xét, dặn dò. D/ Bổ sung : TOÁN ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Củng cố về tính diện tích, thể tích một số hình. - Rèn kĩ năng biết tính diện tích, thể tích của một số hình. - GDHS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc công thức tính chu vi, diện tích của một số hình đã học. 2. Bài mới : Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Củng cố về tính diện tích, thể tích một số hình. a) GV cho HS nêu lại cách tính diện tích, thể tích các hình đã học (hình hộp chữ nhật, hình lập phương). b) HS nêu một vài ví dụ. c) GV củng cố kiến thức. Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT). Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài (HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Sau đó tự làm rồi nêu kết quả. Diện tích xung quanh của phòng học là : (6 + 4,5) x 2 x 3,8 = 79,8 (m2). Diện tích cần quét vôi phòng học là : 79,8 + 6 x 4,5 – 8,6 = 98,2 (m2). Bài 2 : GV cho HS nhắc lại công thức tính diện tích diện tích xung quanh, toàn phần và thể tích của hình lập phương, sau đó thống nhất kết quả. Thể tích cái hộp hình lập phương là : 15 x 15 x 15 = 3 375 (cm3) Diện tích sơn các mặt ngoài của cái hộp không nắp là : 15 x 15 x 5 = 1 125 (cm2) Bài 3 : GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính diện tích xung quanh diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật. Thể tích của cái bể là : 1,5 x 0,8 x 1 = 1,2 (m3) = 1 200 dm3 = 1 200 lít Số gánh nước đổ vào bể để bể đầy nước là : 1 200 : 30 = 40 (gánh). 3. Củng cố : - HS nhắc lại công thức tính diện tích, thể tích của một số hình. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập. D/ Bổ sung : TẬP ĐỌC LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Thời gian dự kiến : 40 phút. A/Mục đích, yêu cầu : - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác. - Hiểu nội dung của bài : Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - GDHS nắm được các quyền lợi và thực hiện tốt bổn phận của trẻ em. B/ Chuẩn bị : Tranh, ảnh minh họa SGK. C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Những cánh buồm, trả lời câu hỏi SGK. 2. Bài mới : Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ( GV nêu MĐ, YC của bài học). Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài : *Luyện đọc : - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài. - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 4 đoạn để luyện đọc. - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài văn. * Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Điều 15; 16; 17). - HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Điều 15 : Quyền của trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em; Điều 17 : Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em). - HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Điều 21). - HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (HS đọc nội dung 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21). * Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm . - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. - GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài . - GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn “Điều 21”. - GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu. - HS luyện đọc diễn cảm. 3. Củng cố, dặn dò : - Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài. - GV nhận xét tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. D/ Bổ sung : CHÍNH TẢ (Nghe-viết) TRONG LỜI MẸ HÁT Thời gian dự kiến : 40 phút. / Mục đích, yêu cầu : - Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả : Trong lời mẹ hát. - Rèn luyện kĩ năng viết đúng hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức. - GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi nội dung BT 2,3. C/ Các hoạt động dạy - học : 1.Kiểm tra bài cũ : GV yêu cầu HS viết lại các từ tên các cơ quan, đơn vị ở BT 2; 3 . 2. Dạy bài mới : Trong lời mẹ hát (GV nêu MĐ, YC của tiết học). Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết : - GV đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả. - GV hỏi về nội dung chính của bài chính tả (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời của đứa trẻ). - GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả. - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết theo tốc độ viết quy định ở lớp 5, đọc (2 lượt). - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi. - GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau. - GV nhận xét chung. Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả : Bài tập 2 : - Một HS đọc yêu cầu của BT. - Cả lớp đọc thầm nội dung BT, làm vào VBT. - HS đọc lại các từ in nghiêng trong đoạn văn. - GV mở bảng phụ đã viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức (được viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận); mời 1 HS đọc lại. - HS viết lại cho đúng chính tả các cụm từ in nghiêng. - HS cả lớp nhận xét, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Bài tập 3 : - Một HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV nêu nhiệm vụ của bài tập cho HS thực hiện. - GV chốt lại lời giải đúng : Liên hợp quốc, Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc, Tồ chức Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động Quốc tế, Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển, Đại hội đồng Liên hợp quốc. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt. - GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập. D/ Bổ sung :. Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007 THỂ DỤC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG” Thời gian dự kiến : 35 phút A/ Mục đích, yêu cầu : - Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Dẫn bóng”. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, bắt bóng, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. - GDHS học tích cực, an toàn. B/ Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. - Phương tiện : 1 còi. C/ Nội dung và phương tiện lên lớp : Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu : - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoa ... óm lên trình bày theo gợi ý về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám năm 1945. - GV mời ĐD một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận : Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trong, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước . 3. Củng cố : - GV đặt câu hỏi để chốt lại ý chính chung của bài. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GDHS tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng, yêu thích môn học. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài. D/ Bổ sung . KĨ THUẬT LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : HS cần phải : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp mô hình tự chọn. - Rèn luyện kĩ năng lắp được mô hình tự chọn đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - GDHS tính cẩn thân và bảo đảm an toàn trong khi thực hành. B/ Chuẩn bị : Mẫu mô hình tự chọn trong SGK; bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2. Bài mới : Lắp ráp mô hình tự chọn (GV giới thiệu bài và nêu MĐ vàYC của bài học). Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét mẫu. - GV cho HS quan sát 2 mô hình (Lắp máy bừa; lắp băng chuyền) đã lắp sẵn. - GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi : Để lắp được một trong hai mô hình, theo em cần mấy bộ phận ? Hãy kể tên các bộ phận đó. - 2 HS cùng chọn một mô hình ngồi 1 nhóm. - GV cho cá nhân hoặc nhóm HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm. - GV yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm. Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. a) Hướng dẫn chọn các chi tiết. - GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp bộ theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận. c) Lắp ráp máy bừa hoặc băng chuyền (Hình 1 SGK). - GV cho HS lắp ráp theo các bước trong hình SGK. - GV chú ý : cách lắp vòng hãm vào trục quay và vị trí buộc dây tời ở trục quay cho thẳng với ròng rọc để quay tời được dễ dàng, GV nên thao tác chậm để HS quan sát và biết đước các bước lắp. - Kiểm tra sự chuyển động của sản phẩm (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng). d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp : - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định. 3. Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS nhắc lại trình tự lắp máy bừa; băng chuyền. - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau. D/ Bổ sung : . Thứ năm ngày 3 tháng 5 năm 2007 THỂ DỤC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG” Thời gian dự kiến : 35 phút A/ Mục đích, yêu cầu : - Củng cố tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân, trò chơi : “Dẫn bóng”. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện đúng động tác tâng cầu, chuyền cầu, bắt bóng, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi. - GDHS học tích cực, an toàn. B/ Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. - Phương tiện : 1 còi. C/ Nội dung và phương tiện lên lớp : Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1. Phần mở đầu : - Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. - Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân. - Chơi trò chơi “Nhạc trưởng”. - Ôn bài thể dục. 2. Phần cơ bản : a) Môn thể thao tự chọn (đá cầu): - GV cho lớp trưởng điều khiển - lớp tập – GV quan sát sửa sai. - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ. - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương. b) Phối hợp chạy và bật nhảy : Gv nêu tên và giải thích bài tập, kết hợp chỉ dẫn các hình vẽ trên sân, sau đó GV làm mẫu chậm 1-2 lần rồi cho HS lần lượt thực hiện. d)Trò chơi vận động : - Chơi trò chơi “Dẫn bóng”. - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử 1-2 lần - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy. - GV nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá. 3. Phần kết thúc : - GV cùng HS hệ thống bài. - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. 6-10 phút 2-3 phút 2 x 8 nhịp 18-22phút 14-16 phút 1 lần 9 – 11 phút 3-4 phút 4-6 phút 1-2 phút 1-2 phút - 4 hàng dọc. - Vòng tròn. - 4 hàng ngang so le. - 4 hàng ngang so le. 4 hàng dọc. D/ Bổ sung :. .. Thứ sáu ngày 4 tháng 5 năm 2007 TOÁN LUYỆN TẬP Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục tiêu : - Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về giải bài toán khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó; giải bài toán về tỉ số phần trăm. - GDHS cẩn thận khi làm bài. B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : GV yêu cầu HS một số dạng toán đã học trong tiết trước. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK. 2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy). Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức. a) GV cho HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của 2 số đó. b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ. Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT). Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra. GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán về tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó. Hiệu số phần bằng nhau là : 5 – 3 = 2 (phần). Diện tích của mảnh đất hình tam giác ABC là : 50 : 2 x 3 = 75 (m2). Diện tích của mảnh đất hình tứ giác ACDE là : 75 + 50 = 125 (m2). Diện tích của khu đất hình ABCDE là : 125 + 75 = 200 (m2). Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài. GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Tổng số phần bằng nhau là : 2 + 3 = 5 (phần). Đội đó có số nam là : 45 : 5 x 2 = 18 (người). Đội đó có số nữ là : 45 – 18 = 27 (người). Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán tỉ lệ thuận. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả. Ô tô đi 1 ki-lô-mét tiêu thụ số lít xăng là : 15 : 100 = 0,15 (l). Ô tô đi 80 ki-lô-mét tiêu thụ số lít xăng là : 0,15 x 80 = 12 (l). Bài 4 : GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán về tỉ số phần trăm. Số phần trăm HS tham gia Bóng đá là : a100% - (25% + 15%) = 60% 1 phần trăm có số HS là : 60 : 60 = 1 (em). Số HS tham gia Cờ vua là : 1 x 25 = 25 (em). Số HS tham gia Bơi là : 1 x 15 = 15 (em). 3. Củng cố : - HS nhắc lại cách giải một số dạng toán đã học. - GD HS cẩn thận khi làm bài. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học. - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập. D/ Bổ sung : TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết) Thời gian dự kiến : 40 phút. A/ Mục đích, yêu cầu : - HS biết viết một bài văn tả người hoàn chỉnh. - Rèn luyện kĩ năng viết bài văn có đầy đủ 3 phần. - GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng. B/ Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả người. - HS : Giấy kiểm tra. C/ Hoạt động dạy học chủ yếu : 1 Giới thiệu bài : Tả người (Kiểm tra viết). GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết kiểm tra. 2. Ra đề : HS chọn một trong 3 đề sau : 1. Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng, tình cảm tốt đẹp. 2. Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,). 3. Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc. - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - HS tìm hiểu đề bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn Tả người. - GV củng cố kiến thức, sau đó đính bảng phụ ghi sẵn cấu tạo của bài văn tả người. - Một vài HS nhắc lại ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người. a) Mở bài : - Giới thiệu người định tả. - Chú ý gắn với thời gian, không gian thích hợp. b) Thân bài : + Tả hình dáng bên ngoài. + Tả hoạt động, tính tình. c) Kết bài : Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của mình đối với người được tả. - HS làm bài (chọn một đề mà mình thích). - GV quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Một số HS tiếp nối nhau nói lên đề bài các em chọn. - HS làm bài vào vở. - Thu bài chấm. 3. Củng cố : - GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn Tả người. - GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp. 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV sau : Trả bài văn tả cảnh. D/ Bổ sung : ĐỊA LÝ ÔN TẬP CUỐI NĂM Thời gian dự kiến : 35 phút. A/ Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. - Rèn luyện kĩ năng nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên. - Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam. B/ Chuẩn bị : - Bản đồ tự nhiên thế giới. - Quả địa cầu. C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu : 1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong bài địa lí dành cho địa phương. 2.Bài mới : Ôn tập cuối năm(GV nêu MĐ, YC của tiết học). * Hoạt động 1 : (HS làm việc cá nhân). - GV yêu cầu một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu. - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. - GV kết luận : + 4 dãy núi : Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ. + Tên các châu : châu Á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải. * Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm). - GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở SGK. - Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung. - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV kết luận. * Hoạt động 3 : (Tổ chức trò chơi : Ai nhanh, ai đúng). - GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 cái còi. - GV đặt câu hỏi, nhóm nào thổi còi trước sẽ được trả lời. - Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi ở SGK. - GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. - Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc. 3.Củng cố : - GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GDHS : thấy được sự phát triển của các nước ở châu Á và châu Âu. 4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học. - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài . D/ Bổ sung :
Tài liệu đính kèm: