Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34

BÀI 2: NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT

TRUYỆN KỂ : NGÕ XÓM

A /Mục tiêu :

 - Nói lời hay, làm việc tốt là làm cho mọi người tôn trọng và quý mến mình.

- HS biết tìm và chọn lọc những lời nói hay, những việc làm tốt có ý nghĩa để giao tiếp và ứng xử với mọi người trong cuộc sống cho phù hợp; biết đồng tình với những lời nói hay, việc làm tốt, phê phán những lời nói không hay và việc làm chưa tốt.

- Có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Nói lời hay – làm việc tốt (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung Truyện : “Ngõ xóm”.

 * Mục tiêu : HS hiểu thế nào là nói lời hay, làm việc tốt.

* Cách tiến hành :

1. GV cho HS chia thành 4 nhóm, nêu yêu cầu : HS đọc thầm câu chuyện, thảo luận các câu hỏi, phân công sắm vai.

2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.

 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến.

 4. GV kết luận :

5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 34
Từ ngày 10/5 đến ngày 16/5
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ năm
10/5
34
 166
 67
 34
34
35 p
40p
40p
40p
40p
Đạo đức
Toán
Tập đọc
Chính tả
Kể chuyện
Dành cho địa phương.
Luyện tập.
Lớp học trên đường.
(N – V) Sang năm con lên bảy.
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ sáu
11/5
67
 167
 67
67
35p
40p
40p
 35p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
 Trò chơi : Dẫn bóng và nhảy ô tiếp sức.
Luyện tập.
Mở rộng vốn từ : Quyền và bổn phận.
Tác động của con người đến môi trường nước và không khí.
Thứ hai
14/5
68
168
 67
 34
40p
40p
40p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV 
 Kĩ thuật
Nếu Trái đất thiếu trẻ em.
Ôn tập về biểu đồ.
Trả bài văn tả cảnh.
Lắp ghép mô hình tự chọn.
Thứ ba
 15/5
68
169
 68
 68
 34
35p
40p
40p
 35p
 35p
Thể dục
Toán
LT&C
 Khoa học
 Mĩ thuật
 Trò chơi : Nhảy đúng nhảy nhanh và ai khéo ai khoẻ.
Luyện tập chung.
Ôn tập về dấu câu (dấu gạch ngang).
Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Vẽ tranh : Đề tài tự chọn.
Thứ sáu
4/5
33
 170
 68
 34
34
35p
 40p
40p
35p
35p
Âm nhạc 
 Toán
TLV
Địa lí
Lịch sử
Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát.
Luyện tập chung.
Trả bài văn tả người.
Ôn tập học kì II.
Ôn tập học kì II.
Thứ sáu : Cô Huệ dạy : Thể dục + Toán + LT&C + Khoa học.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy : Âm nhạc.
************************
Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2007
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BÀI 2: NÓI LỜI HAY – LÀM VIỆC TỐT
TRUYỆN KỂ : NGÕ XÓM
A /Mục tiêu : 
	- Nói lời hay, làm việc tốt là làm cho mọi người tôn trọng và quý mến mình.
- HS biết tìm và chọn lọc những lời nói hay, những việc làm tốt có ý nghĩa để giao tiếp và ứng xử với mọi người trong cuộc sống cho phù hợp; biết đồng tình với những lời nói hay, việc làm tốt, phê phán những lời nói không hay và việc làm chưa tốt.
- Có thái độ cư xử lễ phép, tôn trọng và giúp đỡ mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
B/ Chuẩn bị : Phiếu học tập.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Nói lời hay – làm việc tốt (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung Truyện : “Ngõ xóm”.
 * Mục tiêu : HS hiểu thế nào là nói lời hay, làm việc tốt.
* Cách tiến hành : 
1. GV cho HS chia thành 4 nhóm, nêu yêu cầu : HS đọc thầm câu chuyện, thảo luận các câu hỏi, phân công sắm vai.
2. HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 3. Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 4. GV kết luận : 
5. GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến.
*Mục tiêu : Giúp HS xác định được những hành vi, việc làm đúng.
* Cách tiến hành : 
 1. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 2. HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 4. GV kết luận : Ý kiến a, c, đ đúng; b, d sai.
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống.
 *Mục tiêu : Nói lời hay, làm việc tốt là nghĩa cử cao đẹp cần phải thực hiện.
 *Cách tiến hành : 
1.GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
2. HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
3. GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động tiếp nối : 
	- HS về tìm hiểu một số tấm gương về nói lời hay, làm việc tốt.
	- Nhận xét, dặn dò.
D/ Bổ sung :
TẬP ĐỌC
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng. Biết đọc giọng phù hợp với nội dung của bài văn; phát âm chính xác.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ Vi-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê-mi.
- GDHS có quyết tâm học tập cao.
B/ Chuẩn bị : 
Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Sang năm con lên bảy, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Lớp học trên đường ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài văn.
 * Tìm hiểu bài : 
- HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK (Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi. – Sách là miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh chữ trên đường. - Lớp học ở trên đường đi).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Ca-pi không biết đọc chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc lên. Rê- mi học tấn tới hơn Ca-pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó, Rê-mi quyết chí học tập. Kết quả, Rê-mi biết đọc chữ và chuyển sang học nhạc).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK (Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái).
* Hoạt động 2 : Đọc diễn cảm .
- GV mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn. 
- GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2. 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu.
- HS luyện đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung : 
TOÁN
LUYỆN TẬP 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về giải bài toán chuyển động đều.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tình quãng đường, vận tốc, thời gian chuyển động đều. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
a) GV cho HS nêu cách giải bài toán về chuện động đều. 
b) GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra.
GV yêu cầu HS nhắc lại các công thức tình qũng đường, vận tốc và thời gian chuyển động đều.
Vận tốt (v)
40 km/giờ
15 km/giờ
5 km/giờ
Quãng đường (s)
100 km
7,5 km
12 km
Thời gian (t)
2 giờ 30 phút
= 2,5 giờ
30 phút
= 0,5 giờ
2,4 giờ
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính thời gian và vận tốc của chuyển động đều.
	Vận tốc ô tô thứ nhất là : 120 : 2,5 = 48 (km/giờ).
	Vận tốc ô tô thứ hai đi là : 48 : 2 = 24 (km/giờ).
Thời gian ô tô thứ hai đi là : 120 : 24 = 5 (giờ).
Ô tô thứ nhất đến B trước ô tô thứ hai là : 5 – 2,5 = 2,5 (giờ).
Bài 3 : GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán về chuyển động đều. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
	a) Tổng vận tốc của hai xe là : 162 : 2 = 81 (km/giờ).
	Vận tốc của ô tô đi từ A là : 81 : (4 + 5) x 4 = 36 (km/giờ).
Vận tốc của ô tô đi từ B là : 81 – 36 = 45 (km/giờ).
b) Điểm gặp nhau cách A là : 36 x 2 = 72 (km).
Đáp số : a) 36 km/giờ; 45 km/giờ.
 b) 72 km
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách giải một số dạng toán về chuển động đều.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
SANG NĂM CON LÊN BẢY
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng khổ thơ bài chính tả Sang năm con lên bảy.
- Viết hoa đúng tên các tên cơ quan, đơn vị.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
- Phấn màu để chữa lỗi bài viết của HS trên bảng.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
HS viết tên các giải thưởng, danh hiệu, huy chương.
 2. Dạy bài mới : Sang năm con lên bảy ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS Nhớ - viết :
- Hai HS đọc thuộc lòng khổ thơ 2 và 3 cần nhớ - viết của bài Sang năm con lên bảy.
- Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sửa chữa.
- GV nhắc nhở HS chú ý những chữ dể viết sai, những chữ cần viết hoa.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày các khổ thơ 5 chữ.
- HS gấp SGK, nhớ lại bài thơ, tự viết bài. Hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS soát lại bài.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nêu nhận xét chung.
 Hoạt động 3 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 : 
 - Một HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp theo dõi SGK.
 - HS tiếp nối nhau lên bảng gạch dưới các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; suy nghĩ kĩ để nêu đúng cụm từ cần viết hoa.
 - Cả lớp và GV nhận xét kết quả làm bài của từng nhóm, kết luận nhóm thắng cuộc.
 - HS chữa bài trong VBT : Tên viết đúng :
	+ Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam.
	+ Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam Bộ Y tế.
	+ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
	+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
	+ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của BT.
- HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị.
D/ Bổ sung : 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
1. Kể được chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
2. Củng cố, rèn luyện kỹ năng : 
- Nói : kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện, hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nghe : chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3.Mở rộng hiểu biết : tham gia tốt công tác xã hội cùng các bạn.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bảng phụ viết các gợi ý trong SGK.
C/ Các hoạt động dạy – học :
1.Bài cũ : GV mời hai HS kể lại chuyện đã được nghe hoặc được đọc ở tuần 33.
2.Bài mới : Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (GV nêu MĐ YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một số HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ nghữ cần chú ý, giúp HS xác định đúng yêu cầu c ... - GV cùng HS lớp nhận xét.
- GV kết luận : SGK
3.Củng cố : 
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ở SGK.
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
- GDHS : Có ý thức bảo vệ môi trường.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
 - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : ..
MĨ THUẬT
VẼ TRANH : ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- HS biết về các đề tài đã học.
- HS biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài tự chọn theo cảm nhận riêng.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh; phát huy tính sáng tạo.
B/ Chuẩn bị : 
 - Một số tranh ảnh về các đề tài đã học phóng to, 
 - Một số bài vẽ của HS lớp trước. 
 - Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ tranh : Đề tài tự chọn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tìm chọn nội dung đề tài..
- GV cho HS quan sát tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về các đề tài đã học : khung cảnh chung của cảnh; chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh.
- GV lưu ý HS : cần nhớ lại các hình ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng, tránh chọn những nội dung khó, phức tạp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ : 
+ Chọn các hình ảnh để vẽ tranh àê đề tài tự chọn của mình.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
+ Vẽ rõ nội dung của hoạt động (hình dáng, tư thế, trang phục,).
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.
- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhấn mạnh : Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà; không vẽ quá nhiều hình ảnh; cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh; khi vẽ luôn quan sát toàn bộ bức tranh để chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp cho các hình mảng.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS chú ý sắp xếp các hình ảnh sao cho cân đối, có chính, có phụ.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ tranh qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
D/ Bổ sung :...
Thứ tư ngày 16 tháng 5 năm 2007
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG 
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng ôn tập, củng cố về cộng trừ nhân chia số thập phân, phân số, số đo thời gian; tìm thừa số và số bị chia chưa biết; giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách giải một số dạng toán đã học. Sau đó HS lên bảng thực hiện BT SGK.
2. Bài mới : Luyện tập chung (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
 GV cho HS nêu cách giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm - GV yêu cầu HS nêu một vài ví dụ.
Hoạt động 2 : Luyện tập chung (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS tự làm bài rồi chữa bài bằng cách đổi vở chéo để kiểm tra.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng trừ nhân chia phân số, số thập phân.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài.
	GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số và số bị chia chưa biết.
a) 0,24 x = 3 b) x : 3,5 = 2
 x = 3 : 0,24 x = 2 3,5
 x = 12,5 x = 7
c) 8,4 : x = 6 c) 0,1 x = 
 x = 8,4 : 6 x = : 0,1
 x = 1,4 x = 5
Bài 3 : GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm. Sau đó hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
	Đất trồng hoa chiếm số phần trăm diện tích là : 100% - 55% - 30% = 25%.
	Diện tích đất trồng hoa của huyện đó là : 
7 200 : 100 25 = 1 800 (ha).
Bài 4 : GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số. 
	Tồng số phần bằng nhau là : 100 + 25 = 125 (phần).
 Tiền vốn của quán đó là : 600 000 : 125 100 = 480 000 (đồng).
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách giải một số dạng toán đã học.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
 - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.
D/ Bổ sung :
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
- HS nắm được yêu cầu của bài văn tả người.
- Rèn luyện kĩ năng nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn; biết sửa lỗi; viết lại được một đoạn cho hay hơn.
- GDHS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp, chữ viết rõ ràng.
B/ Chuẩn bị : 
- GV : Bảng phụ viết cấu tạo của bài văn tả người. Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý,..cần chữa chung trước lớp.
- Phấn màu.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra tập viết đoạn văn tả cảnh ( tiết TLV trước) trong vở của HS.
2. Bài mới : Trả bài văn tả người.
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết trả bài.
 * Hoạt động 1 : Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
	GV sử dụng bảng lớp đã viết sẵn các đề bài và một số lỗi điển hình để :
	- Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của HS.
	- Hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt theo trình tự như sau :
	+ Một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. 
+ Cả lớp tự chữa trên nháp.
	+ HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
+ GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
 * Hoạt động 2 : Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài. 
 GV trả bài cho HS và hướng dẫn các em chữa lỗi trong bài theo trình tự như sau :
	- Sửa lỗi trong bài :
	+ HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi.
	+ HS đổi bài cho bạn bên cạnh để rà soát lại việc sửa lỗi.
	- Học tập những đoạn văn, bài văn hay : 
	+ GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
	+ HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
	- Viết lại một đoạn văn trong bài làm : 
	+ Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
	+ Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người.
	- GD HS làm bài cẩn thận, trình bày đẹp.
4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét chung tiết học.
	- Dặn HS về ôn tập chuẩn bị bài sau : Kiểm tra định kì học kì II.
D/ Bổ sung :
LỊCH SỬ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 	- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 	- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện lịch sử và tường thuật diễn biến sự việc .
 	- GDHS tự hào về dân tộc Việt Nam anh hung; yêu thích môn học.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK, ảnh tư liệu khác; Bản đồ hành chính Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
 1.Bài cũ : GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi về Lịch sử địa phương - Lớp nhận xét bổ sung.
 2. Bài mới : Ôn tập : Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : (làm việc cả lớp).
- GV dùng bảng phụ, HS nêu ra bốn thời kì lịch sử đã học : 
+ Từ năm 1858 đến năm 1945.
+ Từ năm 1945 đến năm 1954.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975.
+ Từ năm 1975 đến nay.
- HS đọc thông tin ở SGK.
- GV chốt lại và yêu cầu HS nắm được những mốc quan trọng này. 
* Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm).
- GV chia lớp thành 4 nhóm học tập. Mỗi nhóm nghiên cứu, ôn tập một thời kì, theo 4 nội dung : 
	+ Nội dung chính của thời kì.
	+ Các` niên đại quan trọng.
	+ Các sự kiện lịch sử chính. 
	+ Các nhân vật tiêu biểu. 
	- Các nhóm báo cáo kết quả học tập trước lớp. Các nhóm khác và cá nhân nêu ý kiến thảo luận. GV nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 3 : (làm việc cả lớp).
	- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày theo gợi ý về ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng tám năm 1945.
	- GV mời ĐD một số nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- GV kết luận : Từ sau năm 1975, cả nước cùng bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Từ năm 1986 đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành công cuộc đổi mới và thu được nhiều thành tựu quan trong, đưa nước ta bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước .
3. Củng cố : - GV đặt câu hỏi để chốt lại ý chính chung của bài.
 	- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng, yêu thích môn học.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
 	- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài.
D/ Bổ sung .
ĐỊA LÝ
ÔN TẬP HỌC KÌ II
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương. 
- Rèn luyện kĩ năng nhớ được tên một số quốc gia (đã được học trong chương trình) của các châu lục kể trên.
- Chỉ được trên Bản đồ Thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam.
B/ Chuẩn bị : 
 - Bản đồ tự nhiên thế giới.
 - Quả địa cầu.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi trong bài địa lí dành cho địa phương.
2.Bài mới : Ôn tập cuối năm(GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : (HS làm việc cá nhân).
 - GV yêu cầu một số HS lên bảng chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ thế giới hoặc quả Địa cầu.
	 - HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
	 - GV kết luận : 
+ 4 dãy núi : Hi-ma-lay-a, Trường Sơn, U-ran, An-pơ.
+ Tên các châu : châu Á, châu Âu, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải.
* Hoạt động 2 : (làm việc theo nhóm).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận.
* Hoạt động 3 : (Tổ chức trò chơi : Ai nhanh, ai đúng).
	- GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 cái còi.
	- GV đặt câu hỏi, nhóm nào thổi còi trước sẽ được trả lời.
	- Trò chơi cứ tiếp tục cho đến khi GV hỏi hết các câu hỏi ở SGK.
	- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá. 
- Nhóm nào có tổng số điểm cao nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
3.Củng cố : 
 - GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. 
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : thấy được sự phát triển của các nước ở châu Á và châu Âu.
4.Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc