TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Biết lập bảng thống kê về chủ ngữ và vị ngữ theo yêu cầu của BT 2.
- Ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
II.Đồ dùng dạy học:
GV : - Bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập.
HS : Vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra.
2. Bài mới.
Giới thiệu bài
Nội dung
- Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. Học sinh đọc trong sách giáo khoa một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm.
a/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng:
b/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập và xác định yêu cầu của bài tập.
Giáo viên gắn bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ gọi học sinh nhắc lại.
Thứ hai ngày 7 tháng 5 năm 2012 Sáng Tiếng Việt Ôn tập (tiết 1) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập bảng thống kê về chủ ngữ và vị ngữ theo yêu cầu của BT 2. - Ngồi học, ngồi viết đúng tư thế. II.Đồ dùng dạy học: GV : - Bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập. HS : Vở BT III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài Nội dung - Từng học sinh lên bốc thăm chọn bài. Học sinh đọc trong sách giáo khoa một đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu. Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm. a/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: b/ Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 2: Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập và xác định yêu cầu của bài tập. Giáo viên gắn bảng tờ phiếu đã viết những nội dung cần ghi nhớ gọi học sinh nhắc lại. - Cho học sinh làm vở bài tập, gọi hai học sinh lên bảng làm giáo viên nhận xét chốt lại kết quả đúng: Kiểu câu ai thế nào? Thành phần câu Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai (cái gì, con gì) ? Thể nào? Câu tạo Danh từ cum danh từ. Đại từ Tình từ ( cụm tính từ ) Động từ ( cụm động từ Kiểu câu ai là gì? Thành phần câu Đặc điểm Chủ ngữ Vị ngữ Câu hỏi Ai ( cái gì, con gì )? Là gì( là ai, là con gì )? Câu tạo Danh từ ( cụm danh từ ) Là + Danh từ Cụm danh từ 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học, - Dặn HS chuẩn bị giờ sau. Đạo đức Tiết 35: Thực hành cuối năm I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Lập kế hoạch hoạt động trong dịp hè. - Tổng kết cuối năm học. - Nhắc nhở học sinh vui chơi và nhiệm vụ học tập trong dịp hè. II. Đồ dùng dạy học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. a/ HĐ2: * Thông báo kết quả môn học - GV thông báo kết quả của môn học, nhận xét kết quả của từng HS. b/ HĐ3: * Hướng dẫn HS lập kế hoạch hoạt động trong dịp hè: - Gv yêu cầu cá nhân mỗi HS tự lập cho mình một kế hoạch hoạt động trong dịp hè theo mẫu sau: Thời gian biểu Thời gian Nội dung hoạt động Tổng kết các hoạt động Tháng 1 VD: Vui chơi, giải trí: Có thể là đi du lịch, hoặc về thăm quê, thăm ông bà Tự đánh giá hoặc nhận xét . Tháng 2 Tuần 2: Gặp gỡ bạn bè. Tuàn 3, 4: Tham gia vào các sinh hoạt của thôn xóm, chi đoàn thanh niên tổ chức cho thiếu nhi, các câu lạc bộ Tháng 3 Ôn tập văn hóa Mời một số HS đọc kế hoạch của mình và xin ý kiến góp ý của các bạn, cô giáo. - GV nhận xét, bổ sung thêm cho HS. 3/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học nhắc nhở các em thực hiện theo kế hoạch mà mình đã vạch ra, luôn giữ gìn ý thức đạo đức của một HS và thực hiện tốt luật an toàn giao thông, vui chơi không quên nhiệm vụ học tập. Chiều Lịch sử Tiết 35: Kiểm tra cuối học kì II ( Kiểm tra theo phiếu kiểm tra của Sở GD&ĐT) Thứ ba ngày 8 tháng 5 năm 2012 Sáng Khoa học Tiết 69: Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I. Mục tiêu: Giúp HS: - Ôn tâp kiến thức về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trườngvà một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV : - Phiếu học tập, ba đồ vật phát ra âm thanh. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. - GV tổ chức cho HS ôn tập thông qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” - GV chia lớp thành ba tổ mỗi tổ cử ra 3 bạn chơi. Những bạn còn lại cổ vũ cho nhóm của mình. - Gv đọc từng câu trong trò chơi “đoán chữ” và câu hỏi trắc nghiệm SGK. Nhóm nào lắc chuông giành quyền trả lời trước thì được trả lời. - Cuối cuộc chơi, nhóm nào trả lời được nhiều thì thắng cuộc. 1 2 3 4 5 * Đáp án: B A C M A U R Ư N G T A I N G U Y Ê N B I T A N P H A Đ Ô I T R O C * Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Điều gì sẽ xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí? b - Không khí bị ô nhiễm. Câu 2: Yếu tố nào được nêu ra dưới đây có thể làm ô nhiễm môi trường nước? c - Chất thải. Câu 3: Trong các biện pháp làm tăng sản lượng lương thực trên một diện tích đất canh tác, biện pháp nào sẽ làm ô nhiễm môi trường? d - Tăng cường dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Câu 4: Theo bạn, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch? c - Giúp phòng tránh được các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt, . 3/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt (tiết 2) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Hoàn chỉnh được bảng tổng kết về trạng ngữ theo yêu cầu cảu BT 2. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc, bảng phụ, SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. a/ Kiểm tra đọc và đọc thuộc lòng. (kiểm tra 1/4 số HS của lớp.Tiến hành như tiết 1) b/ Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1: HS đọc bài tập (đọc cả mẫu) - GV dán bảng tổng kết có ghi nội dung về các loại TN gọi 1, 2 HS đọc lại. Trạng ngữ là thành phần phụ của câu xác định thời gian, mục đích, nguyên nhân, nơi chốn, phương tiện của sự việc được nêu trong câu. Trạng ngữ có thể đặt ở cuối câu, đầu câu, hoặc giữa câu. Các loại trạng ngữ: + Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi: ở đâu? + Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?... + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu?... + Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì?.. + Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì? - HS làm bài tập vào vở, 2 HS làm vào phiếu to, lớp cùng GV nhận xét chữa bài: Các loại trạng ngữ Câu hỏi Ví dụ Trạng ngữ chỉ nơi chốn ở đâu? - Ngoài đường, xe cộ đi lại như mắc cửi. Trạng ngữ chỉ thời gian Khi nào? Mấy giờ? - Sáng tinh mơ, bà con đã đổ ra đồng. - Đúng 7 giờ, chúng em bắt đầu buổi học. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Vì sao? Nhờ đâu? Tại đâu? - Vì lười học, Nam bị điểm kém. - Nhờ chăm chỉ học tập, Nam đã có nhiều tiến bộ. - Tại thời tiết xấu, lúa năm nay kém. Trạng ngữ chỉ mục đích Để làm gì? Vì cái gì? - Để đỡ nhức mắt, chúng ta không nên làm việc quả lâu bên máy tính. - Vì Tổ quốc, thanh niên sẵn sàng. Trạng ngữ chỉ phương tiện. Bằng cài gì? Với cái gì? -Bằng một giọng nói nhỏ nhẹ, cô khuyên em cần chăm học. - Với đôi bàn tay khéo léo, Mai đã nặn được một con heo đất y như thật. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, - Dặn HS chuẩn bị bài sau Chiều Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt (tiết 3) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Biết lập bảng thống kê và n/xét về bảng thống kê theo yêu cầu của BT2, BT3. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV : - Phiếu thăm (như tiết 1), bảng phụ, SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. a/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. - GV tiến hành kiểm tra đọc như tiết trước. Kiểm tra 1/4 số HS trong lớp. b/ Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 2: - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu, nội dung bài tập. * Lập mẫu thống kê - HS trao đổi cùng bạn để kẻ bảng thống kê ra nháp. - Mời 2 HS lên bảng thi kẻ nhanh. GV nhân xét bằng bảng kẻ sẵn gắn lên bảng. * Điền số liệu vào bảng thống kê. - HS điền số liệu vào ô trống trong bảng. - Lớp thực hiện vào vở BT, 2 HS làm bảng phụ sau đó gắn bảng. Lớp cùng GV nhận xét, kết luận. Kết quả đúng: Thống kê tình hình trát triển giáo dục tiểu học Việt Nam ( Từ năm học 2000 - 2001 đến 2004- 2005) 1 - Năm học 2 - Số trường 3 - Số HS 4 - số GV 5 - Tỉ lệ HS dân tộc thiểu số 2000-2001 13 859 9 741 900 355 900 15,2% 2001-2002 13 903 9 315 300 359 900 15,8% 2002-2003 14 163 8 815 700 363 100 16,7% 2003-2004 14 346 8 346 000 366 200 17,7% 2004-2005 14 518 7 744 800 362 400 19,1% - GV yêu cầu HS so sánh bảng thống kê đã lập với bảng liệt kê SGK để tìm ra ưu thế của bảng hống kê vừa thể hiện tính so sánh và khoa học, dễ thấy. * Bài tập 3: HS đọc nội dung bài tập - GV nhắc nhở HS: để chọn phương án trả lời đúng phải xem bảng thống kê, gạch dưới ý trả lời đúng trong vở bài tập. - 2HS làm phiếu, gắn lên bảng lớp, trình bày kết quả GV n/xét chốt ý đúng: Câu a: số trường hằng năm tăng. Câu b: Số HS hằng năm giảm. Câu c: Số GV hằng năm lúc tăng lúc giảm. Câu d: Tỷ lệ HS dân tộc thiểu số tăng. 3/ Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 9 tháng 5 năm 2012 Sáng Tiếng Việt Ôn tập Tiếng Việt (tiết 4) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lập được biên bản cuộc họp (theo yêu cầu ôn tập) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết. - Có ý thức tự giác, tích cực học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. - SGK, bảng phụ, vở BT. III. Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra. 2/ Bài mới. Giới thiệu bài Nội dung a/ Hướng dẫn HS luyện tập. - Một HS đọc bài tập - Cả lớp đọc lại bài Cuộc họp của chữ viết, trả lời các câu hỏi: + Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? (Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng, Bạn này không biết dùng dấu câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.) + Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? (Giao cho anh dấu chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.) - GV yêu cầu HS đọc lại cấu tạo một biên bản. HS phát biểu ý kiến. * Biên bản là văn bản ghi lại nội dung một cuộc họp hoặc một sự việc đã diễn ra để làm bằng chứng. Nội dung biên bản thường gồm ba phần: + Phần mở đầu ghi quốc hiệu, tiêu ngữ hoặc tên tổ chức) tên biên bản. + Phần chính ghi thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, nội dung sự việc. + Phần kết thúc ghi tên, chữ kí của những người có trách nhiệm. - GV cùng cả lớp trao đổi nhanh, thống nhất mẫu biên bản cuộc họp chữ viết. GV dán lên bảng tờ phiếu ghi mẫu biên bản. - HS viết biên bản vào vở bài tập theo mẫu - 2 HS làm vào bảng phụ. GV nhắc ... mà hình ảnh thơ đó gợi ra cho ta. - 1HS đọc trước lớp những câu thơ gợi ra những hình ảnh sống động về trẻ em: Tuổi thơ đứa bé da nâu Tóc khét nắng màu râu bắp Thả bò những ngọn đồi vòng quanh tiếng hát Nắm cơm khoai ăn với cá chuồn Tóc bết đầy nước mặn Chúng ùa chạy mà không cần tới đích Tay cầm cành củi khô Vớt từ biển những vỏ ốc âm thanh Mặt trời chảy trên bàn tay nhỏ xíu Gió à à u u như ngàn cối xay lúa Trẻ con là hạt gạo của trời. - 1 HS đọc những câu thơ tả cảnh buổi chiều tối và ban đêm ở vùng quê ven biển (từ Hoa xương rồng chói đỏ đến hết) - Đọc kĩ từng câu chọn một hình ảnh thích nhất trong bài thơ, miêu tả hình ảnh đó. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến nêu những hình ảnh mà em thích rồi miêu tả lại những hình ảnh đó. - Lớp cùng GV nhận xét khen ngợi nhữngh HS cảm nhận được những cái hay, cáI đẹp của bài thơ. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau Kĩ thuật Tiết 35: Lắp ghép mô hình tự chọn I. Mục tiêu: Giúp HS: - Lắp được mô hình đã chọn. - Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên nhẫn. - Có ý thức học tập, đảm bảo an toàn. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: GV : - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lớp 5. HS : Bộ lắp ghép mô hình KT III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung. a/ Hoạt động 1: Học sinh chọn mô hình lắp ghép. - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm thảo luận trao đổi để chọn cho nhóm mình một mô hình để lắp ghép. Có thể theo sự gợi ý trong SGK hoặc các em tự sưu tầm. - GV lưu ý HS: quan sát kĩ mô hình hoặc hình vẽ trong SGK để thực hiện cho chính xác. b/ Hoạt động 2: Học sinh thực hành lắp mô hình đã chọn theo các bước sau: Bước 1: Chọn chi tiết. Bước 2: Lắp từng bộ phận. Bước 3: Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh. Trong khi các nhóm làm việc, GV quan sát, nhắc nhở các em ý thức làm bài nghiêm túc, chú ý đề phòng tai nạn trong khi làm, đồ dùng phải gọn tránh rơi vãi. c/ Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - Cử 3 em ở 3 tổ dựa vào tiêu chuẩn đánh giá đã nêu để dánh giá sản phẩm của các nhóm. - GV n/xét, đánh giá sản phẩm theo 2 mức: hoàn thành (A) chưa hoàn thành (B) - Những HS hoàn thành sớm và đảm bảo yêu cầu kĩ thuật hoặc những HS có sản phẩm mang tính sáng tạo ( khác với mô hình gợi ý trong SGK) được đánh giá mức (A+) - GV nhắc HS tháo rời các chi tiết cất vào hộp đồ dùng. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV n/xét tiết học, - Dặn HS về nhà s/tầm các mô hình KT tự lắp ghép đồ chơi. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Tiết 35 : Lễ ra trường I.Mục tiêu : - Giúp HS có ý thức được một bước trưởng thành của bản thân , nhận thức được trách nhiệm của bản thân đói với người thân tròng gia đình và nhà trường . - Biết ghi nhớ công lao nuôi dưỡng , giáo dục của cha mẹ và các thầy cô giáo . - Biết lưu giữ những tình cảm , kỉ niệm đẹp về bạn bè , thầy cô giáo và mái trường tiểu học . II.Quy mô hoạt động - Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường . III. Tài liệu phương tiện : - Sân khấu, phông màn , cờ , hoa - Loa đài tăng âm - Giấy chứng nhận tiểu học - Sổ truyền thống của nhà trường - Máy ảnh IV. Cách tiến hành : 1/ Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu . 2/ Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai mạc và đọc danh sách các em đã hoàn thành chương trình tiểu học . 3/ Đại diện cha mẹ HS lớp 5 lên phát biểu ý kiến. 4/ HS lớp 1 - 4 lên tặng hoa . 5/ HS lớp 5 lên phát biểu ý kiến và cảm ơn nhà trường . thầy cô giáo , cha mẹ đã nuôi dưỡng , giáo dục các em, nói về cảm xúc của các em trước khi rời xa mái trường thân yêu của mình . 6/ HS lớp 5 tặng hoa các thầy cô giáo . 7/ HS lớp 5 chụp ảnh lưu niệm và kí tên vào sổ truyền thống nhà trường . Thứ năm ngày 10 tháng 5 năm 2012 Tiếng Việt Ôn tập (tiết 6) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài Trẻ con ở Sơn Mỹ, tốc độ viết khoảng 100 chữ/15 phút, trình bày đúng nthể thơ tự do. - Có ý thức tự giác học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học. Bảng lớp ghi sẵn hai đề bài. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung a/ Nghe- viết chính tả bài Trẻ con ở Sơn Mỹ. - GV đọc 11 dòng đầu của bài thơ Trẻ con ở Sơn Mĩ. HS chú ý theo dõi GSK. - HS đọc thầm lại 11 dòng thơ quan sát để ghi nhớ cách trình bày bài thơ thể tự do, viết ra nháp những chữ các em dễ viết sai (Sơn Mĩ, chân trời, bết, ) - HS gấp SGK nghe GV đọc rồi viết bài. - Chấm bài và nhận xét bài viết của HS. b/ Làm bài tập *Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV cùng HS phân tích đề bài, gạch dưới những từ ngữ quan trọng, xác định đúng yêu cầu đề bài. Dựa vào hiểu biết của em và những hình ảnh được gợi ra từ bài thơ Trẻ con ở Sơn Mỹ hãy viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu theo một trong những đề bài sau: a. Tả một đám trẻ (không phải là một đứa) đang chơi đùa hoặc đang chăn trâu, chăn bò. b. Tả một buổi chiều tối hoặc một đêm yên tĩnh ở vùng biển hoặc ở môt làng quê. - HS suy nghĩ chọn một đề tài gần gũi với mình - Nhiều HS nói nhanh đề bài mình chọn - HS viết đoạn văn, nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình viết 3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học Tiếng Việt Ôn tập (tiết 7) I. Mục tiêu: - Giúp HS: - Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng HKII: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khảng 120 tiếng/ phút; đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật, biết nhấn giọng những từ ngữ, hình ảnh mang tính nghệ thuật; thuộc 5 – 7 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. - Có ý thức tự giác học tập, ôn bài. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu KT, SGK. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài. Nội dung * Kiểm tra đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) - GV tiến hành KT đọc đối với những HS còn lại chưa được kiểm tra. - GV nhận xét chung, thông báo điểm KT đọc của HS. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà ôn tập, chuẩn bị bài sau. Khoa học Tiết 70: Kiểm tra học kì II (Kiểm tra theo phiếu kiểm tra của Sở GD&ĐT Tiếng Việt (ôn) Ôn tập về câu I. Mục tiêu: - Giúp HS: - Củng cố kĩ năng xác định thành phần câu, câu ghép, xác định câu ghép và đặt câu theo yêu cầu. - Có ý thức tự giác học tập. - Ngồi học đúng tư thế. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, Phiếu học tập, sách TVNC. III. Các hoạt động dạy học. 1. Kiểm tra. 2. Bài mới. Giới thiệu bài Nội dung a/ Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 1: - GV phát phiếu cho các cặp. HS đọc nội dung bài tập trên phiếu. - HS trao đổi làm bài. 2 em làm phiếu to rồi trình bày trước lớp. Lớp cùng GV nhận xét kết luận : * Nắng rạng/ trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa/ óng lên cạnh màu xanh cn vn cn vn đậm của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường,/ nhà ăn, tn cn1 cn2 nhà máy nghiền cói,/ nở nụ cười tươi đỏ. Cn3 vn * Bài tập 2: - Tiến hành hành tương tự bài 1: Xác định các vế câu và các quan hệ từ, cặp quan hệ từ trong câu ghép sau dây a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp phải hoãn lại. (Cặp QHT: Tại – nên) b) Vì bão to nên cây cối đổ rất nhiều. (Cặp QHT: Vì - nên) c) Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ. (QHT: vì) d) Do nó học giỏi Văn nên nó làm bài văn rất hay.(QHT : Do - nên) * Bài tập 2: GV chép yêu cầu bài tập lên bảng. HS đọc yêu cầu bài tập, tự làm bài. - Từ mỗi câu trên trong bài tập 2 hãy tạo một câu ghép bằng cách thay đổi vị trí của các vế câu (có thể thêm bớt một vài từ). - HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng làm bài. - GV chấm một số bài, lớp cùng GV n/xét chữa bài làm của bạn trên bảng lớp. * VD: a - Cuộc họp bị hoãn lai vì lớp trưởng vắng mặt. b - Cây đổ rất nhiều vì bão to. c - Vì cậu chẳng nói với tớ nên tớ không biết việc này. d - Vì nó học giỏi Văn nên nó làm bài văn rất nhanh. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học, - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 11 tháng 5 năm 2012 Tiếng Việt: Ôn tập tiết 8 Kiểm tra ĐK lần 4 (KT theo đề của Sở GD&ĐT) Địa lí Tiết 35: Kiểm tra học kì II (Kiểm tra theo phiếu kiểm tra của Sở GD&ĐT) Tiếng việt (ôn) Tập làm văn : ôn tập I,Mục tiêu : - Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về tập làm văn.. - Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Phấn màu, nội dung. III.Hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ : Sự chuẩn bị của học sinh.. Bài tập 1 : a/Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi. Cây bàng Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu nhọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu vàng đụcấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa lá bàng rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy, sự biến đổi kì ảo trong “gam” đỏ của nó, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có nó gợi chất liệu gì không? Chất “sơn mài” b/ Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự nào? Tác giả quan sát bằng giác quan nào? Tìm hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng để tả cây bàng. Bài làm Cây bàng trong bài văn được tả theo trình tự : Thời gian như: - Mùa xuân, lá bàng mới nảy, trông như ngọn lửa xanh. - Mùa hè, lá trên cây thật dày. - Mùa thu, lá bàng ngả sang màu vàng đục. - Mùa đông, lá bàng rụng Tác giả quan sát cây bàng bằng các giác quan : Thị giác. Tác giả sử dụng hình ảnh : Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng hun ấy. Sinh hoạt Kiểm điểm tuần 35 I. Mục tiêu. - Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. - Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp. II. Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu. III. Tiến trình sinh hoạt. 1. Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. * Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. - Tổ trưởng tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. - Đánh giá xếp loại các tổ. - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . + Về học tập: + Về đạo đức: + Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: - Về các hoạt động khác. * Tuyên dương: * Phê bình:
Tài liệu đính kèm: