Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 8

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 8

1. Phần mở đầu :

- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.

- Chơi trò chơi “Chim bay, cò bay”.

2. Phần cơ bản :

a) Ôn đội hình, đội ngũ :

 - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng, đi đều, vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi sai nhịp.

 - GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm.

 - Chia tổ điều khiển tập.

 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.

 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.

b) Trò chơi vận động :

 - Chơi trò chơi “Trao tín gậy”.

 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy.

 

doc 18 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
Từ ngày 23 /10 đến ngày 27 /10
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
23/
10
5
 36
 15
 8
35 p
 40p 40p
 40p
Đạo đức
 Toán
Tập đọc
Chính tả
Luyện tập thực hành.
Số thập phân bằng nhau.
Kì diệu rừng xanh.
(Nghe - viết) Kì diệu rừng xanh.
Thứ ba
24/
10
15
 37
 15
 15
 8
35p
 40p
40p
 35p
 40p
Thể dục
 Toán
LT&C
Khoa học
Kể chuyện
Đội hình đội ngũ. Trò chơi : Trao tín gậy.
So sánh hai số thập phân.
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên.
Phòng bệnh viêm gan A.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Thứ tư
25/
10
 16
38
 15
 8
8
 40p
40p
40p
35p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Trước cổng trời.
Luyện tập.
Luyện tập tả cảnh (T8).
Xô viết – Nghệ Tĩnh.
Thêu chữ V (T1).
Thứ năm
26/
10
 16
39
16
16
8
 35p
 40p
40p
35p
 35p
Thể dục
 Toán
LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Học động tác vươn thở, tay.
Luyện tập chung.
Luyện tập về từ nhiều nghĩa.
Phòng tránh HIV / ATDS.
Vẽ theo mẫu : mẫu vẽ có dạng hình trụ, hình cầu.
Thứ sáu
27/
10
 8
40
16
8
1
35p
40p
40p
35p
 20p
Âm nhạc
Toán
TLV
Địa lí
GDNK
Ôn tập 2 bài hát : Reo vang bình minh, Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn).
Dân số nước ta.
Bài 1 : Em đi trám răng.
Thứ hai : Cô Huệ dạy.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy tiết Âm nhạc
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2006
THỂ DỤC
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI “TRAO TÍN GẬY”.
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu :
- Đội hình đội ngũ, trò chơi : “Trao tín gậy”.
- Củng cố, rèn luyện kỹ năng về đội hình đội ngũ, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện :
Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện.
Phương tiện : 1 còi, 4 tín gậy.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Chim bay, cò bay”.
2. Phần cơ bản :
a) Ôn đội hình, đội ngũ :
 - Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, dàn hàng, dồn hàng, đi đều, vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi sai nhịp.
 - GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm. 
 - Chia tổ điều khiển tập.
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
b) Trò chơi vận động :
 - Chơi trò chơi “Trao tín gậy”.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy.
3. Phần kết thúc :
 - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
6-10 phút
2-3 phút
18-22 phút
10-12 phút
2-3 lần
2 lần
7-8 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
-4 hàng dọc, 4 hàng ngang.
- 1 hàng dọc.
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai số thập phân.
- Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : GV chuẩn bị các bảng nêu trong SGK (kẻ sẵn vào bảng phụ của lớp). Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại thế nào là số thập phân bằng nhau, sau đó lên bảng làm BT 3 SGK.
2. Bài mới : So sánh hai số thập phân (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : So sánh hai số thập phân.
* GV hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, chẳng hạn : so sánh 8,1 và 7,9.
- GV hướng dẫn HS tự so sánh hai độ dài 8,1m và 7,9m (như trong SGK) để HS tự nhận ra : 
	+ 8,1m > 7,9m nên 8,1 > 7,9.
	+ Các số thập phân 8,1 và 7,9 có phần nguyên khác nhau và 8 > 7 nên 8,1 > 7,9.
	- GV giúp HS tự nêu được nhận xét : Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.
	- GV nêu ví dụ và cho HS giải thích, chẳng hạn vì sao 2001,2 > 1999,7.
* GV hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, chẳng hạn so sánh 35,7 và 35,698.
* GV hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân và giúp HS nêu như trong SGK.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo và chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS giải thích kết quả làm bài. 
Chẳng hạn : 0,7 > 0,65 vì hai số thập phân này có phần nguyên bằng nhau (đều là 0), ở hàng phần mười có 7 > 6 nên 0,7 > 0,65.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm bài rồi tự chữa bài. Khi chữa bài HS phải đọc từng số thập phân đã viết được. Kết quả viết là : 6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01.
Bài 3 : GV nên cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Kết quả là : 0,4 ; 0,321 ; 0,32 ; 0,197 ; 0,187
3. Củng cố : 
 - HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
 - GV nhận xét chung giờ học.
 - Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ : THIÊN NHIÊN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
 	- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
- Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
- GDHS yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
B/ Chuẩn bị : 
Bảng phụ ghi sẵn các BT.
C/ Các hoạt động dạy - học :
 1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra HS làm lại BT 3, 4 tiết LTVC tuần trước.
 2. Bài mới : Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên (GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 :
- Một HS đọc yêu cầu BT1 (đọc toàn bộ nội dung ).
 - Cả lớp theo dõi SGK.
- HS trao đổi cùng bạn.
- HS phát biểu ý kiến - cả lớp và GV nhận xét, loại bỏ những từ không thích hợp.
- HS sữa bài theo lời giải đúng : ý b (tất cả những gì không do con người tạo ra).
Bài tập 2 : 
- Một HS đọc yêu cầu BT2 – HS làm việc theo nhóm.
- GV nhắc HS hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ :
+ Lên thác xuống ghềnh : Gặp nhiều gian lao, vất vả trong cuộc sống.
+ Góp gió thành bão : Tích nhiều cái nhỏ sẽ thành cái lớn.
+ Nước chảy đá mòn : Kiên trì, bền bỉ thì viếc lớn cũng làm xong.
+ Khoai đất lạ, mạ đất quen : Khoai phải trồng ở đất lạ, mạ phải trồng ở đất quen mới tốt (một kinh nghiệm dân gian).
- HS thi học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
Bài tập 3: 
- Một HS đọc yêu cầu BT - HS trao đổi nhóm để làm BT 3.
- Đại diện nhóm dán phiếu làm bài tập lên bảng, trình bày kết quả. Sau đó HS trong nhóm nối tiếp nhau đặt câu với những từ vừa tìm được.
 - HS tiếp nối nhau làm miệng BT 3.
Bài tập 4 : HS thực hiện như BT3 (Từ tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, ào ào; Từ tả làn sóng nhẹ : lăn tăn, dập dềnh, lững lờ,; Từ tả đợt sóng mạnh : cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, dữ tợn,
 Hoạt động 2 : Củng cố, dặn dò : 
- GV cho HS nhắc lại các ý chính của bài .
- GDHS yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
- GV nhận xét và tuyên dương HS. Yêu cầu những HS tìm từ, đặt câu chưa đạt hoặc chưa viết xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh.
D/ Bổ sung :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC
PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : Sau bài học sinh có khả năng : 
- Biết dấu hiệu, tác nhân, đường lây truền, cách phòng bệnh viêm gan A.
- Rèn luyện kĩ năng tự bảo vệ mình và những người trong gia đình thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
- GDHS có ý thức trong việc ăn chín, uống sôi; rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK/ 32, 33.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về bệnh viêm não, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Phòng bệnh viêm gan A (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Tác nhân và đường lây truyền gây ra bệnh viêm gan A (Làm việc với SGK).
* Mục tiêu : HS nhận biết được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
* Cách tiến hành :
	- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm : Quan sát và đọc lời thoại các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 32 SGK; trả lời câu hỏi SGK/32.
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận : SGK.
 Hoạt động 2 : Phòng bệnh viêm gan A (Quan sát và thảo luận).
 * Mục tiêu :
	- Biết thực hiện cách phòng bệnh viêm gan A.
	- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
 * Cách tiến hành : 
	- Thảo luận nhóm : GV yêu cầu HS quan sát các hình 2,3,4,5 trang 33 SGK và trả lời câu hỏi. Các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
	- Tổ chức và hướng dẫn : GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Làm việc cả lớp : ĐDN trả lời câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời câu hỏi tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc và kết luận.
GV kết luận : SGK.
 3.Củng cố : 
- HS nhắc lại các ý chính của bài.
-GDHS : Phòng tránh bệnh viêm gan A.
 4.Nhận xét - dặn dò : 
- GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục đích, yêu cầu :
1. Kể được chuyện đã nghe, đã đọc.
2. Củng cố, rèn luyễn kỹ năng : 
- Nói : kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh; hiểu ý nghĩa câu chuyện; biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Nghe : chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3.Mở rộng hiểu biết; yêu mến con người  ... n, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
B/ Chuẩn bị : Hình trong SGK/ 34, 35.
C/ Hoạt động dạy - học :
1. Bài cũ : GV gọi 2 HS nêu những điều cần biết về bệnh viêm gan A, lớp nhận xét, GV bổ sung – ghi điểm.
2. Bài mới : Phòng tránh HIV/AIDS (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng”.
* Mục tiêu : 
	- Giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
 - HS nhận biết được các đường lây truyền bệnh HIV.
* Cách tiến hành :
	- GV tổ chức và hướng dẫn HS làm việc theo nhóm, yêu cầu các nhóm thi xem nhóm nào tìm được câu trả lời tương ứng với câu hỏi đúng và nhanh nhất.
- Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
GV kết luận : SGK.
 Hoạt động 2 : Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
 * Mục tiêu :
	- Nêu được cách phòng tránh HIV/ AIDS.
	- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/AIDS.
 * Cách tiến hành : 
	- Thảo luận nhóm : GV yêu cầu HS các nhóm sắp xếp trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo,.. đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm. Các nhóm để nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận.
	- Tổ chức và hướng dẫn : GV chia lớp thành 4 nhóm.
- Làm việc cả lớp : ĐDN trả lời câu hỏi và chỉ định nhóm khác trả lời câu hỏi tiếp theo và cứ như vậy cho đến hết.
- GV nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc và kết luận.
GV kết luận : SGK.
 3.Củng cố : - HS nhắc lại các ý chính của bài.
 -GDHS : có ý thức tuyên truyền và phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
 4.Nhận xét - dặn dò : - GVnhận xét chung giờ học.
 - Về xem lại bài, liên hệ thực tế về việc làm của bản thân.
D/ Bổ sung : 
MĨ THUẬT
VẼ THEO MẪU : MẪU VẼ CÓ DẠNG VÀ HÌNH CẦU
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu :
- HS nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS thích quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
B/ Chuẩn bị : 
- Một số mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau , hình gợi ý cách vẽ, bài vẽ mẫu có dạng hình trụ, hình cầu của HS lớp trước.
- Hộp màu, bút chì, giấy vẽ.
C/ Hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Vẽ theo mẫu : Mẫu vẽ có dạng hình trụ và hình cầu ( GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu một số vật mẫu có dạng hình trụ, hình cầu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát, tìm ra các đồ vật, các loại quả có dạng hình trụ và hình cầu.
- GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét về vị trí, hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt của mẫu.
- GV gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ .
Hoạt động 2 : Cách vẽ.
- GV hướng dẫn HS xem hình tham khảo ở SGK.
- GV có thể vẽ lên bảng gợi ý cho HS một số cách sắp xếp các hình ảnh và cách vẽ hình.
- GV nhắc HS cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu để HS nhớ lại cách vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- GV gợi ý cho HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
- Một số HS có thể vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động 3 : Thực hành.
	- Trong khi HS vẽ GV đến từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của từng em.
- GV nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập tại lớp, quan tâm đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được BT.
- GV nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như đã gợí ý ở trên.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; động viên những HS vẽ chậm.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Gợi ý HS nhận xét cụ thể một số bài đẹp, chưa đẹp và xếp loại.
- HS nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu qua nhận xét một số bài vẽ.
- GV nhận xét chung tiết học. Dặn HS về nhà chẩu bị bài sau
D/ Bổ sung :
Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2006
TOÁN
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Giúp HS viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Rèn kĩ năng biết được quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng ; luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai phân số và sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
2. Bài mới : Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ :
1km = 10hm ; 1m = 10dm ; 1hm = km = 0,1km ; 1dm = m = 0,1m.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và rút ra nhận xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
Hoạt động 2 : Ví dụ.
	- GV nêu ví dụ 1 : Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 6m4dm = m
Một vài HS nêu cách làm. Làm tương tự với VD 2.
Hoạt động 3 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là hai đơn vị liền nhau). Chẳng hạn : 
	a) 8m6dm = 8,6m ; b) 2dm2cm = 2,2dm.
	c) 3m7cm = 3,07m ; d) 23m13cm = 23,13m.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm chung ý đầu tiên. HS đọc đề bài và phân tích : Viết 3m4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị đo là mét, tức là viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 3m4dm =m. Ta có 3m4dm = 3m = 3,4m. HS tự làm các ý còn lại.
Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò :
	- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
D/ Bổ sung :
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH (DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI, KẾT BÀI)
Thời gian dự kiến : 40 phút
 A/ Mục đích, yêu cầu :
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
- GDHS biết cảm thụ được cảnh đẹp của thiên nhiên.
 B/ Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi dàn ý tả cảnh.
 - Tranh, ảnh minh họa cảnh đẹp ở các miền đất nước.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : HS đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương (đã viết ở tiết TLV trước, về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh). GV nhận xét, chấm điểm.
2. Dạy bài mới : 
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
GV ghi bảng : Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, đoạn kết bài).
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập (HS làm VBT).
 Bài tập 1 :- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS cả lớp trả lời các câu hỏi.
	- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp) :
	+ Mở bài trực tiếp : kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
	+ Mở bài gián tiếp : nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả).
	- HS đọc thầm 2 đoạn văn miêu tả và nêu nhận xét.
	- Lời giải : (a) là kiểu mở bài trực tiếp; (b) là kiểu mở bài gián tiếp.
 Bài tập 2 : - Một HS đọc yêu cầu của BT.
 - HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu kết bài (không mở rộng, mở rộng) :
+ Kết bài không mở rộng : cho biết kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng : sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
 - Một số HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn. Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 : - Để viết một đoạn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương, HS có thể nói về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu về cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình.
	- Mỗi HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các hình ảnh đẹp trong bài văn.
	- GD HS cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên.
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn người viết được đoạn văn hay nhất trong giờ học.
	- Dặn những HS viết đoạn văn chưa đạt yêu cầu về nhà viết lại cho hoàn chỉnh để tiết sau kiểm tra.
D/ Bổ sung : 
 ĐỊA LÝ
DÂN SỐ NƯỚC TA
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết dựa vào bảng số liệu, bản đồ để nhận biết số dân và đặc điểm tăng dân số của nước ta. Biết được nước ta có dân số đông, gia tăng dân số nhanh.
- Rèn luyện kĩ năng nhớ số liệu của nước ta ở thời điểm gần nhất; nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
- GDHS thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình.
B/ Chuẩn bị : 
- Bản đồ tăng dân số Việt Nam.
 - Tranh ảnh thể hiện hậu quả việc tăng dân số nhanh ở Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Ôn tập.
2.Bài mới : Dân số nước ta (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Dân số (HS làm việc theo cặp).
 - GV yêu cầu HS bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và trả lời câu hỏi trong SGK .
	- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người; dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
 * Hoạt động 2 : Gia tăng dân số (làm việc theo cặp).
- GV cho HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : (Phần ghi nhớ SGK).
 * Hoạt động 3 : Hậu quả do dân số tăng nhanh (làm việc theo nhóm).
- HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh.
- HS trình bày kết quả.
-GV yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung, sau đó GV tổng hợp và kết luận.
	- GV trình bày : Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động nhân dân thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình; mặt khác, do người dân bước đầu có ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăn sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3.Củng cố : 
- GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : Có ý thức về sự cần thiết nên sinh ít con ở mỗi gia đình.
4.Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :
GIÁO DỤC NHA KHOA
BÀI 1 : EM ĐI TRÁM RĂNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc