Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 9

Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 9

TÌNH BẠN

Truyện kể : Đôi bạn

A /Mục tiêu : - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.

- Bước đầu có kĩ năng thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.

B/ Chuẩn bị : - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.

 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.

C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Tiết 1

 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .

 2.Bài mới : Tình bạn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).

Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp.

 * Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.

 * Cách tiến hành : - Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.

 - Lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV.

 - GV kết luận : Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Khối 5 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
Từ ngày 30 /10 đến ngày 3 /11
Thời gian
Tiết
Thời lượng
Môn
Bài
Thứ hai
30/
10
6
 41
 17
 9
35 p
 40p 40p
 40p
Đạo đức
 Toán
Tập đọc
Chính tả
Tình bạn
Luyện tập
Cái gì quý nhất
(Nghe - viết) Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà
Thứ ba
31/
10
17
 42
 17
 17
 9
35p
 40p
40p
 35p
 40p
Thể dục
 Toán
LT&C
Khoa học
Kể chuyện
Học động tác chân. Trò chơi : Dẫn bóng.
Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên.
Thái độ đối với người nhiễm HIV/AIDS.
Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia.
Thứ tư
1/11
 18
43
 17
 9
9
 40p
40p
40p
35p
 35p
Tập đọc
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
Đất Cà Mau.
Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân.
Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Cách mạng mùa thu.
Thêu chữ V (T2).
Thứ năm
2/11
 18
44
18
18
9
 35p
 40p
40p
35p
 35p
Thể dục
 Toán
LT&C
Khoa học
 Mĩ thuật
Ôn 3 động tác vươn thở, tay, chân. Trò chơi : Ai nhanh, ai đúng
Luyện tập chung.
Đại từ.
Phòng tránh bị xâm hại.
Thường thức mĩ thuật - giới thiệu sơ lược về điêu khắc cổ Việt Nam.
Thứ sáu
3/11
 9
 40
18
9
35p
 40p
40p
35p
Âm nhạc
 Toán
TLV
Địa lí
Những bông hoa, những bài ca.
Luyện tập chung.
Luyện tập thuyết trình, tranh luận.
Các dân tộc, sự phân bố dân cư.
Thứ năm : Cô Huệ dạy : toán, luyện từ và câu, khoa học, mĩ thuật.
 Thứ sáu : Cô Hồng dạy tiết Âm nhạc
Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2006
ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN
Truyện kể : Đôi bạn
A /Mục tiêu : - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè.
- Bước đầu có kĩ năng thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Thân ái, đoàn kết với bạn bè.
B/ Chuẩn bị : - Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.
	 - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
 1.Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 2.Bài mới : Tình bạn (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
Hoạt động 1 : Thảo luận cả lớp.
 * Mục tiêu : HS biết được ý nghĩa của tình bạn và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
 * Cách tiến hành : - Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân.
	- Lớp thảo luận theo các câu hỏi gợi ý của GV.
	- GV kết luận : Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện Đôi bạn.
*Mục tiêu : Giúp HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn.
* Cách tiến hành : 1.HS đọc thầm và suy nghĩ về câu chuyện – 1-2 HS đọc to truyện cho cả lớp cùng nghe.
 2. HS thảo luận cả lớp theo 3 câu hỏi SGK.
 3. GV kết luận : Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 4. GV mời 1-2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2 : Làm BT 2 SGK.
*Mục tiêu : Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè.
* Cách tiến hành : 1. GV chia HS thành các nhóm nhỏ.
 2. HS suy nghĩ , thảo luận theo nhóm đôi- một số HS tự liên hệ trước lớp.
 3. GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 3 : Củng cố.
 *Mục tiêu : HS biết được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
 *Cách tiến hành :1.GV yêu cầu HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
2. HS liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà em biết.
3. HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động tiếp nối : Các nhóm sưu tầm tranh, ảnh, bài báo nói về Tình bạn.
D/ Bổ sung :..
TOÁN
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Giúp HS nắm cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong các trường hợp đơn giản.
- Rèn kĩ năng luyện tập viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
- GDHS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân và sau đó lên bảng thực hiện : 8m 6dm =m ; 34m 2cm =..m.
2. Bài mới : Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Ôn lại hệ thống các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
a) GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
b) HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ :
1km = 10hm ; 1m = 10dm ; 1hm = km = 0,1km ; 1dm = m = 0,1m.
GV yêu cầu HS suy nghĩ và rút ra nhận xét chung về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề.
c) GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dụng.
Hoạt động 2 : Thực hành (HS làm vào VBT).
Bài 1 : Giúp HS nhắc lại về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài (chủ yếu là hai đơn vị liền nhau). Chẳng hạn : 
	a) 35m 23cm = 35,23m ; b) 51dm 3cm = 51,3dm.
	c) 14m 7cm = 14,07m ; d) 23m13cm = 23,13m.
Bài 2 : GV hướng dẫn HS làm chung ý đầu tiên. HS đọc đề bài và viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : 315cm = m. Sau đó cho HS sinh thảo luận, HS có thể phân tích : 315cm lớn hơn 300cm mà 300cm = 3m.
 Có thể viết 315cm = 300cm + 15cm = 3m15cm = 3,15m.
 Vậy 315cm = 3,15m. HS tự làm các ý còn lại. Sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
Bài 3 : GV hướng dẫn để HS tự làm bài sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
a) 3km 245m = 3,245km ; b) 5km 34m = 5,034km ;
c) 307m = 0,307km.
Bài 4 : GV cho HS thảo luận cách làm sau đó đưa ra kết quả.
3. Củng cố : 
- HS nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
D/ Bổ sung :
TẬP ĐỌC
CÁI GÌ QUÝ NHẤT
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/Mục đích, yêu cầu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm bài . Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (Hùng, Quý, Nam, thầy giáo).
- Nắm được vấn đề tranh luận (Cái gì là quý nhất ?) và ý được khẳng định trong bài (Người lao động là quý nhất).
- GDHS quý trọng người lao động.
B/ Chuẩn bị : Tranh, ảnh minh họa SGK. 
C/ Hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV gọi HS đọc bài Trước cổng trời và trả lời các câu hỏi SGK.
2. Bài mới : Cái gì quý nhất ( GV nêu MĐ, YC của bài học).
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
*Luyện đọc : - Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (đọc 2-3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc). Chia bài thành 3 đoạn để luyện đọc.
 - HS luyện đọc theo cặp - Một HS đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm toàn bài thơ.
 * Tìm hiểu bài : - HS đọc thầm, đọc lướt bài thơ, trả lời câu 1 SGK.
 (Hùng : lúa gạo ; Quý : vàng ; Nam : thì giờ.).
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi 2 SGK (Hùng : lúa gạo nuôi sống con người ; Quý : có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo ; Nam : có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc).
- HS tự suy nghĩ dựa vào nội dung bài đọc, trả lời câu hỏi 3 (Khẳng định cái đúng của ba HS : lúa gạo, vàng, thì giờ đều rất quý, nhưng chưa phải là quý nhất ; nêu ra ý kiến mới, sâu sắc hơn : Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất).
- HS thảo luận cặp trả lời câu hỏi 4/ SGK 
(Có thể đặt tên cho bài văn là : Cuộc tranh luận thú vị ; Ai có lí ; Người lao động là đáng quý nhất).
 * Hoạt động 2 :Đọc diễn cảm .
- GV mời 5 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn theo cách phân vai. GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với từng nhân vật trong bài .
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn tranh luận của ba bạn tiêu biểu trong bài . 
- GV đọc mẫu diễn cảm đoạn tiêu biểu – HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 5 - một vài nhóm đọc diễn cảm trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò : 
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét tiết học.
- GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau : Đất Cà Mau.
D/ Bổ sung :
CHÍNH TẢ (Nhớ - viết)
TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
Thời gian dự kiến : 40 phút.
/ Mục đích, yêu cầu :
- Nhớ - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà.
- Trình bày đúng các khổ thơp, dòng thơ theo thể thơ tự do ; ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng.
- GD HS rèn luyện chữ viết, trình bày đẹp, cẩn thận.
B/ Chuẩn bị :
 Bảng phụ ghi nội dung BT 3.4.
C/ Các hoạt động dạy - học : 
 1.Kiểm tra bài cũ :
GV yêu cầu HS thi viết tiếp sức các tiếng chứa các vần uyên, uyêt.
 2. Dạy bài mới : tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nhớ - viết :
- GV yêu cầu 2 HS đọc bài chính tả trong SGK 1 lượt, HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
- GV nhắc HS chú ý một số từ ngữ dễ viết sai chính tả ; Bài gồm mấy khổ thơ ? Trình bày các dòng thơ thế nào ? Những chữ nào phải viết hoa ? Viết tên đàn ba-la-lai-ca thế nào ?
- HS gấp SGK - Viết bài.
- HS đọc lại toàn bài chính tả một lượt, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm chữa 7-10 bài. Trong khi đó, từng cặp HS đổi vở soát lỗicho nhau.
- GV nhận xét chung.
 Hoạt động 2 : HD HS làm BT chính tả :
Bài tập 2 : 
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
	- Cả lớp đọc thầm nội dung BT, viết vào VBT.
Bài tập 3 :
 - Mỗi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài vào VBT, GV giúp HS thi tìm các từ láy.
- Cả lớp nhìn kết quả làm bài đúng, nêu nhận xét.
- GV chốt : 
+ Từ láy âm đầu l : la liệt, la lối, lả lướt, lạ lẫm, lạ lùng, lạc lõng, lai láng, lam lũ, làm lụng, lanh lảnh, lành lặn, lảnh lót, lạnh lẽo, lạnh lùng, lay lắt, lặc lè lẳng lặng.
+ Từ láy vần có âm cuối ng : lang thang, làng nhàng, chàng màng loáng thoáng, loạng choạng, thoang thoáng, chang chang, vang vang, sang sáng, trăng trắng, văng vẳng, bắng nhắng, lõng bõng, loong coong, lông bông, leng keng bùng nhùng, lúng túng
3. Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét chung giờ học, tuyên dương những em viết tốt.
- GV yêu cầu HS về nhà ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
D/ Bổ sung :
.
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2006
THỂ DỤC
HỌC ĐỘNG TÁC CHÂN. TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : - Củng cố hai động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung ; học động tác chân ; trò chơi : “Dẫn bóng”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện tương đối đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn k ... ẩn bị bài.
D/ Bổ sung :
KĨ THUẬT
THÊU CHỮ V (T2).
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : HS cần phải :
- Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của thêu chữ V.
- Thêu được các mũi thêu chữ V đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
- GDHS cần rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo.
B/ Chuẩn bị :
- Mẫu thêu chữ V; một số sản phẩm thêu trang trí mũi thêu chữ V; 
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu : GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
2. Bài mới : Thêu chữ V (GV nêu mục đích bài học).
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét mẫu.
- HS quan sát một số mẫu thêu chữ V SGK. GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước màu sắc của mũi thêu chữ V.
- GV giới thiệu mẫu thêu chữ V, hướng dẫn HS quan sát mẫu và hình SGK, sau đó trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS quan sát thêu chữ V trên sản phẩm may mặc.
- GV tóm tắt ý chính : Thêu chữ V là cách thêu tạo thành các chữ V nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu chữ V được ứng dụng để thêu trang trí viềm mép cổ áo, nẹp áo, khăn tay,
Hoạt động 2 : Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
	- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II SGK và đặt câu hỏi để HS nêu tên các bước trong quy trình thêu.
	- HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 SGK – nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V.
	- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1.
	- GV quan sát uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1.
	- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị thêu chữ V trong mục 2a và hình 3.
	- Hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách thêu chữ V.
	- GV hướng dẫn lần thêu thứ nhất, HS lên bảng thực hiện các lần còn lại.
	- Nhận xét và hướng dẫn HS thực hiện thao tác quấn kết thúc đường thêu.
	- GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước thêu chữ V.
	- GV gọi 1-2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác thêu chữ V.
	- GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm thêu.
3. Củng cố, dặn dò : 
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước tiến hành thêu chữ V.
	- GV nhận xét chung giờ học.
	- Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
D/ Bổ sung :
Thứ năm ngày 2 tháng 11 năm 2006
THỂ DỤC
ÔN 3 ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY VÀ CHÂN. 
TRÒ CHƠI : “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN”
Thời gian dự kiến : 35 phút
A/ Mục đích, yêu cầu : - Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung, trò chơi : “Ai nhanh và ai khéo”.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện tương đối đúng động tác, chơi trò chơi đúng luật, hào hứng trong khi chơi.
- GDHS học tích cực, an toàn.
B/ Địa điểm, phương tiện : - Địa điểm : Sân trường, vệ sinh nơi tập, bảo đảm an toàn khi tập luyện. - Phương tiện : 1 còi, bóng.
C/ Nội dung và phương tiện lên lớp :
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu :
- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Khởi động : đứng vỗ tay hát, xoay các khớp cổ tay,chân.
- Chơi trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản :
a) Ôn 3 động tác vươn thở, tay và chân :
 - GV nêu tên động tác, sau đó vừa phân tích kĩ thuật động tác vừa làm mẫu và cho HS tập theo.
 - GV làm mẫu sau đó chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm. 
 - Chia tổ điều khiển tập.
 - GV quan sát, nhận xét, sửa sai cho HS các tổ.
 - Tập hợp lớp, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS nhận xét, biểu dương.
d) Trò chơi vận động :
 - Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn”.
 - GV nêu tên trò chơi cùng HS nhắc lại cách chơi có kết hợp cho một nhóm HS làm mẫu - Chơi thử - Chơi chính thức, có phạt những em phạm quy.
3. Phần kết thúc : - GV cùng HS hệ thống bài.
 - Động tác hồi tĩnh : thả lỏng.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà.
6-10 phút
2-3 phút
18-22phút
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
3-4 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
2-3 lần, mỗi lần 2x8 nhịp
2 lần
5 – 6 phút
4-6 phút
1-2 phút
1-2 phút
1-2 phút 
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng ngang so le.
- 4 hàng ngang so le.
- 1 hàng dọc.
- 4 hàng dọc.
- Vòng tròn.
- 4 hàng dọc.
D/ Bổ sung :
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 3 tháng 11 năm 2006
TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
Thời gian dự kiến : 40 phút.
A/ Mục tiêu : 
 - Viết số đo độ dài, khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân.
 - Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi các BT.
C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1. Bài cũ : GV yêu cầu HS nhắc lại cách chuyển đổi các đơn vị đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng số thập phân.
2. Bài mới : Luyện tập chung (GV nêu MĐ, YC của tiết dạy).
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức.
	- GV yêu cầu HS nhắc bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
	- GV cho HS tự nêu cách mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Hoạt động 2 : Luyện tập chung (HS làm vào VBT).
Bài 1 : GV cho HS tự làm, sau đó một HS nêu cách làm và đọc kết quả.
Bài 2 : Cho HS làm bài vào vở bài tập , một HS làm vào bảng phụ rồi cả lớp cùng nhận xét kết quả.
Bài 3 : GV cho HS tự làm rồi thống nhất kết quả.
Bài 4 : GV yêu cầu HS tự nêu bài tập rồi làm bài và chữa bài, sau đó thống nhất kết quả.
Bài 5 : 
	- GV cho HS nhìn hình vẽ, cho biết túi cam cân nặng bao nhiêu ?
	HS nêu túi cam nặng 1kg 800g.
	- GV cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm :
	a) 1kg 800g = kg ; b) 1kg 800g = .g.
	- HS tự làm bài, sau đó nêu kết quả :
	a) 1kg 800g = 1,800kg ; b) 1kg 800g = 1800g
3. Củng cố : 
 - HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
 - GD HS cẩn thận khi làm bài.
 4. Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung giờ học.
- Yêu cầu HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau : Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
D/ Bổ sung : 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
Thời gian dự kiến : 40 phút
 A/ Mục đích, yêu cầu :
- Biết thuyết trình tranh luận về một vấn đề đơn giản, gần gũi với lứa tuổi.
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình tranh luận, nêu được những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục.
- GDHS biết cách diễn đạt gãy gọn và có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người cùng tranh luận.
 B/ Chuẩn bị : Bảng phụ ghi những điều cần chú ý (SGK).
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Bài cũ : GV kiểm tra vở của một số HS (BT3, tiết TLV trước).
2. Dạy bài mới : Luyện tập thuyết trình, tranh luận (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS luyện tập (HS làm VBT).
 Bài tập 1 :
- Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1. Cả lớp theo dõi trong SGK.
 - HS cả lớp đọc thầm yêu cầu bài. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. GV tôn trọng ý kiến của HS.
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất
Đất có chất màu nuôi cây
Nước
Cây cần nước nhất
Nước vận chuyển chất màu
Không khí
Cây cần không khí nhất
Cây không thể sống thiếu không khí
Ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất
Thiếu ánh sáng, cây xanh sẽ không còn màu xanh
 Bài tập 2 :
 - Một HS đọc yêu cầu của BT.
 - GV phân tích VD giúp HS hiểu yêu cầu của bài : Hãy trình bày ý kiến của em nhằm thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- Yêu cầu đặt ra là cần thuyết phục mọi người thấy rõ sự cần thiết của cả trăng và đèn. Để thuyết phục mọi người, cần trả lời một số câu hỏi như : Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống ? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
 - GV phân công mỗi nhóm đóng một nhân vật ; suy nghĩ trao đổi chuẩn bị lí lẽ và dẫn chứng cho cuộc tranh luận.
 - HS cả lớp và GV nhận xét, đánh giá cao những nhóm HS biết tranh luận sôi nổi.
3. Củng cố : 
	- GV yêu cầu HS nhắc lại các điều kiện thuyết trình, tranh luận.
	- GD HS có thái độ bình tĩnh, tự tin, tôn trọng người khác.
4. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Cả lớp bình chọn những bạn tranh luận sôi nổi nhất trong giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà nhớ các điều kiện thuyết trình, tranh luận, có ý thức ren luyện kĩ năng thuyết trình tranh luận.
D/ Bổ sung :
ĐỊA LÝ
CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
Thời gian dự kiến : 35 phút.
A/ Mục tiêu : 
- Biết dựa vào bảng số liệu, lược đồ để nhận biết được đặc điểm của mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở nước ta. 
- Rèn luyện kĩ năng nhớ và nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta.
- GDHS có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
B/ Chuẩn bị : 
- Bản đồ mật độ dân số Việt Nam.
 - Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của Việt Nam.
C/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1.Bài cũ : GV gọi 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK của bài Dân số nước ta.
2.Bài mới : Các dân tộc, sự phân bố dân cư (GV nêu MĐ, YC của tiết học).
 * Hoạt động 1 : Các dân tộc (HS làm việc theo cặp).
 - GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, kênh hình trong SGK để trả lời câu hỏi.
	- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : SGK.
 * Hoạt động 2 : Mật độ dân số (làm việc cả lớp).
- GV cho HS dựa vào SGK, trả lời câu hỏi ở mục 2 SGK.
- Đại diện một số HS trình bày kết quả làm việc. HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV kết luận : Nước ta có mật độ dân số cao (cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào, Cam-pu-chia và mật độ dân số trung bình của thế giới).
 * Hoạt động 3 : Phân bố dân cư (làm việc theo cặp).
- HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về lành ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và trả lời các câu hỏi ở mục 3 trong SGK.
- HS trình bày kết quả.
-GV yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung, sau đó GV tổng hợp và kết luận.
	- GV kết luận : Dân cư nước ta phân bố không đều : ở đồng bằng và các đô thị lớn, dân cư tập trung đông đúc; ở miền núi, hải đảo, dân cư thưa thớt.
GV nói thêm : Ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa sức lao đông, ở vùng núi đất rộng người thưa, thiếu sức lao động, nên Nhà nước đã và đang điều chỉnh sự phân bố dân cư giữa các vùng để phát triển kinh tế.
3.Củng cố : 
- GV nêu một vài câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - GDHS : Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.
4.Nhận xét, dặn dò : 
- GV nhận xét chung tiết học.
 - Về xem lại bài, trà lời câu hỏi SGK, chuẩn bị bài .
D/ Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan9.doc