Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17

Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17

MỒ CÔI XỬ KIỆN (Trang 139)

I.Mục tiêu

1. Kiến thức:

 TẬP ĐỌC

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật .

- Hiểu nghĩa các từ khó được chú thích ở phần cuối bài học.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh,tài trí và công bằng.

 KỂ CHUYỆN

 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện dựa theo tranh minh hoạ.kể tự nhiên ,phân biệt lời các nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc to rõ ràng, phát âm đúng một số từ ngữ khó có trong bài.

- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua từng lời đối thoại trong câu chuyện.

- Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn truyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.

- Rèn kĩ năng nghe.

3. Thái độ:

- GD HS biết giúp đỡ mọi người lúc gian khổ, khó khăn.

 

doc 26 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 10/03/2022 Lượt xem 271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 3 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17 Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2010
Chào cờ
Lớp Trực tuần nhận xét
Tập đọc - Kể chuyện 
 Tiết 49 + 50
 Mồ côi xử kiện (Trang 139)
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật . 
- Hiểu nghĩa các từ khó được chú thích ở phần cuối bài học.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh,tài trí và công bằng. 
 Kể chuyện
 - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu truyện dựa theo tranh minh hoạ.kể tự nhiên ,phân biệt lời các nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc to rõ ràng, phát âm đúng một số từ ngữ khó có trong bài.
- Bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua từng lời đối thoại trong câu chuyện.
- Biết thay đổi giọng kể (lời dẫn truyện, lời nhân vật) cho phù hợp với nội dung.
- Rèn kĩ năng nghe.
3. Thái độ:
- GD HS biết giúp đỡ mọi người lúc gian khổ, khó khăn..
II.Đồ dùng dạy- học
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p) 
	- Đọc bài Về quê ngoại? (2HS)
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
 Tập đọc
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Luyện đọc.
a)GV: Đọc diễn cảm toàn bài, gợi ý cách đọc.
b) GV: HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
GV:Hướng dẫn cách nghỉ hơi giữa các câu văn dài, và các từ ngữ khó.
- HS: Đọc nối tiếp câu.
- HS: Đọc đoạn trước lớp
- HS: Đọc đoạn trong nhóm.
- HS: Đọc nối tiếp toàn bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
- HS: Câu chuyện có những nhân vật nào ?
- CH: Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?
- HS: Đọc thầm đoạn 2.
- CH: Tìm câu nêu rõ lý lẽ của bác nông dân?
- CH: Khi bác nông dân nhận có hít hương thơm của thức ăn trong quán, Mồ Côi phán thế nào?
- CH: Thái độ của bác nông dân như thế nào khi nghe lời phán?
- HS: Đọc thầm đoạn 2, 3
- CH: Tại sao Mồ côi bảo bác nông dân xoè 2 đồng tiền đủ 10 lần ?
- CH: Mồ côi đã nói gì để kết thúc phiên toà ?
- CH: Em hãy thử đặt tên khác cho chuyện.
* Nội dung
Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV: HD đọc diễn cảm đoạn 3 
- HS: Thi đọc toàn truyện theo vai. Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt và hay.
 Kể chuyện
a, GV nêu nhiệm vụ 
-HS:Dựa vào tranh minh hoạ
-HS: Kể toàn bộ câu chuyện.
b, HD HS kể lại câu chuyện theo tranh.
- HS: Quan sát tranh và nghĩ về nội dung từng tranh.
- HS: Kể mẫu
- HS: Kể theo cặp 
- HS: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HS: Nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- GV: Nhận xét ghi điểm
(1p)
(30p)
(10p)
(8p)
 (15p)
- Chú ý các từ ngữ: giãy nảy, trả tiền, lạch cạch, phiên xử.
- Hiểu các từ ngữ khó: mồ côi, bồi thường.
Đọc nhóm 3
- Chủ quán, bác nông dân, mồ côi.
- Vì tội bác vào quán hít mùi thơm của lợn quay, gà luộc
- Tôi chỉ vào quán để ngồi nhờ ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả
- Bác nông dân phải bồi thường, đưa 20 đồng để quan toà xử án.
- Bác giãy nảy lên Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền.
- Xóc 2 đồng bạc đủ 10 lần mới đủ số tiền 20 đồng
- Bác này đã bồi thường cho chủ quán 20 đồng: Một bên "hít mùi thịt" một bên "nghe tiếng bạc"
- Vị quan toà thông minh, Phiên xử thú vị, Bẽ mặt kẻ tham lam.
ND: Ca ngợi sự thông minh của Mồ Côi. Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà bằng cách xử kiện rất thông minh,tài trí và công bằng
- Đọc nối tiếp đoạn
- Thi đọc
Nối tiếp nhau thi kể 3 đoạn
4. Củng cố (2p) 
- Em nghĩ gì về những người ở làng quê sau khi học bài này?
5. Dặn dò (1p) 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài học sau.
Toán Tiết 81
tính giá trị của biểu thức (tiếp) 
 (Trang 81)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của biểu thức dạng này.
2. Kỹ năng: 
- Tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) và ghi nhớ quy tắc tính giá trị của BT.
3. Thái độ: - HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ
- HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p) 
2 HS lên bảng giải Bài 3 (81)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hoạt động 2 HD tính giá trị của biểu thức có dấu ( )
- GV: Nêu các biểu thức 
(30 + 5) : 5 ; 3 x (20 – 10) là biểu thức có dấu ngoặc ( )
- HS: Đọc biểu thức 
- HS: Tính giá trị của biểu thức
- HS: Nêu quy tắc tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( )
Hoạt động 3. Luyện tập
- GV: Nêu biểu thức
- HS: Làm bảng con
- GV: Nhận xét.
- HS: Nêu biểu thức
- HS: 4 HS lên bảng lớp
- GV: Nhận xét kết quả
- HS: Đọc bài toán
- HS: 1HS lên bảng làm bài 
- HS : Làm vở, đổi vở chữa bài. 
- GV: Nhận xét,chữa bài.
(1p)
(8p)
(20p)
 (30 + 5) : 5 = 35 : 5 
 = 7 
 3 x (20 – 10) = 3 x 10 
 = 30
 Khi tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
 Bài 1(82)Tính giá trị của biểu thức: 
a)25 – (20 – 10) = 25 – 10
 = 15
 80 – (30 + 25) = 80 – 55
 = 25
Bài 2(82)Tính giá trị của biểu thức: 
a) (65 + 15) x 2 = 80 x 2
 = 160
 48 : (6 : 3) = 48 : 2 
 = 24
Bài 3 (82)
 Bài giải
 Số ngăn sách cả 2 tủ có là:
 4 x 2 = 8 (ngăn)
 Số sách mỗi ngăn có là:
 240 : 8 = 30 (quyển)
 Đáp số: 30 quyển
4. Củng cố (2p)
 - HS nêu cách tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( )
5. Dặn dò (1p) 
 - Về học bài, CBB sau. 
 Thứ ba ngày 21 tháng 12 năm 2010
Toán Tiết 82
 Luyện tập (Trang 83) 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( )
- áp dụng được việc tính giá trị của biểu thức vào dạng bài tập điền dấu “ =”, “ ”.
2. Kỹ năng: 
- Biết tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc ( ) một cách thành thạo.
3. Thái độ:
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy –học
 Bảng nhóm,bảng con
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p) 
HS làm Bài 3 (77)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- GV: Nêu từng biểu thức
- GV: HD tính giá trị biểu thức .
- HS: Làm bảng con
- GV: Nhận xét kết quả.
- GV: Nêu biểu thức
- GV: HD tính giá trị biểu thức 
- HS: 2 HS làm bảng lớp
- GV: Nhận xét kết quả.
- GV: Nêu biểu thức
- GV: HD tính giá trị biểu thức 
- HS: Làm trên bảng nhóm.
- GV: Nhận xét kết quả.
- GV: HD xếp hình theo mẫu
- HS: 2 HS lên nối xếp hình theo mẫu
- GV: Nhận xét
(1p)
(7p)
(6p)
(7p)
(9p)
Bài 1(82)Tính giá trị của biểu thức:
a) 238 - (55 - 35) = 238 – 20
 = 218
 175 - (30 + 20) = 175 – 50
 = 125
b) 84 : ( 4 : 2 ) = 84 : 2
 = 42
 (72 + 18) x 3 = 90 x 3
 = 270
Bài 2(82)Tính giá trị của biểu thức
a) ( 421 - 200 ) x 2 = 221 x 2
 = 442
 421 - 200 x 2 = 421 – 400
 = 21
Bài 3(82) >, <, =
 ( 12 + 11) x 3 > 45
 11 + (52 – 22) = 41
 30 < ( 70 + 23) : 3 
 120 < 484 : ( 2 + 2 )
Bài 4 (82) Xếp hình theo mẫu:
4. Củng cố (1p)
- Nhận xét,đánh giá giờ học.
5. Dặn dò (1p) 
- Về nhà học bài, làm lại bài 2 vào vở, chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Nghe- viết) Tiết 33
 Vầng trăng quê em
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: - Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng Bài tập 2a
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết chính tả,đúng đạt tốc độ quy định. 
3. Thái độ: 
- HS có ý thức rèn luyện chữ cho đẹp, cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ (BT 2 a)
- HS: Bảng con
III.Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p) 
HS viết bảng con: khung cửi, mát rượi, sưởi ấm.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD HS viết chính tả.
a) HD HS chuẩn bị.
- GV: Đọc mẫu đoạn 3 của bài
- HS: Đọc lại bài.
- GV: HDHS nắm ND bài viết.
- CH: Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp như thế nào?
- CH: Bài chính tả gồm mấy đoạn? - CH: Chữ đầu mỗi đoạn được viết như thế nào?
- GV: Đọc từ, tiếng khó
- HS: Viết bảng con.
b) Viết chính tả
- GV: Đọc bài chính tả
- HS: Viết chính tả.
- GV: Đọc lại bài 
- HS: Soát lỗi trong bài viết
c) Chấm, chữa bài.
- GV: Chấm bài, nhận xét chung.
Hoạt động 3: Luyện tập
- HS: Nêu yêu cầu
- GV: HDHS điền vào chỗ trống 
- HS: 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở
- GV: Nhận xét
(1p)
(20p)
(9p)
- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt.
- Bài chính tả gồm 2 đoạn, 2 lần xuống dòng.
- Chữ đầu dòng viết hoa, viết lùi vào 1 ô li
- vầng trăng, đáy mắt, hàm răng
Đổi vở soát lỗi trong bài ( dùng bút chì gạch chân từ, tiếng viết sai)
Bài tập 2a(142) Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào ô trống: 
a. Cây gì gai mọc đầy mình
Tên gọi như thể bồng bềnh mây bay
 Vừa thanh, vừa dẻo lại bền
Làm ra bàn ghế, đẹp duyên bao người?
 Là cây mây
4. Củng cố (1p) 
- GV Hệ thống lại kiến thức cơ bản bài học.
5. Dặn dò (1p) 
 - Về nhà viết lại bài vào vở luyện viết ở nhà.
Đạo đức Tiết 17
 	Biết ơn thương binh liệt sĩ (Tiếp )
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu:
- Thương binh, lịêt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì tổ quốc.
- Những việc các em cần làm để tỏ lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ .
2. Kĩ năng:
 - HS biết cách làm những công việc phù hợp để tỏ lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
3. Thái độ:
 - HS có thái độ tôn trọng, biết ơn các thương binh, liệt sĩ. Gia đình thương binh liệt sĩ.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: - Tranh minh hoạ truyện: Một chuyến đi bổ ích.
- Phiếu giao việc.
- HS: Vở BT đạo đức.
III.Hoạt động dạy và học 
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (2p) Thế nào là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: Phân tích truyện
- GV: Chia nhóm và phát triển mỗi nhóm 1 tranh 
- HS: Thảo luận trong nhóm
- CH: Người trong tranh ảnh là ai?
- CH: Em biết gì về gương chiến đấu hi sinh của anh hùng, liệt sĩ đó?
- CH: Hãy hát và đọc một bài thơ về anh hùng, liệt sĩ đó ?
- HS: Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, tuyên duơng
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả điều tra tìm hiểu về các hoạt động đền ơn đáp nghĩa các thương binh, gia đình liệt sĩ ở địa phương.
- HS: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả điều tra.
- GV: Nhận xét, bổ sung và nhắc nhở HS tích cực ủng hộ, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. 
Hoạt động 4: Múa hát, đọc thơ, kể chuyện,về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ
- HS: Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề biết ơn thương binh, liệt sĩ
 - GV: Kết luận, nhận xét, tuyên dương cá ... ời hay vật.đặt câu theo mẫu ai thế nào ? dùng dấu phảy đúng vị trí trong câu.
3.Thái độ:
- GD học sinh yêu thích môn học
II.Đồ dùng dạy - học
 Bảng nhóm 
III.Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (2p) 
 1 HS làm lại Bài tập 3 Tuần 16
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD HS làm bài tập.
- HS: Đọc yêu cầu và ND bài tập.
- HS: Làm bài tập theo nhóm, đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận
- HS: Nêu yêu cầu Bài tập
- HS: thảo luận và làm bài theo nhóm rồi cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét, kết luận
- HS : Nêu yêu cầu bài tập
- HS : Làm phiếu bài tập
- HS: Trình bày kết quả trước lớp.
- GV: Nhận xét chốt lời giải đúng.
(1p)
(14p)
(8p)
(7p)
 Bài tập 1(145) Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc mới học:
a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.
b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.
c) Anh Mồ Côi(hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện
Bài tập 2(145): Đặt câu theo mẫu Ai thế nào?để miêu tả:
a) Một bác nông dân.
Bác nông dân rất chăm chỉ làm việc.
b) Một bông hoa trong vườn.
Bông hoa trong vườn thật tươi tắn.
c) Một buổi sớm mùa đông.
Buổi sớm hôm nay lạnh chưa từng thấy.
- Bài tập 3(145) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a) ếch con ngoan ngoãn,chăm chỉ và thông minh.
b)Nắng cuối thu vàng óng, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.
c)Trời xanh ngắt trên cao,xanh như dòng sông trong,trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.
4. Củng cố (1p)
- Hệ thống kiến thức cơ bản bài học.
5. Dặn dò (1p) 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài học sau.
Tự nhiên và xã hội Tiết 34
Ôn tập và kiểm tra học kì I
Mục tiêu:
1. Kiến thức:Sau bài học HS biết .
- Kể tên các cơ quan trong cơ thể ngời .
- Nêu chức năng của 1 trong những cơ quan : Hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh ...
2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng nêu tên và nêu chức năng của một số cơ quan trên cơ thể 
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và mọi người
II. Đồ dùng dạy- học
GV: - Hình các cơ quan trong cơ thể 
 III Hoạt động dạy- học
1. Ổn định tổ chức(1p) Lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ(3p) - Nêu các kĩ năng để đi xe đạp an toàn?
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2:Chơi trò chơi : Ai đúng ai nhanh 
+ Bước 1 : GV treo tranh vẽ các cơ quan trong cơ thể lên bảng 
- HS quan sát 
- GV dán 4 tranh vẽ các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nớc tiểu , thần kinh lên bảng ( hình câm ) 
- HS thảo luận nhóm 2 ra phiếu 
- HS nối tiếp nhau ( 4 Nhóm ) lên thi điền các bộ phận của cơ quan.
- Nhóm khác nhận xét 
- HS trình bày chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan đó .
- HS nhận xét 
-> GV chốt lại những nhóm có ý kiến đúng .
- GV nhận xét và két quả họctập của HS để định đánh giá cuối kì 1 của HS thật chính xác .
(1p)
(28p)
* Mục tiêu: Thông qua trò chơi, HS thể hiện được tên và chức năng của các bộ phận của từng cơ quan trong cơ thể .
4. Củng cố(1p) 
- GV nhận xét, giờ học 
5. Dặn dò(1p) 
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
 Thứ sáu ngày 24 tháng 12 năm 2010	
Toán Tiết 85
Hình vuông ( Trang 86)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Nhận biết hình vuông qua đặc điểm về cạnh và góc của nó
2. Kỹ năng: 
- Vẽ được hình vuông đơn giản (Trên giấy kẻ ô vuông).
3. Thái độ: 
- HS yêu thích môn học. Yêu thích những đồ vật dạng HV.
II. Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ 
- HS: Bảng con 
III. Hoạt động dạy và học\
1. ổn định tổ chức (1p) 
2. Kiểm tra bài cũ (3p) Vẽ HCN có chiều dài 6 cm ,chiều rông 3 cm.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Hoạt động 2 Giới thiệu hình vuông.
- GV: vẽ hình vuông lên bảng,giúp HS nhận ra các đặc điểm của hình vuông. 
Các cạnh của hình vuông như thế nào với nhau?
*GV kết luận.
*Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh bằng nhau.
Hoạt động 3 :Thực hành
-GV :Vẽ hình lên bảng Yêu cầu HS chỉ ra đâu là hình vuông và giải thích.
- HS: 1 HS lên bảng làm bài
- GV: Nhận xét kết quả
S: Đọc yêu cầu bài tập.
- HS: 2HS lên bảng làm bài
- GV: Nhận xét kết quả
- HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- HS: 2 HS lên bảng làm bài 
- HS : Làm vở, đổi vở chữa bài. 
- GV: Nhận xét
- HS: Nêu yêu cầu 
-HS: Cả lớp làm vào vở xong chữa bài.
- GV: Nhận xét kết quả
(1p)
(30p)
 A B
 C
 D C
Hình vuông ABCD có:
 - 4 Góc đỉnh A,B,C,D đều là các góc vuông.
 - 4 cạnh có độ dài bằng nhau:
AB = BC = CD = DA.
Bài 1(85) Trong các hình dưới đây hình nào là hình vuông.
A B E G 
 	H
D C 
 N
I 
 M P
 Q
HS chỉ ra Hình EGHI là hình vuông.
Bài 2 (86)Đo rồi cho biết độ dài của mỗi hình vuông sau: 
Bài 3(86) 
Kẻ thêm một đoạn thẳng để được hình vuông:
Hình vẽ trên phiếu bài tập như SGK. 
4. Củng cố (1p)
 - Nhận xét,đánh giá tiết học
5. Dặn dò (1p) 
 - Về học bài, làm lại bài 3,4 CBB sau. 
Tập làm văn 
Tiết 17 
 Viết về thành thị, nông thôn
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Dựa vào nội dung bài TLV ở tuần 16,HS viết được một lá thư cho bạn kể những điều em biết về Thành thị hoặc nông thôn,thư trình bày đúng thể thức,đủ ý,dùng từ đặt câu đúng.
2. Kĩ năng: 
- Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý. 
 3. Thái độ: 
- HS yêu thích môn học, yêu quý mọi cảnh vật ở thành thị hoặc nông thôn.
II.Đồ dùng dạy- học
- GV: Bảng phụ 
- HS: 
III.Hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra bài cũ (3p) Kể lại câu chuyện Giấu cày 
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Hoạt động 2: HD làm bài tập.
- HS: Đọc yêu cầu bài tập , đọc phần gợi ý (bảng phụ).SGK trang 83.
- GV: Mời 1 HS khá nói mẫu đoạn đầu lá thư của mình. 
- GV: Nhắc HS có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn.Trình bày thư cần đúng thể thức,nội dung hợp lí.
- HS: Làm bài vào vở TLV.
- GV: Theo dõi, giúp đỡ những HS kém.
- HS: Đọc thư trước lớp.
- GV: nhận xét, đánh giá, cho điểm.
(1p)
(27p)
Bài tập : 
Dựa vào bài tập làm văn miệng ở tuần 16,em hãy viết một bức thư ngắn(Khoảng 10 câu) cho bạn,kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn.
VD : Hà Nội ngày tháng năm Thuý Hồng thân mến!.
Tuần trước, bố mình cho mình về quê nội ở Phú Thọ . Ông bà mình mất
 trước khi mình ra đời, nên đến giờ mình mới biết thế nào là nông thôn. ....Chuyến đi về quê thăm thật là thú vị 
- có thể viết lá thư khoảng 10 câu hoặc dài hơn, trình bày thư cần đúng thể thức, nội dung hợp lí.
4. Củng cố (2p) 
 - Nhận xét, biểu dương những HS, nhóm học tốt
5. Dặn dò (1p) 
- Về tìm hiểu về nông thôn (hoặc thành thị) - Chuẩn bị bài sau.
Sinh hoạt 
Kiểm điểm hoạt động trong tuần
Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau.
Nội dung: 
1. Lớp trưởng thông báo những ưu, khuyết điểm trong tuần (thông qua kết quả theo dõi của Cờ đỏ và kiểm tra trong ngày).
2. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung về các mặt đạo đức, học tập, thể dục về sinh:
- Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục nh: Việc thực hiện nề nếp, học tập chuyên cần, vệ sinh trường lớp 
- Tuyên dương tên cụ thể những HS có thành tích, nêu tên những HS mắc khuyết điểm - cần sửa chữa.
3. Phương hướng tuần sau:
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục một số nhược điểm còn tồn tại.
- Duy trì nề nếp.
- Đảm bảo chất lượng học tập./.
* Tự rút kinh nghiệm sau tuần dạy
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Nhận xét,đánh giá của Tổ chuyên môn Đánh gía của BGH 
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thể dục
 Bài 34
 Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang.
 - Biết cách đi đều 1- 3 hàng dọc theo nhịp.
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. 
 - Biết di chuyển hướng phải, trái đúng, thân người tự nhiên.
 - Biêt cách chơi và tham gia được các trò chơi. 
2. Kỹ năng: 
 - Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc tập luyện, an toàn trong khi tập luyện.
II. Địa điểm và phương tiện và học
Sân tập, còi
III. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
1. Phần mở đầu
- GV: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS: Chạy chậm theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- HS: Khởi động
- HS: Chơi trò chơi
- HS: Ôn bài thể dục PTC
2. Phần cơ bản
- GV: Triển khai đội hình tập luyện
a) Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi 1- 3 hàng dọc, di chuyển hướng phải, trái 
- HS: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, đi 1- 3 
hàng dọc, di chuyển hướng phải, trái 
- HS: Chia tổ tập luyện
- HS: Các tổ thi đua với nhau
b) Chơi trò chơi
- GV: Nêu tên trò chơi, phổ biến luật chơi, cách chơi.
- HS: Chơi thử
- HS: Chơi trò chơi
3. Phần kết thúc
- HS: Thả lỏng 
- GV: Hệ thống bài, nhận xét giờ học
- HS: Về ôn luyện bài tập RLTTCB, ĐHĐN để chuẩn bị kiểm tra.
(5p)
(25p)
(5p)
Xoay các khớp
Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
Tập đội hình 3 hàng dọc
( mỗi lần 5- 6 phút)
Tập 2, 3 lần
Tập đội hình hàng nganh, hàng dọc
Trò chơi Mèo đuổi chuột
Vỗ tay theo nhịp và hát.
Sinh hoạt
Sơ kết tuần
- Nhận xét các mặt hoạt động trong tuần
- Đề ra phương hướng tuần tới
* Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy.
Nhận xét, đánh giá của tổ chuyên môn Kí duyệt của BGH
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc