NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ ( Trang 31)
I.Mục tiêu
1.Kiến thức:
- Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải ở cuối bài (nhà bác hoc, cười món mém).
-Kể lại đ¬ược một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Ê- đi-xơn,bà cụ).
-Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi –xơn rất giầu sáng kiến, luôn mong muốn khoa học phục vụ con người.
2.Kĩ năng:
- Đọc đúng các từ ngữ có âm,vần thanh dễ viết sai do ảnh hư¬ởng của tiếng địa
Phư¬ơng và các tên riêng nước ngoài
-.Biết đọc phân biệt được lời người kể và lời nhân vật (Ê-đi-xơn,bà cụ).
-Rèn kĩ năng nghe.
3.Thái độ:
- GD học sinh lòng ham học ,trí thông minh của nhà bác học Ê-đi-xơn.
Tuần 22 Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2012 Chào cờ LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT Tập đọc – kể chuyện Tiết 64+65 NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ ( Trang 31) I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Hiểu nghĩa các từ mới được chú giải ở cuối bài (nhà bác hoc, cười món mém). -Kể lại được một đoạn của câu chuyện, lời kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Ê- đi-xơn,bà cụ). -Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi –xơn rất giầu sáng kiến, luôn mong muốn khoa học phục vụ con người. 2.Kĩ năng: - Đọc đúng các từ ngữ có âm,vần thanh dễ viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa Phương và các tên riêng nước ngoài -.Biết đọc phân biệt được lời người kể và lời nhân vật (Ê-đi-xơn,bà cụ). -Rèn kĩ năng nghe. 3.Thái độ: - GD học sinh lòng ham học ,trí thông minh của nhà bác học Ê-đi-xơn. II.Đồ dùng dạy- học - Tranh minh hoạ bài tập đọc. III.Hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức (1p) 2.Kiểm tra bài cũ ( 2p) Đọc TL và nêu nội dung của bài Bàn tay cô giáo. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài đọc. HS quan sát tranh SGK. Hoạt động 2:Luyện đọc a)GVđọc diễn cảm toàn bài: -HS theo dõi đọc thầm theo. b)GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc từng câu GV: Viết bảng Cho HS đọc: Ê-đi-xơn. HS: tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.GV sửa lỗi phát âm. HS:-Đọc từng đoạn trước lớp.4 đoạn. GV:Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới trong bài mục chú giải. HS:-Đọc từng đoạn trong nhóm. Bốn HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài. 1HS: đọc lại cả bài. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài. HS: đọc thầm chú thích dưới ảnh và đoạn 1 rồi trả lời câu hỏi. CH:Nói những điều em biết về Ê-đi -xơn? CH: Câu chuyện giữa Ê-đi –xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? HS: đọc thầm đoạn 2,3,trả lời CH:Bà cụ mong muốn điều gì? CH:Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? CH:Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-đi-xơn ý nghĩ gì? HS: đọc thầm đoạn 4, trả lời CH: Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? CH: Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? CH : ý nghĩa câu chuyện nói điều gì? Hoạt động 4: Luyện đọc lại GV: Đọc mẫu đoạn 3 hướng dẫn cách đọc. HS đọc cá nhân theo đoạn trước lớp HS: Ba, Bốn HS thi đọc đoạn 3. GV: cùng HS bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay. Kể chuyên 1.GV nêu nhiệm vụ Tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. 2.Hướng dẫn HS kể chuyện - Phân vai, dựng lại câu chuyện Nhà bác học và bà cụ (các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn, bà cụ) - GV:nhắc các em: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ, kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. -Từng tốp 3 HS suy nghĩ và tập kể . HS: từng nhóm kể lại câu chuyện. -GV: cùng HS bình chọn bạn kể hay. (1p) (31p) (10p) (7p) (15p) - Ê-đi-xơn là nhà bác học nổi tiếng người Mĩ (1847-1931).Ông đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông râ vất vả. Ông phải đi bán báo kiếm sống và tự mày mò học tập tài năng và lao động không mệt mỏi, ông đã trở thành một nhà bác học vĩ đại - Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc Ê-đi-xơn vừa chế ra đèn điện, mọi người từ khắp nơi ùn ùn kéo đến xem. Bà cụ cũng là một trong số người đó. - Bà mong ông Ê-đi-xơn làm được một thứ xe không cần ngựa kéo mà lại rất êm. - Vì xe ngựa rất xóc, đi xe ấy cụ sẽ bị ốm. - Chế tạo ra một chiếc xe chạy bằng dòng điện. - Nhờ óc sáng tạo kì diệu, sự quan tâm đến con người và lao động miệt mài của nhà bác học để thực hiện bằng được lời hứa. - Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống của con người, làm cho con người sống tốt hơn sung sướng hơn. *ý nghĩa: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi –xơn rất giầu sáng kiến, luôn mong muốn khoa học phục vụ con người. 4.Củng cố (2p) - Câu chuyện này giúp các em hiểu được điều gì? 5.Dặn dò (1p) - Về nhà học bài,kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán Tiết 106 LUYỆN TẬP ( Trang109) I.Mục tiêu 1.Kiến thức:- Giúp HS: - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. 2.Kĩ năng: - Củng cố kĩ năng xem lịch (Tờ lịch tháng ,năm). 3.Thái độ: - GD HS lòng say mê học toán. II. Đồ dùng dạy- học Bảng nhóm, Bảng con. III.Hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức (1p) 2.Kiểm tra bài cũ (2p) GV: Treo tờ lịch hỏi HS về các tháng trong năm và các ngày trong tháng. 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh luyện tập. GV:Treo tờ lịch tháng 1,tháng 2, tháng 3 năm 2004 HS: quan sát và trả lời các câu hỏi ở phần a,b,c trong SGK. HS: Đọc yêu cầu bài tập. GV:Nhắc lại y/c bài tập và cho HS làm bài theo nhóm. HS: Thảo luận và làm bài theo nhóm rồi cử đại diện nêu kết quả. GV: Cùng HS chữa bài. HS: Đọc yêu cầu bài tập GV: Gọi HS làm bài Trong một năm: a)Những tháng nào có 30 ngày? b)Những tháng nào có 31 ngày? GV:Chữa bài. HS: đọc yêu cầu bài tập 4 HS:Cả lớp làm trên bảng con. GV:Nhận xét và chữa bài. (1p) (29p) Bài 1:(109). Xem lịch tháng 1,tháng 2,tháng 3 năm 2004. Bài 2 (109) Xem lịch năm 2005 hoặc tờ lịch năm hiện hành để trả lời . Bài 3(109) Lời giải: Trong một năm: a)Những tháng có 30 ngày: Tháng tư, tháng sáu, tháng 9, tháng 11. b)Những tháng có 31 ngày: Tháng Một ,tháng Ba, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12 . Bài 4(109). Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Ngày 30 tháng 8 là chủ nhật thì ngày 2 tháng 9 cùng năm đó là: A. Thứ hai B.Thứ ba C.Thứ tư D. Thứ năm 4.Củng cố (1p) - Nhắc lại Nội dung cơ bản bài học. 5.Dặn dò (1p) - Về nhà làm lại các bài tập Thư ba ngày 7 tháng 2 năm 2012 Toán Tiết 107 HÌNH TRÒN, TÂM, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH (Trang 110) I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - Giúp HS : - Có biểu tượng về hình tròn. Biết được tâm, bán kính,đường kính của hình tròn. - Bước đầu biết dùng com pa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước. 2.Kĩ năng - Có kĩ năng vẽ được hình tròn,vẽ được tâm, bán kính, đường kính của hình tròn. 3.Thái độ: - Giáo dục HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy - học - GV:Một ssố mô hình hình tròn,Com pa. HS: Com pa III. Hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức 2. KTBài cũ : (1p) KT đồ dùng học tập của HS 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động 2: Khai thác bài học. GV: Đưa ra một số vật thật có dạng hình tròn để giới thiệu. GV: Giới thiệu hình tròn vẽ sẵn Giới thiệu tâm 0. Bán kính OM, đường kính AB. GV:Nhận xét như SGK. GV:Cho HS quan sát cái com pa Và giới thiệu cấu tạo của com pa Com pa dùng để vẽ hình tròn. GV:Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O,bán kính 2 cm Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. -HS: đọc yêu cầu bài tập 1 -GV:Vẽ hình tròn lên bảng -HS :Quan sát hình và nêu kết quả miệng. GV:Nhận xét chữa bài -HS: đọc yêu cầu bài tập -GV: HD HS thảo luận và làm bài theo nhóm rồi cử đại diện nhóm báo cáo KQ: GV:Nhận xét chữa bài HS:Đọc Yêu cầu bài tập. GV:vẽ hình tròn lên bảng. HS: 1 HS lên bảng vẽ bán kính,đường kính - Dưới lớp làm vào vở. - GV cùng HS chữa bài (1p) (15p) (15p) 1.Giới thiệu hình tròn. Vật thật: Mặt đồng hồ. Hình tròn. A B Nhận xét Trong một hình tròn + Tâm O là trung điểm của đường kính AB. + Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính. 2.Giới thiệu cài com pa và cách vẽ hình tròn. Giới thiệu cách vẽ hình tròn bằng com pa. - Xác định khẩu độ com pa bằng 2 cm trên thước. - Đặt đầu có đinh nhọn đúng tâm O, đầu kia có bút chì được quay một vòng vẽ thành hình tròn. * Thực hành. Bài 1 (111) Nêu tên các bán kính, đường kính có trong mỗi hình tròn. P M N Q Bài 2 (111) Em hãy vẽ hình tròn a)Tâm O,bán kính 2 cm. b)Tâm I, bán kính 3 cm. Bài 3(111) a) Vẽ bán kính OM,đường kính CD trong hình tròn sau: 4.Củng cố (2p) – Nhắc lại nội dung cơ bản bài học. 5.Dặn dò (1p) - Về nhà học bài chuẩn bị bài So sánh các số trong phạm vi 10 000. Chính tả (Nghe-viết) Tiết 43 Ê-ĐI-XƠN (Trang 33) I.Mục tiêu 1.Kiến thức :-Nghe-viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê - đi- xơn. -Biết viết hoa đúng các tên riêng, tên nước ngoài , đúng một số tiếng khó có trong đoạn viết. - Làm đúng bài tập về âm và dấu thanh dễ lẫn ( Tr/ch;dấu hỏi ,dấu ngã). 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết chính tả cho HS. Viết đẹp, đúng cỡ và mẫu chữ quy định. 3.Thái độ: - Có ý thức tự giác rèn luyện chữ viết. II.Đồ dùng dạy-học Bảng con III.Hoạt động dạy- học 1.ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài cũ (2p) Viết bảng con: Chói chang,châu chấu,con trâu,đọc truyện. Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động 2:Hướng dẫn HS viết chính tả. a)Hướng dẫn HS chuẩn bị. GV: Đọc 1 lần đoạn viết của bài Ê -đi- xơn trang 33. GV:Tóm tắt ND đoạn viết. HS: 2HS đọc lại đoạn viết. -Hướng dẫn HS nắm vững ND và cách trình bày. CH: Những chữ nào trong bài được viết hoa? CH: Tên riêng Ê - đi - xơn viết thế nào? GV: Cho HS viết bảng con những chữ hay viết sai. b)GV: Đọc cho HS viết chính tả. GV: Đọc thong thả cho HS viết chính tả HS:Viết bài GV: Đọc lại bài viết cho HS soát lỗi trong bài viết. HS:Đổi bài cho nhau soát lỗi trong bài. c)Chấm,chữa bài. GV:Thu một số bài chấm điểm. GV:Nhận xét đánh giá chung. Hoạt động 3:Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS: Đọc yêu cầu và nội dung bài tập. - GV nêu yêu cầu của bài. - HS:Làm bài vào vở - GV:Gọi HS chũa bài. HS : Đọc yêu cầu bài tập b GV:Chép bài trên bảng phụ cho 2 đội làm thi. HS: Làm theo hình thức trò chơi. đội nào điền đúng xong trước là đội đó thắng. GV: Nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc. (1p) (20p) (9p) -Những chữ đầu đoạn, đầu câu và tên riêng - Viết hoa chữ cái đầu tiên, có gạch nối giữa các tiếng. Bài tập 2(33) a)Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống? Giải câu đố. Mặt tròn,mặt lại đỏ gay Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao Suốt ngày lơ lửng trên cao Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu? Là ông mặt trời b) Lời giải - Chẳng,đổi,dẻo,đĩa - Là cánh đồng. 4.Củng cố (2p) -Hệ thống kiến thức cơ bản bài học, Nhận xét đánh giá tiết học. 5.Dặn dò (1p) - Về nhà viết lại bài cho đẹp và đúng, chuẩn bị bài sau. Tự nhiên $ xã hội Tiết 43 RỄ CÂY (Trang 82) I.Mục tiêu 1.Kiến thức:Sau bài học, HS biết: - Nêu được đặc điểm của rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ, rễ củ. - Phân loại một số rễ cây sưu tầm được. 2.Kĩ năng: - Có kĩ năng nhận dạng các loại rễ cây và phân biệt được từng loại rễ cây . 3.Thái độ: - Có ý thức bảo vệ và chăm sóc các loại cây II.Đồ dùng dạy- học Hình minh hoạ SGK III.Hoạt động dạy-học 1.ổn định tổ chức (1p). 2. ... sáu ngày 5 tháng 2 năm 2010 Toán Tiết 110 Luyện tập ( Trang 114) I . Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS: - Củng cố:ý nghĩa phép nhân,tìm số bị chia,kĩ năng giải toán có hai phép tính. 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số(Có nhớ một lần).xem lịch. 3. Thái độ: - HS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học - Bảng con III. Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) – HS lên bảng tính: 2105 x 4 = ? , 1242 x 2 = ? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 Giới thiệu bài Hoạt động 2 Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV: Viết từng biểu thức lên bảng. - HS: Thực hiện và ghi kết quả vào bảng con - GV: Nhận xét và chữa bài. HS: Nhắc lại cách tìm số bị HS:Làm trên phiếu bài tập GV: Nhận xét bài làm của HS. - HS: Nêu yêu cầu và nội dung bài tập. - GV: Tóm tắt bài toán và HD HS giải - HS: 1 HS lên bảng,dưới lớp làm bài vào vở. - GV: Nhận xét,chữa bài. - HS: Nêu yêu cầu bài tập. - HS: 2 HS lên bảng làm bài - HS : Làm vở, đổi vở chữa bài. - GV cùng HS chữa bài. (1p) (15p) (14p) Bài 1(114) Viết thành phép nhân và ghi kết quả: a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b) 1052 + 1052 +1052 = 1052 x 3 = 3156 c)2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028 Bài 2(114) Số Số bị chia 423 423 9604 5355 Số chia 3 3 4 5 Thương 141 141 2401 1071 Bài 3(114) Tóm tắt Có 2 thùng Mỗi thùng: 1025 l. Lấy : 1350 l. Còn : l ? Bài giải Số lít dầu chứa trong cả hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 ( l) Số lít dầu còn lại là: 2050 – 1350 = 700 ( l ) Đáp số: 700 l dầu. Bài 4(114) Viết số thích hợp vào ô trống(Theo mẫu). Số đã cho 113 1015 1107 Thêm 6 đơn vị 119 1021 1113 Gấp 6 lần 678 6090 6642 4. Củng cố (1p) - Nhắc lại kiến thức cơ bản bài học 5. Dặn dò (1p) - Về nhà học bài, Chuẩn bị bài sau. Tập làm văn Tiết 22 Nói viết về người lao động trí óc ( Trang38) I.Mục tiêu 1. Kiến thức: - Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết(Tên,nghề nghiệp,công việc hàng ngày,cách làm việc của người đó). 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết:viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn(từ 7 đến 10 câu),diễn đạt rõ ràng,sáng sủa. 3.Thái độ: - HS yêu thích môn học.thấy được trí thức giúp con người có tất cả. II.Đồ dùng dạy- học Bảng nhóm III.Hoạt động dạy- học 1. ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (2p) 1 HS kể lại câu chuyện Nâng niu hạt giống. 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: HD HS làm bài tập. - HS: Đọc yêu cầu bài tập 1. - GV: Cho HS đọc phần gợi ý trong SGK. - HS: Kể tên một số nghề lao động trí óc.Bác sĩ,giáo viên,kĩ sư.. - HS: Nói về một người lao động trí óc mà em chọn để kể. - HS: Từng cặp HS tập kể. - HS: HS khá thi kể trước lớp. - GV:Cùng HS nhận xét bài làm *HS: Nêu yêu cầu của bài. -GV:Gợi ý để HS làm theo y/c bài tập. - HS:Làm bài vào vở. -GV: Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn. HS: Đọc bài mình vừa làm. GV:Nhận xét (1p) (15p) (14p) Bài tập 1(38) Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết. Gợi ý: a) Người đó là ai,làm nghề gì? b) Người đó hằng ngày làm những việc gì? c) Người đó làm việc như thế nào? Ví dụ: Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là chú em.Chú em làm giảng viên của một trường Cao Đẳng ở Hà Nội.Công việc hằng ngày của chú em là nghiên cứu và giảng bài cho các anh chị sinh viên.Chú em rất yêu công việc của mình. Bài tập 2(38) Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn(Từ 7 đến 10 câu). 4. Củng cố (1p) Nhận xét ,đánh giá tiết học. 5. Dặn dò (1p) - Về nhà sưu tầm những câu chuyện về người lao động trí óc . Tự nhiên & xã hội Tiết 44 rễ cây .Tiếp(Trang 84) I. Mục tiêu 1.Kiến thức: * Sau bài học: HS biết : - Nêu được chức năng của rễ cây. - Kể ra những ích lợi của một số rễ cây. 2Kĩ năng: - Quan sát , mô tả đươc công dụng và ích lợi của một số rễ cây. 3.Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ cây xanh. II. Đồ dùng dạy- học. - Các hình trong SGK trang 84, 85. III. Hoạt động dạy- học. 1.ổn định tổ chức: (1p) 2.Kiểm tra bài cũ: (2p) Kể tên một số rễ cây mà em biết? Cây hành,cây rau muống thuộc rễ gì? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài học +GV hướng dẫn HS quan sát hình trang 84,85 trong SGK. -HS: Thảo luận theo cặp -CH:Cắt một cây rau sát gốc rồi trồng lại vào đất. Sau một ngày ,bạn thấy cây rau như thế nào? Tại sao? HS: Nói lại việc bạn đã làm theo y/c trong SGK. HS: Giải thích tại sao nếu không có rễ,cây không sống được. GV: gọi một vài HS trình bày kết quả trước lớp. CH:Theo bạn rễ có chức năng gì? * GV kết luận: HS: Thảo luận và làm việc theo nhóm. GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 2, 3,4,5 trong SGK. +GV nêu câu hỏi gợi ý. CH: Hãy chỉ rễ của những cây dưới đây.Người ta thường sử dụng rễ những cây đó để làm gì? +GV gọi các nhóm báo cáo kết quả. GV:Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS. (1p) (16p) (13p) 1.Chức năng của rễ cây trong đời sống của cây. * GV kết luận: Rễ cây đâm sâu xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ. 2. Tìm hiểu về ích lợi của một số rễ cây Kết luận :Một số cây có rễ làm thgức ăn,làm thuốc,làm đường 4.Củng cố (1p) - Hệ thống kiến thức cơ bản bài học. Nhận xét ,đánh giá giờ học. 5.Dặn dò (1p) - Về nhà học bài, chuẩn bị bài học sau. Thủ công Tiết 22 Đan nong mốt ( Tiếp) (Trang 231) I.Mục tiêu 1.Kiến thức: - HS biết cách đan nong mốt.Đan được nong mốt đúng quy trình kĩ thuật. 2.Kĩ năng: - HS có kĩ năng đan nong mốt thành thạo đúng quy trình kỹ thuật. 3.Thái độ: - HS yêu thích các sản phẩm đan nan. II. Đồ dùng dạy – học -Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa III. Hoạt động dạy – học 1.ổn định tổ chức(2p). 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 3: HS thực hành cắt, đan nong mốt như HD SGV. - GV: Yêu cầu một số HS nhắc lại quy trình đan nong mốt.GV nhận xét và hệ thống lại các bước đan nong mốt. - HS: HS thực hành đan nong mốt. -GV: quan sát, uốn nắn, giúp đỡ những HS còn lúng túng. - GV: nhắc HS đan sao cho đều và đẹp. -HS: Trưng bày sản phẩm. -GV: đánh giá sản phẩm thực hành của HS. (30p) Bước 1:Kẻ,cắt các nan đan. Bước 2:Đan nong mốt bằng giấy, bìa. - Đan nan ngang thứ nhất - Đan nan ngang thứ hai - Đan nan ngang thứ ba - Đan nan ngang thứ tư Bước 3:Dán nẹp xung quanh tấm đan. 4.Củng cố (2p) -Nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS. 5.Dặn dò (1p) -HS giờ học sau mang đầy đủ đồ dùng để thực hành đan nong đôi. Sinh hoạt Kiểm điểm hoạt động trong tuần. Nhận xét ưu,khuyết điểm trong tuần Đề ra phương hướng phấn đấu cho tuần sau. Nội dung 1. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá nhận xét chung về các mặt đạo đức, học tập, thể dục về sinh: - Nêu những ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục như: Việc thực hiện nề nếp, học tập chuyên cần, vệ sinh trường lớp - Tuyên dương tên cụ thể những HS có thành tích, nêu tên những HS mắc khuyết điểm - cần sửa chữa. 2. Đề ra phương hướng tuần sau. Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Nhận xét đánh giá của tổ chuyên môn Kí duyệt của BGH --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Âm nhạc Tiết 22 Ôn tập bài hát:Cùng múa hát dưới trăng Giới thiệu khuông nhạc và khoá son. I. Mục tiêu 1.Kiến thức: - Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.Hát đồng đều,hoà giọng. - Nhận biết khuông nhạc và khoá son. 2.Kĩ năng: - Tập biểu diễn kết hợp với động tác phụ hoạ 3.Thái độ: - GD HS lòng yêu ca hát. II. Đồ dùng dạy học SGK III.Hoạt động dạy học 1.ổn định tỏ chức 2.Kiểm tra bài cũ 3.Bài mới Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1:Giới thiệu bài Hoạt động 2:Ôn tập bài hát Cùng hát múa dưới trăng HS:Cả lớp hát lại 2- 3 lần. GV: Giúp HS hát đúng những tiếng có luyến trong bài. - Chia lớp thành 3 nhóm hát. Hoạt động 3: Tập biểu diễn kết hợp động tác. GV gợi ý: GV quan sát uốn nắn giúp đỡ HS chưa thực hiện đúng đông tác. Hoạt động 4:Giới thiệu khuông nhạc và khoá son GV: Vẽ khuông nhạc(Như SGK) lên bảng giới thiệu cho HS hiểu khuông nhạc và khoá son. 1.Ôn tập bài hát Cùng hát múa dưới trăng. 2.Tập biểu diễn kết hợp động tác. Động tác thứ nhất: 2 tay đưa lên thành hình tròn,nhún chân vào phách mạnh rồi nghiêng sang trái,sang phải theo câu hát Mặt trăng tròn nhô lên toả sáng sanh khu rừng Động tác thứ hai:Tay phải(hoặc tay trái)chỉ vào khoảng không như giới thiệu từng con vật theo câu hát: Thỏ mẹ và thỏ con nắm tay nhau cùng vui múa Đông tác thứ ba: Vẫy tay trái (hoặc hai tay)như mời bạn đến nhảy múa để phụ hoạ câu hát : Hươu,Nai, Sóc đến xem xin mời vào nhảy cùng. Động tác thứ tư:Vỗ tay theo tiết tấu(la la lá la lá la),sau đó quay trở lại động tác thứ nhất. 3.Giới thiệu khuông nhạc và khoá son a) Khuông nhạc Khuông nhạc gồm 5 dòng kẻ song song cách dều nhau b) Khoá son Khoá son đặt ở đầu khuông nhạc: Nốt son đặt trên dòng kẻ thứ 2. c)Tập nhận biết các nốt trên khuông nhạc(chưa y/c đọc độ cao) 4.Củng cố (2p) - Nhận xét đánh giá tiết học . 5.Dặn dò (1p) - Về nhà ôn bài chuẩn bị bài học sau.
Tài liệu đính kèm: