I.Mục tiêu: HS biết:
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội.
*Kĩ năng sống:
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống).
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khĩ khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Lồng ghép giáo dục ĐĐ HCM: Rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ.
TUẦN 05 Thứ tư ngày 21 tháng 09 năm 2011 Đạo đức Tiết: 5 CÓ CHÍ THÌ NÊN ( Tiết 1 ) Thời gian dự kiến: 35 phút, SGK / Trang :9 Giáo dục Kĩ năng sống: Lồng ghép giáo dục ĐĐ HCM I.Mục tiêu: HS biết: - Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. *Kĩ năng sống: - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống). - Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khĩ khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập. - Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Lồng ghép giáo dục ĐĐ HCM: Rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ. II.Chuẩn bị: - Một số mẫu chuyện tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Ký , Nguyễn Đức Trung - Thẻ màu III.Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: - Nhận xét tiết trước. - Giới thiệu bài . 2.Bài mới : *HĐ1: Thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng. Mục tiêu: HS biết được hồn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng. - GV gọi HS đọc thơng tin Câu hỏi 1,2,3 SGK – HS tìm hiểu & TLCH. GV kết luận: Dù gặp hồn cảnh khó khăn , nhưng nếu quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lý thì vẫn có thể học tốt và giúp gia đình *HĐ2: Xử lý tình huống - Mục tiêu : HS chọn cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên kho khăn trong các tình huống. Chia lớp thành 2 nhóm để xử lý 2 tình huống . GV kết luận : Trong những tình huống như trên người ta biết vượt qua khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí * Kĩ năng sống: - Thảo luận nhóm. - Làm việc cá nhân. - Trình bày một phút. *HĐ3: Làm bài tập 1 , 2 Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với ND bài học. - H/dẫn HS chơi theo ND bài. Dùng biểu hiện : thẻ xanh (có chí ), thẻ đỏ ( khôngcó chí ) để trắc nghiệm. - Rút và nêu ghi nhớ ( SGK ) ( 3 em ) 3. Củng cố – dặn dò: - Lồng ghép giáo dục ĐĐ HCM: Bác Hồ là một tấm gương lớn về ý chí và nghị lực. Qua bài học, rèn luyện cho HS phẩm chất ý chí, nghị lực theo gương Bác Hồ. - Nhận xét tiết học. - Dặn chuẩn bị bài sau Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Tiếng việt (Bổ sung) Tiết: 13 Luyện viết MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC Thời gian dự kiến: 35 phút; I.Mục tiêu: - Học sinh nhận biết các lỗi sai của mình để sửa sai. - Làm được các bài tập 2, 3 ở sách giáo khoa. II.Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp kẻ mô hình cấu tạo vần. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: 2. Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Nhận xét, sửa sai. - Giáo viên cho học sinh tự nhận xét những lỗi sai của bài viết của mình. - Giáo viên hướng dẫn sửa sai một số lỗi mà học sinh sai nhiều. Hoạt động 2 :Luyện tập. * Bài 2: Tìm các tiếng có chứa uơ, ua trong bài văn dưới đây. Giải thích quy tắc viết dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được( SGK/ 46,47). - Yêu cầu HS đọc bài 2. -Gọi HS nêu tiếng tìm được. - HS dùng bút chì gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô: múa, cuốn, cuộc... - Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được ? - Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô - Trong tiếng có chứa uô: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai có âm chính ua là uô. Trong tiếng có chứa ua: dấu thanh đặt ở chữ cái thứ nhất có âm chính ua là u. -GV ghi bảng ,nhận xét, chốt KQ đúng. * Bài 3: Tìm tiếng có chứa uơ, ua thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây( SGK/ 47). - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập - Học sinh làm bài vào vở,bảng lớp - Học sinh sửa bài * - Muôn người như một - Chậm như rùa. - Ngang như cua - Cày sâu cuốc bẫm - Cho HS trình bày kết quả . -GV nhận xét chốt lại kết quả đúng -Giáo viên nêu ý nghĩa của các câu thành ngữ . 3. Củng cố – dặn dò: - Tuyên dương những em viết chữ rõ ràng, đúng chính tả, vở sạch sẽ, nhắc nhở những em chữ viết xấu, sai chính tả nhiều. - Nêu quy tắc đánh dấu thanh đối với nguyên âm đôi như uơ , ua. - Nhận xét tiết học, dặn những em điểm yếu về chép lại. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Toán (Bổ sung) Tiết 9 ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu 1-KT: Củng cố cho học sinh nắm chắc kiến thức vê bảng đơn vị đo độ dài. 2- Rèn cho học sinh kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài. 3- Giáo dơc học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: 1- GV: Hệ thống bài tập III. Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ 2. Bài mới: - Giới thiệu – Ghi đầu bài. Hoạt động1 : Củng cố kiến thức. a)Ôn tập bảng đơn vị đo độ dài, khối lượng - Nêu lần lượt 7 đơn vị đo kề nhau ? -Đơn vị đo độ dài : Km, hm, dam, m, dm, cm, mm. b)Ôn cách đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng - HS nêu các dạng đổi: + Đổi từ đơn vị lớn đến đơn vị bé + Đổi từ đơnvị bé đến đơn vị lớn + Đổi từ nhiêu đơn vị lớn đến 1 đơn vị + Viết một đơn vị thành tổng các đơn vị đo. - GV lấy VD ngay trong bài để HS thực hành và nhớ lại các dạng đổi. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài - GV giúp thêm học sinh yếu - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. * Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm a) 4m = km b) 3m 2cm = hm Kết quả : a) km. b)m * Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm: a) 3 m 7dm .. 307 dm b) 6km 5m .60hm 50dm Kết quả: a) 3 m 7dm < 307 dm b) 6km 5m = 60hm 50dm * Bài 3: Một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi là 480m, chiều dài hơn chiều rộng là 4 dam. Tìm diện tích hình chữ nhật. Bài giải: Đổi : 4 dam = 40 m. Nửa chu vi thửa ruộng là : 480 : 2 = 240 (m) Chiều rộng thửa ruộng là : (240 – 40) : 2 = 100 (m) Chiều dài thửa ruộng là : 100 + 40 = 140 (m) Diện tích thửa ruộng là : 140 100 = 1400 (m2) Đáp số : 1400 m2 - HS lắng nghe và thực hiện. 3.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài khối lượng Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Thứ năm ngày 22 tháng 09 năm 2011 Luyện từ và câu Tiết: 9 MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH Thời gian dự kiến: 40 phút; SGK / Trang :47 I.Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2). - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3). -Giáo dục HS biết giữ gìn và góp phần bảo vệ tổ quốc. II.Chuẩn bị: -Một số tờ phiếu viết nội dung BT 1, 2 III.HĐ dạy học: 1.Bài cũ: HS làm bt 3, 4 tiết trước . GV nhận xét. 2.Bài mới : - Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : GV h/dẫn HS luyện tập: Bài 1:Tìm đáp án nêu đúng nghĩa của từ hoà bình. - Cả lớp đọc thầm - Suy nghĩ, xác định ý trả lời đúng :ý b :Trạng thái không có chiến tranh -Yêu cầu học sinh đọc bài 1. -Gọi HS nêu ý kiến. -Gọi HS nêu nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hậu -GV nhận xét ,giải nghĩa từ. - Học sinh phân biệt nghĩa: “bình thản, yên ả, hiền hậu” với ý b Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình trong những từ cho sẵn. -Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - Giáo viên ghi bảng thành 2 cột đồng nghĩa với hòa bình và không đồng nghĩa. -GV giải nghĩa từ thanh thản , thái bình. -Gọi HS nêu KQ. -GV nhận xét,chốt ý. Bài 3:Viết đoạn văn 5đến 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê. -GV gợi ý cảnh thanh bình là cảnh như thế nào? -Cho HS làm vào vở. -Gọi vài HS khác đọc đoạn văn vừa viết. -GV nhận xét bài làm của HS. 3.Củng cố dặn dò: - Tuyên dương những bài làm tốt - Nhận xét – nhắc nhở bài làm chưa tốt - Dặn xem trước bài sau. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Kể chuyện Tiết: 5 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC Thời gian dự kiến: 40 phút; SGK / Trang :48 Lồng ghép Giáo dục ĐĐ HCM: Bộ phận I.Mục tiêu : - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. -Giáo dục Đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục tình yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. II.Chuẩn bị : Sách báo , truyện gắn với chủ điểm hoà bình III.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ : - HS kể theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện “ Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai . - GV nhận xét. 2.Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. MT.HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. Gọi HS đọc đề.GVghi,gạch chân từ quan trọng - Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hoa2a bình. - 1 học sinh đọc đề bài - Học sinh gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài. - Cả lớp đọc thầm tồn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài - Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: + Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào. + Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn. * Lồng ghép Giáo dục ĐĐ HCM: Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về tình yêu thiên nhiên và việc làm bảo vệ thiên nhiên của Bác Hồ (câu chuyện Chiếc rễ đa tròn). Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể MT.HS kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Học sinh thi kể chuyện theo nhóm. - GV gọi HS kể chuyện trước lớp - GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện - Bình chọn bạn kể chu ... vuông; biết quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong Bảng đơn vị đo diện tích. - Làm được Bài 1, bài 2a (cột 1). -Giáo dục HS tính cẩn thận II. Chuẩn bị : - Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh 1 cm - Một bảng có kẻ sẵn các dòng , các cột như (sgk) III. Hoạt động dạy học: 1 Bài cũ : - 3 HS làm 3 bài trong bài : đề ca mét vuông – héc tô mét vuông - Nhận xét,ghi điểm. 2 Bài mới : - Giới thiệu bài Hoạt động 1 : Giới thiệu đơn vị đo diện tích : Mi li mét vuông . * Mi li mét vuông được viết tắt :mm2 - GV kết luận : 1cm2 = 100mm 2 1mm2 = - GT bảng đơn vị đo diện tích: (sgk/27) - GV kết luận : - Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền - Mỗi đơn vị đo diện tích = đơn vị lớn hơn liền trước Hoạt động 2 : Bài tập: Bài 1 : Viết các số đo sau đây dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông, đê-xi-mét vuông. - HS làm bài tập , 1 em làm bảng phụ - Cả lớp nhận xét. Bài 2 a cột1. GV gọi HS nêu yêu cầu -Yêu cầu HS làm bảng con,bảng lớp -GV hướng dẫn. Mỗi đơn vị đo diện tích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền và = đơn vị lớn hơn tiếp liền hơn nên 1 đơn vị đo ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích. 5 cm2 = 500mm2 ;12km2 = 1200hm2 7hm2 = 70.000m2; 12m2 9dm2 = 1209dm2 800mm2 =8cm2;12000hm2 = 120km2 150cm2 = 1dm 250cm2 3 Củng cố – dặn dò: - Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của chúng . Chuẩn bị bài sau. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Địa lý Tiết: 5 VÙNG BIỂN NƯỚC TA Thời gian dự kiến: 35 phút; SGK / Trang :77 LG GDMT: Bộ phận I.Mục tiêu: -Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. + Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hồ khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. - Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,... trên bản đồ (lược đồ). - Ý thức được việc bảo vệ khai thác tài nguyên một cách hợp lý. *Học sinh khá, giỏi:Biết những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển. Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai, - LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam. II. Chuẩn bị: - Bản đồ hình 1/sgk phóng to. - Tranh ảnh về những nơi du lịch biển. III. Nội dung bài dạy: 1.Bài cũ: - GV Ktra ND bài trước- Nhận xét 2.Bài mới: - Giới thiệu bài * HĐ1: -Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta: - HS quan sát lược đồ , TLCH SGK - HS hoàn thành bảng sau vào vở và trình bày trước lớp – sửa chữa Đặc điểm của vùng biển nước ta Ảnh hưởng của biển đối với đời sống sản xuất Nước không bao giờ đóng băng Miền bắc và miền Trung hay có Bão Hằng ngày nước biển có lúc dâng lên có lúc hạ xuống - GV kết luận: + Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông. + Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng. + Biển có vai trò điều hồ khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài nguyên to lớn. * HĐ2: Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu,... trên bản đồ (lược đồ). - GV yêu cầu hs quan sát bản đồ, chỉ trong nhóm, gọi 3 em lên bảng, lớp quan sát, nhận xét. * HĐ3: HĐ cả lớp. *Nêu những thuận lợi và khó khăn của người dân vùng biển.(Học sinh khá, giỏi) -HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt: Thuận lợi: khai thác thế mạnh của biển để phát triển kinh tế; khó khăn: thiên tai, - LG GDMT: Một số đặc điểm về MT, TNTN và sự khai thác TNTN của Việt Nam. 3.Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại vị trí của biển, vai trò của biển . - Dặn học bài & xem bài sau. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Kĩ thuật Tiết 5 MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH. Thời gian dự kiến : 35 phút. I/ Mục tiêu : - Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - GDHS cần rèn luyện tính cẩn thận; có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an tồn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. II/ Chuẩn bị : - Một số dụng cụ đun nấu ăn uống thông thường trong gia đình - Tranh một số dụng cụ nấu ăn. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 1. Bài cũ : - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 2. Bài mới : - GV giới thiệu bài và nêu mục đích bài học. Hoạt động 1 : Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thông thường trong gia đình. - HS quan sát, Gv đặt câu hỏi gợi ý để các em kể tên các dụng cụ nấu ăn trong gia đình. - GV giới thiệu tranh ảnh một số dụng cụ nấu ăn thông thường. - GV tổ chức cho HS quan sát tranh. - GV tóm tắt ý chính. Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn thông thường trong gia đình. - GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II SGK và đặt câu hỏi để HS nêu cách bảo quản và sử dụng. - HS đọc nội dung. - Gọi 1-2 HS lên bảng kể tên một số dụng cụ nấu ăn. - GV giúp HS hoàn thiện về nội dung trên. Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập . - GV sử dụng câu hỏi ở cuối bài (SGK) để đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Gv nêu đáp án của bài tập để học sinh đối chiếu với kết quả bài làm của mình và tự đánh giá kết quả học tập. - HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. 3. Củng cố, dặn dò : - GV yêu cầu HS nhắc một số dụng cụ nấu ăn thông thường trong gia đình. - GDHS cần rèn luyện tính cẩn thận; có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh, an tồn trong quá trình sử dụng dụng cụ đun, nấu, ăn uống. - GV nhận xét chung giờ học ( tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Khen ngợi những cá nhân có ý thức học tốt). - Dặn HS về nhà chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành; Sưu tầm tranh, ảnh về các thực phẩm thường được dùng trong nấu ăn. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Âm nhạc Tiết 5 ÔN TẬP BÀI HÁT: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH (Nhạc và lời: Huy Trân) Tập Đọc Nhạc: TĐN Số 2 I/Mục tiêu: Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát. Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát. Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Huy Trân viết. II/Chuẩn bị của giáo viên: Nhạc cụ đệm. Băng nghe mẫu. Hát chuẩn xác bài hát. III/Hoạt động dạy học chủ yếu: Ổn định tổ chức lớp, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 đến 3 em lên bảng hát lại bài hát đã học. Bài mới: * Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Hãy Giữ Cho Em Bầu Trời Xanh. - Giáo viên đệm đàn cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức. - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì?Lời của bài hát do ai viết? - Cho học sinh tự nhận xét: - Giáo viên nhận xét: - Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát. * Hoạt động 2: TĐN Số 2: “Mặt Trời Lên” - Giới thiệu bài TĐN Số 2. - Giáo viên cho học sinh tập cao độ từ 1-2 phút. - Tập tiết tấu : Giáo viên ghi mẫu tiết tấu lên bảng: - Giáo viên gõ mẫu và yêu cầu học sinh gõ lại. - Giáo viên cho học sinh xung phong gõ lại. - TaÄp đọc nhạc: Giáo viên đàn mẫu giai điệu cả bài. - Giáo viên đọc mẫu từng câu một và cho học sinh đọc lại, mỗi câu cho học sinh đọc lại từ 2 đến 3 lần để thuộc tiết tấu. - Sau khi tập xong giáo viên cho học sinh đọc cả bài và ghép lời bài TĐN Số 2. - Cho các tổ chuẩn bị và cử đại diện lên bảng đọc lại. - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học. - Khen những em hát tốt, biễu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn. - Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . *************************** Tiếng việt (Bổ sung) Tiết 14 LUYỆN TẬP VỀ MỞ RỘNG VỐN TỪ HOÀ BÌNH I. Mục đích yêu cầu: - Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về chủ đề : Hoà bình. - Rèn cho học sinh có kĩ năng dùng từ để đặt câu viết thành một đoạn văn ngắn. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II. Đồ dùng dạy học: Phấn màu, nội dung bài. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Kiểm tra bài cũ: Cho HS tìm từ trái nghĩa với các từ sau: béo, nhanh, khéo, Béo // gầy ; nhanh // chậm ; khéo // vụng. 2. Bài mới: - GV nêu yêu cầu giờ học - Hd học sinh làm bài. * Bài tập 1: Tìm từ đồng nghĩa với từ : Hồ bình. Bài giải: bình yên, thanh bình, thái bình. * Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ ở bài tập 2. Bình yên: Ai cũng mong muốn có được cuộc sống trong cảnh bình yên. Thanh bình: Cuộc sống nơi đây thật thanh bình. Thái bình: Tôi cầu cho muôn nơi thái bình. * Bài tập 3: Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu miêu tả cảnh thanh bình của quê em. Ví dụ: Quê em nằm bên con sông La Ngà hiền hoà. Chiều chiều đi học về, chúng em cùng nhau ra bờ sông chơi thả diều. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, thẳng cánh cò bay. Đàn cò trắng rập rờn bay lượn. Bên bờ sông, đàn trâu tung tăng gặm cỏ. Nằm trên bờ sông mượt mà cỏ xanh thật dễ chịu, nhìn những con diều giấy đủ màu sắc, đủ hình dáng và thầm nghĩ có phải cánh diều đang mang những giấc mơ của chúng em bay lên cao, cao mãi. 3.Củng cố - dặn dò: Về nhà tìm thêm các từ thuộc chủ đề Hoà bình. Bổ sung:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ***************************
Tài liệu đính kèm: