Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 ( Hồ Chí Minh )

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.

- Học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm công học tập của các em.

-HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảmthân ái, trừi mến, tin tưởng.

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bức thư

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài

- Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng

3. Thái độ:

- Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc

- Học sinh: SGK

 

doc 41 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 08/03/2022 Lượt xem 362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 1 - Nguyễn Tài Hoàng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn:22 / 8 / 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năn 2009
TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 ( Hồ Chí Minh )
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Học thuộc lòng đoạn: Sau 80 năm  công học tập của các em.
-HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảmthân ái, trừi mến, tin tưởng.
2. Kĩ năng: 
- 	Đọc trôi chảy bức thư 
- 	Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài 
- 	Biết đọc thư của Bác với giọng thân ái, xúc động, đầy hy vọng, tin tưởng
3. Thái độ: 
- 	Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1. Ổn đinh: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Học sinh lắng nghe 
4.Phát triển các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
-1 em khá, giỏi đọc toàn bài.
-lớp theo dõi.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. ( 2đoạn )
- Sửa lỗi đọc cho học sinh. 
-Yêu cầu HS đọc theo cặp.
-Lớp theo dõi.
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp. 
Ÿ Giáo viên chốt lại - ghi bảng từ khó. 
- Giải nghĩa từ: “Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” 
- Học sinh lắng nghe. 
+ Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác đã nói trong thư là gì? 
- Học sinh gạch dưới ý cần trả lời 
- Học sinh lần lượt trả lời
- Dự kiến (chấm dứt chiến tranh - CM tháng 8 thành công...) 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Thảo luận nhóm đôi 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 1 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1 
- Học sinh nêu cách đọc đoạn 1 
- Giáo viên ghi bảng giọng đọc 
- Giọng đọc - Nhấn mạnh từ 
- Đọc lên giọng ở câu hỏi 
- Lần lượt học sinh đọc đoạn 1 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2 
- Học sinh đọc đoạn 2: Tiếp theo... công học tập của các em
- Giáo viên hỏi: 
+ Sau CM tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì? 
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. 
- Giải nghĩa: Sau 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu. 
- Học sinh lắng nghe 
+ Học sinh có trách nhiệm vẻ vang như thế nào đối với công cuộc kiến thiết đất nước? 
- Học sinh phải học tập để lớn lên thực hiện sứ mệnh: làm cho non sông Việt Nam tươi đẹp, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu. 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 2 
- Rèn đọc diễn cảm và thuộc đoạn 2 
- Học sinh tự nêu theo ý độc lập (Dự kiến: Học tập tốt, bảo vệ đất nước) 
Ÿ Giáo viên chốt lại đọc mẫu đoạn 2 
- Học sinh nêu giọng đọc đoạn 2 - nhấn mạnh từ - ngắt câu 
- Lần lượt học sinh đọc câu - đoạn (dự kiến 10 học sinh) 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 3 
- 1 học sinh đọc: Phần còn lại 
- Yêu cầu học sinh nêu ý đoạn 3 
- Học sinh lần lượt nêu 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
* Phương pháp: Thực hành 
- Yêu cầu học sinh đọc cả bài 
- 2, 3 học sinh 
- Nhận xét cách đọc 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn câu 
- 4, 5 học sinh 
- Nhận xét cách đọc 
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung chính 
- Các nhóm thảo luận, 1 thư ký ghi 
- Giáo viên chọn phần chính xác nhất 
- Đại diện nhóm đọc 
- Ghi bảng 
- Dự kiến: Bác thương học sinh - rất quan tâm - nhắc nhở nhiều điều à thương Bác 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Đọc thư của Bác em có suy nghĩ gì? 
- Thi đua 2 dãy: Chọn đọc diễn cảm 1 đoạn em thích nhất 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc đoạn 2
- Đọc diễn cảm lại bài 
- Chuẩn bị: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa”
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ
 BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: -Biết được thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định ( năm 1859 ).
+ Triều đình ký hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
2. Kĩ năng: - Biết các đường phố, trường học,  ở địa phương mang tên Trương Định.
3. Thái độ: - 	Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- 	Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1.Ổn định: 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
4. Phát triển các hoạt động dạy học: 
* Hoạt động 1: Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Chiều ngày 31/8/1858, thực dân Pháp điều 13 tàu chiến dàn trận ở cửa biển Đà Nẵng. Sáng 1/9 chúng nổ súng tấn công xâm lược nước ta. Ở Đa Nẵng, quân và dân ta chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Nêu hiểu biết của em về Trương Định? 
- HS trình bày 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Trương Định có điều gì phải băn khoăn, lo nghĩ? 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. 
- Để đáp lai lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
-> GV giáo dục học sinh: 
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu 
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc Trương Định quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- HS trả lời 
- Ở thành phố mình có đường phố, trường học nào mang tên Trương Định không? 
- HS trả lời 
5. Tổng kết - dặn dò: - Học ghi nhớ
- Chuẩn bị: Nguyễn Trường Tộ mong muốn
 đổi mới đất nước . - Nhận xét tiết học.
TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: - Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác o và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số. 
2. Kĩ năng: 
- 	Củng cố cho học sinh khái niệm ban đầu về phân số: đọc, viết phân số 
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK - bảng con 
- Nêu cách học bộ môn toán 5
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay chúng ta học ôn tập khái niệm phân số 
- Từng học sinh chuẩn bị 4 tấm bìa (SGK) 
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
- Hoạt động nhóm đôi
 ...  một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) .
- Một học sinh đọc yêu cầu - 1 học sinh đọc bài tham khảo “Buổi sớm trên cánh đồng”
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá
- Nhắc ghi nhớ
- GV nhận xét – bổ sung 
- Nêu những lưu ý khi quan sát, chọn lọc chi tiết 
* Hoạt động 3: Củng cố
*Phương pháp: Vấn đáp 
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
Nhận xét tiết học
KHOA HỌC
NAM HAY NỮ ? (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
2. Kĩ năng: 
- 	Học sinh nhận ra sự cần thiết phải tôn trọng một số quan niệm về giới. 
3. Thái độ: 
- 	Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
Tiết 1
1. Ổn định: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- Học sinh trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà sự sống của mỗi gia đình, dòng họ và cả loài người được tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác 
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viện cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
3. Giới thiệu bài mới: 
- Bạn là con gái hay con trai ?
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm đôi
*Phương pháp: Đàm thoại, thảo luận, giảng giải
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Liệt kê những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai em bé trong hình 1 trang 6 SGK
- Khi một em bé mới sinh dựa vào đâu đề bác sĩ nói rằng đó là bé trai hay bé gái ?
- Theo bạn, cơ quan nào xác định giới tính của một người (nói cách khác, người đó là con trai hay con gái)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Một số học sinh lên hỏi và chỉ định bạn khác trả lời. Học sinh khác bổ sung
Ÿ Giáo viên chốt: Giới tính của một con người được quy định bới cơ quan sinh dục. Đặc điểm ở trẻ sơ sinh và các em bé trai, gái chưa có sự khác biệt rõ rệt ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển. Cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng. Cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng. Đồng thời cơ thể xuất hiện thêm những đặc điểm khác nữa, khiến nhìn bên ngoài chúng ta có thể đễ dàng phân biệt được một người đàn ông với một người phụ nữ
5.Tổng kết - Dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học.
Tiết sau học tiếp
Tiết2
* Hoạt động 2: Thảo luận về các đặc điểm giới tính 
- Hoạt động cá nhân 
*Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại, giảng giải 
Ÿ Bứơc 1:
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh một phiếu và hướng dẫn học sinh làm bài tập sau:
- Học sinh nhận phiếu
Ÿ Nêu các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp tạo nênsự khác biệt giữa nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn
- Học sinh làm vệc cá nhân mỗi em ghi một hoặc hai đặc điểm
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
Ÿ Giáo viên chốt: Giới tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa con trai và con gái (ví dụ: phụ nữ có thể mang thai, sinh con ..., nam giới thì không). Đặc điểm về giới tính không thay đổi từ khi con người xuất hiện trên Trái đất.
* Hoạt động 3: Củng cố
- Cơ quan nào xác định giới tính của một người ?
- Cơ quan sinh dục
- Xác địnhgiới tính và cho biết một số đặc điểm liên quan đến giới tính của bạn ?
- Học sinh trả lời
5. Tổng kết - dặn dò 
- Xem lại nội dung bài
- Chuẩn bị: “Bạn là con gái hay con trai” (tiếp theo) tìm hiểu vấn đề: Một số tính cách về nghề nghiệp của nam và nữ có thể đổi chỗ cho nhau được không ?
Nhận xét tiết học
TOÁN
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
-Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
2. Kĩ năng: 
- Học sinh nhận ra một số phân số có thể viết thành phân số thập phân, biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục HS yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
-	Học sinh: Vở bài tập, SGK, băng giấy. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động học
1. Ổn đinh: 
2. Bài cũ: So sánh 2 phân số
- Kiểm tra kiến thức: 
+ Nêu các cách so sánh phân số với 1.
+ Nêu cách so sánh hai phân số có cùng tử số.
3 – 4 em trả lời.
- Giáo viên yêu cầu học sinh sửa bài tập về nhà
- Học sinh sửa bài 4 SGk
Ÿ Giáo viên nhận xét - Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới:
Tiết toán hôm nay chúng ta tìm hiểu kiến thúc mới phân số thập phân
4. Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1:
* Mục tiêu: Giới thiệu phân số thập phân
- Hoạt động nhóm 4
*Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, trực quan
- Hướng dẫn học sinh hình thành phân số thập phân
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm)
- Nêu phân số vừa tạo thành 
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân
- Một vài học sinh lập lại 
- Yêu cầu học sinh tìm phân số thập phân bằng các phân số
, và 
- Học sinh làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân
- Nêu cách làm
Ÿ Giáo viên chốt lại: Một số phân số có thể viết thành phân số thập phân bằng cách tìm một số nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000 và nhân số đó với cả tử số để có phân số thập phân 
* Hoạt động 2: Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
* Mục tiêu: Rèn kỹ năng chuyển phân số thành phân số thập phân
*Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, luyện tập
Ÿ Bài 1: Đọc phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh trình bày miệng sửa bài
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài bảng lớp: ; ; ; ;
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét
Ÿ Bài 3:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh làm bài
- Học sinh lần lượt sửa bài
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân 
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề
- Nêu yêu cầu bài tập
thể nêu hướng giải (nếu bài tập khó)
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu cách nhẩm
- HS sửa bảng lớp
Ÿ Giáo viên nhận xét
- HS nhận xét 
* Hoạt động 3: Củng cố
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
5. Tổng kết - dặn dò
- Học sinh làm bài:4b,d
- Chuẩn bị: Luyện tập 
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 1
I. MỤC TIÊU:
-Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
- Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
-Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:GV : Công tác tuần. HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Giáo viên
Học sinh 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
-Ưu: Học tập – Vệ sinh – Nề nếp của những em tốt trong tuần
-Tồn tại: Học sinh không học bài cũ, nề nếp chưa tốt, vệ sinh chưa đảm bảo
-GV Khen tổ xếp thứ nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ.
3.Công tác tuần tới: -Vệ sinh trường lớp..
Học tập trên lớp cũng như ở nhà đầy đủ. Kiểm tra dụng cụ học tập.
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu: Em Đình Tường.
Thu nộp khoản tiền đóng góp cho nhà trường.
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc: Sơn, Tiến, Lâm, Nhi, Hoài, Cúc.
+Cánhân tiến bộ: Bình, Phú, Uyên, Tường.
-Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao: Tổ 3
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc