Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Huỳnh Ngọc Hương

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Huỳnh Ngọc Hương

Tập đọc

TIẾT 23: MA THẢO QUẢ

I.Mục tiêu :

-Biết đọc diễ cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

 -Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình,môi trường xung quanh em.

II Chuân bị.-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

1. Kiểm tra bài cũ:

 GV gọi 3 HS lên bảng đọc bài: Tiếng vọng và trả lời câu hỏi của GV

2. Giới thiệu bài:Ghi tên bài

 

doc 33 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 141Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 12 - Huỳnh Ngọc Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
TỪ NGÀY 07/ 11 ĐẾN 11 / 11
Thứ /ngày
Mơn
Tiết 
Tên bài dạy
Thứ hai
07/11/2011
Tập đọc
Tốn
Khoa học
Đạo đức
23
56
23
12
Mùa thảo quả
Nhân một số thập phân với 10,100,1000.
 Sắt ,gang ,thép (BVMT)
Kính già yêu trẻ (KNS)
Thứ ba
08/11/2011
L.từ & câu
Tốn
Chính tả
Lịch sử
23
57
12
12
 MRVT : Bảo vê mơi trường (BVMT)
Luyện tập 
Nghe –viêt : Mùa thảo quả
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
Thứ tư
09/11/2011
Tập làm văn
Tập đọc
Tốn
Kỹ thuật
23
24
58
12
Cấu tạo của bài văn tả người
Hành trình của bây ong 
Nhân một số thập phân với một số thập phân
Cắt ,khâu,thêu tự chọn 
Thứ năm
10/11/2011
L.từ & câu
Tốn
Kể chuyện
Khoa học
24
59
12
24
Luyện tập về quan hệ từ 
Luyện tập 
Kể chuyện đã nghe ,đã đọc
Đồng và hợp kim của đồng(BVMT)
Thứ sáu
11/11/2011
Tập làm văn
Tốn 
Địa lí
SHTT
24
60
12
12
 Luyện tập tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết)
Luyện tập 
Cơng nghiệp (NL)
Tuần 12
Thứ hai, ngày 07 tháng11 năm 2011 
Tập đọc
TIẾT 23: MÙA THẢO QUẢ
I.Mục tiêu :
-Biết đọc diễ cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
 -Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - Giáo dục học sinh có ý thức làm đẹp môi trường trong gia đình,môi trường xung quanh em.
II Chuân bị.-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn các câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Kiểm tra bài cũ: 
 GV gọi 3 HS lên bảng đọc bài: Tiếng vọng và trả lời câu hỏi của GV
2. Giới thiệu bài:Ghi tên bài
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Luyện đọc.
GV gọi 1 HS đọc cả bài.
-GV chia đoạn:
-Đ1: Từ đầu đến nếp khăn.
-Đ2: Tiếp theo đến không gian.
-Đ3: Còn lại.
-Cho HS Lần lượt đọc đoạn.
-Lần 1 đọc và luyện đọc những từ ngữ khó : lướt thướt, Chin San
Lần 2, 3: Đọc kết hợp giải nghĩa từ
1-2 HS đọc lại toàn bài.
GV đọc bài: Đọc với giọng vui, nhẹ nhàng thong thả Nhấn giọng ở những từ ngữ: Lướt thướt, ngọt lựng, thơm nồng.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
+Đoạn 1: 1 HS đọc cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi.
(?) Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
(?) Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý.
=> ý 1: Hương thơm đặc biệt của thảo quả khi vào mùa 
+Đoạn 2: Cho HS đọc đọc thầm.
(?) Chi tiết nào trong bài cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
=> ý 2: Sự sinh sôi phát triển nhanh, mạnh của cây thảo quả.
+Đ3: Cho HS đọc lướt
(?) Hoa thảo quả nảy ra ở đâu?
(?) Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
=> ý 3: Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa
Nội dung bài: Bài văn tả đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa với hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi phát triển nhanh của thảo quả
Hoạt động 3: luyện đọc đọc diễn 
-GV gọi 3 HS đoc bài
-GV đưa bảng phụ đã chép đoạn 1 lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
-Cho HS đọc theo nhóm và thi đọc.
-GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 
3. Củng cố-dặn dò:GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm
-1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm theo
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần. Luyện đọc từ khó, giải nghĩa từ
-2 HS đọc cả bài.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm Đ1 và trả lời câu hỏi.
-Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rải theo triền núi, bay vào những thôn xóm, hương thơm ủ trong nếp áo.
-Từ hương và từ thơm được lặp lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, thơm nồng .Câu 2 dài, các câu còn lại rất ngắn.
-HS cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi 3
-Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới.
-HS đọc lướt
-Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
-Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên
những chùm thảo quả đỏ chon chót..
-Lớp nhận xét cách đọc
-HS theo dõi
-HS đọc theo nhóm đôi và thi đọc
Toán
TIẾT 56:NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10,100,1000.
I.Mục tiêu:
-Biết:
 +Nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000,
 +Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.	 -.
 - Giáo dục học sinh say mê học toán, vận dụng dạng toán đã học vào thực tế cuộc sống để tính toán.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: 1HS lên bảng làm bài tập 1c ; 2 hs làm bài GV cho thêm
2.Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1.Hướng dẫn nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
a/Ví dụ 1:
-GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 27,867 x 10
-GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS 
-GV nêu: vậy ta có: 
27,867 x 10 = 278,67
-GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10
- Tìm cách viết 27,867 thành 278, 67
(?) Hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích 27,867 x10 mà không cần thực hiện phép tính?
(?) Khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?
b/Ví dụ 2:
-GV nêu ví dụ: Hãy thực hiện phép tính 53,286 x 100
-GV nhận xét phần đặt tính và tính của HS 
-GV nêu: vậy ta có: 
53,286 x 100 = 532,86
-GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 100
- Tìm cách viết 53,286 thành 532,86
 (?) Hãy cho biết làm thế nào để có được ngay tích của53,286 x 100 mà không cần thực hiện phép tính?
(?) Khi nhân một số thập phân với 100 ta có thể tìm ngay kết quả bằng cách nào?
c/Qui tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000
-Dựa vào cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100 hãy nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 100
=> Quy tắc.
 Hoạt động 2:Luyện tập thực hành
 Bài 1:-Yêu cầu HS tự làm phần a,b
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng
Bài 2: Gọi HS đọc đề toán. GV chép đề bài lên bảng
GV gọi hs lên bảng làm bài, lớp nhận xét, nêu cách vận dụng nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100
-Ví dụ: 1m = 100cm vậy 12, 6m =?cm
-Ta có 12, 6 x 100 = 1260
-Vậy 12, 6m = 1260cm.
Bài 3:GV gọi HS đọc đề toán. Yêu cầu HS khá tự làm, GV hướng dẫn cho HS yếu
(?) Cân nặng của can dầu = tổng cân nặng của những phần nào?
-GV chữa bài nhận xét cho điểm. 
3. Củng cố dặn dò: 
-GV tổng kết tiết học dặn HS về làm các bài tập phần còn lại bài 1c, 2 
-1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
27, 867
x 10
278, 67
-HS nhận xét theo hướng dẫn của GV 
-Chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta được 278,67
-Khi tìm tích 27,867 x 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta được 278, 67.
-Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải một chữ số
-1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp
53, 286
x 100
532,86
-HS nhận xét theo hướng dẫn của GV 
-Chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta được 532, 86
-Khi tìm tích 53,286 x 100 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta được 532,86
-Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải hai chữ số
-Nhân nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số thập phân sang bên phải một, hai, ba chữ số
-2 HS lên bảng làm cả lớp làm bài vào vở
-HS nhận xét kết quả
-1 HS đọc đề HS theo dõi 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập
12,6m = 1260cm
10,4dm = 104cm
-HS nhận xét và nêu cách thực hiện
-1 HS đọc đề toán trước lớp, cả lớp làm bài vào vở
-1hs lên bảng làm bài
10 l dầu hoả cân nặng là:10 x 0,8= 8(kg)
Can dầu cân nặng là: 8 + 1,3 = 9,3(kg)
 Đáp số: 9,3kg
Khoa học
TIẾT 23: SẮT,GANG ,THÉP (BVMT)
Tích hợp mức độ :liện hệ /bộ phận
I.Mục tiêu :
-Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.	
 -Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
 -Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ gang, thép.
 - Giaó dục học sinh ý thức bảo quản đồ dùng trong nhà.GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy học : Thông tin và hình 48, 49 SGK. Sưu tầm tranh ảnh một số đồ dùng được làm từ gang hoặc thép.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -Nêu các vật liệu trong gia đình em làm từ tre, mây, song ?
 - Nêu cách bảo quản các đồ vật trên trong gia đình ? 
2.Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Nguồn gốc của sắt, gang, thép và một số tính chất của chúng.
Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm hoàn thành phiếu 
-GV nhận xét.
-GV y/c cả lớp trả lời câu hỏi:
- Trong tự nhiên, sắt có ở đâu ?
- Gang, thép đều có thành phần nào chung ?
- Gang thép khác nhau ở điểm nào ?
-Gọi HS lên trình bày, 
 HS góp ý.
=>Trong tự nhiên, săùt thép có trong các thiên thạch và trong các quặng sắt.
-Gang, thép đều la øhợp kim của sắt và các bon 
-Sắt màu xám, có ánh kim, dẻo, dễ rèn dập, kéo sợi.gang giòn, cừng, thép cúng và dẻo
Hoạt động 2: Kể tên một số dụng cụ, máy móc, đồ dùng được làm từ gang thép. Nêu cách bảo quản một số đồ dùng làm từ gang hoặc thép.
Yêu cầu HS quan sát hình sát GK theo nhóm đôi và nói xem gang thép được sử dụng để làm gì?
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
* Nhận xét và nêu câu hỏi;
 -Kể tên một số dụng cu, ï máy móc, đồ dùng được làm từ gang thép mà bạn biết ?
-Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng gang, thép có trong mhà bạn ?
 -HS trình bày.
* Nhận xét rút kết luận:
-Các hợp kim được dùng làm c ... nhiệt và dẫn điện tốt
...
Làm việc theo nhóm 2 
Nói tên những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong hình .
Làm việc cá nhân
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tập làm văn.
TIẾT 24 :LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
 I. Mục tiêu :
 - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động 
 của nhân vật qua những bài văn mẫu SGK.	
	- Giáo dục học sinh tình cảm yêu thương,quý mến mọi người xung quanh. 
II. Đồ dùng:
	-Bảng phụ ghi lại đặc điểm ngoại hình của người bà trong bài Bà tôi.
	-Phiếu ghi đoạn văn Người thơ rèn để HS làm bài.
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
2.Bài mới : 
 Giới thiệu bài.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
Bài 1:
- GV giao việc: - Đọc đoạn văn Bà tôi.
- Tìm và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà (mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt).
- Cho HS làm bài – Trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
-Yêu cầu học sinh diễn đạt thành câu có thể nêu thêm những từ đồng nghĩa ® tăng thêm vốn từ
(?) Qua việc miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát và chọn lọc các chi tiết như thế nào?
=>Chính vì vậy bài văn ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí người đọc.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
 Bài 2: 
- GV giao việc:
- Đọc đoạn văn Bà tôi.
- Tìm và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người người thợ rèn (Cho HS làm bài) Trình bày kết quả.
- Giáo viên nhận xét bổ sung.
3.Củng cố- dặn dò: Các em về nhà chú ý: Quan sát một người em thường gặp có thể là cô giáo, thầy giáo, ông bà, bố mẹ, anh chị, em người hàng xóm. Ghi lại những điều quan sát được. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà làm tốt bài tập về nhà để chuẩn bị cho tiết tập làm văn sau
-Học sinh đọc thành tiếng toàn bài văn.
-Cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi theo cặp, ghi những ngoại hình của bà.
-Học sinh trình bày kết quả.
-Cả lớp nhận xét.
-Mái tóc: Đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối.
-Giọng nói trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.
-Đôi mắt: Khi bà mỉm cười hai con ngươi đen sẫm nở ra.
-Khuôn mặt: Đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn.
-HS tự nhận xét
-Học sinh đọc to bài tập 2.
Cả lớp đọc thầm – Trao đổi theo cặp ghi lại những chi tiết miêu tả người thợ rèn – Học sinh trình bày – Cả lớp nhận xét.
 - Dự kiến: bắt lấy thỏi sắt hồng như bắt con cá sống – Quai những nhát bút hăm hở – vảy bắn tung tóe – tia lửa sáng rực – Quặp thỏi sắt ở đầu kìm – Lôi con cá lửa ra – Trở tay ném thỏi sắt  Liếc nhìn lưỡi rựa như kẻ chiến thắng 
Toán
TIẾT 60 : LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 Biết:
 - Nhân một số thập với một số thập phân. 
 - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực
 hành tính.
 - Giáo dục học sinh tính toán, cẩn thận, chính xác, say mê học toán.
II.Đồ dùng dạy hoc: Bảng số trong bài tập 1a kẻ sẵn vào bảng
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ: 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm ở tiết trước. GV nhận xét ghi điểm 
2.Dạy bài mới : 
 Giới thiệu bài 
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập Bài 1 :GV yêu cầu HS đọc yêu cầu phần a.
-GV yêu cầu HS tự tính giá trị của biểu thức và viết vào bảng.
-Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
-GV hướng dẫn HS nhận xét để biết tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
-Em hãy so sánh giá trị của hai biểu thức(a xb)xc và a x (b x c)
(?) giá trị của hai biểu thức(a x b) x c và a x (b x c) như thế nào khi thay các chữ cùng một bộ số?
-Vậy(a x b) x c =a x (b x c)
(?) Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp không ?Hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
b/ GV yêu cầu HS đọc đề bài phần b dòng 1.
-GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 2 :
-GV yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức có các phép tính công, trừ, nhân, chia biểu thức có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài HS trên bảng lớp, nhận xét và ghi điểm.
 . Củng cố dặn dò: GV tổng kết tiết học dặn HS về làm các bài tập 1a dòng 3, 1 b dòng 2 
-HS đọc đọc đề bài, 1 HS lên bãng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
a
b
c
(axb) xc
ax (bxc)
2,5
3,1
0,6
(2, 5x3,1)x 0,6
= 4,65
2, 5x(3,1x 0,6)
= 4,65
1,6
4
2,5
(1,6x4 ) x 2, 5
=16
1,6x(4x2,5)
=16
-Giá trị 2 biểu (a x b) x c = a x (b x c)
- Giá trị 2 biểu thức này luôn = nhau
- Phép nhân các số thập phân có tính chất kết hợp. Khi nhân một tích 2 số với 1 số thứ 3 có thể nhân số thứ 1 với tích số thứ 2 và 3
-HS đọc đề, 2HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
9,65x 0,4 x2,5= 9, 65x (0,4x 2,5) = 9,65x 1= 9,65
7,38 x1,25x80 =7,38 x(1, 25x80) =7,38 x 100 =738
-HS đọc thầm bài, 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở BT.
a) (28,7 +34,5) x2, 4= 63, 2 x 2,4 = 151,68
b) 28, 7+ 34, 5x 2,4= 28,7+ 82,8=111,5
-2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để KT lẫn nhau.
Địa lí
TIẾT 12: CƠNG NGHIỆP 
I.Mục tiêu : 
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 +Khai thác khoáng sản, luyện kim,cơ khí
 +Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,
 - Nêu tênmột số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
 - Có ýù thức phát triển nền công nghiệp nước ta. 
II. Đồ dùng dạy – học.-Bản đồ kinh tế VN.Lược đồ công nghiệp VN (2 bản không có kí hiệu của các ngành công nghiệp). Sơ đồ các điều kiện TPHCM trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Phiếu học tập cho HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1 Kiểm tra bài cũ:
( ? )Ngành lâm nghiệp bao gồm các hoạt động nào? Em có nhận xét gì về S tích rừng của nước ta hiện nay?
(?) Nước ta có điều kiện gì để PT ngành thủy sản?
2 Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Hoạt động1:Sự phân bố của một số nghành công nghiệp.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
-GV nêu yêu cầu: xem hình 3 và tìm những nơi có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện.
-GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
-GV tổ chức cuộc thi ghép kí hiệu vào lược đồ.
+Treo 2 lược đồ công nghiệp Việt Nam không có kí hiệu các khu công nghiệp, nhà máy.
+Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em đứng xếp thành 2 hàng dọc hai bên bảng.
+Phát cho mỗi em một loại kí hiệu của nghành công nghiệp.
+Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các kí hiệu vào lược đồ sao cho đúng vị trí.
+Đội nào có nhiều kí hiệu dán đúng là đội thắng cuộc.
-GV tổ chức cho HS chơi, sau đó nhận xét cuộc thi, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Phỏng vấn một số em: Em làm thế nào màdán đúng kí hiệu?
-GV nêu: Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải thật kĩ. Điều đó sẽ giúp em xem bản đồ, lược đồ được đúng.
 Hoạt động2: Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta. 
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài tập.
-GV cho HS trình bày kết quả làm bài trước lớp.
-GV sửa chữa cho HS nếu sai.
-GV yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để trình bày sự phân bố của các nghành công nghiệp.
-GV sửa chữa phần trình bày cho HS nếu cần.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập.
-Phiếu học tập GV tham khảo sách thiết kế.
-GV gọi 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-GV sửa chữa câu trả lời cho HS nếu cần.
-GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp TPHCM. 
3.Củng cố dặn dò -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài. Dặn ø HS về nhà hoc bài và chuẩn bị bài sau.
-HS-Làm việc cá nhân, quan sát hình 3 trang 94 và cho biết tên, tác dụng của lược đồ.
-Lược đồ công nghiệp VN cho ta biết về các ngành công nghiệp và sự phân bố của nó.
-5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành CN, các HS khác theo dõi bổ sung.
-CN khai thác than ở QN.
-CN khai thác dầu mỏ ở Biển Đông thềm lục địa
-HS lên bảng chuẩn bị chơi và nhận đồ dùng.
Đội1
HS1: Kí hiệu khai thác than.
HS2: Kí hiệu khai thác dầu.
HS3: Kí hiệu nhà máy thuỷ điện.
HS4: Kí hiệu nhà máy khai thác a-pa-tít.
..
-Đội 2 tương tự như vậy.
+Em nhớ vị trí.
+Em nhớ tên của các mỏ khoáng sản,
-Tự làm bài.
Kết quả đúng.
1 nối với d.
2 nối với a.
3 nối với b.
4 nối với c.
-1 HS nêu đáp án của mình.
-2 HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-1 Nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
SINH HOẠT LỚP
I/Mục tiêu:
Giúp học sinh có tính tự giác, tự phê bình trong học tập.
Đưa ra kế hoạch tuần 12
II/Nội dung:
Các tổ lần lượt báo cáo tình hình tuần 11
Lớp phó học tập nhận xét về mặt học tập.
Lớp phó trật tự nhận xét về mặt trật tự.
Lớp trưởng báo cáo tình hình chung: 
Giáo viên nhận xét chung:
Ưu điểm:
Một số Hs học tập tốt:
..
Khuyết điểm:
Một số Hs vi phạm :
 . 
III/Kế họach tuần 13
Phát huy mặt tốt.
Khắc phục mặt yếu kém.
BGH
Tổ trưởng
Xong,ngày 07 11/ 2011
GVCN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_12_huynh_ngoc_huong.doc