Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 1)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 1)

3. Thực hành:

Hoạt động 3: Làm BT 1,2,3,4,5 SGK

Mục tiêu: Giúp các em có kĩ năng ra quyết định và xử lí các tình huống.

Cách tiến hành:

 Bài tập 1: Làm việc cá nhân

- Y/c hs đọc thông tin BT1

- Việc làm nào là thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?

a/ Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.

b/ Việc của ai, người nấy biết.

c/ Làm thay công việc cho người khác.

d/ Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.

đ/ Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.

e/ Để người khác làm còn mình thì chơi.

 Nhận xét.

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 14/03/2022 Lượt xem 256Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 16 - Huỳnh Thị Ngọc Bích (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Đạo đức
Tiết 16: Hợp tác với những người xung quanh
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 2
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Thực hành:
Hoạt động 3: Làm BT 1,2,3,4,5 SGK
Mục tiêu: Giúp các em có kĩ năng ra quyết định và xử lí các tình huống.
Cách tiến hành: 
 Bài tập 1: Làm việc cá nhân
- Y/c hs đọc thông tin BT1
- Việc làm nào là thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?
a/ Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.
b/ Việc của ai, người nấy biết.
c/ Làm thay công việc cho người khác.
d/ Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.
đ/ Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.
e/ Để người khác làm còn mình thì chơi.
à Nhận xét.
Bài tập 2: 
- BT2 y/c làm gì?
- Y/c hs làm cá nhân vào một tờ giấy nhỏ, ghi ý kiến của mình.
a/ Nếu không biết hợp tác thì công việc chung sẽ gặp khó khăn.
b/ Chỉ hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ.
c/ Chỉ những người kém cỏi mới cần phải hợp tác.
d/ Hợp tác trong công việc giúp em học hỏi được nhiều điều hay từ người khác.
- Nhận xét.
Bài tập 3: Theo em việc làm nào dưới đây là đúng?
- GV tổ chức cho 1 hs điều khiển, nêu nội dung của từng câu, hs dưới lớp sử dụng bảng đúng – sai.
a/ Được lớp giao cho nhiệm vụ trang trí báo tường, ba bạn Tâm, Nga, Hoan phân công nhau: Tâm viết báo, Nga vẽ đường diềm, còn Hoan thì sắp xếp các bài báo.
b/ Hằng tuần, các hộ gia đình thôn Đông cùng nhau lao động làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Long thường tự chọn công việc nhẹ nhàng nhất, làm cho nhanh để về xem ti vi.
- Nhận xét. (Khi cùng nhau làm việc phải cố gắng làm thật tốt, phân công nhau rõ ràng, không nên ích kĩ chỉ lo cho thân mình)
Bài tập 4: Xử lí tình huống
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm xử lí 1 tình huống.
a/ Tuần tới, lớp 5B tổ chức hái hoa dân chủ và tổ 2 được giao nhiệm vụ chuẩn bị cho cuộc vui này.
Nếu là thành viên của tổ 2, các em dự kiến sẽ thực hiện nhiệm vụ trên như thế nào?
b/ Vào dịp hè, ba má Hà dự định đưa cả nhà về thăm quê ngoại.
Theo các em, bạn Hà nên làm gì để cùng gia đình chuẩn bị cho chuyến đi xa đó.
- Nhận xét.
Bài tập 5:
- Sử dụng phiếu học tập có kẻ bảng như SGK.
Ngày và tên tổ chức nào dành cho phụ nữ?
a/ Ngày 8/3
b/ Ngày 20/10
c/ Ngày 2/9
d/ Hội phụ nữ
đ/ Câu lạc bộ các nữ doanh nhân
e/ Hội sinh viên
- Nhận xét.
à Kết luận: Người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong gia đình và xã hội nên ta phải tôn trọng họ.
4. Vận dụng:
Hoạt động 4: Làm BT5 SGK
Mục tiêu: Hs thể hiện lòng yêu mên, kính trọng người phụ nữ qua lời giới thiệu của các em.
Cách thực hiện:
- Mỗi em giới thiệu về một người phụ nữ ,à em yêu mến, kính trọng (bà, mẹ, cô giáo, bạn gái,)
- Nhận xét. Khen những hs có bài giới thiệu hay.
à Kết luận: Hãy thể hiện lòng yêu mến, kính trọng của mình với những người phụ nữ xung quanh mình bằng các hành động thực tế (chia sẻ công việc gia đình,.)
- Đọc TT bài tập 1.
- Hs nối tiếp nhau trình bày ý kiến của mình: Những hành động thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh: a/, d/, đ
- Nhận xét.
- Em tán thành hay không tán thành những ý kiến sau.
- Các em ghi ý kiến của mình vào tờ giấy nhỏ rồi trình bày. Giải thích.
(a, d)
- Hs nhận xét, bổ sung.
- Lớp trưởng đọc nội dung từng câu, cả lớp giơ bảng đúng – sai.
a/ Đúng
b/ Sai
- Nhóm 1: tình huống a. 
 Nhóm 2: tình huống b.
- 2 nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống. (5p)
- Trình bày.
- Nhóm bạn khác nhận xét (bổ sung).
- HS nêu ý kiến.
a/ Ngày 8/3
b/ Ngày 20/10
d/ Hội phụ nữ
đ/ Câu lạc bộ các nữ doanh nhân.
- HS nói về người phụ nữ em định giới thiệu.
- Một số hs giới thiệu trước lớp.
Công việc về nhà: Biết cư xử tôn trọng phụ nữ.
Tuần 16
Tập đọc
Tiết 27: Thầy thuốc như mẹ hiền
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng cảu Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được câu hỏi 1,2,3)
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kĩ năng xác định giá trị
- Kĩ năng nhận thức
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Đọc sáng tạo.
- Tự bộc lộ.
- Gợi tìm.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài đọc.
- Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Về ngôi nhà đang xây
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: 
a. Khám phá
- GT bài đọc: Ở thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố có những đường phố mang tên Hải Thượng Lãn Ông. Đó là tên hiệu của danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.
b. Kết nối
- Chia bài làm 3 phần:
+ Phần 1: Đoạn 1,2
+ Phần 2: Đoạn 3
+ Phần 3: còn lại
- (Viết từ hs đọc chưa đúng lên bảng)
- HD hs đọc lại từ cho đúng.
- Đọc toàn bài.
- Tìm hiểu bài: (1 hs đọc CH, 1 hs trả lời, 1 hs khác nhận xét và lặp lại, gv chốt lại)
Câu 1: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài?
Câu 2: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
Câu 3: Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi?
- Y/c hs nêu ý nghĩa câu chuyện.
c. Thực hành - Luyện đọc diễn cảm
- HD hs tìm giọng đọc và thể hiện diễn cảm bài văn.
- Chọn phần 2 để cho hs thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét. Tuyên dương hs đọc hay.
d. Áp dụng
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs:
- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.
- 2 hs nối tiếp đọc bài 1 lần.
- Hs đọc nối tiếp 3 phần
- Hs đọc lại từ khó.
- Hs đọc nối tiếp 3 phần
- Hs đọc chú giải.
- Hs đọc nối tiếp 3 phần
- Đọc nhóm đôi. 
- Đại diện nhóm đọc.
- Cả lớp đọc thầm từng câu hỏi
- ĐT từng đoạn để TLCH.
à Phần 1: nghe tin con người thuyền chài đau nặng, tự tìm đến thăm, tận tụy chăm sóc người bệnh, không lấy tiền mà còn cho thêm gạo, củi.
à Phần 2: Ông tự buộc tội mình vế cái chết người phụ nữ không do ông gây ra. Chứng tỏ ông là người có lương tâm và trách nhiệm.
à Phần 3: Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối.
à Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng cảu Hải Thượng Lãn Ông.
- Hs đọc diễn cảm nối tiếp 3 phần
- Hs đọc diễn came phần 2 trong nhóm
- Thi đọc diễn cảm
- Hs nói về những gì các em học được qua giờ học.
- Về nhà đọc lại bài, TLCH, nhớ nội dung.
Tuần 16
Toán
Tiết 76: Luyện tập
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải toán.
- BTCL: Bài 1, bài 2.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Bảng phụ ghi các bài tập.
- SGK, VBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Y/c hs làm bài tập: Tính tỉ số phần trăm của: 19 và 30; 45 và 61
- Nhận xét. Ghi điểm
3. Bài mới: 
Bài tập 1: Tính (theo mẫu)
a/ 27,5% + 38%
b/ 30% - 16%
c/ 14,2% x 4
d/ 216% : 8
- Hd mẫu:
6% + 15% = 21%
- Nhận xét.
Bài tập 2:
- BT cho biết gì?
- BT hỏi gì?
- Hd hs tìm cách giải
- Nhận xét.
4. Củng cố
5. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét lớp
- Dặn dò
- Hát
- Làm BT
- Hs tính. (1hs làm bảng phụ)
- Trình bày:
a/ 27,5% + 38% = 65,5%
b/ 30% - 16% = 14%
c/ 14,2% x 4 = 56,8%
d/ 216% : 8 = 27%
- Nêu cách làm.
- Nhận xét.
- Đọc đề BT
+ Thôn Hòa An phải trồng 20ha ngô
+ Hết tháng 9, trồng được 18ha
+ Hết năm trồng được 23,5ha
- Phân tích bài toán
a/ Đến hết tháng 9, thôn Hòa An đã thực hiện được bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch cả năm?
b/ Hết năm, thực hiện được bao nhiêu phần trăm và vượt mức kế hoạch cả năm bao nhiêu phần trăm?
- Hs thực hiện BT:
a/ Đến hết tháng 9, thôn Hòa An đã thực hiện được là:
18 : 20 = 0,9
0,9 = 90%
b/ Đến hết năm, thôn Hòa An thực hiện được là:
23,5 : 20 = 1,175
1,175 = 117,5%
Thôn Hòa An đã vượt mức kế hoạch là:
117,5% - 100% = 17,5%
ĐS: a/ 90%
b/ 117,5%
 17,5%
- Hs nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- HS về nhà làm BT trong VBT.
Tuần 16
Lịch sử
Tiết 16: Hậu phương, những năm sau chiến dịch biên giới
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 -1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Ảnh SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- Ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 nhằm mục đích gì?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu – đông 1950?
- Nhận xét. Ghi điểm. Nhận xét chung.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
- GV tóm lược tình hình địch sau thất bại trong chiến dịch Biên giới: quân Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tiến công quân sự.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ:
+ N1: Tìm hiểu về đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
+ N2: Tìm hiểu đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
+ N3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta được thể hiện qua các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục.
Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Bước tiến mới của hậu phương có tác động như thế nào tới tiền tuyến?
- Nêu tên anh hùng tiêu biểu trong đại hội chiến sĩ thi đua?
Kết luận: Hậu phương có vai trò quan trọng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
4. Củng cố
- Y/c hs nhắc lại ghi nhớ. 
5. Nhận xét – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: 
Hát
- HS trả lời
- Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ N1: 2 – 1950, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp: Phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.
+ N2: Trong hoàn cảnh chiến tranh.
+ N3: Kinh tế: thi đua sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ kháng chiến. Văn hóa, giáo dục: thi đua học tập, nghiên cứu khoa học để phục vụ kháng chiến.
- Làm tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
- Anh hùng lao động: Ngô Văn Khảm
- Nhắc lại ghi nhớ.
- Hs về nhà xem lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_16_huynh_thi_ngoc_bich_phan_1.doc