Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Tài Hoàng Trang

TẬP ĐỌC:

 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

 ( Nguyễn Hoàng )

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: -Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.

-Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta.

2. Kĩ năng:- Đọc trôi chảy toàn bài

 - Đọc đúng Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a)

 - Phát âm đúng âm tr - s

 - Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Đọc rõ ràng rành mạch với giọng tự hào

3. Thái độ: Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc.

- Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám

 

doc 36 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 08/03/2022 Lượt xem 220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 2 - Nguyễn Tài Hoàng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Ngày soạn: 5 / 9 / 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
TẬP ĐỌC:
 NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
 ( Nguyễn Hoàng )
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: -Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
-Hiểu nội dung bài: Việt Nam có truyền thống khoa cử lâu đời. Đó là bằng chứng về nền văn hiến lâu đời của nước ta. 
2. Kĩ năng:- Đọc trôi chảy toàn bài 
 - 	Đọc đúng Bu-lô-nhơ (I-ta-li-a) 
 - 	Phát âm đúng âm tr - s 
 - 	Biết đọc một văn bản có bảng thống kê giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam.
- 	Đọc rõ ràng rành mạch với giọng tự hào 
3. Thái độ: 	Học sinh biết được truyền thống văn hóa lâu đời của Việt Nam, càng thêm yêu đất nước và tự hào là người Việt Nam. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê để học sinh luyện đọc. 
- 	Trò : Sưu tầm tranh ảnh về Văn Miếu - Quốc Tử Giám 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
- Hát 
2. Bài cũ: Quang cảnh làng mạc ngày mùa. 
- Yêu cầu học sinh đọc toàn bài và trả lời câu hỏi. 
- Học sinh lần lượt đọc cả bài, đoạn - học sinh đặt câu hỏi - học sinh trả lời. 
- Giáo viên nhận xét cho điểm. 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Đất nước của chúng ta có một nền văn hiến lâu đời. Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” các em học hôm nay sẽ đưa các em đến với Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một địa danh nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Địa danh này chính là chiến tích về một nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. 
- Giáo viên ghi tựa. 
- Lớp nhận xét - bổ sung. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp, nhóm đôi 
Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, giảng giải
-Một em khá giỏi đọc toàn bài
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- GV đọc mẫu toàn bài + tranh 
- Học sinh lắng nghe, quan sát 
- Chia đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu... 2500 tiến sĩ
+ Đoạn 2: Bảng thống kê 
+ Đoạn 3: Còn lại 
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp bài văn - đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn, cả bài kết hợp giải nghĩa từ. 
- Luyện đọc các từ khó phát âm
- Học sinh nhận xét cách phát âm tr - s 
- Giáo viên nhận xét cách đọc 
- Học sinh lần lượt đọc bảng thống kê.
- 1 học sinh lên bảng phụ ghi cách đọc bảng thống kê.
- Lần lượt đọc từng câu - cả bảng thống kê.
- Đọc thầm phần chú giải 
- Học sinh lần lượt đọc chú giải 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, cá nhân 
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, thảo luận, trực quan 
- Học sinh đọc thầm + trả lời câu hỏi. 
+ Đoạn 1: (Hoạt động nhóm) 
- Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài nhạc nhiên vì điều gì? 
- Khách nước ngoài ngạc nhiên khi biết từ năm 1075 nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Mở sớm hơn Châu âu trên nửa thế kỉ. Bằng tiến sĩ đầu tiên ở Châu âu mới được cấp từ năm 1130. 
- Lớp bổ sung 
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh trả lời 
- Học sinh giải nghĩa từ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
- Các nhóm lần lượt giới thiệu tranh 
- Nêu ý đoạn 1 
Khoa thi tiến sĩ đã có từ lâu đời 
- Rèn đọc đoạn 1 
- Học sinh lần lượt đọc đoạn 2 rành mạch. 
+ Đoạn 2: (Hoạt động cá nhân) 
- Học sinh đọc thầm 
- Yêu cầu học sinh đọc bảng thống kê. 
- Lần lượt học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên chốt: 
+ Triều đại tổ chức nhiều khoa thi nhất: Triều Hậu Lê - 788 khoa thi.
+ Triều đại có nhiều tiến sĩ nhất: Triều Nguyễn - 588 tiến sĩ.
+ Triều đại có nhiều trạng nguyên nhất: Triều Mạc - 13 trạng nguyên. 
- 1 học sinh hỏi - 1 học sinh trả lời về nội dung của bảng thống kê. 
+ Đoạn 3: (Hoạt động cá nhân) 
- Học sinh tự rèn cách đọc 
- Học sinh đọc đoạn 3
- Học sinh giải nghĩa từ chứng tích 
- Bài văn giúp em hiểu điều gì về nền văn hiến Việt Nam? 
- Thi đua cá nhân - Một lúc 3 em đứng lên trả lời - chọn ý đúng hay (Dự kiến: tự hào - lâu đời). 
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hoạt động cá nhân 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại 
- Học sinh tham gia thi đọc “Bảng thống kê”. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc cho bài văn. 
- Học sinh tham gia thi đọc cả bài văn. 
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm
- Học sinh nhận xét 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
Phương pháp: Kể chuyện 
- Giáo viên kể vài mẩu chuyện về các trạng nguyên của nước ta. 
- Học sinh nêu nhận xét qua vài mẩu chuyện giáo viên kể. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Luyện đọc thêm 
- Chuẩn bị: “Sắc màu em yêu” 
- Nhận xét tiết học 
LỊCH SỬ:
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh biết: -Một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Tường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giài mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
-HS kha,ù giỏi: Biết những lý do khiến cho những đề nghị cải cách của Nguyễn Tường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử để rút ra ý nghĩa của sự kiện. 
3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng kính yêu Nguyễn Trường Tộ. 
II. Chuẩn bị:
- 	Thầy: Tranh SGK/6, tư liệu về Nguyễn Trường Tộ 
- 	Trò : SGK, tư liệu Nguyễn Trường Tộ 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
- Hãy nêu những băn khoăn, lo nghĩ của Trương Định? Dân chúng đã làm gì trước những băn khoăn đó? 
- Học sinh nêu 
- Học sinh đọc ghi nhớ 
- Học sinh đọc 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Nguyễn Trường Tộ 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải
- Nguyễn Trường Tộ sinh ra ở đâu? 
- Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa ở Nghệ An. 
- Ông là người như thế nào? 
- Thông minh, hiểu biết hơn người, được gọi là “Trạng Tộ”. 
- Năm 1860, ông làm gì? 
- Sang Pháp quan sát, tìm hiểu sự giàu có văn minh của họ để tìm cách đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. 
- Từ 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ đã làm gì? 
- Trình lên vua Tự Đức 58 bản hiến kế, bày tỏ sự mong muốn đổi mới đất nước. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt 
Nguyễn Trường Tộ là một nhà nho yêu nước, hiểu biết hơn người và có lòng mong muốn đổi mới đất nước. 
* Hoạt động 2: Những đề nghị đổi mới của Nguyễn Trường Tộ 
- Hoạt động dãy, cá nhân 
Phương pháp: Thảo luận, giảng giải, vấn đáp 
- Lớp thảo luận theo 2 dãy A, B 
- 2 dãy thảo luận ® đại diện trình bày ® học sinh nhận xét + bổ sung. 
- Tóm tắt những nội dung của đề nghị đổi mới đất nước do Nguyễn Trường Tộ khởi xướng? 
- Đổi mới kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự, chính trị, ngoại giao, trong đó: kinh tế là hàng đầu. 
- Những đề nghị đó có được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện không? Vì sao? 
- Không, vì vua quan nhà Nguyễn lạc hậu không theo kịp những thay đổi trên thế giới. 
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt: 
Nguyễn Trường Tộ đề nghị mở rộng mối quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước, thuê chuyên viên nước ngoài giúp ta phát triển kinh tế, xây dựng quân đội hùng mạnh, mở trường kĩ nghệ, học cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng... Nhưng triều đình Huế bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi, vua Tự Đức cho rằng “những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia rồi” nên không nghe và thực hiện theo đề nghị của ông. 
® Rút ra ghi nhớ. 
- Học sinh ghi nhớ 
* Hoạt động 4: Củng cố 
- Hoạt động lớp 
- Theo em, Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào trước họa xâm lăng? 
- Học sinh nêu 
- Tại sao ngày nay chúng ta trân trọng đánh giá về ông? 
- Học sinh nêu 
- Nếu là vua Tự Đức, em có làm theo đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không? Vì sao?
- Học sinh nêu 
® Giáo dục học sinh kính yêu Nguyễn Trường Tộ - một người có lòng yêu nước thiết tha, mong muốn dân giàu, nước mạnh. 
5. Tổng kết - dặn dò: Học ghi nhớ
 - Chuẩn bị: “Cuộc phản công ở kinh thành
Huế” - Nhận xét tiết học
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số.
-	Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
-	Giải bài toán về tìm giá trị một phân số của số cho trước.
2. Kĩ năng: 
- 	Rèn luyện học sinh đổi phân số thành phân số thập phân nhanh, chính xác. 
3. Thái độ: 
- 	Giúp học sinh yêu thích học toán, tính toán cẩn thận. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ. 
- 	Học sinh: Vở bài tập, Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Phân số thập phân 
- Kiểm tra lý thuyết, kết hợp vận dụng làm bìa tập. 
- Sửa bài tập về nhà
- Học sinh sửa bài 2, 3.
- Bài 2: 1 học sinh đọc, 1 học sinh viết bảng
- Bài 3: nêu miệng
- Xác định phân số thập phân
Ÿ Giáo viện nhận xét - Ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay thầy trò chúng ta tiếp tục luyện tập về kiến thức chuyển phân số thành phân số thập phân. Giải bài toán về tìm giá trị một phân so ... ỗi con người? 
- Cơ quan sinh dục. 
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nam? 
- Tạo ra tinh trùng. 
- Nêu chức năng của cơ quan sinh dục nữ? 
- Tạo ra trứng. 
* Bước 2: Giảng 
- Học sinh lắng nghe. 
- Sự sống của mỗi người bắt đầu từ một tế bào trứng của người mẹ kết hợp với tinh trùng của người bố. Hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là thụ tinh. 
- Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. 
- Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, khoảng 9 tháng trong bụng mẹ, em bé ra đời. 
* Bước 3: Yêu cầu học sinh quan sát các hình 1a, 1b, 1c, đọc kĩ phần chú thích, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào? 
- Học sinh làm việc cá nhân, lên trình bày: 
Hình 1a: Các tinh trùng gặp trứng
Hình 1b: Một tinh trùng đã chui vào trứng. 
Hình 1c: Trứng và tinh trùng kết hợp với nhau để tạo thành hợp tử. 
* Hoạt động 2: Vài giai đoạn phát triển của thai nhi 
- Hoạt động nhóm đôi, lớp 
* Bước 1: Hướng dẫn học sinh làm việc theo cặp. 
- Học sinh đọc mục Bạn cần biết và quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 9 SGK. 
* Bước 2: Từng cặp học sinh làm việc theo yêu cầu của giáo viên. 
- 2 bạn sẽ chỉ vào từng hình, nhận xét sự thay đổi của thai nhi ở các giai đoạn khác nhau. 
* Bước 3: Yêu cầu học sinh lên trình bày trước lớp. 
- Hình 2: Thai 5 tuần, thấy đầu và mắt.
- Hình 3: Thai 8 tuần, có thêm tai, tay và chân. 
Ÿ Giáo viên nhận xét. 
- Hình 4: Thai 3 tháng, nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân.
- Hình 5: Thai 9 tháng, em bé mới được sinh ra với đầy đủ các bộ phận. 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Thi đua: 
+ Sự thụ tinh là gì? Sự sống con người bắt đầu từ đâu? 
- Đại diện 2 dãy bốc thăm, trả lời
- Sự thụ tinh là hiện tượng trứng kết hợp với tinh trùng. Sự sống con người bắt đầu từ 1 tế bào trứng của mẹ kết hợp với 1 tinh trùng của bố. 
+ Giai đoạn nào đã nhìn thấy hình dạng của mắt, mũi, miệng, tay, chân? Giai đoạn nào đã nhìn thấy đầy đủ các bộ phận? 
- 3 tháng 
- 9 tháng 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Xem lại bài + học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Cần phải làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe” 
- Nhận xét tiết học 
TOÁN:
HỖN SỐ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết cách thực hành chuyển một hỗn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia hai phân số để làm bài tập. 
2. Kĩ năng: Rèn học sinh đổi hỗn số nhanh, chính xác. 
3. Thái độ:Vận dụng điều đã học vào thực tế từ đó giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị: 
- 	Thầy: Phấn màu - các tấm bìa cắt và vẽ như hình vẽ 
- 	Trò: Vở bài tập 
III. Các hoạt động:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: Hỗn số 
- Kiểm tra miệng vận dụng làm bài tập. 
- 2 học sinh 
- Học sinh sửa bài 2, 3/7 (SGK) 
Ÿ Giáo viên nhận xét và cho điểm 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về hỗn số. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Hoạt động cá nhân, cả lớp thực hành. 
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành 
- Dựa vào hình trực quan, học sinh nhận ra 
- Học sinh giải quyết vấn đề
Ÿ Giáo viên chốt lại 
- Học sinh nêu lên cách chuyển
- Học sinh nhắc lại (5 em) 
* Hoạt động 2: Thực hành 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải. 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài - nêu cách chuyển từ hỗn số thành phân số. 
Ÿ Giáo viên nhận xét
Ÿ Bài 2: 
- Giáo viên yêu cầu HS đọc yêu cầu đề bài. 
- Học sinh đọc đề 
- Giáo viên yêu cầu HS nêu cách giải 
- Học sinh nêu vấn đề muốn cộng hai hỗn số khác mẫu số ta làm sao? 
- Học sinh nêu: chuyển hỗn số ® phân số - thực hiện được phép cộng. 
Ÿ Giáo viên chốt ý 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- Học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số sang phân số, tiến hành cộng. 
Ÿ Bài 3: 
- Thực hành tương tự bài 2 
- Học sinh làm bài 
- Học sinh sửa bài 
* Hoạt động 3: Củng cố 	
- Hoạt động nhóm 
Phương pháp: Thực hành, đ.thoại 
- Cho học sinh nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số. 
- Cử đại diện mỗi nhóm 1 bạn lên bảng làm. 
- Học sinh còn lại làm vào nháp. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Làm bài nhà 
- Chuẩn bị: “Luyện tập” 
- Nhận xét tiết học 
AN TOÀN GIAO THÔNG
BÀI 1: BIỂN BÁO GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Mục đích yêu cầu:
HS hệ thống và cũng cố lại về tên gọivà nội dung một số biển báo cơ bản và một số biển báo khác.
Rèn cho các em về ý thức chấp hành tót luật lệ giao thông.
Có thói quen chấp hành các luật lệ giao thông đường bộ và tuyên truyền cho mọi người cùng chấp hành tót luật lệ giao thông.
Chuẩn bị:
GV: Tranh ảnh về các biển báo giao thông đường bộ
HS: Sách giáo khoa và các dụng cụ học tập có liên quan.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về đồ dùng chuẩn bị của nhóm mình.
- Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của HS
Bài mới:
Giới thiệu bài: Củng cố lại biển báo giao thông đường bộ đã học ở lớp 4. Bài học hôm nay các em sẽ ôn lại “Biển báođường bộ”
- Vài em nhắc lại tự bài
Khai thác nội dung:
- Cho HS quan sát và nhận xét về tên gọi và nội dung các biển báo nhóm 1:
- Lớp theo dõi và quan sát tranh
- Hoạt động cá nhân
- Mô tả và nêu tác dụng của nhóm biển báo thứ nhất ?
- Nhóm biển báo hình tròn, có viền hoặc nền màu đỏ được gọi chung là biể báo cấm.
- Nêu nội dung cụ thể của từng biển báo trong nhóm biển báo thứ nhất ?
- B1: báo cấm, B2: báo dừng, B3: cấm xe đạp, B4: cấm người đi bộ, B5: dừng lại.
- Cho HS quan sát và nhận xét về tên gọi và nội dung các biển báo nhóm 2:
- Lớp theo dõi và quan sát tranh
- Hoạt động cá nhân
- Mô tả và nêu tác dụng của nhóm biển báo thứ hai ?
- Hình tam giác có nền màu vàng thuộc nhóm biến báo nguy hiểm.
- Nêu nội dung cụ thể của từng biển báo trong nhóm biển báo thứ hai ?
- B1:đường ngược chiều, B2: nguy hiểm, B3: có tín hiệu đèn, B4: có rào chắn, B5: có xe lửa
- Cho HS quan sát và nhận xét về tên gọi và nội dung các biển báo nhóm 3:
- Lớp theo dõi và quan sát tranh
- Hoạt động cá nhân
- Mô tả và nêu tác dụng của nhóm biển báo thứ ba ?
- Hình tròn nền xanh có tên gọi là biển hiêuh lệnh.
- Nêu nội dung cụ thể của từng biển báo trong nhóm biển báo thứ ba ?
- B1 & B2:đường một chiều, B3: rẽ phải, B4: rẽ trái, B5: vòng xuyến, B6: đường dành cho xe thô sơ, B7: đường dành riêng cho người đi bộ.
- Cho HS quan sát và nhận xét về tên gọi và nội dung các biển báo nhóm 4:
- Lớp theo dõi và quan sát tranh
- Hoạt động cá nhân
- Mô tả và nêu tác dụng của nhóm biển báo thứ ba ?
- Có dạng hình vuông nền sơn xanh gọi là biển báo chỉ dẩn
- Nêu nội dung cụ thể của từng biển báo trong nhóm biển báo thứ tư ?
- B1,2,3: đường sắt các ngang,B4: bến xe buýt, B5: nơi chợ họp
* Một số biển báo khác:
- Phát phiếu học tập
- Hoạt động nhóm
- Chia lớp thành 4 nhóm
+ Hãy nêu tên gọi và nội dung ý nghĩa của từng biển báo nhóm 1,2,3?
+ N1: Biển báo cấm: cấm rẽ trái, cấm rẽ phải, cấm xe mô tô.
+ N2: Biển báo hiệu lệnh: Người đi bộ qua đường, đường xe đạp cắt ngang, công trường, giao nhau với đường không ưu tiên.
+ N 3: Biển chỉ dẫn: Điện thoại, trạm cấp cứu, trạm cảnh sát giao thông.
- Đại diện các nhóm báo cáo
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
- GV chốt lại những ý đúng
Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi: Cho HS bốc xăm theo các nhóm biển báo và thuyết trình về nhóm biển báo đó 
- Đại diện các nhóm bốc xăm và thuyết trình
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Học lại bài và áp dụng thực tế
- Xem trước bài mới.
- HS lắng nghe
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 2
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp.
Kỹ năng: Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin.
Thái độ: Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II. CHUẨN BỊ:
GV : Công tác tuần.
HS: Bản báo cáo thành tích thi đua của các tổ.
III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Giáo viên
Học sinh 
Ổn định: Hát 
Nội dung:
GV giới thiệu:
Phần làm việc ban cán sự lớp:
GV nhận xét chung:
Ưu: Vệ sinh tốt,sách vở khá đầy đủ, biết tham gia các hoạt động đoàn thể
Tồn tại: Học sinh học bài quá yếu, về nhà cần cố gắng học bài nhiều hơn nữa
Gv tặng phần thưởng cho tổ hạng nhất, cá nhân xuất sắc, cá nhân tiến bộ
Công tác tuần tới:
Vệ sinh trường lớp..
Học tập trên lớp cũng như ở nhà
Thăm hỏi phụ huynh học sinh yếu..
* Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
Hát tập thể
 - Lớp trưởng điều khiển 
 - Tổ trưởng các tổ báo cáo về các mặt :
+ Học tập
+ Chuyên cần
+ Kỷ luật
+ Phong trào
+ Cá nhân xuất sắc, tiến bộ
---- - Tổ trưởng tổng kết điểm sau khi báo cáo. Thư ký ghi điểm sau khi cả lớp giơ tay biểu quyết.
Ban cán sự lớp nhận xét
+ Lớp phó học tập
+ Lớp phó kỷ luật
Lớp trưởng nhận xét
Lớp bình bầu :
+Cá nhân xuất sắc:.
+Cá nhân tiến bộ:
Thư ký tổng kết bảng điểm thi đua của các tổ.
Tuyên dương tổ đạt điểm cao.
HS chơi trò chơi sinh hoạt, văn nghệ,theo chủ điểm tuần, tháng .
Cả lớp hát 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc