Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Tập đọc.

Thái sư Trần Thủ Độ.

I-Mục tiêu:

-HS đọc lưu loát,diễn cảm bài văn.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

-Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện(thái sư,câu đương,kiệu,quân hiệu.)

-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư xử gương mẫu,nghiêm minh,không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ: Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn trích kịch Người công dân số Một.

B-Bài mới:

HĐ 1: Giới thiệu bài.

HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

a. GV đọc diễn cảm bài văn.

b. GV hướng dẫn HS thực hiện các y/c luyện đọc,tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn văn.

Đoạn 1: Từ đầu.ông mới tha cho.

Đoạn 2: Từ Một lần khác.thưởng cho.

Đoạn 3: Phần còn lại.

-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn

-Từng cặp HS luyện đọc.

-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.

-HS đọc thầm từng đoạn văn lần lượt trả lời câu hỏi.

+Khi có người muốn xin chức cầu đương,Trần Thủ Độ đã làm gì?

+Trước việc làm của người quân hiệu,Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,Trần Thủ Độ nói thế nào?

+Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?

IV-Củng cố,dặn dò:

 

doc 22 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc.
Thái sư Trần Thủ Độ.
I-Mục tiêu:
-HS đọc lưu loát,diễn cảm bài văn.Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
-Hiểu nghĩa của các từ khó trong truyện(thái sư,câu đương,kiệu,quân hiệu...)
-Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ-một người cư xử gương mẫu,nghiêm minh,không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II-Đồ dùng: Tranh minh họa trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn trích kịch Người công dân số Một.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
GV đọc diễn cảm bài văn.
GV hướng dẫn HS thực hiện các y/c luyện đọc,tìm hiểu bài và đọc diễn cảm từng đoạn văn.
Đoạn 1: Từ đầu...ông mới tha cho.
Đoạn 2: Từ Một lần khác...thưởng cho.
Đoạn 3: Phần còn lại.
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn
-Từng cặp HS luyện đọc.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-HS đọc thầm từng đoạn văn lần lượt trả lời câu hỏi.
+Khi có người muốn xin chức cầu đương,Trần Thủ Độ đã làm gì?
+Trước việc làm của người quân hiệu,Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
+Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền,Trần Thủ Độ nói thế nào?
+Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người thế nào?
IV-Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
-GV nhận xét tiết học.HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
_____________________________
Toán .
Tiết 96: Luyện tập.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố về kĩ năng tính chu vi hình tròn.
-Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn để giải quyết tình huống thực tiễn,đơn giản.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: Nêu cách tính chu vi hình tròn
B-Bài mới:
HĐ 1: HS thực hành,luyện tập
HĐ 2: Chữa bài:
Bài 1: 
-H/d HS đổi bán kính r từ hỗn số ra số thập phân rồi tính.
-Vận dụng công thức chính xác,ghi rõ đơn vị sau kết quả.
Bài 2: 
-HS viết công thức tính chu vi hình tròn theo đường kính.Từ đó suy ra cách tính đường kính của hình tròn.
-HS viết công thức tính chu vi hình tròn theo bán kính .Từ đó suy ra cách tính bán kính của hình tròn.
Bài 3,4: GV giải thích : chu vi của một hình là độ dài đường bao quanh hình đó.
III-Củng cố,dặn dò:
-Về ôn lại công thức tính chu vi hình tròn,tính bán kính,đường kính khi biết chu vi.
_____________________________
Mĩ thuật.
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu.
I-Mục tiêu:
-HS biết quan sát,so sánh để tìm ra tỉ lệ,đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu.
-HS vẽ được hình gần giống mẫu,có bố cục cân đói với tờ giấy.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình.
II-Đồ dùng:
-Một số mẫu vẽ: bình,lọ hoa,quả...có hình dáng,màu sắc khác nhau
-Hình gợi ý cách vẽ.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Quan sát nhận xét.
-Tỉ lệ chung của mẫu.
-Vị trí của các vật mẫu.
-Hình dáng,màu sắc đặc điểm của lọ và quả.
-So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu
HĐ 2: Cách vẽ:
-GV giới thiệu hình gợi ý một số dạng bố cục cho HS so sánh.
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ
+Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+Vẽ đường trục.
+Tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
+Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình.
+Tìm độ đậm nhạt cho các vật mẫu.
HĐ 3: HS thực hành.
HĐ 4: Nhận xét,đánh giá:
-GV cùng HS chọn một số bài hoàn thành ở các mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét.
-GV bổ sung,cùng HS xếp loại.
IV-Dặn dò:
-Sưu tầm một số bài nặn
-Chuẩn bị bài nặn cho tiết học sau.
_____________________________
Khoa học.
Sự biến đổi hóa học (tiết 2)
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết.
-Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
-Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học.
II-Đồ dùng : Tranh trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Sự biến đổi hóa học là gì? Cho VD?
-Đinh mới để lâu ngày thành đinh rỉ là hiện tượng biến đổi gì?Vì sao?
B-Bài mới:
HĐ 3: Trò chơi:”Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học”
-HS thực hiện theo nhóm chơi trò chơi được giới thiệu trong SGK trang 80.
-Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác.
-Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
HĐ 4:Thực hành xử lí thông tin trong SGK.
-HS từng nhóm đọc thông tin,quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục thực hành trang 80,81 SGK
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
-Kết luận: Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Phân biệt sự biến đổi lí học,hóa học,lấy ví dụ chứng minh.
-Học thuộc mục bạn cần biết.
_____________________________
Đạo đức.
Bài 9: Em yêu quê hương (tiết 2)
I-Mục tiêu: Như tiết 1.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Vì sao mỗi người cần yêu quê hương:
-Chúng ta cần thể hiện tình yêu quê hương như thế nào?
-Các em đã làm được những việc gì thể hiện tình yêu quê hương?
B-Bài mới:
HĐ 1: Bày tỏ thái độ:
-HS thảo luận nhóm 2 để hoàn thành bài tập trong SGK
-Từng nhóm nêu kết quả thảo luận.
-GV kết luận:Chúng ta tỏ thái độ đồng ý với các ý kiến:
+Cần thực hiện những hành vi,công việc phù hợp để tham gia xây dựng địa phương nơi mình đang sống.
+Mọi người cần tham gia xây dựng quê hương mà không phân biệt giàu hay nghèo.
+Cần thể hiện lòng yêu quê hương mà không phân biệt quê nội hay quê ngoại.
HĐ 2: Trò chơi: Sắm vai.
-HS thảo luận nhóm 4 giải quyết tình huống rồi thể hiện qua trò chơi sắm vai.
“Khi Dũng đang ở nhà chờ xem chương trình ti vi yêu thích mà bạn đã chờ cả tuần nay thì thấy Lan sang rủ đi làm vệ sinh đường làng theo kế hoạch của Đội thiếu niên...
Hai bạn Dũng và Lan cần làm gì khi đó?”
-Đại diện từng nhóm lên trình bày ý kiến thảo luận qua hình thức sắm vài.
-Các nhóm nêu ý kiến tranh luận khác.
+Trong những cách xử lí tình huống trên,theo em cách nào là phù hợp nhất? Vì sao?
HĐ 3: Bạn có biết về quê hương mình?
-HS giới thiệu các bài hát,bài thơ,tranh ảnh.truyền thống quê hương...
-Các HS khác đặt câu hỏi cho bạn những điều mình quan tâm.
IV-Hướng dẫn thực hành: Thực hiện một số việc làm cụ thể thể hiện lòng yêu quê hương.
_____________________________
Luyện toán.
Luyện tập: Hình tròn và chu vi hình tròn.
I-Mục tiêu: Củng cố về hình tròn và cách tính chu vi hình tròn.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1:Kiến thức cần nhớ:
-Phân biệt đường tròn,hình tròn.
-Công thức tính chu vi hình tròn theo đường kính,bán kính.
HĐ 2: Bài tập.
Bài 1: Cho hình vuông ABCD có cạnh 4 cm.Hãy vẽ 4 hình tròn tâm A,tâm B,tâm C,tâm D đêu có bán kính 2 cm.
Bài 2: tính chu vi hình tròn có bán kính r:
a. r = 5 cm; b. r =1,2 dm; c. r = 1m.
Bài 3: Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
a. d = 0,8 m; b. d = 35 cm; c. d = 1dm.
Bài 4:
Tính đường kính hình trò có chu vi là 18,84 cm.
Tính bán kính hình tròn có chu vi là 25,12 cm.
III-Củng cố,dặn dò:Ôn lại công thức tính chu vi hình tròn,bán kính,đường kính của hình tròn.
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tìm hiểu lễ hội truyền thống dân tộc.
I-Mục tiêu: HS biết được một số ngày lễ hội truyền thống của dân tộc ta.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ 2: HS tìm hiểu những ngày hội truyền thống của nước ta:
-HS thảo luận theo nhóm 4,ghi kết quả thảo luận vào phiếu
-Từng nhóm kể tên các ngày lễ hội mà nhóm sưu tầm được.
+Các ngày lễ hội đó tổ chức vào thì gian nào? ở đâu? nhằm mục đích gì?
+Kể chi tiết một vài lễ hội mà em biết hoặc đã tham gia.
III-Củng cố,dặn dò: Sưu tầm thêm và nêu ý nghĩa của các ngày lễ hội.
_____________________________
Thể dục:
Tiết 39: Tung và bắt bóng.
Trò chơi: Bóng chuyền sáu.
I-Mục tiêu:
-Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay,tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng.
-Tiếp tục làm quen với trò chơi :Bóng chuyền sáu.
II-Địa điểm,phương tiện:
-Trên sân trường.
-Bóng đủ để luyện tập.
III-Hoạt động dạy học:
Phần mở đầu:
-GV phổ biến nhiệm vụ giờ học.
-HS chạy thành vòng tròn xung quanh sân tập.
-Đứng quay mặt vào tâm vòng tròn,xoay các khớp cổ chân,cổ tay,gối.
2.Phần cơ bản:
-Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay,tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
-Chơi trò chơi: Bóng chuyền sáu.
3.Phần kết thúc:
-Chạy chậm,thả lỏng tích cực kết hợp hít thở sâu.
-Bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng
Toán.
Tiết 97: Diện tích hình tròn.
I-Mục tiêu: Giúp HS hình thành quy tắc,công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II-Đồ dùng: Một nhóm một hình tròn trong bộ đồ dùng học toán.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Viết công thức tính chu vi hình tròn.
-Nêu công thức tính S hình bình hành?
B-Bài mới:
HĐ 1: Hình thành công thức tính diện tích hình tròn.
-HS lấy hình tròn có chia các phần bằng nhau theo bán kính
-GV treo hình tròn đã chia sẵn lên bảng.
-Ghép các hình đã chia thành một hình bình hành.
-So sánh diện tích hình tròn và diện tích hình mới tạo được?
-Hãy nhận xét về độ dài đáy và chiều cao của hình bình hành?
-Một HS lên trình bày cách tính kết quả.
-Qua cách tính đó,HS nêu cách tính diện tích hình tròn khi biết độ dài bán kính.
-GV ghi bảng công thức,HS nêu quy tắc.
HĐ 2: Thực hành tính diện tích hình tròn.
HĐ 3: Chữa bài:
Bài 1: 
Lưu ý:
-Các đơn vị đo diện tích kèm theo phải chính xác.
-Khi bán kính là một phân số hoặc hỗn số phải đổi ra số thập phân trước rồi mới tính.
Bài 2: Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm thế nào?
Bài 3: Liên hệ thực tế: Về nhà xem bàn ăn nhà em có là hình tròn không? Tính xem diện tích bằng bao nhiêu?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức quy tắc,công thức tính diện tích hình tròn.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Công dân.
I-Mục tiêu:
-Mở rộng,hệ thống hóa vốn từ gắn với chủ điểm Công dân.
-Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS đọc đoạn văn ở tiết trước,chỉ rõ câu ghép dược dùng trong đoạn văn.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
-Một HS đọc y/c bài tập,cả lớp theo dõi SGK.
-HS thảo luận nhóm 2.
-Phát biểu ý kiến: Công dân là người dân của một nước,có quyền lợi và nghĩa vụ với đất nước.
Bài 2:
-HS đọc yêu cầu bài tập
-HS tìm hiểu nghĩa một số từ các em chưa rõ.
-Đại diện nhóm làm bài tập trên bảng lớp.
Công là của nhà nước,của chung
Công là không thiên vị
Công là thợ,khéo tay.
Công dân,công cộng,công chúng
Công bằng,công lí,công minh,công tâm
Công nhân,công nghiệp
-Giải ng ... họn câu trả lời đúng bằng cách đánh dấu x.
Lãnh thổ Đông Nam á gồm các bộ phận:
+Phần lục địa phía đông nam châu á.
+Các đảo và quần đảo ở phía đông nam lục địa châu á.
+Một phần lục địa và các bán đảo,quần đảo ở phía đông nam châu á.
b.Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam á.
+Núi đồi là chủ yếu.
+Đồng bằng là chủ yếu.
c.Các đồng bằng khu vực Đông Nam á nằm chủ yếu ở:
+Phần lục địa.
+Dọc các sông lớn và ven biển,
2-Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam á?
3-Vẽ mũi tên theo chiều thích hợp để hoàn thành sơ đồ sau:
Nóng
Khí hậu gió mùa nóng ẩm
Có đường xích đạo đi qua
Nhiều mưa,
Gió mưa
Thay đổi theo mùa
Vị trí
Gần biển .Có gió mùa
4.Kể tên một số ngành kinh tế của khu vực Đông Nam á.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GVnhận xét tiết học.
-Tìm hiểu về các nước láng giềng của VN.
_____________________________
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I-Mục tiêu:
-Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
-Nhận biết các quan hệ từ,cặp quan hệ từ được sử dụng trong câu ghép;biết cách dùng quan hệ từ nối các vế câu ghép.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: HS làm lại các bài tập 2,4 trong tiết LTVC trước.
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
HĐ 2: Phần nhận xét:
Bài 1:
-Một HS đọc y/c bài tập 1.
-HS đọc thầm đoạn văn,tìm câu ghép trong đoạn văn.
-HS nêu những câu ghép vừa tìm được.
Câu 1: anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở,/một người nữa tiến vào...
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/nhưng tôi có quyền nhường và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối,/đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.
Bài 2:
-HS làm việc các nhân.
-GV gọi 3 HS lên bảng xác định các vế trong từng câu ghép.
HĐ 3: Phần nhận xét:
-Hai HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
-Vài HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
HĐ4: Phần luyện tập.
Bài tập 1:
-HS đọc nội dung bài tập,HSxác định y/c bài tập
-HS đọc lại đoạn văn,làm bài.
-HS chữa bài,GV chốt lại lời giải đúng:
+Câu 1 là câu ghép có hai vế câu.
+Cặp quan hệ từ trong câu là: Nếu...thì...
Bài tập 2:
-Khôi phục lại từ bị lược trong câu ghép.
-Giải thích vì sao tác giả có thể lược bớt những từ đó.
Bài tập 3:
-Tấm chăm chỉ hiền lành còn cám thì lười biếng,độc ác.
-Ông đã nhiều lần can gián nhưng (mà) vua không nghe.
-Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?
IV-Củng cố,dặn dò: GV nhận xét tiết học.Ghi nhớ những kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép.
_____________________________
Chính tả(Nghe-viết)
Bài viết: Cánh cam lạc mẹ.
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ.
-Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/d/gi.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS nghe-viết.
-GV đọc toàn bài thơ.
-Hỏi HS về nội dung bài thơ(Cánh cam lạc mẹ vẫn được sự che chở,yêu thương của bạn bè)
-Nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ.
-GV đọc chính tả,HS chép bài.
-GV đọc,HS khảo lỗi.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tâp.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS ghi nhớ để không viết sai chính tả những từ ngữ đã ôn luyện.
_____________________________
Buổi chiều:
Kĩ thuật
Nấu cơm (tiết 2)
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Biết cách nấu cơm.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II-Đồ dùng: gạo tẻ,nồi nấu cơm,bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Có mấy cách nấu cơm chủ yếu?
-Hãy nêu cách nấu cơm bằng soong ,nồi trên bếp?
B-Bài mới:
HĐ 3: Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện.
-HS nhắc lại nội dung đã học ở tiết 1.
-Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 SGK.
-HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện và nấu cơm bằng bếp đun?
-HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện:
+xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm.
+Cách san đều mặt gạo trong nồi.
+Lau khô đáy nồi trước khi nấu cơm.
HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét ý thức học tập của HS.
-Về nhà giúp gia đình nấu cơm.
-Đọc trước bài : Luộc rau.
_____________________________
Luyện toán.
Luyện tập: Chu vi - Diện tích hình tròn.
I-Mục tiêu: Củng cố cách tính chu vi,diện tích hình tròn.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập:
Bài 1:Tính diẹn tích hình tròn tâm O,đường kính bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD;biết cạnh hình vuông là 5 cm.
Bài 2:Tính diện tích hình tròn có chu vi C = 12,56 cm.
Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 35 m,chiều rộng bằng 3/5 chiều dài.ở giữa vườn,người ta xây một cái bể hình trong có bán kính 2 m.Tính diện tích phần đất con lại của mảnh vườn đó.
HĐ 2: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn công thức,quy tắc tính diện tích,chu vi hình tròn.
-Hoàn thành phần bài tập.
_____________________________
Hướng dẫn tự học.
Luyện tập: Châu A.
I-Mục tiêu:
-Nêu được,chỉ trên bản đồ vị trí,giới hạn châu A.
-Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu A.
II-Đồ dùng:.
-Bản đồ tự nhiên châu A.
-Quả địa cầu.
III-Hoạt động dạy học:
Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học,HS hoàn thành sơ đồ sau:
Châu á
Đặc điểm tự nhiên:3/4 là núi và cao nguyên,có nhiều núi cao,có đủ các đới khí hậu.Thiên nhiên phong phú đa dạng.
Vị trí:nằm ở bán cầu Bắc
Giới hạn:phía Bắc,Đông,Nam giáp biển,phía Tây giáp châu Âu,,châu Phi
Bài 2: Kể tên các quốc gia ở khu vực Đông Nam A.
Bài 3: Điền đầy đủ vào chỗ....
Khu vực Đông Nam A có khí hậu...... nóng,ẩm.Người dân trồng nhiều. ..., cây .... khai thác.....
(nhiệt đới gió mùa,lúa gạo,công nghiệp,khoáng sản)
III-Củng cố,dặn dò:Ôn tập những kiến thức đã học.
_____________________________
Thứ sáu,ngày 26 tháng 1 năm 2007.
Tiếng anh.
(GV bộ môn dạy)
_____________________________
Tập làm văn.
Lập chương trình hoạt động.
I-Mục tiêu:
-Dựa vào mẫu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể,biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách CTHĐ nói chung.
-Qua việc lập CTHĐ,rènluyện óc tổ chức,tác phong làm việc khoa học,ý thức tập thể.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài:
-Các em đã tham gia các hoạt động tập thể nào?
-Muốn tổ chức một hoạt động đạt kết quả tốt,các em phải làm gì?
HĐ 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: 
-HS đọc y/c bài tập 1.
-GV giải nghĩa: việc bếp núc(việc chuẩn bị thức ăn,thức uống,bát đĩa...)
-HS đọc thầm lại mẫu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể.
-GV h/d HS trả lời một số câu hỏi:
+Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
+Để tổ chức buổi liên hoan,cần làm những việc gì?lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
Bài 2: 
-Một HS đọc y/c bài tập 2.
-Lập lại toàn bộ CTHĐ của buổi liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo VN
-Đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét về nội dung,cách trình bày chương trình của từng nhóm.
III-Củng cố,dặn dò:
-HS nhắc lại ích lợi của việc lập CTHĐ và cấu tạo 3 phần của một CTHĐ.
-GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Toán .
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Làm quen với biểu đồ hình quạt.
-Bước đầu biết cách đọc,phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã học?
-Biểu đồ có tác dụng ý nghĩa gì trong thực tiễn?
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu biểu đồ hình quạt.
a.Ví dụ 1: GV treo tranh VD 1 lên bảng và giới thiệu biểu đồ hình quạt
-Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
-Biểu đồ biểu thị cái gì?
-Số sách trong thư viện được chia làm mấy loại và những loại nào?
-HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại.
-Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
-Nhìn vào biểu đồ,hãy nhận xét về số lượng của từng loại sách;so sánh với tổng số sách trong thư viện.
-Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
-GV kết luận:
+Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt.
+Tác dụng của biểu đồ hình quạt có khác so với các dạng biểu đồ đã học ở chỗ không biểu thị số lượng cụ thể mà biểu thị tỉ số phần trăm của các số lượng giữa các đối tượng biễu diễn.
+Biểu đồ hình quạt có tác dụng biễu diễn các tỉ số số phần trăm giữa các đại lượng nào đó so với toàn thể.
HĐ 2: Thực hành đọc,phân tích,xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
III-Củng cố,dặn dò:
-Ôn tập giải toán về tỉ số phần trăm có sử dụng thông tin từ biểu đồ.
-Ôn kĩ năng đọc biểu đồ hình quạt.
_____________________________
Khoa học.
Bài 40: Năng lượng.
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: các vật có biến đổi vị trí,hình dạng,nhiệt độ,...nhờ được cung cấp năng lượng.
-Nêu VD về hoạt động của con người,động vật,phương tiện,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II-Đồ dùng: Chuẩn bị theo nhóm.
-Nến,diêm
-Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi .
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Sự biến đổi hóa học là gì?
-Vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học?
B-Bài mới:
HĐ 1: Thí nghiệm.
-HS làm việc theo nhóm và thảo luận.Trong mỗi thí nghiệm,HS cần nêu rõ:
+Hiện tượng quan sát được.
+Vật bị biến đổi như thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi?
-Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
-GV đưa ra nhận xét như SGK.
HĐ 2: Quan sát và thảo luận.
-HS đọc mục bạn cần biết trong SGK,quan sát hình vẽ và nêu thêm các VD về hoạt động của con người,động vật,phương tiện,máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó
-Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
-GV và HS tìm và trình bày thêm các VD khác.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Muốn một vật biến đổi vị trí,hình dạng,nhiệt độ...ta cần phải làm gì?
-Nêu tên một số hoạt động của con người và nguồn năng lượng cung cấp cho hoạt động đó?
-Bài sau: Năng lượng mặt trời.
_____________________________
Hoạt động tập thể.
Sinh hoạt cuối tuần.
_____________________________
Buổi chiều:
Luyện tiếng việt.
Luyện tập văn tả người.
I-Mục tiêu: HS viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng;đủ ý;thể hiện được những quan sát riêng;dùng từ,đặt câu đúng,câu văn có hình ảnh,cảm xúc.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV nêu đề bài: Tả một nghệ sĩ hài đang biểu diễn.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài.
-GV gọi một HS đọc đề bài.
-GV giúp HS hiểu y/c của đề bài.
-HS suy nghĩ để tìm ý,sắp xếp thành dàn ý,viết thành bài văn hoàn chỉnh.
HĐ 3: HS làm bài.
III-Củng cố,dặn dò:HSvề nhà hoàn thành bài viết.
_____________________________
Âm nhạc.
(GV bộ môn dạy)
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sinh hoạt sao-Sinh hoạt chi đội.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_20_ban_chuan_kien_thuc_ky_nang.doc