Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)

2. Dạy bài mới:

a. Luyện đọc:

- HS khá giỏi đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt lời nhân vật.

- Giọng Trần Thủ Độ chậm rãi, rõ ràng.

Đoạn 1: Trần Thủ Độ . tha cho

Đoạn 2: Một lần khác lụa thưởng cho.

Đoạn 3: Trần Thủ Độ .nói thật.

GV kết hợp luyện đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó: (phần chú giải SGK)

b. Tìm hiểu bài:

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc lướt câu hỏi và trả lời.

H. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

H. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao?

H. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ nói thế nào?

H. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

Gv chốt ý và HS rút ra nội dung bài.

 

doc 12 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 15/03/2022 Lượt xem 155Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 20 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH . LỚP 5 -- TUẦN 20
 ( Từ ngày 10 - 14 / 1 /2011)
Thứ - ngày
Tiết
Môn học
Tiết PPCT
Bài dạy
2 
10 - 1
1
Chào cờ
18
2
Tập đọc
39
Thái sư Trần Thủ Độ
3
Toán
96
Luyện tập
4 
Khoa học
39
Sự biến đổi hóa học 
3 
11 - 1
1
Lịch sử
20
Ôn tập
2
Toán
97
Diện tích hình tròn
3
Luyện từ -câu
39
MRVT: Công dân
4 
12 - 1
1
Tập đọc
40
Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng
2
Toán
98
Luyện tập
3
Kể chuyện
20
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
5
13 - 1
1
Chính tả
20
Nghe Viết: Cánh cam lạc mẹ
2
Toán
99
Luyện tập chung
3
Tập làm văn
39
Tả người (Kiểm tra viết)
6
 14 - 1
1
Luyện từ -câu
40
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
2
Toán
100
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
3
SHTT
20
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 10 tháng 1 năm 2010
TẬP ĐỌC : THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ.
I/ Mục tiêu: 
- Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
II/ Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh họa bài TĐ, bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
a. Luyện đọc:
- HS khá giỏi đọc với giọng rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt lời nhân vật.
- Giọng Trần Thủ Độ chậm rãi, rõ ràng.
Đoạn 1: Trần Thủ Độ .... tha cho
Đoạn 2: Một lần khác lụa thưởng cho.
Đoạn 3: Trần Thủ Độ ........nói thật.
GV kết hợp luyện đọc và tìm hiểu nghĩa một số từ ngữ khó: (phần chú giải SGK)
b. Tìm hiểu bài: 
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc lướt câu hỏi và trả lời. 
H. Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
H. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử trí ra sao?
H. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền Trần Thủ Độ nói thế nào?
H. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
Gv chốt ý và HS rút ra nội dung bài.
c. Đọc diễn cảm: 
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2.
- GV yêu cầu HS đọc phân vai.
- Nhận xét tuyên dương.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc.
- HS đọc theo vai phần 2, vở kịch người công dân số một.
HS dùng bút chì để đánh dấu đoạn.
- 3 HS đọc nối theo 3 đoạn.
- HS đọc theo cặp.
- Từ khó: lập nên, lấy làm to lắm, lại là, phép nước 
- Cả lớp đọc thầm toàn bài.
- 1 HS đọc thành tiếng toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm đoạn và trả lời 
-Trần Thủ Độ yêu cầu người ấy chặt một ngón chân để phân biệt giữa người có gửi gắm và những câu đương khác.
-Trần Thủ Độ lấy vàng, lụa thưởng cho người ở chức thấp mà biết giữ phép nước.
-Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người nói thật
-Trần Thủ Độ là người thẳng thắn, nghiêm khắc với mọi người, kể cả bản thân
-Đại diện các nhóm lên trình bày và nêu nội dung
- HS thi đọc diễn cảm giữa các nhóm.
- HS đọc theo yêu cầu.
- Về kể lại chuyện về tấm gương Trần Thủ Độ cho mọi người nghe.
TOÁN: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
	Biết tính chu vi, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
 Cho chữa bài 3, 4 tiết trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(b,c):
- GV cho HS tự làm và chữa bài sau nêu cách tính chu vi hình tròn.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề toán GV, yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa và nhận xét.
- Giáo viên chấm một số bài
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải
4. Củng cố, dặn dò:
GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng chữa bài 
b. Chu vi của hình tròn là:
4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. Chu vi của hình tròn là:
 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
- HS suy nghĩ và tự làm bài sau nêu kết quả, quy tắc tính đường kính, bán kính hình tròn.
a. Đường kính của hình tròn là:
15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
- HS đọc đầu bài sau thảo luận về cách giải bài toán.
Bài giải
a. Chu vi của bánh xe đạp đó là:
0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 Đáp số: a. 2,041 m 
khoa häc: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC(T2)
I. MỤC TIÊU :
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc của tác dụng của ánh sáng.
II. Các kĩ năng sống được giáo dục:
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đợi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm (của trò chơi)
III. CHUẨN BỊ :
 - Hình trang, 80, 81 SGK.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 3 : Thảo luận :
* GV cho HS làm việc theo nhóm đôi.
* HS làm việc theo nhóm đôi.
- HS quan sát các hình trang 79 SGK và thảo luận các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
- Trường hợp nào là sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy?
* Kết luận:
- Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.
* Đại diện nhóm trả lời một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
- HS chú ý nghe và nhắc lại
HĐ 4 : Trò chơi: “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học” : 
* GV cho HS chơi theo nhóm 
- HS chơi theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác. 
Kết luận: Sự biến đổi hoá học thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. 
- HS chú ý nghe.
HĐ 5 : Thực hành xử lí thông tin trong SGK: 
Cho HS hoạt động theo nhóm
* HS hoạt động theo nhóm 
GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ để trả lời các câu hỏi ở mục Thực hành trang 80, 81SGK.
* Cho đại diện nhóm trình bày 
* Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của một bài tập. Các nhóm khác bổ sung.
Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
3. Củng cố, dặn dò: 1-2'
 - Gọi 1,2 HS nhắc lại nội dung bài học.
 - Về tự làm lại thí nghiệm và chuẩn bị bài học sau.
 - Nhận xét tiết học.
Thứ Ba, ngày 12 tháng 1 năm 2011
LỊCH SỬ
ÔN TẬP 9 NĂM KHÁNG CHIẾN BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945-1954)
I/ Mục tiêu:
	- Biết sau cách mạng tháng Tám nhân dân ta phải dương đầu với ba thứ “giặc”: 
“ giặc đói”, “ giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm”.
	- Thống kê những sự kiện lichl sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
	+ 19-12-1946: Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
	+ Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
	+ Chiến dịch Biên giới thu- đông 1050.
	+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II. Chuẩn bị:
Tranh ảnh tư liệu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động 1 : Các sự kiện chính
- HS thảo luận nhóm - ghi ý bằng bút chì vào SGK bài 1 và 2- Đại diện nhóm nêu ý kiến.
- Thi tiếp sức điền các sự kiện chính vào bảng.
Hoạt động 2 : HS đọc miệng:
 Ngày 2 tháng 9:
Ngày 6 tháng 1 năm 1946
Sáng ngày 20 tháng 12 năm 19546
Hoạt động 3: Viết và kể về các địa danh di tích LS chính trong thời kì chống Pháp
- Kể về các tấm gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng, liệt sĩ trong 9 năm kháng chiến chống Pháp?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Đọc các bài thơ, văn về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp
Dặn HS về nhà ôn bài
1945: Cách mạng tháng Tám - tổng khởi nghĩa giành chính quyền - BH đọc Tuyên ngôn độc lập.
1946: Toàn quốc kháng chiến.
1947: Chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
1948- 1949: xây dựng hậu phương vững chắc.
1950: Chiến dịch Biên giới thu - đông.
1951: Đại hội đại biểu toàn quốc.
1952: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc. Ta 
mở chiến dịch Tây Bắc.
1953: Ta đánh địch để mở rộng và xây dựng hậu phương vững chắc.
1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng năm châu.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945 cuộc tuần hành vừa bắt đầu thì súng của Thực dân Pháp đã xả vào đoàn biểu tình.
 Ngày 6 tháng 1 năm 1946 đại biểu Bắc - Trung - Nam được bầu vào Quốc hội.
 Sáng ngày 20-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi:
 "... Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa.
 Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước , nhất định không chịu làm nô lệ "
- HS thi đua nhóm(Mỗi nhóm cử 2 bạn lên viết, đính tranh ảnh và kể về các địa danh, di tích LS trong kháng chiến chống Pháp)
- (La Văn Cầu, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót... )
HS đọc bài: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
TOÁN: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được quy tắc và công thức tính diện tích của hình tròn
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bảng phụ.
III/ Hoạt dộng dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
 Cho chữa bài 3, 4 tiết trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn
- GV giới thiệu thông qua bán kính như SGK:
+ Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
Ta có công thức:
S = r x r x 3,14
Trong đó: S là diện tích, r là bán kính
3. Thực hành
Bài 1 ( a, b):- GV cho HS tự làm và chữa bài sau nêu cách tính diện tích hình tròn.
Bài 2 ( a, b):- Gọi 1 HS đọc đề toán GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa và nhận xét.
Giáo viên chấm một số bài
Bài 3:- GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải
4. Củng cố, dặn dò:
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng chữa bài 
- HS nghe giới thiệu sau áp dụng tính diện tích hình tròn với bán kính là 2 dm
Diện tích của hình tròn là:
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm)
- HS làm bài cá nhân vào vở sau chữa bài
a. Diện tích của hình tròn là:
5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b. Diện tích hình tròn là:
0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024(dm2)
- HS đọc đầu bài sau tự giải bài vào vở
a. Bán kính của hình tròn là:
12 : 2 = 6 (cm)
 Diện tích của hình tròn là:
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b. Tương tự bán kính là 3,6 dm và diện tích là 40,6944 dm2
- HS đọc đàu bài và tự giải bài toán 
Bài giải
Diện tích của mặt bàn là:
45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5 cm2
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN	
I/ Mục tiêu: 
- Hiểu nghĩa của từ công dân ( BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân ... 14 (cm2)
 Đáp số: 3,14 cm2
KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục tiêu: 
	Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Chuẩn bị: GV - HS: sưu tầm 1 số truyện, sách báo.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
 HS kể tiếp nối truyện: Chiếc đồng hồ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ các em đã hiểu: Mỗi người là việc gì cũng cần nghĩ đến lợi ích chung của tập thể. Tiết kể chuyện hôm nay các em cùng kể về những con người sống và làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể: 
- GV gạch chân dưới các từ: đã nghe, đã đọc, theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- HS nối tiếp đọc phần gợi ý SGK
- HS nêu tên các câu chuyện mình định kể.
c. Hoạt động 2: HS kể trong nhóm: 
- Kể trong nhóm: nghe bạn kể và đặt câu hỏi cho bạn kể và ngược lại, bạn kể đặt câu hỏi cho bạn nghe.
-GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. 
d. Hoạt động 3: Thi kể và trao đổi về ý nghĩa truyện: ( thi giữa 3 đội) 
- GV ghi tên HS tên câu truyện lên bảng 
- Lớp nhận xét và đánh giá bạn.
3. Củng cố, dặn dò:	
- Liên hệ thực tế địa phơng: có những ai nh thế?
- Nhận xét tiết học - bình chọn bạn kể hay nhất, bạn nêu câu hỏi thú vị nhất, bạn hiểu câu chuyện nhiều nhất.
3 HS kể
HS lắng nghe
- HS đọc yêu cầu của bài 
HS đọc gợi ý
HS thảo luận nêu tên truyện mình định kể
HS kể trong nhóm và đặt câu hỏi cho bạn:
+ Chi tiết nào trong truyện bạn thích nhất?
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
+ Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất?
+ Tại sao bạn lại chọn câu chuyện này?
+ Bạn thích nhất tình tiết nào trong truyện?
- Lần lượt mỗi đội 1 bạn kể
Thứ Năm, ngày 13 tháng 1 năm 2011
CHÍNH TẢ (nghe-viết) CÁNH CAM LẠC MẸ
I/ Mục tiêu: 	- Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ.
	- Làm được BT2 a/b. 
II/ Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bút dạ, Bài tập viết sẵn ra bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu.
b. Hướng dẫn nghe viết:
- GV gọi 1 HS đọc bài .
- H: Tại sao bài văn lại có tên là: Cánh cam lạc mẹ?
c/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu từ ngữ khó viết, dễ lẫn trong khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
d. Viết chính tả:
e. Soát lỗi chính tả:
- GV đọc toàn bài thơ cho HS soát lỗi.
- Thu chấm bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
g. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: - Yêu cầu: HS làm bài theo nhóm, làm ra giấy khổ to sau đó dán lên bảng.
- Nhận xét.
Bài 3: - GV giao nhiệm vụ cho HS.
Nhận xét bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- 1 HS lên bảng làm bài tập về nhà
- Nhận xét.
- 2 HS trả lời.
- HS nêu trước lớp: những từ khó, hay viết sai chính tả.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vở nháp.
- HS nghe và viết bài.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để kiểm tra, soát lỗi, chữa bài, ghi số lỗi ra lề.
Bài 2:- 4 HS 1 nhóm trao đổi cà tìm từ, 1 nhóm viết vào giất khổ to, HS nhận xét.
Bài 3: 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc yêu cầu, HS tự làm bài.
- Đọc bài trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: -Biết tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để giải các bài toán liên quan đến chu vi, diện tích hình tròn.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ các bài tập
III/ Hoạt dộng dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
 Cho chữa bài 2,3 tiết trước
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập 
Bài 1:- GV cho HS tự làm và chữa bài sau nêu cách tính chu vi hình tròn.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề toán GV yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa và nhận xét.
- Giáo viên chấm một số bài.
Bài 3: GV cho HS quan sát hình vẽ rồi phân tích bài toán.
- GV gọi HS đọc đầu bài và nêu cách giải.
4. Củng cố, dặn dò:
GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng chữa bài 
- HS làm bài cá nhân sau chữa bài
Bài giải
Chu vi của hình tròn bé là:
7 x 2 x 3,14 = 43,96 (cm)
Chu vi hình tròn lớn là;
10 x 2 x 3,14 = 62,8 (cm)
Độ dài của dây thép là:
7 + 43,96 + 62,8 + 10 = 123,76(cm)
 Đáp số : 123,76 cm
- HS đọc và quan sát hình trong SGK và làm bài 
Bài giải
Bán kính của hình tròn lớn là:
60 + 15 = 75 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn là:
75 x 2 x 3,14 = 471 (cm)
Chu vi của hình tròn bé là:
60 x 2 x 3,14 = 376,8 (cm)
Chu vi của hình tròn lớn hơn chu vi hình tròn bé là:
471 - 376,8 = 94,2 (cm)
 Đáp số: 94,2 cm.
- HS quan sát hình SGK rồi thảo luận cặp đôi về cách làm bài
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
7 x 2 = 14 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
14 x 10 = 140 (cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là:
7 x 7 x 3,14 = 153,86 (cm2)
Diện tích của hình đã cho là:
140 + 153,86 = 293,86 (cm2)
 Đáp số : 293,86 cm2
TẬP LÀM VĂN
TIẾT 39: TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu: 
 - Viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ); đúng ý, dùng từ đặt câu đúng. 
II/ Đồ dùng dạy học: HS chọn đề chuẩn bị dàn ý.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra. 
- Một HS đọc các đề trong SGK.
- GV nhắc HS: Nội dung KT không xa lạ với các em vì đó là các nội dung các em đã thực hành luyện tập. Tiết KT này yêu cầu các em viết hoàn chỉnh một bài văn
- GV giải đáp những thắc mắc của HS 
3. HS làm bài kiểm tra:
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài sau: Lập chương trình hoạt động.
- HS nêu bố cục bài văn tả bgười.
- Một HS đọc các đề trong SGK.
HS làm bài vào vở.
Thứ Sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/ Mục tiêu:
 - Nắm được cách nối vế câu trong câu ghép bằng quan hệ từ ( ND ghi nhớ ).
 - Nhận biết được các quan hệ từ, cặp quan hệ từ được sử dụng trong cau ghép ( BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép ( BT3 ).
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ghi sẵn 2 câu ghép ở BT2, bài 3.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu ví dụ:
VD1: Cho HS nêu yêu cầu và yêu cầu HS làm BT. 
 - Gọi HS phát biểu gv ghi nhanh lên bảng, nhận xét.
VD2: - HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài nhắc HS dùng gạch chéo (/) tách vế câu ghép, khoanh vào các từ, dấu câu nối các vế câu.
VD3: H: Cách nối vế câu trong câu ghép trên có gì khác nhau. Các vế câu ghép nối với nhau bằng từ nào?
c. Luyện tập: 
Bài 1: GV yêu cầu HS tự làm bài.
HS tự làm bài.HS nhận xét câu bạn làm trên bảng.
Bài 2: HS nêu yêu cầu.
H: hai câu ghép bị lược bớt quan hệ từ trong đoạn văn trên là câu nào.
- Yêu cầu HS tự làm bài. nhận xét.
H: Vì sao tác giả lại lược bớt được các từ đó? (lược cho gọn thoáng, người đọc vẫn hiểu.)
Bài 3: HS nêu yêu cầu, sau đó HS tự làm bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau.
Tìm từ đồng nghĩa với từ Công dân và đặt câu với từ đó.
VD1: 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và thảo luận.
VD2: 3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm 1câu. HS dưới lớp làm vào vở.
VD3: HS nối tiếp nhau trả lời.
Kết luận: các vế trong câu ghép nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
- HS rút ra ghi nhớ, 2 HS đọc.
3- 5 HS nối tiếp nhau đặt câu có dùng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
Bài 1: 1 HS làm trên bảng lớp.dưới lớp làm vào vở.
Bài 2: 1 HS làm bài vào bảng phụ sau đó dán lên bảng. Dưới lớp viết vào vở BT. HS trình bày.
Bài 3: Tương tự bài 2.
a. Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.
b. Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.
c. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình.
- HS nhận xét bài làm trên bảng.
TOÁN: TIẾT 100: GIỚI THIỆU BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết đọc, phân tích và sử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
II/ Đồ dùng dạy học: 
Bảng nhóm, bảng phụ vẽ hình minh hoạ trong SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra
 Cho chữa bài 2, 3 tiết trước.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu trực tiếp
2. Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Ví dụ 1: GV đưa biểu đồ cho HS quan sát và nhận dạng hình:
+ Biểu đồ có dạng hình gì?
+ Số trên mỗi phần của biểu đồ được ghi dưới dạng số nào?
+ Sách trong thư viện được chia thành mấy loại?
+ Đó là những loại sách nào?
+ Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
Tương tự GV đưa ví dụ 2
3. Thực hành
Bài 1:- GV cho HS tự làm và chữa.
4. Củng cố, dặn dò:
GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
2 HS lên bảng chữa bài 
HS quan sát biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ có dạng hình quạt, được chia thành nhiều phần
+ Số trên biểu đồ được ghi dưới dạng tỉ số phần trăm
+ Sách trong thư viện được chia thành 3 loạil là Truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác
- HS quan sát thảo luận theo cặp đôi và trả lời ví dụ 2
- HS tự làm bài theo hình thức cá nhân
Có 25% học sinh thích màu đỏ
Vậy số học sinh thích màu đỏ là;
120 x 25 : 100 = 30 (học sinh)
Số học sinh thích màu trắng là:
120 x 20 : 100 = 24 (học sinh)
Số học sinh thích màu tím là:
120 x 15 : 100 = 18 (học sinh)
HĐTT: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
1. Lớp trưởng lên đánh giá từng hoạt động trong tuần
2. Các tổ trưởng lên nhận xét từng mặt của các thành viên trong tổ
3. GV đánh giá nhận xét tuần qua:
 - Đi học đúng giờ, lớp học sạch sẽ
- Tham gia các phong trào đội tốt , tích cực
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Lớp đã thi kể chuyện cấp trường đạt thứ .... 
- Luyện giải toán trên mạng vòng 10 : Tuấn, Long, Linh, Thìn 
III. Kế hoạch tuần 21:
 -Tiếp tục duy trì các nề nếp.
-Học bài và làm bài đầy đủ hơn
-Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ
-Sách ,vở sạch sẽ 
-Rèn thêm chữ viết 
- Phụ đạo HS yếu: Hùng, Nhung, Tuấn Anh, Sen 
-Luyện giải toán trên mạng vòng 11 : Tuấn, Long, Linh, Thìn 
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_20_chuan_kien_thuc.doc