CHUYỆN CÂY KHẾ THỜI NAY.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, đoạn, bài.
2. Kĩ năng: - Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng thấm thía, đọc lời bà tự nói với các cháu bằng giọng chậm rãi, hiền từ.
3. Thái độ: - Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: các công dân nhỏ tuổi phải biét ơn, quan tâm giúp đỡ gia đình liệt sĩ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh họa bài học ở SGK.
Chuyện cổ tích cây khế và tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh.
+ HS: SGK.
Tuần 20 NGÀY MÔN BÀI Thứ 2 23.01 Tập đọc Toán Đạo đức Lịch sử Chuyện cây khế thời nay Luyện tập chung. Việt Nam – Tổ quốc em (tiết 2). Ôn tập: chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc Thứ 3 24.01 L.từ và câu Toán Khoa học Mở rộng vốn từ công dân Biểu đồ hình quạt Sự biến đổi hoá học Thứ 4 25.01 Tập đọc Toán Làm văn Địa lí Tiếng rao đêm. Thực hành tính diện tích ruộng đất. Lập chương trình hoạt động (tt) Châu Á Thứ 5 26.01 Chính tả Toán Kể chuyện Chuyện cây khế thời nay Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt) Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Thứ 6 27.01 L.từ và câu Toán Khoa học Làm văn Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ Luyện tập chung Năng lượng Trả bài văn tả người Thứ hai, ngày 23 tháng 01 năm 2006 TẬP ĐỌC: CHUYỆN CÂY KHẾ THỜI NAY. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, đoạn, bài. 2. Kĩ năng: - Biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng thấm thía, đọc lời bà tự nói với các cháu bằng giọng chậm rãi, hiền từ. 3. Thái độ: - Hiểu nội dung ý nghĩa bài văn: các công dân nhỏ tuổi phải biét ơn, quan tâm giúp đỡ gia đình liệt sĩ. II. Chuẩn bị: + GV: Tranh minh họa bài học ở SGK. Chuyện cổ tích cây khế và tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc cho học sinh. + HS: SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 30’ 6’ 15’ 5’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. Giáo viên gọi 3 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài. Vì sao ông Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng? Em hãy kể lại những đóng góp to lớn của ông Thiện cho cách mạng? Qua bài đọc em có cảm nghĩ gì? Giáo viên nhận xét – cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Chuyện cây khế thời nay. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh đọc bài. Giáo viên chia đoạn để học sinh luyện đọc. Đoạn 1: “Từ đầu trầu cau” Đoạn 2: “Chờ lúc cho nghe” Đoạn 3: “ Bà không tham lam” Đoạn 4: Còn lại. Giáo viên chú ý luyện đọc từ ngữ học sinh còn phát âm sai. Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm các từ ngữ mà học sinh chưa rõ. Giáo viên đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, trầm lắng ở đoạn kể về cảnh ngộ của bà Tư; giọng chậm rãi, hiền từ khi bà Tư nói với các cháu nhỏ, giọng vui vẻ của các bạn nhỏ đã biết ân hận. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải. Yêu cầu học sinh cả lớp đọc thầm đoạn 1 – giáo viên nêu câu hỏi. Hoàn cảnh gia đình bà Tư có gì đặc biệt? Các em hãy hình dung một bà Tư già yếu, hai con đã hy sinh phải sống một mình thì tâm trạng thế nào không? Giáo viên chốt: hoàn cảnh gia đình bà Tư rất thương tâm. Bà sống thui thủi một mình, hai đứa con đã hy sinh, nhà chỉ có cây khế ngọt, ngày ngày bà hái bán lấy tiền sống qua ngày. Bà đau buồn vì tuổi già cô đơn không ai nương tựa, chăm sóc sẻ chia. Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. Khi bà Tư vắng nhà, các bạn nhỏ đã làm gì? Khi thấy bọn trẻ leo cây khế hái quả, bà Tư đã xử sự như thế nào? Hãy gạch dưới chi tiết ấy. Cách xử sự của bà Tư cho thấy bà là người như thế nào? Giáo viên chốt: Tuy bà Tư biết cây khế nhà mình luôn bị bọn trẻ con đến phá nhưng trái lại bà không rầy rà la mắng mà còn tha thứ cho sự nghịch ngợm của chúng, kể chuyện cổ tích cho chúng nghe. Điều đó chứng tỏ bà Tư hiền từ, nhân hậu. Vì sao khi nghe bà Tư kể chuyện cổ tích, các bạn nhỏ lại thấy thấm thía? Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 4 trả lời câu hỏi. Việc các bạn nhỏ chăm sóc giúp đỡ bà Tư đã thể hiện nhận thức như thế nào của các bạn? Qua câu chuyện em hiểu ra điều gì? Giáo viên chốt: Qua câu chuyện các em cần có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, nhất là những người già yếu cô đơn là mẹ, là cha của những liệt sĩ vì Tổ quốc. v Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm. Phương pháp: Đàm thoại, thi đua, thảo luận. Giáo viên hướng dẫn học sinh xác lập kỹ thuật đọc bài văn, cách ghi dấu nhấn giọng, ngắt giọng và đọc diễn cảm đoạn văn. Giáo viên nhận xét. Cho học sinh các tổ nhóm thi đua đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn. v Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm theo dãy. Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài. Chuẩn bị: “Tiếng rao đêm.” Nhận xét tiết học Hát Học sinh lắng nghe trả lời câu hỏi. Hoạt động lớp, cá nhân. 1 học sinh khá giỏi đọc bài. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ các em còn phát âm sai. Học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ khó các em chưa hiểu. Hoạt động lớp, cá nhân. Học sinh đọc thầm. Học sinh phát biểu tự do theo suy nghĩ. Dự kiến: Bà Tư là mẹ liệt sĩ, Mai được là bộ đội chống Mỹ đã hi sinh. Bà Tư đã già yếu sống chỉ có một mình và hàng ngày hái khế đi bán. Tâm trạng rất đau buồn vì thương tiếc các em, vì già yếu, cô đơn. Tâm trạng của bà Tư rất buồn vì không ai chăm sóc lúc tuổi già, không nơi nương tựa, an ủi, tâm tình. 1 học sinh đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm. Học sinh nêu câu trả lời. Các bạn leo cây khế, bức lá, hái quả. Học sinh gạch dưới và nêu. Dự kiến: Bà biết mà không than thở trở về bất ngờ nghe bà kể chuyện cổ tích. Học sinh phát biểu tự do. Ví dụ: Bà Tư hiền từ, nhân hậu. Bà yêu quý trẻ con. Bà Tư rất hiền lành, đã tha thứ cho sự nghịch ngợm của bầy trẻ và còn kể chuyện cho chúng nghe. Học sinh đọc thầm đoạn 3 cùng trao đổi để trả lời câu hỏi. Dự kiến: Các bạn hiểu ra, chim thần ăn khế biết trả ơn người cho khế. Còn các bạn thì lại chờ lúc bà đi vắng leo cây bứt lá, hái quả. Bà Tư là mẹ liệt sĩ, già yếu, cô đơn không người nương tựa, chỉ có cây khế mà các bạn còn đến bứt lá, hái quả. Các bạn hiểu ra tấm lòng nhân hậu của bà Tư Học sinh phát biểu tự do. Dự kiến. Các bạn đã nhận ra hành động sai trái của mình. Các bạn đã nhận ra hành động vô ơn của mình, các bạn ân hận muốn sửa chữa lỗi. Là công dân nhỏ tuổi, cần quan tâm giúp đỡ các bà mẹ liệt sĩ. Cần biết ơn những người đã đổ máu hy sinh cho độc lập tự do của đất nước Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh tự nhấn giọng, ngắt giọng câu văn dựa theo sự hướng dẫn của giáo viên. Dự kiến: Bà Tư hiền từ nói: // -Các cháu xuống cẩn thận,/ từng cháu một kẻo té thì khổ bà.// Rồi các cháu vào đây/ bà kể chuyện cổ tích cho nghe.// Học sinh thi đua đọc diễn cảm. Học sinh các nhóm thảo luận tìm nội dung chính và trình bày. Dự kiến. Các công dân nhỏ tuổi cần biết ơn, quan tâm, giúp đỡ gia đình liệt sĩ. Đại diện 2 – 3 học sinh đọc diễn cảm. Lớp nhận xét. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn, hình thang, hình thoi, hình tam giác. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức để giải 1 bài toán hình học cụ thể. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh cẩn thận khi làm bài, cân nhắc khi tư duy. II. Chuẩn bị: + GV: Hình vẽ BT1, 2, 3, 4 ; phiếu học tập (nhóm nhỏ) + HS: Xem trước bài ở nhà. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 34’ 14’ 15’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập. Lưu ý học sinh: S miệng thành giếng, là S thành giếng (không tính miệng giếng). 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn tập Phương pháp: Thảo luận nhóm, thực hành. Phát biểu học tập in sẵn, yêu cầu học sinh điền cho đầy đủ các công thức tính: d, r, C, S hình tròn; a, h, S hình tam giác; m, n, a, b, S hình thoi; a, b, a + b, h, (a + b) : 2, S hình thang. v Hoạt động 2: Luyện tập Phướng pháp: Luyện tập, thực hành. Bài 1: Lưu ý: Uốn sợi dây thép Þ theo chu vi 2 hình tròn. Bài 2: Nhận xét. Bài 3: Hình bên gồm máy bộ phận? Làm thế nào để tính S hình đó? Bài 4: Lưu ý: Tính trước khi khoanh tròn đáp án. v Hoạt động 3: Củng cố. Phướng pháp: Thi đua, thực hành, thảo luận nhóm. Tính diện tích phần gạch chéo. 5. Tổng kết - dặn dò: Dặn dò Ôn quy tắc, công thức. Chuẩn bị: Đọc biểu đồ hình quạt. Nhận xét tiết học Hát Nhắc lại công thức tính C , S hình tròn. Sửa BT4 trên bảng. Tự nhận xét và sửa bài. Hoạt động nhóm, lớp. Thảo luận và điền phiếu. Trình bày kết quả thảo luận. Hoạt động nhóm đôi. Đọc đề, nêu yêu cầu. Làm bài. Sửa bài. Đọc đề, nêu yêu cầu. Làm bài. Sửa bài. Đọc đề, nêu yêu cầu. Hai phần nửa hình tròn và phần hình thang vuông. Tính tổng 2 diện tích. ® Làm bài và sửa bài. Đọc đề, nêu yêu cầu. Tính và nêu đáp án. Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm. Học sinh làm nhóm đôi và báo cáo. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG ĐẠO ĐỨC: VIỆT NAM – TỔ QUỐC EM (Tiết 2). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết quôc tịch của em là VN,Tổ quốc em dang thay đổi từng ngày và dang hội nhập vào đời sống quốc tế. 2. Kĩ năng: - Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về văn hóa và sự phát triễn kinh tế của Tổ quôc Việt Nam. 3. Thái độ: - Quan tâm đến sự phát triễn của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về văn hóa và lịch sử dân tộc VN. - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựngvà bảo vệ quê hương đất nước. II. Chuẩn bị: GV + HS: - Các bài hát, bài thơ ca ngợi quê hương, đất nước. - SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 3’ 1’ 30’ 7’ 8’ 10’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Đọc ghi nhớ. Hỏi lại bài tập 2. 3. Giới thiệu bài mới: Việt Nam – Tổ quốc em (Tiết 2) 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Học sinh làm bài tập 3/ SGK. Phương pháp: Luyện tập. Nêu yêu cầu bài tập. ® Kết luận: Việt Nam là thành viên của ASEAN, tổ chức các nước nói tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc (trong đó có UNESCO, UNICEF). Việt Nam sống trong một mái nhà chung, trong cùng một thế giới chung, cùng tham gia thực hiện các công ước quốc tế, ví dụ Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc. Việt Nam không thể phát triển đơn độc. Luôn có sự phụ thuộc, hỗ trợ, cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dù rằng có ngôn ngữ khác nhâu, có đặc điểm địa lí khác nhau. Do đó Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế. v Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4/ SGK. Phương pháp: Sắm vai, thuyết trình. Yêu cầu học sinh đóng vái là hướng dẫn viên du lịch “Việt Nam – Điểm hẹn của thiên niên kỉ” và giới thiệu với khách du lịch là các học sinh khác trong lớp về một trong các chủ đề: văn hoá, kinh tế, lịch sử, dan ... đến kết luận. Nguyên nhân dẫn đến kết quả tốt ta dùng quan hệ từ “Nhờ hoặc do hay vì”. Nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu ta dùng quan hệ từ “Tại vì”. Bài 4: Yêu câu học sinh suy nghĩ và viết hoàn chỉnh câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân kết quả. Giáo viên phát giấy cho 3, 4 em lên bảng làm. Cả lớp và giáo viên kiểm tra phân tích các bài làm của học sinh nhận xét nhanh, chốt lại lời giải đúng. v Hoạt động 4: Củng cố. Phương pháp: Hỏi đáp. 5. Tổng kết - dặn dò: Hoàn chỉnh bài tập. Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động cá nhân, lớp. 1 học sinh đọc câu hòi 1. Học sinh suy nghĩ, phát hiện sự khác nhau về cấu tạo giữa 2 câu ghép đã nêu. Học sinh phát biểu ý kiến. Ví dụ: Câu 1: Vì con khỉ này rất nghịch nên các anh bảo vệ thường phải cột dây. ® 2 vế câu ghép được nối nhau bằng cặp quan hệ từ vì nên. Câu 2: Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. ® 2 vế câu ghép được nối với nhau bằng một 1uan hệ từ vì. Cả lớp nhận xét. Hoạt động lớp, nhóm đôi. Học sinh làm bài, các em tìm và viết ra nháp những cặp quan hệ từ, quan hệ từ tìm được. Có thể minh hoạ bằng những ví dụ cụ thể. Học sinh phát biểu ý kiến. Ví dụ: Quan hệ từ : vì, bởi vì, nhớ, nên, cho nên, cho vậy. Cặp quan hệ từ: vì nên, bởi vì, cho nên, tại vìcho nên, nhờmà, domà. Nhờ mưa thuận gió hoà mà vụ mùa năm nay bội thu. Bạn Dũng trơ nên hư hỏng vì bạn ấy kết bạn với lũ trẻ xấu. Cả lớp nhận xét. Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm bàn. 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm. Học sinh đọc thuộc ghi nhớ ngay tại lớp. 1 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm việc theo nhóm, các em dùng bút chì khoanh tròn từ chỉ quan hệ hoặc cặp từ chỉ quan hệ, gạch dưới vế câu chỉ nguyên nhân 1 gạch, gạch dưới vế câu chỉ kết quả 2 gạch. Đại diện nhóm làm bài trên phiếu rồi dán kết quả lên bảng, trình bày kết quả. Ví dụ: a) Bởi mẹ tôi nghèo. Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai. b) Lan vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. c) Ngày xửa, ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười. d) Lúa gạo quý vì phải đỗ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Cả lớp nhận xét. Học sinh sửa bài theo lời giải đúng. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. 1 học sinh giỏi làm mẫu. Ví dụ: Từ câu a “Bởi chúng thái khoai”. ® Tôi phải băm bèo thái khoai vì bác mẹ tôi rất nghèo. Học sinh làm việc cá nhân, các em viết nhanh ra nháp câu ghép mới tạo được. Học sinh làm trên giấy xong dán nhanh lên bảng lớp. Nhiều học sinh tiếp nối nhau nối câu ghép các em tạo được. Ví dụ: b. Chú Hỉ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình sa sút không đủ ăn. c. Ngày xửa, ngày xưa có cư dân một vương quốc không ai biết cười nên vương quôc ấy buồn chán kinh khủng. d. Vì phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được nên lúa gạo rất quý. Là thứ đắt và hiếm nên vàng rất quý. 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. Học sinh làm bài vào vở, các em dùng but chì điền vào quan hệ từ thích hợp. Học sinh làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả. Ví dụ: Nhờ thời tiết thuận hoà nên lúa tốt. Do thời tiết không thuận nên lúa xấu. Cả lớp nhận xét. 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài. Học sinh làm bài trên nháp. Học sinh làm bài trên giấy rồi dán bài làm lên bảng và trình bày kết quả. Ví dụ: Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém. Do nó chủ quan nên bài thi của nó không đạt điểm cao. Nhờ nỗ lực nên Bích Vân có nhiều tiến bô trong học tập. Hoạt động lớp. Lặp lại ghi nhớ. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tính độ dài đoạn thẳng, tính chu vi, diện tích hình tròn và vận dụng để tính diện tích của 1 hình “tổ hợp”. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Chuẩn bị: + GV: SGK, bảng phụ. + HS: SGK, xem trước nội dung ôn tập. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 32’ 5’ 25’ 4’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luyện tập. Thực hành tính diện tích ruộng đất (tt). Giáo viên nhận xét phần bài tập. 1 học sinh giải bài sau. Tính diện tích khoảnh đất ABCD. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Ôn tập. Mục tiêu: Củng cố kiến thức chu vi, diện tích hình tròn. Phương pháp: hỏi đáp. Nêu quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn? Nêu công thức tính diện tích hình tròn? v Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính chu vi diện tích hình tròn. Phương pháp: Luyện tập, thực hành. Bài 1 Giáo viên chốt công thức vận dụng vào bài. Bài 2 Giáo viên chốt công thức. Bài 3 Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài. Bài 4 3,1m 0,35m Độ dài sợi dây chính là chu vi của hình. v Hoạt động 3: Củng cố. Mục tiêu: Khắc sâuL kiến thức. Phương pháp: Động não, thực hành. Thi đua nêu công thức tính diện tích, chiều cao, chu vi của hình tròn, hình thang, tam giác Nhận xét, tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Học bài. Chuẩn bị: Hình hộp chữ nhật _ hình lập phương. Nhận xét tiết học Hát Học sinh làm bài bảng lớp. Nhận xét. Học sinh nêu. Học sinh nêu. Bài 1 Học sinh đọc đề – phân tích đề. Vận dụng công thức: a = S ´ 2 : h Học sinh làm bài ® 1 em giải bảng phụ ® sửa bài. Bài 2 Học sinh đọc đề bài. Nêu công thức áp dụng. Học sinh làm bài vở. 2 học sinh thi đua giải nhanh bảng lớp ® sửa bài. Bài 3 Học sinh đọc đề bài. Nêu công thức tính diện tích hình bình hành Þ cách tìm độ dài đáy. Học sinh giải bài vào vở ® đổi chéo vở kiểm tra kết quả. Bài 4 Đọc đề bài và quan sát hình. Tính độ dài sợi dây? Học sinh làm bài. Sửa bài bảng lớp (1 em). Hai dãy thi đua. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG KHOA HỌC: NĂNG LƯỢNG. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ví dụ về các vật có biến đổi vị tri. Hình dạng. Nhiệt độ nhờ được cung cấp năng lượng. - Nêu được ví dụ về hoạt động của con người, của tác động vật khác, của các phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 2. Kĩ năng: - Biết làm thí nghiệm đơn giản. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. II. Chuẩn bị: - Giáo viên: - Nến, diêm. - Ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi. - Học sinh : - SGK. III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 28’ 15’ 10’ 3’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Sự biến đổi hoá học. ® Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Nămg lượng, 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Thí nghiệm Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại. Giáo viên chốt. Khi dùng tay nhấc cặp sách, năng lượng do là cung cấp đã làm cặp sách dịch chuyển lên cao. Khi thắp ngọn nến, nến toả nhiệt phát ra ánh sáng. Nến bị đốt cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt. Khi lắp pin và bật công tắc ô tô đồ chơi, động cơ quay, đèn sáng, còi kêu. Điện do pin sinh ra cung cấp năng lượng. v Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận. Phương pháp: Quan sát, thảo luận. Tìm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng? v Hoạt động 3: Củng cố. Nêu lại nội dung bài học. 5. Tổng kết - dặn dò: Xem lại bài + học ghi nhớ. Chuẩn bị: “Năng lượng của mặt trời”. Nhận xét tiết học. Hát Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời. Hoạt động nhóm, lớp. Học sinh thí nghiệm theo nhóm và thảo luận. Hiện tượng quan sát được? Vật bị biến đổi như thế nào? Nhờ đâu vật có biến đổi đó? Đại diện các nhóm báo cáo. Hoạt động cá nhân, lớp. Học sinh tự đọc mục Bạn có biết trang 75 SGK. Quan sát hình vẽ nêu thêm các ví dụ hoạt động của con người, của các động vật khác, của các phương tiện, máy móc chỉ ra nguồng năng lượng cho các hoạt động đó. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Người nông dân cày, cấyThức ăn Các bạn học sinh đá bóng, học bàiThức ăn Chim săn mồiThức ăn Máy bơm nướcĐiện ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn thuộc thể loại tả (tả người) nắm vững bố cục của bài văn, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết. 2. Kĩ năng: - Nhận thức được ưu điểm củ bạn và của mình khi được thầy cô chỉ rõ, biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi, tự viết lại đoạn văn (bài văn) cho hay hơn. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh lòng say mê sáng tạo. II. Chuẩn bị: + GV: Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý. Kiểu học của học sinh để thống kê các lỗi. + HS: III. Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1’ 4’ 1’ 33’ 8’ 20’ 5’ 1’ 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Lập chương trình hoạt động (tt). Nội dung kiểm tra: Giáo viên kiểm 2, 3 học sinh đọc lại bản chương trình hoạt động mà các em đã làm vào vở của tiết trước. 3. Giới thiệu bài mới: Tiết học hôm nay các em sẽ rút kinh nghiệm về cách viết một bài văn tả người, biết sửa lỗi mình đã mắc và viết lại một đoạn hoặc cả bài văn để làm bài tốt hơn. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Nhận xét kết quả. Giáo viên nhận xét chung về kết quả của bài văn viết của học sinh. Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại (lỗi bố cục, câu liên kết, chính tả ), sửa lỗi. Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi còn sót, soát lại việc sửa lỗi. v Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi. Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa đã viết sẵn trên bảng phụ. Yêu cầu học sinh tự sửa trên nháp. Giáo viên gọi một số học sinh lên bảng sửa. Giáo viên sửa lại cho đúng (nếu sai). Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay của một số học sinh trong lớp. Yêu cầu học sinh đọc lại nhiệm vụ 2 của đề bài, mỗi em chọn viết lại một đoạn văn. Giáo viên chấm sửa bài của một số em. Hoạt động 3: Củng cố. Đọc đoạn hay bài văn tiêu biểu. 5. Tổng kết - dặn dò: Giáo viên nhận xét, biểu dương những học sinh làm bài tốt những em chữa bài tốt. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động nhóm Học sinh sửa bài vào nháp, một số em lên bảng sửa bài. Cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng. Học sinh trao đổi thảo luận trong nhóm để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn và tự rút kinh nghiệm cho mình. 1 học sinh đọc lại yêu cầu. Học sinh tự chọn để viết lại đoạn văn. Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc lại đoạn văn viết mới (có so sánh đoạn cũ). Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp. ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM KÍ DUYỆT TUẦN 20:
Tài liệu đính kèm: