Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức)

TẬP ĐỌC:

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II-CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .

 

doc 31 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 21 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21
Từ ngày 2/1/2012 đến 13/1/2012 
NGÀY
MÔN
BÀI
Thứ 2
9/1/12
Tập đọc
Toán
Khoa học 
K.chuyện
Đạo đức
Trí dũng song toàn
Luyện tập về tính diện tích
Năng lượng mặt trời
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ủy ban nhân dân xã, phường em
Thứ 3
10/1/12
LT&ø câu
Chính tả
Toán*
Tập đọc
Toán
TV*
Mở rộng vốn từ : công dân
Nghe viết: Trí dũng song toàn
Tiếng rao đêm
Luyện tập chung
Thứ 4
11/1/12
T.L. văn
Toán
HĐNG
Lập chương trình hoạt động (GDKNS)
Luyện tập chung
Thứ 5
12/1/12
L.T&câu 
Toán
Khoa học
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Hình hộp chữ nhật- Hình lập phương
Sử dụng năng lượng chất đốt (GDKNS)
Thứ 6
13/1/12
T. L.văn
Toán
SHL
Trả bài văn tả người
DTXQ và DTTP của hình hộp chữ nhật
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
TUÂN 21-TIẾT41
TẬP ĐỌC:
TRÍ DŨNG SONG TOÀN 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
-Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng của các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được danh dự, quyền lợi đất nước. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II-CHUẨN BỊ: Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định:
2.KTBC: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng .
- GV nhận xét ghi điểm.
3-Giới thiệu bài : Trí dũng song toàn.
-Trí dũng song toàn là một truyện kể về một nhân vật nổi tiếng trong lịch nước ta , danh nhân Giang Văn Minh . Qua truyện này , các em sẽ hiểu thêm về tài năng , khí phách , công lao và cái chết lẫm liệt của thám hoa Giang Văn Minh cách nay ngót 400 năm .
-HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng .
-Hỏi đáp nội dung bài .
-HS lắng nghe .
a)Luyện đọc 
Có thể chia làm 4 đoạn :
+Đoạn 1 : Từ đầu . . . mời ông đến hỏi cho ra lẽ .
+Đoạn 2 : Tiếp . . . một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng .
+Đoạn 3 : Tiếp . . . sai người ám hại ông.
+Đoạn 4 : Phần còn lại .
-GV : Giải nghĩa các từ tiếp kiến ( gặp mặt ) ; hạ chỉ ( ra chiếu chỉ , ra lệnh ) ; than ( than thở ) cống nạp ( nạp : nộp )
b)Tìm hiểu bài 
-GV đọc diễn cảm toàn bài . Chú ý đọc đúng lời Giang Văn Minh ở từng đoạn .
-HS giỏi đọc bài .
-HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái .
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn , giải nghĩa các từ chú thích trong SGK .2(lượt)
-Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng ?
-Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại tầhn nhà Minh ?
-Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh ?
-Vì sao nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn ?
c)Đọc diễn cảm 
-GV đọc mẫu .
-Vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời . Vua Minh pán : không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời . Giang Văn Minh tâu luôn : Vậy tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm , sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ ? Vua Minh biết đã mắc mưu vẫn phải tuyên bố bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng .
-Vài HS nhắc lại theo SGK .
-Vua Minh mắc mưu ông Giang Văn Minh , phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông . Nay không thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trươc câu đối của đại thần trong triều còn dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán , Tống và Nguyên đều phải tảhm bại trên sông bạch Đằng để đối lại nên giận quá , sai người ám hại Giang Văn Minh .
- Giang Văn Minh vừa mưu trí , vừa bất khuất . Giữa triều đình nhà Minh ông bếit dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt , để giữ thể diện và danh dự đất nước , ông dũng cảm , không sợ chết , dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc .
-5 HS luyện đọc diễn cảm có phân vai .
-Thi đọc diễn cảm toàn câu chuyện .
4-Củng cố:
-Ý nghĩa câu chuyện ?
5.Tổng kết dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện về Giang Văn Minh cho người thân nghe 
- Chuẩn bị : Tiếng rao đêm.
-Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn , bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài
Điều chỉnh bổ sung : 
TUÂN 21-TIẾT101
Toán:
LUYỆN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU : 
Tính diện tích được một số hình được cấu tạo từ các hình đã học. Bài 1
II-CHUẨN BỊ: - GV chuẩn bị bảng phụ .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Giới thiệu trực tiếp . 
-HS sửa BT1/102 .
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-HS thực hành tính diện tích một hình trên thực tế 
Ví dụ 1:103-Tính diện tích của miếng đất theo hình vẽ
-GV treo bảng phụ có hình minh hoạ như SGK .
 E 20cm G
 20cm
 A K H B
 40,1cm
 25cm 25cm
 D M N C
 20cm
 Q 20cm P
-GV đọc yêu cầu : Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ trên bảng .
-Muốn tính diện tích của mảnh đất này ta làm thế nào ?
-Cho Hs thảo luận nhóm .
-HS quan sát .
-Ta phải chia hình đó thành các phần nhỏ là các hình đã có công thức tính diện tích .
-HS thảo luận nhóm để tìm cách giải .
-Các nhóm trình bày kết quả .
+Bài giải :
a)Chia mảnh đất thành hình chữ nhật ABCD và 2 hình vuông EGHK và hình vuông MNPQ .
b)Độ dài cạnh DC : 
 25 + 20 + 25 = 70(cm)
Diện tích hình chữ nhật ABCD :
 70 x 40,1 = 2807(m2)
Diện tích của 2 hình vuông EGHK và MNPQ :
 20 x 20 x 2 = 800(m2)
Diện tích mảnh đất :
 2807 + 800 = 3607(m2)
2-2-Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :Tính diện tích miếng đất theo hình vẽ sau:
 A B
 3,5m
 F G
 D C
 3,5m 3,5m
 6,5m
 Q 4,2m E
-HS đọc đề .
-HS thảo luận và làm bài vào vở .
Bài giải :
Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật ABCD và FGQE .
Chiều dài của hình chữ nhật ABCD là :
 3,5 + 3,5 + 4,2 = 11,2(m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD :
 3,5 x 11,2 = 39,2(m2)
Diện tích hình chữ nhật FGQE :
 4,2 x 6,5 = 27,3(m2)
Diện tích khu đất :
 39,2 + 27,3 = 66,5(m2)
 Đáp số : 66,5m2 
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
- Chuẩn bị: Luyện tập về diện tích (tiếp theo).
Điều chỉnh bổ sung : 
TUẦN: 21TIẾT:41
Khoa học:
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Nêu được ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện 
II-CHUẨN BỊ: Máy tính bỏ túi chạy bằng năng lượng mặt trời .
Tranh ảnh về các phương tiện , máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời 
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu ví dụ về các vật bị biến đổi nhờ có năng lượng ?
-Hãy nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người , động vật , máy móc ?
3.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp . 
-HS hỏi đáp .
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Thảo luận 
*Mục tiêu : 
-HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Mặt Trời cung cấp năng lượng cho Trái Đất ở những dạng nào ?
-Nêu vai trò của năng lượng Mặt Trời đối với sự sống ?
-Nêu vai trò của năng lượng Mặt Trời đối với thời tiết và khí hậu ?
Bước 2 :
GV cung cấp thêm :
-Than đá , dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm . Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời . Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được .
-Làm việc theo nhóm 
-Thảo luận .
-Aùnh sáng và nhiệt .
-Dùng để làm muối , sấy khô các vật . . . 
-Điều hòa thời tiết và khí hậu .
-Làm việc cả lớp 
-Đại diện nhóm trình bày và cả lớp bổ sung , thảo luận .
*Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : HS nêu được một số phương tiện , máy móc , hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ?
-Kể tên một số công trình , máy móc sử dụng năng lượng mặt trời . Giới thiệu máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời -Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương .
Bước 2 :
*Hoạt động 3 : Trò chơi 
*Mục tiêu : Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời .
*Cách tiến hành :
-GV vẽ hình Mặt Trời lên bảng . Hai nhóm bốc thăm xem nhóm nào lên trứơc . Sau đó các nhóm cử thành viên luân phiên lên ghi những vai trò , ứng dụng của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất nói chung và đi với con người nói riêng , sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời .
-Làm việc theo nhóm .
-HS quan sát hình 2,3,4/SGK/85 và thảo luận .-Chiếu sáng , phơi khô các đồ vật , lương thực , thực phẩm , làm muối . . . 
-Máy tính bỏ túi . . . 
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày kết quả .
-Cả lớp nhận xét , bổ sung .
-2 nhóm tham gia , mội nhóm 5 HS .
-Yêu cầu : Mỗi HS lên ghi 1 ứng dụng , vai trò , không được ghi trùng nhau . Đến lượt nhóm nào không ghi tiếp được thì coi như thua .
4.Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .
-Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng chất đốt.
Điều chỉnh bổ sung : 
	TUÂN: 21-TIẾT:21 KỂ CHUYỆN
 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Kể được một câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử – văn hoá, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ hoặc một việc làm thể hiện lòng biét ơn các thương binh, liệt sĩ.
 II-CHUẨN BỊ: -Tranh ảnh phản ánh các hoạt động bảo vệ các công trình công cộng , di tích lịch sử – văn hoá , ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ ; việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh , liệt sĩ .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
-Trong tiết KC gắn với chủ điểm Người công dân hôm nay , các em sẽ kể những câu chuyện các em đã chứng kiến hoặc việc làm các em thể hiện ý thức của người công dân .
 -HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh .
2-Hương dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài 
-GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
1)Kể một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng , các di tích lịch sử – văn hóa .
2)Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ 
3) Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh , liệt sĩ .
-VD : Tôi muốn kể câu chuyện tháng trước chúng tôi đã giúp chú Hùng công an thị trấn ngăn chặn hành động lấy cắp đồ cổ trong ngôi đình làng của bọn người xấu . / Tôi sẽ kể về một việc làm chấp hành Luật Giao thông  ... ụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn,thắp sáng, chạy máy,
- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.
- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.- Động não - Quan sát và thảo luận nhóm 
 - Điều tra - Chuyên gia
II-CHUẨN BỊ: - Hình và thông tin SGK/86,87,88,89 .
Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động khởi động 
2.Kiểm tra bài cũ : 
-Vì sao nói năng lượng Mặt Trời là nguồn năng lượng chủ yếu trên Trái Đất?
-Con người sử dụng năng lượng Mặt Trời cho cuộc sống như thế nào ?
3.Giới thiệu bài : Giới thiệu trực tiếp . 
-HS hỏi đáp .
-HS lắng nghe .
*Hoạt động 1 : Kể tên một số loại chất đốt 
*Mục tiêu : 
-HS nêu được một số loại chất đốt : rắn , lỏng , khí .
*Cách tiến hành :
-Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng . Trong đó chất đốt nào ở thể rắn , chất đốt nào ở thể lỏng , chất đốt nào ở thể khí ?
-HS thảo luận nhóm đôi .
*Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu : HS kể được tên và nêu được công dụng , việc khai thác của từng loại chất đốt .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-GV phân công mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt ( rắn , lỏng , khí ) theo các câu hỏi :
1-Sử dụng các chất đốt rắn 
-Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi?
-Than đá được sử dụng chủ yếu vào những việc gì ? Ở nước ta , than đá chủ yếu được khai thác ở đâu ?
-Ngoài than đá , bạn còn biết tên loại than nào khác ?
2-Sử dụng các chất đốt lỏng 
-Kể tên các chất đốt lỏng mà bạn biết . Chúng thường được dùng để làm gì ?
-Ở nứơc ta , dầu mỏ được khai thác ở đâu ?
-Đọc các thông tin , quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trong hoạt động thực hành.
3-Sử dụng các chất đốt khí 
-Có những loại khí đốt nào ?
-Người ta làm gì để tạo ra khí sinh học ?
Bước 2 :
-GV cung cấp thêm : Để sử dụng được khí tự nhiên , khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
*Hoạt động 3 : Thảo luận về sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt 
*Mục tiêu : HS nêu được sự cần thiết và một số biện pháp sử dụng an toàn , tiết kiệm các loại chất đốt .
*Cách tiến hành :
Bước 1 : 
-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun , đốt than ?
-Than đá , dầu mỏ , khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không ? Tại sao ?
-Gia đình bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu ?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm , chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn 
-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
-Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt ?
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó ?
Bước 2 : 
-Chia lớp làm ba nhóm .
-Làm việc theo nhóm .
-Củi , tre , rơm , rạ . . . 
-Than đá được sử dụng để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ ; dùng trong sinh hoạt : đun , nấu , sưởi . . . Ở nước ta , than đá chủ yếu được khai thác ở các mỏ than thuộc tỉnh Quảng Ninh .
-Than bùn , than củi . . .
-Dầu hôi được dùng để thắp sáng , đun nấu . . . 
-Vũng Tàu .
-Khí tự nhiên , khí sinh học .
-Ủ chất thải , mùn rác , phân gia súc . Khí thoát ra được theo đường ống dẫn vào bếp .
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày , sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị trứơc và trong SGK để minh hoạ .
-Làm việc theo nhóm .
-Thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
-Cây xanh có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường , cung cấp gỗ . -Không . Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận . 
-Bếp ga , bếp củi , bếp điện . . . 
-Khi nấu thức ăn phải trông chừng , không để cháy , khét . . . 
-Gây cháy .
-Cẩn thận .
+Tất cả các chất đốt khí cháy sinh ra khí cac-bô-nic cùng nhiều loại khí độc khác làm ô nhiễm môi trường không khí , có hại cho người , động vật , thực vật ; làm han gỉ các đồ dùng , máy móc bằng kim loại .
+Biện pháp : Cần có những ống khói để dẫn khói lên cao ; các nhà máy có biện pháp làm sạch , khử độc các chất thải .
-Làm việc cả lớp .
-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận
4.Hoạt động kết thúc 
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà học thuộc mục bạn cần biết .
-Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng chất đốt.
- HS hỏi , đáp nội dung bài học .
Điều chỉnh bổ sung : 
Thứ sáu 13/01/2012
TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
-Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
-Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
II-CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết đầu tuần 20 . Một số lỗi chính tả , dùng từ , đặt câu , ý . . . chữa chung cho cả lớp .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài
Giới thiệu trực tiếp . 
 -HS trình bày lại chương trình hoạt động đã lập trong tiết TLV trước .
2-Nhận xét kết quả bài viết của HS 
-GV mở bảng phụ viết 3 đề bài của tiết Kiểm tra viết ( Tả người ) trước ; một số lỗi chính tả , dùng từ , đặt câu , ý . . . 
a)Nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp 
+Những ưu điểm chính . VD :
*Xác định đúng đề bài .
*Bố cục đầy đủ , hợp lí ; ý phong phú , mới lạ ; diễn đạt mạch lạc , trong sáng 
+Những thiếu sót , hạn chế 
 Nêu VD cụ thể , tránh nêu tên HS .
b)Thông báo điểm số cụ thể .
- HS lắng nghe .
3-Hướng dẫn HS chữa bài 
-GV trả bài cho từng HS 
a)Hướng dẫn chữa lỗi chung 
-GV chỉ các lỗi cần chữa đã viết sẵn trên bảng phụ .
b)Hướng dẫn HS chữa lỗi trong bài 
c)Hướng dẫn HS học tập những đoạn văn , bài văn hay 
-GV đọc những đoạn văn , bài văn hay .
đ)HS chọn viết lại một đoạn văn hay hơn 
-Một số HS lên bảng chữa lỗi .
-Cả lớp tự chữa trên nháp .
-HS đọc lời nhận xét của thầy cô . Đổi bài cho bạn bên cạnh để cùng nahu sửa lỗi .
-HS rút kinh nghiệm cho mình .
-Mỗi HS chọn một đoạn văn viết chưa đạt , vếit lại cho hay hơn .
3-Củng cố , dặn dò 
-GV nhận xét tiết học , khen ngợi những HS viết văn hay . Nhắc những HS viết chưa đạt vê nhà viết lại bài văn . 
-Nhắc cả lớp chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tới bằng cách xem lại kiến thức đã học về văn KC lớp 4 .
-
Điều chỉnh bổ sung : 
TUÂN: 21-TIẾT105 TOÁN:
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN
CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: -Có biểu tượng về diện tích xung quanh , diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. -Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Bài 1
II-CHUẨN BỊ: Một số hình hộp chữ nhật có thể khai triển được .
Bảng phụ có vẽ hình khai triển .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-BÀI MỚI
1-GIỚI THIỆU BÀI 
-Có thể tính được diện tích các mặt hình hộp chữ nhật như thế nào cho nhanh gọn ? Đó là nội dung bài học hôm nay .
- HS sửa BT3/108
-Cả lớp và GV nhận xét .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1- Hình thành công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
a)Diện tích xung quanh 
-GV cho HS quan sát mô hình . Yêu cầu HS chỉ ra các mặt xung quanh .
-GV : Tổng diện tích 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật được gọi là diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
-Yêu cầu 1 HS tháo hình hộp chữ nhật .
-GV tô màu phần diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật .
-Sau khi triển khai phần diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng diện tích hình nào ?
-Diện tích xun quanh hình hộp chữ nhật được tính bằng cách nào ?
-Em hãy tình diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ?
-GV : 5+8+5+8 = (5+8) x 2 là chu vi mặt đáy ; 4 là chiều cao .
-Muốn tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
b)Diện tích toàn phần 
 -GV giới thiệu : Diện tích tất cả các mặt là diện tích toàn phần .
-Em hiểu thế nào là diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ?
-Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?
-Em hãy tìm diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật vừa cho ?
-Kết luận : Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật , ta lấy tổng diện tích xung quanh và diện tích 2 đáy .
*Lưu ý : các kích thứơc phải cùng đơn vị đo .
-HS quan sát .
-HS thảo luận nhóm tìm cách tính diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật 
-Bằng diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5+8+5+8 = 26(cm) ; chiều rộng 4 cm 
-Chiều dài nhân với chiều rộng .
-26 x 4 = 104(cm2)
-Ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao .
-Là tổng diện tích 6 mặt .
-Lấy diện tích xung quanh cộng diện tích hai đáy .
-Diện tích một mặt đáy :
 8 x 5 = 40(cm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật :
 104 + 40 x 2 = 184(cm2)
2-2-Luyện tập – thực hành 
Bài 1 :Tính diện tích xung quanh và toàn phần của hình hộp chữ nhật có :chiều dài 5dm; rộng 4dm; cao 3dm
Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào nháp.
-Cho HS đổi nháp, chấm chéo.
-Cả lớp và GV nhận xét
-HS đọc đề .
-HS làm bài vào vở .
- HS đọc đề , về nhà làm bài .
Bài giải :
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật 
 (5 + 4) x 2 x 3 =54(dm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật ;
 54 + (5 x 4 x 2) = 94(dm2)
 Đáp số : Diện tích xung quanh : 54dm2
 Diện tích toàn phần : 94dm2
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-GV tổng kết tiết học .
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Điều chỉnh bổ sung : 
TUÂN: 21-TIẾT:21
Sinh hoạt lớp
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
 Nội dung : 
1 . Lớp trưởng :Nhận xét các HĐ của lớp trong tuần qua về các mặt :
a.Học tập : 2.Lao động : 3.Vệ sinh : 4.Nề nếp : 5.Các hoạt động khác :
b.Tuyên dương các tổ, nhóm, cá nhân tham gia tốt .
c. Nhắc nhở các tổ, nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt.
2 . Giáo viên : Nhận xét thêm tuyên dương khuyến khích và nhắc nhở .
3 .Kế hoạch tuần tới :
-Thực hiện LBG tuần 22 -Thi đua học tôt, thực hiện tốt nội qui của lớp của trường
- Thi đua nói lời hay làm việc tốt. Phân công trực nhật. Chú ý : Viết chữ đúng mẫu, trình bày bài viết sạch đẹp.
- Nhắc nhở giữ gìn vệ sinh cá nhân, áo quần sạch sẽ. Giữ gìn sách vở,đồ dùng học tập tốt.
-VS trường lớp xanh, sạch, đẹp,
- HS không được đeo nữ trang, không tiếp xúc với người lạ.
- HS không được đánh nhau, chưỡi tục, không chơi những trò chơi nguy hiểm,phòng tránh cháy nổ. 
* Lưu ý : Trước khi đi học xem lại TKB để mang đúng,đủ sách vơ, đồ dùng học tập các môn học.
- Những em chưa học tốt trong tuần,  Về nhà cần có thời gian biểu để việc học được tốt hơn .
Điều chỉnh bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_21_ban_chuan_kien_thuc.doc