Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)

Tập đọc.

Lập làng giữ biển.

I-Mục tiêu:

-Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng,lúc hào hứng sôi nổi,phân biệt lời kể các nhân vật.

-Hiểu ý nghĩa của bài:Ca ngợi những người dân chài táo bạo,dám rời mảnh dất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi,xây dựng cuộc sống mới,giữ một vùng biển trời Tổ quốc.

II-Đồ dùng:

-Tranh minh họa trong SGK.

-Tranh ảnh về những làng ven biển.

III-Hoạt động dạy học:

A-Bài cũ:

-Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.

-Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

B-Bài mới:

 

doc 38 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập đọc.
Lập làng giữ biển.
I-Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy,diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng,lúc hào hứng sôi nổi,phân biệt lời kể các nhân vật.
-Hiểu ý nghĩa của bài:Ca ngợi những người dân chài táo bạo,dám rời mảnh dất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi,xây dựng cuộc sống mới,giữ một vùng biển trời Tổ quốc.
II-Đồ dùng:
-Tranh minh họa trong SGK.
-Tranh ảnh về những làng ven biển.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hai HS đọc bài Tiếng rao đêm.
-Người đã dũng cảm cứu em bé là ai?Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?
B-Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Luyện đọc:
-HS đọc toàn bài 1 lượt.
-GV đưa tranh minh họa và hỏi: Tranh vẽ gì?
-HS đọc đoạn nối tiếp.
Đoạn 1:Từ đầu....tỏa ra hơi nước
Đoạn 2: Tiếp đó....thì để cho ai?
Đoạn 3: Tiếp theo...nhường nào.
Đoạn 4: Phần còn lại.
-Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển,tỏa ra,võng,Mõm Cá sấu.
-HS luyện đọc theo nhóm.
-HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ 3: Tìm hiểu bài:
-Bài văn có những nhân vật nào?
-Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
-Bố Nhụ nói:”Con sẽ họp làng”chứng tỏ ông là người thế nào?
-Theo lời của bố Nhụ,việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
-Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
-Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
-Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
HĐ 4: Luyện đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc phân vai
-GV treo bảng phụ đoạn luyện đọc và h/d HS luyện đọc.
-HS thi đọc đoạn.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Bài văn nói lên điều gì?
-GV nhận xét tiết học.
-Bài sau: Cao Bằng.
_____________________________
Toán.
Tiết 106: Luyện tập
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Củng cố công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
-Vận dụng công thức tính S xung quanh,S toàn phần trong một số tình huống đơn giản.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-HS nhắc lại công thức tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Gọi HS nhận xét.
B-Bài mới:
HĐ 1: Rèn kĩ năng tính S xung quanh và S toàn phần HHCN.
Bài 1: 
-GV nhắc HS chú ý đơn vị đo chưa đồng nhất giưac các kích thước.
-Giúp HS nhớ lại quy tắc cộng và nhân phân số.
Bài 2: Vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn,cần giúp hS hình dung phần diện tích thùng được sơn.
Bài 3: Giúp HS chú ý tới tính tương đối của khái niệm diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật cũng là một hình hộp đặt ở tư thế khác nhau thì có diện tích xung quanh khác nhau.
HĐ 2: HS chữa bài.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Ôn lại công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN.
-Hoàn thành bài tập trong SGK.
_____________________________
Mĩ thuật:
Vẽ trang trí:
Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm.
I-Mục tiêu:
-HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nết đậm.
-HS xác định được vị trí của nét thanh,nét đậm và nắm được cách kẻ chữ.
-HS cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm.
II-Chuẩn bị:
-Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh,nét đậm.
-Một số kiểu chữ khác ở bìa,sách,báo,tạp chí...
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Quan sát,nhận xét:
*GV giới thiệu một số kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét:
-Sự khác nhau và giống nhau của các kiểu chữ.
-Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ.
-Dòng nào là kiểu chữ in nét thanh,nét đậm?
HĐ 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ:
-Muốn xác định đúng vị trí của nét thanh,nét đậm cần dựa vào cách đưa nét bút khi kẻ chữ.
-HS quan sát hình 2 trang 70 SGK.
-GV kể một vài chữ làm mẫu;tùy thuộc vào khổ chữ mà kẻ nét thanh,nét đậm cho phù hợp.
HĐ 3: Thực hành.
-Tập kẻ các chữ: A, B,M,N.
-HS làm bài theo ý thích: Tìm màu chữ,màu nền...
HĐ 4: Nhận xét,đánh giá:
-GV cùng hS lựa chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét:
+Hình dáng chữ.
+Màu sắc của chữ và nền.
+Cách vẽ màu.
-Khen những HS làm bài tốt,nhắc nhở những HS chưa hoàn thành bài.
IV-Củng cố,dặn dò: Quan sát và sưu tầm tranh ảnh về những nội dung em yêu thích.
_____________________________
Khoa học:
Bài 43: Sử dụng năng lượng chất đốt.(tiếp)
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
-Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
II-Đồ dùng: Tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy kể tên một số loại chất đốt?
-Phân biệt chất đốt nào ở thể rắn,lỏng,khí?
B-Bài mới:
HĐ 3:Thảo luận về sử dụng an toàn,tiết kiệm chất đốt.
-Các nhóm dựa vào SGK,tranh ảnh sưu tầm được,liên hệ với thực tế ở gia đình,địa phương:
+Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun,đốt than?
+Than đá,dầu mỏ,khí tự nhiên có phải là nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
+Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?Tại sao cần sử dụng tiết kiệm,chống lãng phí năng lượng?
+Nêu các việc nên làm để tiết kiệm,chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
+Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
+Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
+Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
-Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận,các nhóm khác bổ sung.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Biết sử dụng an toàn và sử dụng tiết kiệm năng lượng.
-Bài sau: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
_____________________________
Đạo đức.
Bài 10: Tôn trọng ủy ban nhân dân phường,xã.(tiết 2)
I-Mục tiêu: HS nêu được:
-Những biểu hiện của sự tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã.
-Tham gia thực hiện các quy định,hoạt động do ủy ban nhân dân phường xã tổ chức.
-Tôn trong các quy định của uỷ ban nhân dân phường ,xã.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Vì sao chúng ta cần tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã?
-Chúng ta cần thể hiện sự tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã như thế nào?
-Các em đã làm được những việc gì thể hiện sự tôn trọng ủy ban nhân dân 
phường,xã?
B-Bài mới:
HĐ 1: Nhận xét hành vi:
-HS nhóm 4 thảo luận BT 2 Trong SGK.
-Từng nhóm hS nêu kết quả thảo luận.
-GV bổ sung và kết luận.
HĐ 2: Bày tỏ thái độ:
-Việc tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã là một biểu hiện sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
-Nếu biết tôn trọng uỷ ban nhân dân phường xã thì sẽ được mọi người tôn trọng.
-Việc tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã sẽ mang lại lợi ích cho cộng đồng,xã hội.
HĐ 3: Xử lí tình huống:
“Nếu ủy ban nhân dân phường xã chúng ta phát động phong trào quyên góp giúp đỡ những HS nghèo ở địa phương thì các em có thể làm gì?”
-Từng nhóm thảo luận và phát biểu ý kiến.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến,đưa ra kết luận.
III-Củng cố,dặn dò: Thực hiện hành vi tôn trọng ủy ban nhân dân phường xã.
_____________________________
Luyện toán.
Luyện tập: Diện tích xung quanh,diện tích toàn phần 
hình hộp chữ nhật.
I-Mục tiêu: Củng cố cách tính diện tích xung quanh,diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
II-Hoạt dộng dạy học:
HĐ 1: Kiến thức cần nhớ:
-Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:
-Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật:
-Biết SXQ và chu vi mặt đáy,nêu cách tính chiều cao của hình hộp.
-Biết SXQ và chiều cao,nêu cách tính chu vi mặt đáy.
HĐ 2:HS làm bài tập.
Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của HHCN có:
a.Chiều dài 25 cm,chiều rộng 15 cm,chiều cao 12 cm.
b.Chiều dài 7,6 cm;chiều rộng 4,8 cm;chiều cao 2,5 cm.
c.Chiều dài 4/5 m;chiều rộng 2/5 m;chiều cao 3/5 m.
Bài 2: Một cái hộp làm bằng tôn(không có nắp) dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 30 cm;chiều rộng 2 dm và chiều cao 1,5 dm.Tính diện tích tôn cần dùng để làm cái hộp đó? (không tính mép hàn)
Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh là 420 cm2 và có chiều cao là 7 cm.Tính chu vi đáy của hình hộp đó?
HĐ 3: Chữa bài.
III-Củng cố: Ôn lại công thức và quy tắc tính SXQ và STP hình hộp chữ nhật.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trò chơi: Tìm từ.
I-Mục tiêu:
-Rèn luyện kĩ năng tư duy nhanh nhẹn cho HS.
-Củng cố vốn từ trong tiếng việt.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: GV nêu y/c tiết học.
HĐ 2: Trò chơi: Tìm từ láy.
-GV nêu cách chơi,luật chơi.
+GV hô: Tôi thương,tôi thương..
+Cả lớp đáp: Thương ai,thương ai?
+GV chỉ một bạn có mặt trong lớp kết hợp với một từ láy cùng phụ âm đầu với tên của bạn:
Ví dụ: Thương Nga ngoan ngoãn.
Thương Nhung nhanh nhẹn...
-GV gọi đến tên bạn nào,bạn đó hô và tìm từ tiếp.
-Bạn nào chưa tìm được có thể nhờ bạn khác tìm hộ và chia điểm cho bạn đó.
III-Củng cố,dặn dò:GV nhận xét tiết học.
_____________________________
Thể dục:
Bài 43: Nhảy dây-Phối hợp mang vác.
Trò chơi: Trồng nụ,trồng hoa.
I-Mục tiêu:
-Ôn tung và bắt bóng,ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau .Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Tập bật cao,phối hợp chạy mang vác.
-Chơi trò chơi: Trồng nụ,trồng hoa.
II-Địa điểm:Trên sân trường,dây nhảy,bóng.
III-Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu:
-GV phổ biến y/c giờ học.
-Lớp chạy chậm thành vòng tròn xung quanh sân tập.
-Xoay các khớp cổ chân,cổ tay,khớp gối.
2.Phần cơ bản:
-Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 2-3 người.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước,chân sau.
-Tập bật cao và tập chạy mang vác
-Chơi trò chơi: Trồng nụ,trồng hoa.
3.Phần kết thúc:
-Thực hiện động tác thả lỏng,hít thở sâu.
-GV cùng HS hệ thống bài,nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
-Về nhà: Nhảy dây kiểu chân trước,chân sau.
_____________________________
Toán .
Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần 
của hình lập phương.
I-Mục tiêu: Giúp HS:
-Tự nhận biết được hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt để rút ra được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
-Vận dụng được quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương để giải một số bài toán có liên quan.
II-Đồ dùng: Một số hình lập phương có kích thước khác nhau.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Hãy nêu một số vật có dạng hình lập phương và cho biết hình lập phương có đặc điểm gì?
-Nêu công thức tính SXQvà STP của hình hộp chữ nhật?
B-Bài mới:
HĐ 1:Hình thành công thức tính Sxq và S tphình lập phương.
-GV đưa ra mô hình trực quan và hỏi:
+Hình lập phương có điểm gì giống hình hộp chữ nhật?
+Hình lập phương có đặc điểm gì khác với hình hộp chữ nhật?
+Có nhận xét gì về 3 kích thước của hình lập phương?
+Hình lập phương có đủ đặc điểm của hình hộp chữ nhật không?
-HS dựa vào công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật để tính diện ... 2: Đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
-GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu,HS quan sát và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
Khu vực
đồng bằng,núi,sông lớn
Cảnh thiên nhiên tiêu biểu
Đông Âu
Trung Âu
Tây Âu
Bán đảo Xcan-di-na-vi
-GV yêu cầu đại diện nhóm lên hoàn thành bảng thống kê.
-Vì sao mùa đông tuyết phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ giải đất phía Nam?
HĐ 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
-Đọc bảng số liệu trang 103 SGK.
-Nêu số dân của châu Âu.
-So sánh số dân châu Âu với dân số các châu lục khác.
-Mô tả đặc điểm bên người của người châu Âu,họ có nét gì khác so với người châu á
-Kể tên một số hoạt động sản xuất,kinh tế của người châu Âu?
-Các hoạt động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt?
-Điều đó nói lên đều gì về sự phát triển của khoa học,kĩ thuật và kinh tế châu Âu?
IV-Củng cố,dặn dò:
-Em có biết VN có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không?
-GV nhận xét tiết học.
-Tiết sau: Tìm hiểu về các nước Liên bang Nga,Pháp.
Luyện từ và câu.
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I-Mục tiêu:
-HS hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
-Biết tạo ra các câu ghép thể hiện quan hệ tương phản bằng cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ,thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống,thay đổi vị trí các vế câu.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nhắc lại cách nối câu ghép ĐK(GT)-KQ.
-Gọi 2 hS làm bài tập 2,3.
B-Bài mới:
HĐ 1: Phần nhận xét.
Bài 1: 
-HS đọc BT 1,nêu y/c bài tập
+Tìm câu ghép trong hai đoạn văn.
+Từ nào nối các vế câu ghép.
-Một HS làm bài trên bảng lớp.
-Cả lớp và GV nhận xét,chốt lại lời giải đúng.(Tuy....nhưng...)
Bài 2:
-HS đọc y/c bài tập.
-Tìm thêm những câu ghép thể hiện sự tương phản,các em cần sử dụng các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ.
+Quan hệ từ: tuy,dù,mặc dù,nhưng.
+Cặp quan hệ từ: tuy...nhưng,mặc dù...nhưng.
HĐ 2: Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ.
HĐ 3: Luyện tập.
Bài 1:
-Đọc hai câu a,b.
-Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
-HS làm và chữa bài.
Bài 2:
Thêm quan hệ từ nhưng
Thêm quan hệ từ Mặc dù.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS kể lại mẫu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu?cho người thân nghe.
_____________________________
Chính tả.(Nghe-viết)
Bài : Hà Nội.
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chính tả đoạn trích bài thơ Hà Nội.
-Biết tìm và viết đúng danh từ riêng là tên người,tên địa lí VN.
II-Đồ dùng: Bảng phụ.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV đọc cho HS viết những tiếng có phụ âm đầu r/d/gi.
-GV nhận xét cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn chính tả.
-GV đọc bài chính tả một lượt.
-Bài thơ nói về điều gì?
-Cho HS đọc thầm lại bài thơ và chú ý những từ cần viết hoa.
-HS viết chính tả.
HĐ 2: Chấm,chữa bài.
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập.
IV-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Nhắc HS ghi nhớ cách viết hoa tên người,tên địa lí VN.
_____________________________
Kĩ thuật*.
Bài 11: Rán đậu phụ.
I-Mục tiêu: HS cần phải:
-Biết cách chuẩn bị và các bước rán đậu phụ.
-Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình nấu ăn.
II-Đồ dùng:
-3,4 bìa đậu phụ,dầu rán
-Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch,chảo rán,đĩa.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Tìm hiểu cách chuẩn bị rán đậu phụ.
-Nêu cách chuẩn bị rán đậu phụ ở gia đình em?
-HS quan sát hình 1 SGK,kết hợp thực tế nấu ăn ở gia đình hãy kể tên những nguyên liệu,dụng cụ dùng để rán đậu phụ.
-HS q/s hình 2,đọc nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế đậu phụ.
HĐ 2: Tìm hiểu cách rán đậu phụ và trình bày.
-HS nêu cách rán đậu phụ ở gia đình.
-GV nhận xét và hướng dẫn cách rán đậu phụ theo nội dung SGK.
HĐ 3: Đánh giá kết quả học tập:
-GV tổ chưc cho các nhóm thực hành rán đậu phụ.
-GV theo dõi,hướng dẫn thêm.
-Các nhóm trưng bày sản phẩm.
-Cả lớp cùng GV nhận xét,đánh giá.
IV-Nhận xét,dặn dò:
-GV nhận xét ý thức học tập của HS.
-Về nhà thực hành rán đậu phụ để giúp đỡ gia đình.
_____________________________
Luyện toán.
Luyện tập: Diện tích xung quanh,diện tích toàn phần 
hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
I-Mục tiêu: Củng cố cách tính SXQ và STP hình hộp chữ nhật,hình lập phương.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: HS làm bài tập:
Bài 1: Một cái hộp dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 20 cm;chiều rộng 15 cm;chiều cao 1 dm.Bạn Bình dán giấy màu đỏ vào các mặt xung quanh và giấy màu vàng vào hai mặt đáy của hình hộp đó(chỉ dán mặt ngoài).Hỏi diện tích giấy màu nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu cm2?
Bài 2: Một căn phòng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6 m;chiều rộng 3,6 m và chiều cao 3,8 m.Người ta muốn quét vôi các bức tường xung quanh và trần của căn phòng đó.Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu m2?Biết tổng diện tích các cửa bằng 8m2(chỉ quét vôi bên trong phòng)
Bài 3:Người ta làm một cái hộp bằng tôn(không có nắp) dạng hình lập phương có cạnh 10 cm.Tính diện tích tôn cần dùng để làm hộp(không tính mép hàn)
HĐ 2: Chữa bài.
III-Củng cố,dặn dò: Ôn tập lại kến thức đã học.
_____________________________
Hướng dẫn tự học:
Ôn tập: Sử dụng năng lượng chất đốt.
I-Mục tiêu:
-HS nêu được công dụng một số loại chất đốt.
-Biết sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Kể tên và nêu công dụng,việc khai thác từng loại chất đốt.
-Chất đốt rắn.
-Chất đốt lỏng.
-Chất đốt khí.
HĐ 2: Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt.
-Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun?
-Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng?
-Tại sao cần sử dụng tiết kiệm,chống lãng phí năng lượng?
-Nêu các việc nên làm để chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
-Gia đình em sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
-Cần làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
III-Củng cố,dặn dò: Biết sử dụng tiết kiệm các loại chất đốt đang dùng ở gia đình và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
_____________________________
Tập làm văn.
Kể chuỵện: Kiểm tra viết.
I-Mục tiêu: Dựa vào những hiểu biết và kĩ năng đã có,HS viết được hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện.
II-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Giới thiệu bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài.
-GV ghi 3 đề bài lên bảng
-HS tiếp nối nói tên để bài đã chọn,nói tên câu chuyện sẽ kể.
HĐ 3: HS làm bài.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV thu bài,nhận xét tiết học.
-Về nhà đọc trước đề bài,chuẩn bị nội dung cho tiết tập làm văn tuần 23.
_____________________________
Toán:
Tiết 110: Thể tích của một hình.
I-Mục tiêu:
-HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích.
-Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình.
-Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể.
II-Đồ dùng:
-Một hình lập phương có màu rỗng,một hình hộp chữ nhật trong suốt.
-Hình vẽ minh họa các bài tập trong SGK.
III-Hoạt động dạy học:
HĐ 1: Hình thành biểu tượng ban đầu và một số tính chất liên quan đến thể tích.
a.Ví dụ 1:
-GV trưng bày đồ dùng trực quan,HS quan sát.
-Hỏi:
+Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
+Hình nào lớn hơn,hình nào nhỏ hơn?
-GV giới thiệu: Hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
-GV đặt hình lập phương vào bên trong hình hộp chữ nhât.
-Hãy nêu vị trí của hai hình khối?(hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật)
-Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
b.Ví dụ 2:
-GV treo hình minh họa.
-Mỗi hình C và D được tạo bởi mấy hình lập phương nhỏ?
-Ta nói thể tích hình C bằng thể tích hình D.
c.Ví dụ 3:
-GV đưa ra 6 hình lập phương và xếp như hình ở SGK trang 114.
-HS tách hình xếp được thành 2 phần.
-Hình P gồm mấy hình lập phương?
-Khi tách hình P thành hai hình M và N thì số hình lập phương trong mỗi hình là bao nhiêu?
-Hãy nhận xét về mối quan hệ giữa số lượng hình lập phương của các hình?
-GV kết luận.
HĐ 2: Rèn kĩ năng so sánh thể tích một số hình:
Bài 2:
-HS đọc đề bài và tự quan sát hình đã cho,trả lời.
-Hãy nêu cách tìm?
+Đếm trực tiếp trên hình.
+Đếm số lập phương nhỏ của mỗi lớp rồi nhân với số lớp
Bài 2:
-HS đọc đề bài và thảo luận nhóm 2,trình bày kết quả thảo luận.
-HS nêu cách làm.
Bài 3:
-Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập gồm 6 hình lập phương.
-Tìm cách xếp các hình lập phương thành các hình hộp chữ nhật.
-Nhóm nào xếp được nhiều cách hơn thì nhóm đó thắng cuộc.
-GV kết luận: các hình có kích thước,hình dạng khác nhau nhưng thể tích của chúng có thể bằng nhau.
IV-Củng cố,dặn dò:Nắm một số tính chất có liên quan đến thể tích của một hình.
_____________________________
Khoa học.
Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
I-Mục tiêu: Sau bài học,HS biết:
-Trình bày tác dụng của năng lượng gió,năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
-Kể ra những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy.
II-Đồ dùng:
-Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gió,năng lượng nước chảy.
-Hình trang 90,91 SGK.
III-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Tại sao cần phải sử dụng tiết kiệm,chống lãng phí năng lượng?
B-Bài mới:
HĐ 1: Năng lượng gió.
-Vì sao có gió?Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên?
-Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?Liên hệ thực tế.
HĐ 2: Năng lượng nước chảy.
-Nêu một số ví dụ về năng lượng nước chảy trong tự nhiên?
-Con người sử dụng năng lượng nước chảy vào những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
HĐ 3: Thực hành : Làm quay tua-bin.
-HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua-bin của tua-bin nươc hoặc bánh xe nước.
IV-Củng cố,dặn dò:
-Nêu tác dụng của năng lượng gió,nước chảy trong tự nhiên?
-HS đọc mục bạn cần biết.
_____________________________
Luyện tiếng việt.(Chính tả-Nghe viết)
Bài : Tiếng rao đêm.
I-Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng chỉnh tả một đoạn trong bài Tiếng rao đêm.
-Phân biệt các tiếng có âm đầu r/d/gi.
II-Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ:
-GV đọc các tiếng cho HS luyện viết: tĩnh mịch,thảm thiết,khập khiễng,đêm khuya.
-GV nhận xét,cho điểm.
B-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS viết chính tả.
-GV đọc đoạn chính tả cần viết.
-Đoạn chính tả kể về điều gì?
-GV đoc,HS viết chính tả.
HĐ 2: Chấm,chữa bài.
-GV đọc bài chính tả,HS khảo lỗi
-GV thu và chấm một số bài.
-GV nhận xét chung.
III-Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-HS về nhà luyện viết thêm.
_____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sinh hoạt sao- Sinh hoạt chi đội.
_____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_22_ban_chuan_kien_thuc.doc