Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 - Chu Thị Phương

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 - Chu Thị Phương

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài

b. Phát triển bài

- GV nêu các câu cần luyện viết.

- Yêu cầu HS đọc câu luyện viết.

- Tìm các con chữ được viết hoa trong bài?

- Tìm các con chữ có nét khuyết trong bài?

- GV hướng dẫn HS viết các con chữ được viết hoa và các con chữ có nét khuyết.

- Cho HS luyện viết bảng con một số con chữ được viết hoa: H, R, S, N, T, .

- GV nhận xét.

- GV đọc bài Biển đẹp và câu thành ngữ, tục ngữ cần luyện viết.

- Gọi HS đọc

- Hãy giải thích nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ sau:

- Yêu cầu HS thực hành luyện viết theo mẫu bài 7 và bài 8.

- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.

- Thu chấm một số bài.

- Nhận xét bài viết của HS .

 

doc 8 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 299Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 22 - Chu Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 1 năm 2010
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết chữ đẹp
I. mục tiêu
	- Rèn cho HS viết đúng mẫu, đúng cỡ chữ và viết đẹp bài 7, bài 8 trong vở Thực hành luyện viết.
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, sạch sẽ.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài viết
	b. HS : vở luyện viết
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở luyện viết của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
- GV nêu các câu cần luyện viết.
- Yêu cầu HS đọc câu luyện viết.
- Tìm các con chữ được viết hoa trong bài?
- Tìm các con chữ có nét khuyết trong bài?
- GV hướng dẫn HS viết các con chữ được viết hoa và các con chữ có nét khuyết.
- Cho HS luyện viết bảng con một số con chữ được viết hoa: H, R, S, N, T, .
- GV nhận xét.
- GV đọc bài Biển đẹp và câu thành ngữ, tục ngữ cần luyện viết.
- Gọi HS đọc
- Hãy giải thích nghĩa các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- Yêu cầu HS thực hành luyện viết theo mẫu bài 7 và bài 8.
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp.
- Thu chấm một số bài.
- Nhận xét bài viết của HS .
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương những em có ý thức học tốt
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
- HS theo dõi.
- HS đọc.
- Con chữ H, N, T, R ...
- g, y, h, b.
- HS luyện viết bảng con, 3 HS lên bảng.
- HS luyện viết bảng con.
- 2 HS lên bảng.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết theo mẫu.
Bài 7
Tháng ba
Hoa gạo rụng đỏ trời. Rồi những sợi bông tung ra những bức thông điệp xốp nhẹ như chiếc dù trắng gọi chim về lách chách trên những ngọn cây. Người xa quê về ăn Tết ta xong vội vã đi còn ngoái lại nhìn, lưu luyến.
Bài 8
Thằng cuội
 Thằng cuội ngồi gốc cây đa
 Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
 Cha còn cắt cỏ trên trời
 Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
 Ông thì cầm bút cầm nghiên
 Ông thì cầm liềm đi chuộc lá đa
 Thằng Cuội ngồi gốc cây đa....
*******************************************************************
Thứ tư, ngày 27 tháng 1 năm 2010
Luyện Toán
Ôn tập: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần 
hình hộp chữ nhật
i. mục tiêu
	- Ôn tập và củng cố về cách tính diện tích xung quanh và diên tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
	- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích xung quanh và diên tích toàn phần hình hộp chữ nhật .
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
ii. chuẩn bị
GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
HS: Vở luyện.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Bài 1
Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có chiều dài 7cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 4cm.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho hs làm bài vào vở.
Bài 2:
Người ta muốnlàm một cái thùng bằng giấy hình hộp chữ nhật không có nắp đậy, có chiều dài 1,2m, chiều rộng 8dm, chiều cao 6dm. Tính diện tích giấy cần dùng. (không kể mép dán)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3:
Một hình hộp chữ nhật có chu vi mặt đáy là 24cm, diện tích xung quanh 72cm2 . Hỏi chiều cao của hình hộp chữ nhật đó bằng bao nhiêu?
- GV nêu yêu cầu đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tính chiều cao khi biết diện tích ta làm như thế nào?
Bài 4:
Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là: chiều dài 8,5m, chiều rộng 6,4m, chiều cao 3,5m. Người ta quét vôi trần nhà và các bức tường phía trong nhà. Tính diện tích cần quét vôi, biết diện tích các cửa là 8,4m2.
- GV nêu yêu cầu đề bài
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung ôn tập.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- HS lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc bài toán
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là:
(7 + 5) x 2 x 4 = 96 (cm2)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là:
96 + 7 x 5 x 2 = 166 (cm2)
 Đáp số: 96cm2 và 166 cm2
- HS đọc bài toán
- HS trao đổi bài theo cặp rồi giải bài toán.
Bài giải
Đổi: 1,2m = 12dm
Diện tích xung quanh cái hộp đó là:
(12 + 8) x 2 x 6 = 240 (dm2)
Diện tích đáy cái hộp đó là:
12 x 8 = 96 (dm2)
Diện tích giấy cần dùng để làm cái hộp đó là:
240 + 96 = 336 (dm2)
Đáp số: 336 dm2
- HS đọc đề bài.
- HS trao đổi tìm cách tính chiều cao.
Bài giải
Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:
72 : 24 = 3 (cm)
 Đáp số: 3cm
- HS đọc đề bài.
- HS làm việc theo nhóm.
Bài giải
Diện tích xung quanh phía trong phòng học là:
(8,5 + 6,4) x 2 x 3,5 = 104,3(m2)
Diện tích trần nhà là:
8,5 x 6,4 = 54,4 (m2)
Diện tích cần quét vôi của phòng học là:
(104,3 + 54,4) - 8,4 = 150,3(m2)
 Đáp số: 150,3 m2
***************************************
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập đọc; chính tả
i. mục tiêu
- HS đọc đúng, đọc trôi chảy 2 bài tập đọc trong tuần và đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng 4 khổ cuối bài “Cao Bằng”.
- Làm bài tập để củng cố viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
ii. chuẩn bị
 a. GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
 b. HS: SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
* Hoạt động 1: Luyện tập đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm.
- Yêu cầu các nhóm luyện đọc bài tập đọc trong tuần.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV theo dõi, nhận xét và cho điểm.
* Hoạt động 2: Luyện chính tả.
+ Hướng dẫn HS nghe – viết đoạn cuối bài: “Cao Bằng”.
- GV đọc đoạn viết lần 1.
- Hướng dẫn HS viết từ khó trong bài.
- GV đọc bài viết lần 2.
- Yêu cầu HS soát lỗi bài viêt.
+ Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 1: 
Viết 5 tên các bạn trong lớp (đầy đủ cả họ và tên)
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách viết hoa tên người.
Bài 2: 
Viết 5 tên làng ở địa phương của em.
- GV nhận xét bài và cho điểm đánh giá.
4. Củng cố:
- GV hệ thống nội dung tiết học.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- HS theo dõi.
- Chia 4 nhóm.
- Các nhóm luyện đọc bài “Cao Bằng”.
- Từng nhóm lên thi đọc.
- Lớp theo dõi, bình chọn nhóm đọc tốt.
- HS theo dõi.
- HS luyện viết bảng con. 2 HS lên bảng viết:
+ lặng 
+ dâng
+ suốt 
+ khuất 
: l + ăng + thanh nặng
: d + âng + thanh ngang
: s + uôt + thanh sắc
: kh + uât + thanh sắc
- HS viết bài.
- HS đổi chéo vở, soát lỗi.
- HS làm việc cá nhân
- HS nhắc lại cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
VD:
Làng Động Xá, làng Lương Hội, ...
*******************************************************************
Thứ năm, ngày 28 tháng 1 năm 2010
Luyện Toán
Ôn tập: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
Hình lập phương
i. mục tiêu
	- Ôn tập và củng cố về cách tính diện tích xung quanh và diên tích toàn phần hình lập phương .
	- Rèn cho HS kĩ năng tính diện tích xung quanh và diên tích toàn phần hình hộp lập phương .
	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
ii. chuẩn bị
GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
HS: Vở luyện.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập về nhà.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Thực hành
Bài 1
Một hình lập phương có cạnh 2,3m. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương đó.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Cho hs làm bài vào vở.
Bài 2
Người ta làm một cái hộp không có nắp bằng tôn dạng hình lập phương có cạnh 1,6m. Tính diện tích tôn cần dùng để làm cái hộp đó.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hình lập phương không có nắp thì gồm mấy mặt?
Bài 3
Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 384 cm2 .
a) Tính diện tích xung quanh của hình lập phương đó.
b) Tính cạnh của hình lập phương đó.
Bài 4
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Hình lập phương có cạnh 2dm thì có diện tích xung quanh là:
A. 8dm2 B. 16dm2 
C. 20dm2 D. 24dm2
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung ôn tập.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát
- HS lên bảng chữa bài.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS đọc bài toán
- HS nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương.
- HS làm vào vở.
Bài giải
Diện tích xung quanh hình lập phương là:
(2,3 x 2,3) x 4 = 21,66 (m2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là:
(2,3 x 2,3) x 6 = 31,74 (m2)
 Đáp số: 21,66 m2 và 31,74 m2
- HS đọc đề bài.
- HS trao đổi theo cặp rồi giải bài toán.
Bài giải
Diện tích tôn cần dùng để làm hộp đó là:
(1,6 x 1,6) x 5 = 12,8 (m2)
Đáp số: 12,8 m2
- HS đọc đề bài.
- HS trao đổi theo nhóm để giải bài.
- 1 nhóm lên chia sẻ.
Bài giải
a) Diện tích một mặt hình lập phương đó là:
384 : 6 = 64 (dm2)
 Diện tích xung quanh hình lập phương đó là:
64 x 4 = 256 dm2)
b) Vì diện tích một mặt là 64 dm2, 
mà : 8 x 8 = 64
Vậy cạnh của hình lập phương là 8dm
- HS đọc đề bài.
- HS làm việc cá nhân.
Đáp án
B. 16dm2 
*************************************
Luyện Tiếng Việt
ôn tập văn kể chuyện
i. mục tiêu
- Củng cố và nâng cao thêm cho các em những kiến thức về văn kể chuyện..
- Rèn cho học sinh kĩ năng làm văn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
ii. chuẩn bị
 a. GV: Hệ thống nội dung ôn tập.
 b. HS: SGK.
iii. các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
Bài 1: 
Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn ý trả lời đúng nhất. Khoanh tròn vào chữ a, b, c ở câu trả lời em cho là đúng nhất.
Ai can đảm?
- Bây giờ thì mình không sợ gì hết! Hùng vừa nói vừa giơ khẩu súng lục bằng nhựa ra khoe.
- Mình cũng vậy, mình không sợ gì hết! – Thắng vừa nói vừa vung thanh kiếm gỗ lên.
Tiến chưa kịp nói gì thì đàn ngỗng đi vào sân. Chúng vươn dài cổ kêu quàng quạc, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.
Hùng đút vội khẩu súng lục vào túi quần và chạy biến. Thắng tưởng đàn ngỗng đến giật kiếm của mình, mồm mếu máo, nấp vào sau lưng Tiến.
Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, cổ vươn dài, chạy miết.
1/ Câu chuyện trên có mấy nhân vật
 a/ Hai	b/ Ba	c/ Bốn
2. Tính cách của các nhân vật đến thể hiện qua những mặt nào?
a/ Lời nói	b/ Hành động 	
c/ Cả lời nói và hành động
3/ ý nghĩa của ncâu chuyện trên là gì?
a/ Chê Hùng và Thắng
b/ Khen Tiến.
c/ Khuyên người ta phải khiêm tốn, phải can đảm trong mọi tình huống.
Bài 2: 
Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện.
- GV nhận xét.
- Biểu dương HS làm bài tốt.
4. Củng cố
- GV củng cố nội dung ôn tập.
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài sau.
- Cả lớp hát.
- HS theo dõi.
- HS đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc câu chuyện “Ai can đảm”
- Thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
Đáp án
Câu 1: b. Ba
Câu 2: c. Cả lời nói và hành động
Câu 3: c. Khuyên người ta phải khiêm tốn, phải can đảm trong mọi tình huống.
- HS đọc yêu cầu bài.
- hs làm việc cá nhân.
- Vài HS đọc bài viết của mình.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_22_chu_thi_phuong.doc