Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Kim Liên

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Kim Liên

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục đích, yêu cầu:

 1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết

 2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh vẽ minh họa nội dung bài

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 33 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Nguyễn Thị Kim Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2012
Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. Mục đích, yêu cầu:
	1. Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài, giọng đọc trang trọng, tha thiết
	2. Hiểu ý chính của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ minh họa nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
 - Cho HS đọc bài “Hộp thư mật” và nêu nội dung bài.
Bài mới
- Giới thiệu bài: Ghi đề 
- Cho HS xem tranh minh hoạ
 a) Luyện đọc: 
GV chia đoạn: 3 đoạn
* Đoạn 1: Từ đầu .chính giữa
* Đoạn 2: “Tiếp..xanh mặt”
* Đoạn 3: “Phần còn lại”
+ chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sừng sững, Ngã Ba Hạc
+ Đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, Đất Tổ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1:
* Bài văn viết về cảnh vật gì? Ơû đâu
*Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền hùng.
 Đoạn 2: 
* Bài văn đã gợi cho em nhớ đến 1 số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể các truyền thuyết đó.
 Đoạn 3: 
* Em hiểu câu ca dao sau ntn? 
“Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người con đối với tổ tiên.
c. Đọc diễn cảm:
GV ghi đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc
- Hát
- 2 HS đọc và trả lời
- 1 HS đọc bài
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc nối tiếp và luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc nối tiếp và giải nghĩa từ.
- 3 HS nối tiếp cả bài
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm
* Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Linh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc VN.
* Những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, cánh bướm dập dờn bay lượn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo....
- HS đọc thành tiếng
* Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng, Chiếc nỏ thần, con Rồng, cháu Tiên...
- HS đọc thầm
* Ca ngợi một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam thủy chung, luôn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.
- Đọc cho nhau nghe đoạn 3
- 4 nhóm thi đọc trước lớp
- Thi đọc theo cặp
- Thi đọc trước lớp
4. Củng cố: 
* Bài văn nói lên điều gì?
5. Dặn dò:
Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà đọc lại bài, xem trước bài tuần 6
Toán
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
( Đề do chuyên mơn nhà trường ra)
Đạo đức:
THỰC HÀNH GIỮA KÌ II
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS biết:
 -Tổ quốc của em là Việt Nam.
 -Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
 -Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình.
 - Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
II/ Tài liệu và phương tiện: 
Tranh, ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.
III/ Các hoạt động Dạy – Học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
1/Ổn định 
2/KTBC :
- Cho lớp hát chuyển tiết.
- Em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?
- Hát.
. 
3/ Bài mới
Giới thiệu bài:
Thực hành
Hoạt động 1:
Làm bài tập 1 – SGK
v Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của Việt Nam đã nêu trong bài tập 1
- Các nhóm HS thảo luận.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận.
Hoạt động 2:
Đóng vai
(BT 3 – SGK)
v Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước trong vai hướng dẫn viên du lịch.
- GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với du khách về một trong các chủ đề: văn hóa, kinh tế, lịch sử, danh lam thắng cảnh, 
- Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
- Đại diện một số nhóm lên đóng vai.
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, khen các nhóm giới thiệu tốt. 
Hoạt động 3:
Triển lãm nhỏ (bài tập 4 – SGK)
v Mục tiêu: HS thể hiện sự hiểu biết và tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ.
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ theo nhóm.
- Cho HS cả lớp xem tranh và trao đổi.
- GV nhận xét về tranh vẽ của học sinh.
- Cho HS hát, đọc thơ,  về chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- Cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Trưng bày.
- Xem tranh và trao đổi.
- Theo dõi.
- Hát, đọc thơ, 
- Nhắc lại nội dung bài.
Hoạt động 4:
Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: cố gắng học tập thật tốt để sau này xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.
- Theo dõi.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
Khoa học
CƠ QUAN SINH SẢN CỦA THỰC VẬT CĨ HOA
I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết: 
- Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính
- Nêu được các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
II.Đồ dùng dạy học:
Hình trang 104, 105 SGK
Sưu tầm một số hoa thật và ccá tranh ảnh về hoa
III.Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Kết luận
1. Bài mới:
- Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu:
- HS phân biệt được nhị và nhuỵ; hoa đực và hoa cái
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS thực hiện theo yêu cầu trang 104 SGK 
* Hãy chỉ vào nhị( nhị đực) và nhuỵ ( nhị cái) của hoa râm bụt và hoa sen trong hình 3,4 SGK
* Hãy chỉ ra hoa nào là hoa mướp đực, hoa nào là hoa mướp cái trong hính 5a và 5b
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả
- GV kết luận
* Hình 5a: Hoa mướp đực
* Hình 5b: Hoa mướp cái 
Hoạt động 2: Thực hành với vật thật
Mục tiêu: 
- HS phân biệt hoa đơn tiĩnh, hoa lưỡng tính
Bước 1: Làm việc theo nhĩm
- Nhĩm trưởng điều khiển nhĩm mình thực hiện các nhiệm vụ sau:
* Quan sát các bộ phận của các bơng hoa đã sưu tầm được và chỉ xem đâu là nhị, đâu là nhuỵ
* Phân loại các bơng hoa đã sưu tầm được, hoa nào cĩ cả nhị và nhuỵ, hoa nào chỉ cĩ nhị hoặc nhuỵ và hồn thành bảng sau:
Hoa cĩ cả nhị và nhuỵ
Hoa chỉ cĩ nhị
( hoa đực)
Hoa chỉ cĩ nhuỵ
( hoa cái)
Phượng
Mướp
Mướp
Dong riềng
Dâm bụt
Sen
Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cấu một số nhĩm trình bày từng nhiệm vụ
* Hoa là cơ quan sinh sản của những lồi thực vật cĩ hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị, cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. Một số cây cĩ hoa đực rêng, hoa cái riêng. Đa số cây cĩ hoa, trên cùng một hoa cĩ cả nhị và nhuỵ
Hoạt động 3: Thực hành với sơ đồ nhị và nhuỵ ở hoa lưỡng tính
Mục tiêu: 
- HS nĩi được tên các bộ phận chính của nhị và nhuỵ
Bước 1: Làm cá nhân
- GV yêu cầu Hs quan sát sơ đồ nhị và nhuỵ của hoa lưỡng tính trang 105 SGK và đọc ghi chú để tìm ra những ghi chú đĩ ứng với bộ phận nào của nhị và nhuỵ trên sơ đồ 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện nhĩm trình bày
- GV nêu kết luận (SGK)
Củng cố, dặn dị:
- Hệ thống lại kiến thức vừa học
- VN chuẩn bị bài “ Sự sinh sản của thực vật cĩ hoa”
Kĩ thuật
 LẮP XE BEN ( Tiết2,3)
I. Mục tiêu: HS cần phải.
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng qui trình
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu xe ben đã lắp sẵn
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
 Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của bài học 
Hoạt động 1:
* HS thực hành lắp xe ben
a) Chọn chi tiết
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
- GV nhắc HS lưu ý khi lắp khung sãn xe và các giá đỡ cần phải chú ý đến vị trí trên, dưới các thanh thẳng 3 lỗ, thanh thẳng 11 lỗ và các thanh chữ U dài
- GV theo dõi và giúp đỡ HS cịn lúng túng
c) Lắp ráp xe ben ( Hình 1- SGK)
- GV nhắc HS kiểm tra độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe
Hoạt động 2:
* Đánh giá sản phẩm
* GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhĩm và nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo much III SGK
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm
4. Cùủng cố - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
 - Chuẩn bị bài sau “ Lắp xe ben”
( Tiếât 1)
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp rừng loại vào nắp hộp
- HS đọc phần ghi nhớ SGK và quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước lắp
- HS lắp ráp theo các bước trong SGK
- 2-3 HS dựa vào tiêu chuẩn để đánh giả sản phẩm
- Báo cáo kết quả tự đánh giá
- HS tháo rời các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp
Chính tả(Nghe viết) 
 AI LÀ THỦY TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI
ÔN TẬP VỀ QUY TẮC VIẾT HOA
 (Viết tên người, tên địa lý nước ngoài)
I. Mục tiêu, yêu cầu:
 - Nghe viết đúng chính tả bài “Ai là thủy tổ loài người”
 - Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài làm đúng các bài tập
II. Đồ dùng dạy học: 
Giấy khổ to viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS cùng lên bảng giải câu đố của tiết “LTVC” của tiết trước
 3. Bài mới 
- Giới thiệu bài: Ghi đề
* Hoạt động 1: H/dẫn chính tả.
- GV đọc bài 1 lượt
- HS đọc bài chính tả
- Bài chính tả nói về đều gì?
- HS luyện viết từ khó dễ viết sai
* Hoạt động 2: HS viết chính tả
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc bài cho HS soát lại
- Chấm 5-7 bài và nhận xét chung
- Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
* Hoạt động3: Luyện tập
 Bài 2: 
- Cả lớp đọc thầm lại mẫu chuyện vui “Dân chơi đồ cổ”
+ Cách viết các tên riêng đó viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiiếng vì tên riêng nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt
4.Củng cố-. dặn dò.
- GV nhận xét  ... ùch
- HS đọc yêu cầu bài 
- Cả lớp đọc thầm
- HS lên trình bày
* Từ anh (ở câu 2) thay cho Hai Long (ở câu 1)
* Người liên lạc (câu 4) thay cho người đặt hộp thư (câu 2)
* Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long (câu 1)
* Đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn
- Thảo luận nhóm đôi rồi làm bài
- Đại diện nhóm trình bày
* Nàng (câu 2) thay cho Vợ An Tiêm (câu1)
* Chồng (câu 2) thay cho An Tiêm (câu 1)
4. Củng cố: 
* Thế nào là liên kết bằng cách thay thế từ ngữ cho ví dụ?
 5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau “Tuần 26”
Toán
TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép trừ số đo bằng thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- Giáo dục HS ham thích học toán, rèn luyện tính cẩn thận trong khi thực hành.
II. Các hoạt động giảng dạy:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1.Ổn định lớp
- Hát
2.Kiểm tra bài cũ: Điền vào chỗ chấm.
 + 1 ngày = .. giờ 
- 1 HS lên bảng thực hiện
+ 1 giờ = phút
+ 1 năm = ..tháng
+ 1 phút =giây
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ghi đề
* Hoạt động 1: Hình thành kĩ năng trừ số đo thời gian.
a. Ví dụ 1:
- GVnêu bài toán như (SGK)
- HS nêu phép tính của bài toán 
+ 15g 55 phút – 13 giờ 10 phút = ?
- 1 HSlên thực hiện phép tính
 * Nêu cách tính và thực hiện phép tính.
+ Đặt thẳng cột các số và các đơn vị.
+ Trừ các số đo theo từng loại từng loại đơn vị và viết kèm đơn vị.
b. Ví dụ 2: 
- GV nêu bài toán (SGK)
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính. 
- Yêu cầu HS nêu phép tính
+ 3 giờ 20giây – 2 phút 45giây = ?
- GV kết luận: Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép tính trừ.
đổi thành 
- HS lắng nghe
* Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1: 
- Yêu cầu Hs đọc đề bài
- Gọi 2 Hs lên bảng 
Tính 
 b. đổi 
 Bài 2: 
- HS đọc đề bài.HS dưới lớp làm vào vở.
 - Gọi 3 Hs lên bảng. 
ĐS: a. 20 ngày 4 giờ
 b.10 ngày 22 giờ
 c. 4 năm 8 tháng
 Bài 3:
- Thảo luận nhóm 4
 - Yêu cầu HS đọc đề bài rồi tóm tắt.
- Đại diện nhóm trình bày
Thời gian người đó đi quảng đường AB (không kể thời gian nghỉ)
8 giờ 30 phút – (6 giờ 45 phút + 15 phút) = 1 giờ 30 phút.
 4. Củng cố: 
 * Muốn trừ số đo thời gian ta làm thế nào?
5 . Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài sau “ Bài 125”
Tiếng việt** (Ơn)
Tiết 2
I- Mục đích, yêu cầu: 
- HS viết được một bài văn tả đồ vật cĩ bố cục rõ ràng; đủ ý; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn cĩ hình ảnh, cảm xúc.
II- Hoạt động dạy - học: 
1/ Ổn định: Hát 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
* Nêu tác dụng của cách lặp và thay thế từ ngữ?
 	3/ Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: “ Ơn – tiết 2”
	b) Hướng dẫn học sinh làm bài: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
* Nêu lại dàn ý đã lập ở tuần 24?
+ Chọn 1 đề thích hợp với mình trong 3 đề đã cho.
+ Hình dung, tưởng tượng cụ thể về đồ vật khi miêu tả.
+ Suy nghĩ, tìm ý, sắp xếp thành dàn ý, viết thành bài văn tả người hồn chỉnh.
- GV theo dõi uốn nắn, giúp đỡ những HS yếu.
 c) GV thu bài, chấm điểm
- Đọc một số đoạn văn viết hay của HS
 4/ Củng cố, dặn dị:
- GV nhận xét chung về ý thức làm bài của HS.
- HS đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.
- HS nĩi đề bài mình chọn
- Nêu những điều chưa rõ cần giải thích.
- HS làm bài.
Địa lí*
Ơn: Châu Phi
I- Mục tiêu: 
 Học xong bài này, HS:
- Nêu được một số đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên của châu Phi.
- Thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật của châu Phi.
II- Đồ dùng dạy học:
Quả địa cầu,tranh ảnh về châu Phi.
III- Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
	2. Dạy bài mới: 
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 1 
(làm việc cá nhân)
1. Vị trí địa lí , giới hạn:
- Dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chữ trong SGK, trả lời các câu hỏi mục 1 SGK
Hoạt động 2
Làm việc theo nhĩm 4
2. Đặc điểm tự nhiên
Bước 1 
- HS dựa vào SGK , lược đồ tự nhiên châu Phi và tranh ảnh, trả lời câu hỏi:
* Địa hình châu Phi cĩ đặc điểm gì?
* Khí hậu châu Phi cĩ đặc điểm gì khác các châu lục đã học? Vì sao?
- Trả lời câu hỏi mục 2 SGK
Bước 2:
- Các nhĩm trình bày kết quả, mỗi nhĩm trình bày một nội dung. Các nhĩm khác nhận xét, bổ sung
- HS chỉ bản đồ quang cảnh tự nhiên của châu Phi.
 * Kết luận
- Gv đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong một quang cảnh tự nhiên.
- HS quan sát.
Hđộng nối tiếp
Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật* (Ơn)
Lắp xe ben (tt)
I- Mục tiêu: HS cần phải:
Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.
Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II- Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động
Cách tiến hành
Hoạt động 3: 
Thực hành lắp xe ben
- GV giới thiệu bài, nêu mục đích bài học.
- GV nêu tác dụng của xe ben trong thực tế
- HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
a) Chọn chi tiết
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Gv kiểm tra HS chọn các chi tiết.
b) Lắp từngbộ phận
- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK .
- HS thực hành lắp từng bộ phận .
- GV theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhĩm) lắp sai hay cịn lúng túng .
c) Lắp ráp xe ben(H.1- SGK )
- HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK.
- Chú ý bước lắp ca bin phải thực hiện theo các bước GV đã hướng dẫn.
- Nhắc HS sau khi lắp xong, cần kiểm tra sự nâng lên, hạ xuống của thùng xe. 
Hđộng nối tiếp 
Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà thực hiện lại các thao tác vừa học.
Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2012
Tập làm văn
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục đích, yêu cầu:
	1 . Dựa theo Tình huống GV đưa ra về chủ đề “Bảo vệ mơi trường”, biết sắp xếp và đối thoại theo đúng yêu cầu đề ra
	2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử cuộc đối thoại.
	3. KNS: Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hồn cảnh giao tiếp)
	- Kĩ năng hợp tác (hợp tác để hồn chỉnh cuộc đối thoại)
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa thuộc chủ đề bảo vệ mơi trường
III. Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Nhận xét ưu khuyết bài kiểm tra và trả lời bài viết: (tả đồ vật)
Bài mới: 
 Giới thiệu bài: Ghi đề
 Bài tập 1:
- GV cho HS nêu một số tình huống cĩ liên quan đến việc Bảo vệ mơi trường
 Bài tập 2:
- GV hướng dẫn HS thảo luận dựa vào tình huống .
- GV giao nhiệm vụ: Viết tiếp các lời đối thoại dựa vào tranh.
- Cả lớp bình chọn, nhận xét
 Bài tập 3:- 1 HS đọc yêu cầu BT
- GV giao việc
Nếu được phân vai (4 em sắm 4 vai)
- HS làm việc
Củng cố Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Khen nhóm HS viết đoạn đối thoại hay hoặc diễn kịch hay
- Về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở. Đọc trước tiết TLV tuần 26
- Hát
- HS thảo luận nhĩm đơi 
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ nội dung
- Đại diện nhóm tiếp nối nhau đọc lời đối thoại của nhóm mình.
- HS đọc yêu cầu
- Từng nhóm đọc phân vai và trình bày
Tốn
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Ơn tập và rèn luyện kỹ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài tốn thực tiễn.
II/ Hoạt động dạy -học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Ổn định: 
2- Kiểm tra bài cũ: 
3-Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC bài học
b) Hướng dẫn học sinh luyện tập : 
Bài 1: 
Củng cố về đổi đơn vị đo thời gian.
- Hướng dẫn Hs làm mẫu:
3,4 ngày = 24 giờ x 3,4= 81,6 giờ
- GV đánh giá, kết luận
Bài 2,3:
Củng cố về phép cộng và phép trừ số đo thời gian
- GV hướng dẫn HS yếu cách đặt tính và tính, chú ý phần đổi đơn vị đo
- GV đánh giá bài làm của Hs
3- Củng cố -dặn dị: 
- Nhận xét tiết học.
- HS nhắc lại mối quan hệ giữa một số đơn vị đo: ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
- Hs làm Bt vào vở
- Đổi vở, chữa bài
- Vài Hs đọc miệng kết quả
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
b) 1,6 giờ = 96 phút 
2 giờ 15 phút = 135 phút
 2,5 phút = 150 giây
4 phút 25giây = 265 giây
- HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ số đo thời gian, mối quan hệ đơn vị đo năm và tháng.
- HS làm bài vào vở
- 3 HS làm bài trên bảng lớp
- Cả lớp nhận xét, chữa bài
Giáo dục tập thể
I. Yêu cầu: Qua sinh hoạt, giúp HS:
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được trong tuần và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
-HS biết được các hoạt động trong tuần đến.
II. Nội dung:
 1- Ổn định: Hát
 2- Nhận xét hoạt động tuần 25:
-Tổ trưởng từng tổ nhận xét về các mặt: Học tập, Đạo đức, Vệ sinh; xếp cờ thi đua.
-Lớp trưởng nhận xét chung và xếp cờ thi đua từng tổ.
-Cả lớp bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc.
-GV nhận xét, tổng kết.
+ Nhìn chung các em thực hiện tốt nội qui, nền nếp ra vào lớp.Một số em cĩ tiến bộ
(Lê Tín , Hiền, Trung)
+ Thực hiện tốt việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
* Cịn một số em chưa thuộc bài( Thảo, Thành, Dương)
+ Khâu vệ sinh sân trường, lớp học thực hiện tốt.( Rút kinh nghiệm và thực hiện tốt việc quét dọn cầu thang của tổ trực nhật- tổ 3)
 3- Các hoạt động tuần 26:
 a- Học tập:
- Tiếp tục phát huy những ưu điểm đã đạt được ở tuần này.
- Tăng cường kiểm tra việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
-Khắc phục những tồn tại ở tuần trước.
-HS yếu tiếp tục học phụ đạo theo lịch của Nhà trường vào thứ ba & thứ năm hằng tuần và vào những thời điểm thích hợp trong buổi học.
 b- Vệ sinh:
- Thực hiện tốt việc trực nhật.
-Dọn vệ sinh sân trường sạch sẽ.
 c- Công tác khác:
-Sinh hoạt Đội theo lịch của Tổng Phụ trách.
-Thực hiện tốt việc tập thể dục giữa giờ và múa hát sân trường.
 4- Kiểm tra vệ sinh cá nhân.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_25_nguyen_thi_kim_lien.doc