Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Phạm Thị Hương Lan

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25  - Phạm Thị Hương Lan

Tập đọc: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I. Mục tiêu:

1. MT chung: - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 - GDHS biết nhớ về nguồn cội.

2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng.

II. ĐDDH: Tranh ảnh đền Hùng, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 253Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 25 - Phạm Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN XXV
 Thứ hai ngày 8 tháng 03 năm 2010
Tập đọc: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 - GDHS biết nhớ về nguồn cội. 
2. MTR: Tiến đọc đúng các tiếng có âm đầu là n, l, th, t; tiếng chứa vần iên/iêng. 
II. ĐDDH: Tranh ảnh đền Hùng, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
III. Phương pháp: Thực hành, giảng giải, hoạt động nhóm nhỏ.
IV. Các hoạt động dạy học: 
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
Bài cũ: Đọc bài “Hộp thư mật” và trả lời câu hỏi về ND bài? Nh/xét, ghi điểm
- Đọc bài và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề bài 
HĐ1: Luyện đọc đúng : 
- HD đọc: đọc với nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh ở những từ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của thiên nhiên vùng đất Tổ và niềm thành kính tha thiết đối với đất Tổ, với tổ tiên.
- Y/C 1 HS đọc bài , lớp ĐT, chia đoạn?
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
+ Luyện phát âm: dập đờn, uy nghiêm, sừng sững, ... Tiến đọc thêm 1 số từ: Lâm Thao, Nghĩa Lĩnh, Thiên Quang, ... 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2 
- Y/c 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu thêm 1 số từ: 
- Giải thích thêm như trong SGV.
- Y/C HS luyện đọc theo nhóm 2.
- GV đọc lại toàn bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc thầm và chia đoạn: 3 đoạn: 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS tìm từ khó đọc, luyện phát âm tiếng khó
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3, nêu nghĩa các từ mới : phần chú giải trong SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm 2.
- HS lắng nghe
HD Tiến đọc: Lâm Thao, Nghĩa Lĩnh, Thiên Quang, ... 
 HĐ2: Tìm hiểu bài: .
- Y/C HS ĐT và trả lời: 
 + Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng?
+ Bổ sung thêm: SGV trang 113
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó?
+ Bổ sung thêm: SGV trang 113
+ Em hiểu câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi/ nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” như thế nào?
- Nội dung chính của bài?
- Chốt ý: SGV
 - HS đọc thầm, dự kiến trả lời: 
+ Tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng.
+ HS trả lời theo sự hiểu biết của mình (VD: Là người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đo ở Phong Châu, Phú Thọ cách đây khoảng 4000 năm).
- Lắng nghe.
+ Có những khóm hải đường đâm bông đỏ rực, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, những cây thông già, giếng ngọc trong xanh, ...
+ HS trả lời theo cảm nhận. VD: Núi Ba Vì nhớ đến truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ tinh”; núi Sóc Sơn nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, ....
- Lắng nghe.
+ HS trả lời theo cảm nhận. VD: Câu ca dao ca ngợi truyền thống tốt đẹp của con người VN: thuỷ chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc/ nhắc nhở, khuyên răn mọi người dù đi bất cứ nơi đâu cũng không được quên ngày giỗ Tổ, ...
- Lắng nghe. 
- HS nêu: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
Theo dõi và sửa sai cho Tiến nếu em trả lời.
 HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- GV mời 3 HS đọc theo đoạn lần 1. 
- Chọn đoạn : “Lăng của các vua hùng ..... cho đồng bằng xanh mát” để đọc diễn cảm. 
- Y/C HS nêu cách đọc đoạn trên?
- Chốt ý đúng: SGV
- Y/C HS đọc diễn cảm đoạn văn
- Y/C một số nhóm HS đọc trước lớp, theo dõi, uốn nắn.
- Nhận xét và ghi điểm.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thảo luận- nêu cách đọc: đọc với nhịp điệu khoan thai, giọng đọc trang trọng, tha thiết; nhấn mạnh ở những từ miêu tả vẻ đẹp uy nghiêm của đền Hùng, vẻ hùng vĩ của thiên nhiên c ủa v ùng đất Tổ. 
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo nhóm 4.
- Đọc trước lớp 3-5 nhóm, theo dõi, bình chọn nhóm đọc hay.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em đọc
HĐ4: Củng cố, dặn dò: 
- Dặn về nhà học bài, đọc trước bài tiếp 
- Nhận xét tiết học
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Toán: KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ II
Đề trường ra.
Lịch sử: SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Biết cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp tết Mậu Thân (năm 1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.
 - GDHS lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh vì Độc lập dân tộc.
2. MTR: Khi trả lời, Tiến phát âm đúng những tiếng có âm đôi iê và âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Thông tin trong SGV, tư liệu và tranh ảnh về cuộc chiến đấu Mậu Thân 1968.
III. Phương pháp: Thảo luận nhóm, trò chơi, đàm thoại.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ: Nêu vai trò của đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hiện nay? 
- Nh/xét, ghi điểm.
- HS trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và ghi nhớ..
*Bài mới: Giới thiệu bài: SGV
- Ghi đầu bài lên bảng.
- Nêu nhiệm vụ tiết học: SGV
- Lắng nghe và theo dõi.
HĐ1: Những sự kiện diễn ra trong tết Mậu Thân 1968:
- Y/c HS đọc SGK, làm việc theo N2: Tết Mậu Thân năm 1968 diễn ra những sự kiện gì ở miền Nam nước ta?
- T/c cho đại diện nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng: SGV trang 62
- HS làm việc N2 theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trả lời, lớp nh/x, b/s.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ2: Trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong tết Mậu Thân 1968:
- Y/c HS đọc SGK, thảo luận theo N4: Thuật lại trận đánh của bộ đội ta trong tết Mậu Thân? (trận đánh vào sứ quán Mĩ tại Sài Gòn).
- T/c cho các nhóm báo cáo, chốt ý đúng.
- Chốt ý đúng.
- HS làm việc theo N4. 
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp nh/xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Ý nghĩa của cuộc tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968: 
- Làm việc theo N2: Nêu ý nghĩa của cuộc tổng tiến công nổi dậy MT 1968?
- T/c cho các nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng: Ta tấn công địch khắp MN, làm cho địch hoang mang và lo sợ; sự kiện này tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (ta chủ động tấn công vào sào huyệt của địch).
- HS làm việc theo nhóm 2.
- Đại diện nhóm tr/bày, lớp bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
 - Học bài, xem trước bài “Chiến thắng Điện Biên phủ trên không”.
 Nh/xét tiết học.
- Theo dõi và lắng nghe.
- Ghi đầu bài.
Chính tả: AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI (Nghe-viết) 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS nghe-viết đúng bài Chính tả.
 - Tìm được tên riêng trong truyện “Dân chơi đồ cổ” và nắm được cách viết hoa tên riêng.
 - GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: ND bài tập 2, 3 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ2: 
- Y/c 1-2 HS đọc bài “Ai là thuỷ tổ của loài người.” 
- Y/c HS nêu Nd bài?
- Nhắc HS: lưu ý các từ dễ viết sai: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ đác-uyn, .... 
- Y/c HS viết vào vở nháp	
- đ ọc cho HS viết bài, dò bài.
- Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu: Truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp.
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu t, th...
.
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
 + BT2: Y/c HS đọc thầm mẫu chuyện “Dân chơi đồ cổ”, nói về tính cách của chàng mê đồ cổ?
- T/ch cho HS dưới hình thức trò chơi “Ai nhanh hơn.”
- N6 chơi theo hình thức “Tiếp sức”. Trong cùng một thời gian, nhóm nào tìm được nhiều nhất, nhanh và đúng nhất sẽ là người thắng cuộc.
- Nhận xét, bổ sung thêm
+ BT2 : đọc và trả lời: Là một kẻ gàn dở, mù quáng: Hễ nghe nói một vật là cổ thì anh ta hấp tập mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay đồ giả. Bán hết nhà cửa vì đồ cổ, trắng tay phải đi ăn mày, anh ngốc nhưng không bao giờ xin cơm, xin gạo mà chỉ gào lên xin tiền Cửu phủ từ đời Khương Thái Công. 
- HS làm theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài tập: Các tên riêng trong bài là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửa Phủ, Khương Thái Công.
- Lắng nghe và ghi nhớ. 
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Dặn HS làm lại các BT sai (nếu có).
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 09 tháng 3 năm 2010
Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ), hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
- Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT ở mục III. 
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đôi iê ; có âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Bảng phụ, bảng nhóm.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
Hoạt động của HS
HĐR
Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
 - Lắng nghe.
HĐ1: Phần nhận xét:
+ BT1: Y/c HS đọc thầm BT1, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Chốt ý đúng: SGV trang 116
+ BT2: Y/c HS đọc BT2, thử thay thế từ “đền” ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế.
- HD: SGV
- Y/c 1 HS đọc lại 2 câu đã được thay thế, nêu ý kiến.
- Chốt ý: SGV
+ BT3: Y/c HS đọc thầm BT3, suy nghĩ, và phát biểu ý kiến.
- Chốt ý đúng: SGK.
+ BT1: 1 HS đọc y/c của BT1.
- Làm BT theo hướng dẫn: 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
+ BT2: Làm việc theo N4, làm vào phiếu học tập, trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Làm theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
+ BT3: Thực hiện theo hướng dẫn.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời
HĐ2: Ghi nhớ: 
- Y/c 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1- 2 em nhắc lại không nhìn sách.
- HS làm theo yêu cầu, lớp ĐT.
HĐ3: Luyện tập:
- Y/c HS làm BT1, 2 SGK 
+ BT1: Y/c HS làm việc theo N2.
- T/c cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Chốt ý đúng: SGV.
+ BT2: Y/c HS làm việc cá nhân.
- Y/c HS ĐT đoạn văn, suy nghĩ, chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn điền vào ô trống ...  có một ngăn kéo rất thuận tiến, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên  tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn  và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
 Trải qua đã năm rồi, bàn và ghế - người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Đề bài 2: Tả cái cặp sách của em
Bài làm
	Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bút chì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dòng chữ nắn nót còn chiếc cặp giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách.
	Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dáng cặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu.
	Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệm mút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp là chiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bên ngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào hai bên.
	Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn to và hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn to thứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóa kéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựng một ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông như hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn em đựng nước uống.
	Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này. Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.
 Thứ s áu ngày 12 tháng 03 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: - HS biết cộng trừ số đo thời gian.
 - Biết vận dụng để giải các bài toán đơn giản.
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: 
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: 
- Nêu cách cộng, trừ số đo thời gian?
- Nh/xét, ghi điểm.
 - Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Ôn tập về lý thuyết:
- Y/c HS nhắc lại cách thực hiện phép cộng và phép trừ số đo thời gian? 
- Chốt ý đúng.
- Nối tiếp nhắc lại theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
HĐ2: Thực hành:
- Y/c HS làm BT1b, 2, 3 trang 134, SGK; em nào làm xong tiếp tục làm các bài còn lại.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu:
+ BT1: 1,6 giờ = 1 giờ + giờ = 1giờ 36 phút.
 HS tự làm rồi thống nhất kết quả.
+ BT2: Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ BT3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian.
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu.
+ BT1: HS làm và nêu kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
 1,6 giờ = 96 phút 
 2 giờ 15 phút = 135 phút.
 2,5 phút = 150 giây
4 phút 25 giây = 265 giây 
+ BT2:
2năm 5tháng + 13năm 6 tháng = 15năm 11 tháng
4 ngày 21 giờ + 5 ngày 15 giờ = 9 ngày 36 giờ 
 = 10 ngày12giờ.
13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 19 giờ 69 phút.
 = 20 giờ 9 phút.
+ BT3: 
4 năm 3 tháng - 2 năm 8 tháng = 1 năm 7 tháng.
15 ngày 6 giờ - 10 ngày 12 giờ = 4 ngày 18 giờ.
13 giờ 23 phút - 5 giờ 45 phút = 7 giờ 38 phút.
- Lắng nghe.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Làm thêm BT3
- Làm lại BT (nếu sai).
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Địa lý: CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn của châu Phi; nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. 
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu phi; chỉ được vị trí sa mạc Xa-ha-ra trên bản đồ. 
 - GDHS ham hiểu biết.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng khi em trả lời
II. ĐDDH : Bản đồ châu Phi; quả địa cầu; lược đồ.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ : Chỉ trên bản đồ vị trí, giới hạn của châu Âu? nh/xét, ghi điểm.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
*Bài mới : Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1 : Vị trí, giới hạn : 
+ Y/c Hs làm việc theo N4 : Sử dụng bản đồ, lược đồ và trả lời các câu hỏi ở mục 1 SGK.
- Y/c đại diện nhóm trình bày kết quả, lên bảng chỉ vị trí, giới hạn của châu Phi.
- GV chỉ trên quả địa cầu vị trí giới hạn của châu Phi, nhấn mạnh để hS thấy châu Phi có vị trí nằm cân xứng ở hai bên đường xích đạo, đại bộ phận lãnh thổ nằm trong vùng giữa 2 chí tuyến.
+ Y/c HS trả lời câu hỏi ở mục 2.
- KL : SGV trang 135.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu : 
- HS theo dõi và lắng nghe.
- Làm việc theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
HĐ2 : Đặc điểm tự nhiên : 
+ Làm việc theo N2 : Dựa vào SGK, lược đồ và tranh ảnh sưu tầm để trả lời : 
- Địa hình châu Phi có đặc điểm gì ? Khí hậu châu Phi có gì khác với các châu lục đã học ? Vì sao ? 
- Trả lời các câu hỏi ở mục 2 ?
- T/c cho các nhóm báo cáo trước lớp.
- Chốt ý đúng : SGV trang 135
- HS làm việc theo yêu cầu.
- Báo cáo trước lớp, nh/xét, bổ sung 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Nếu Tiến trả lời, sửa sai cho Tiến.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò: 
- T/c cho HS chơi trò chơi Nhà thông thái :
- Nêu tên trò chơi và HD cách chơi, t/c cho Hs chơi và nhận xét. 
- Dặn HS về nhà học bài, xem bài tiếp và trả lời trước các câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
PHIẾU HỌC TẬP I
Hoang mạc 
Xa-ha-ra
Khí hậu nóng, khô bậc nhất thế giới
Sông, hồ rất ít và hiếm nước
Thực vật và động vật nghèo nàn
PHIẾU HỌC TẬP II
Xa - van
Khí hậu có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc
Thực vật chủ yếu là cỏ
Nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt như hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, sư tử, báo,.. ...
Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: - HS biết dựa theo truyện Thái Sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được những lời đối thoại trong màn kịch với Nd phù hợp (BT2).
 - GDHS yêu thích môn học.
2. MTR: Sửa phát âm cho Tiến (Tiếng có âm đầu l/n; tiếng có vần an/ăng) khi em trả lời
II. ĐDDH: Một số đối thoại mẫu.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐR
HĐ1: Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập:
+ BT1: Y/c 1 HS đọc nội dung BT1, lớp ĐT đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
+ BT2: Y/c 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2:
- Gọi 1 HS đọc y/c của BT2, tên màn kịch và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- 1 HS đọc gợi ý 2 về lời đối thoại.
- 1 HS đọc đoạn đối thoại.
- Y/c cả lớp Đt lại toàn bộ BT2.
- Nhắc HS: SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại; đoạn đối thoại giữa TRần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn thành màn kịch; khi viết chú ý tính cách của 2 nhân vật.
- Y/c 1 HS đọc 7 gợi ý về lời đối thoại.
- Y/c Hs làm việc theo nhóm 4 vào giấy A3.
- T/c cho các nhóm trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
- Theo dõi, Đt theo y/c.
- 3 HS nối tiếp đọc BT2,
- HS làm theo yêu cầu, lớp theo dõi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- 1 HS đọc gợi ý, lớp ĐT.
- Làm việc theo N4.
- Trưng bày sản phẩm và báo cáo kết quả.
- Lắng nghe.
Trong khi Tiến trình bày, lắng nghe và sửa sai cho Tiến.
HĐ3: Trò chơi “sắm vai”:
- T/c cho HS sắm vai theo lời thoại các em đã làm ở BT2.
- Y/c HS thảo luận, phân vai, vào vai, thử lời thoại, thử đóng vai, ...
- T/c cho các nhóm diễn trước lớp.
- Y/c Hs bình chọn theo các tiêu chí: diễn tự nhiên, lời thoại phù hợp, ...
- nhận xét, chốt ý.
- Làm theo yêu cầu.
- Làm việc theo N6.
- Trình bày trước lớp.
- Theo dõi và bình chọn nhóm xuất sắc nhất.
- Lắng nghe. 
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩ bị cho tiết sau.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt: LỚP
I. Mục tiêu: - HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua và phương hướng tuần tới.
 - Biết đưa ra ý kiến của mình để bổ sung hoặc nhận định về những đánh giá của lớp trưởng và cô giáo chủ nhiệm
 - GDHS ý thức cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập cũng như tu dưỡng bản thân.
II.Chuẩn bị: - HS: Bản nhận xét của lớp trưởng.
 - Cô giáo CN: Những ý kiến bổ sung và phương hướng, nhiệm vụ tuần tới.
III. Các hoạt động dạy và học.
HĐ của GV
HĐ của HS
HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần qua của lớp trưởng:
- Y/c lớp trưởng đánh giá hoạt động tuần qua của lớp.
- T/chức cho HS nh/xét về đ/giá của lớp trưởng.
- Những cá nhân bị phê bình phát biểu suy nghĩ về thiếu sót của mình.
- Ý kiến bổ sung của cô giáo CN:
+ Nhất trí với ý kiến của lớp trưởng.
+ Nhận xét phong trào thi đua chào mừng ngày QTPN 8/3về các mặt như: học tập, vệ sinh, nề nếp khác, ....
- Lớp trưởng đánh giá h/động của lớpvề:
+ Các hoạt động trong tuần qua.
+ Ý thức chấp hành nội quy, nề nếp của trường, của lớp.
+ Ý thức học tập: Ở lớp, học bài cũ, .
- Lớp nhận xét, bổ sung:
- Cá nhân bị phê bình phát biểu ý kiến trước lớp
- Lắng nghe.
HĐ2: Phương hướng, nhiệm vụ tuần tới:
- Tiếp tục củng cố và phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những thiếu sót, cụ thể: 
+ Thi đua học tập tốt để chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26/3; hưởng ứng các hoạt động của Liên đội như dự thi về ATGT, tìm hiểu về truyền thống đội, .... 
+ Duy trì và củng cố các nề nếp học tập như: Rèn đọc trước giờ vào học 30 phút, làm sạch khu vực được phân công của lớp, chăm sóc bồn hoa của lớp, chăm sóc cây cảnh, ....
+ Đội ngũ HSG tích cực ôn tập để dự thi HSG cấp huyện đạt kết quả cao.
+ Tiếp tục hoàn thành xây dựng KGLH.
 - Tổ chức cho HS đóng góp ý kiến.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trình bày ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của tuần tới.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Lớp sinh hoạt văn nghệ: Tổ chức cho HS hát cá nhân 1 số bài hát.
- Dặn HS thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Lớp sinh hoạt VN theo hướng dẫn,
- Lắng nghe và ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_25_pham_thi_huong_lan.doc