Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4, Thứ 3

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4, Thứ 3

A/ Bài cũ:

- 3 HS lên bảng viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình, và nêu rõ cách đặt dấu thanh.

- Nhận xét, ghi điểm.

B/ Bài mới:

1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng

2/ Hư¬ớng dẫn nghe viết.

a) Tìm hiểu nội dung bài viết:

- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.

- Chi tiết nào cho thấy Phrăng-Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam?

- Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ

b) Hư¬ớng dẫn HS viết từ khó:

Phrăng- Đơ Bô- en , phi nghĩa, Phan Lăng.

c) Viết chính tả

- GV đọc bài viết.

d) Soát lỗi, chấm bài.

- GV đọc HS dò bài

3/ Luyện tập:

Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.

- Nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng?

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

 

doc 9 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 4, Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba, ngày22/9/2009
 Chính tả: (Nghe - viết) 
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I/ Mục tiêu:
- Nghe, viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và qui tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2, BT3)
II/Chuẩn bị: 	- GV: bảng phụ 
- HS: VBT Tiếng Việt 5 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- 3 HS lên bảng viết vần của các tiếng: chúng - tôi - mong - thế - giới - này - mãi - mãi - hoà - bình, và nêu rõ cách đặt dấu thanh.
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi bảng
2/ Hướng dẫn nghe viết.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Gọi 1 HS đọc toàn bài chính tả.
- Chi tiết nào cho thấy Phrăng-Đơ Bô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam?
- Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ
b) Hướng dẫn HS viết từ khó: 
Phrăng- Đơ Bô- en , phi nghĩa, Phan Lăng.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài viết.
d) Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc HS dò bài
3/ Luyện tập:
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nêu sự giống và khác nhau giữa hai tiếng? 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- 3 HS lên bảng thực hành.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài trước lớp.
- 2-3 HS trả lời trước lớp.
- Mặc dù bị địch bắt, tra tấn ... không khai.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài.
- 2 HS đọc.
- 1 HS làm trên bảng, HS dưới lớp làm vào vở bài tập.
+ Giống: hai tiếng có âm chính gồm hai chữ cái (đó là các nguyên âm đôi)
+ Khác: tiếng ‘‘chiến’’có âm cuối, tiếng ‘‘nghĩa’’không có.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Nhận xét, hoàn chỉnh bài làm. Hướng dẫn HS rút ra qui tắc.
3/Củng cố - Dặn dò: 
- Qua bài học, em được biết điều gì?
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà.
- Chuẩn bị bài: Một chuyên gia máy xúc./.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 2 HS nối tiếp lên bảng làm bài tập.
- HS nhắc lại.
- 2 - 3 HS trả lời trước lớp.
Toán:
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- Cần làm bài 1, 3, 4.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:HS giải bài 3 
- GV nhận xét - ghi điểm
- 1HS lên bảng làm - lớp làm nháp
B/Bài mới:
1/Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:- HS đọc đề toán:
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải.
- 1HS lên giải, Nhận xét - chữa bài.
- 2 HS đọc.
- Mua 12 quyển vở hết 24 000 đồng.
- Mua 30 quyển vở hết bao nhiêu tiền?
 Tóm tắt:
12 quyển: 24 000đồng.
30 quyển: .......đồng?
Bài giải:
Mua 1 quyển vở hết số tiền là:
24 000 : 12 = 2 000 (đồng)
Mua 30 quyển vở hết số tiền là:
2 000 x 30 = 60 000 ( đồng)
 Đáp số: 60 000 đồng.
Bài 3:- Gọi HS đọc đề toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt, làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- Trong bài tập trên bước nào gọi là bước tìm tỉ số? 
- Đã giải bài toán bằng cách nào?
 Tóm tắt:
120 học sinh : 3 ô tô
160 học sinh:...ô tô?
Bài giải:
Mỗi ô tô chở được số học sinh là:
120 : 3 = 40 (học sinh)
Số ô tô cần chở 160 học sinh là:
160 : 40 = 4 (ô tô)
 Đáp số: 4 ô tô.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa số ngày làm và số tiền công nhận được, biết mức trả công một ngày không đổi?
- Đã giải bài toán bằng cách nào?
Tóm tắt:
2 ngày: 72 000đồng
 5 ngày:...đồng?
Bài giải:
Số tiền công được trả trong 1 ngày là:
72 000 : 2 = 36 000( đồng)
Số tiền công được trả trong 5 ngày là:
36 000 x 5 = 180 000 ( đồng)
 Đáp số: 180 000 đồng.
3/ Củng cố dặn dò:
- Tóm tắt nội dung bài.
- Về nhà làm bài 2 và VBT./.
- Học và chuẩn bị bài sau
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA
I/ Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là từ trái nghĩa, tác dụng của từ trái nghĩa.(nội dung ghi nhớ)
- Biết tìm từ trái nghĩa trong câu và đặt câu phân biệt những từ trái nghĩa.
- HS khá, giỏi đặt được 2 câu để phân biệt cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT3. 
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS: VBT Tiếng việt 5, Từ điển học sinh.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn ở Bài tập 3 (Luyện tập về từ đồng nghĩa)
- 3 HS đọc bài theo yêu cầu của GV
- Nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bảng
- HS lắng nghe.
b) Phần nhận xét
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu
- Gọi HS trình bày bài trước lớp
Mỗi câu hỏi một HS trình bày.
 HS khác nhận xét, bổ xung.
- Hãy nêu nghĩa của từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa”?
+ Chính nghĩa: đúng với đạo lí, điều chính đáng, cao cả.
+ Phi nghĩa: trái với đạo lí.
- Em có nhận xét gì về nghĩa của hai từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa”?
+ Hai từ “chính nghĩa” và “phi nghĩa” có nghĩa trái ngược nhau.
Kết luận: “Phi nghĩa” là trái với đạo lí. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa...“Chính nghĩa” là đúng với đạo lí. Chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu.“Chính nghĩa” và “phi nghĩa” là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Những từ có nghĩa trái ngược nhau là từ trái nghĩa.
- Lắng nghe
- Qua bài tập trên, em cho biết thế nào là từ trái nghĩa?
- 2 HS trả lời: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài 2, 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- 2 HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để làm bài tập này
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài.
-Trong câu tục ngữ Chết vinh còn hơn sống nhục có những từ trái nghĩa nào?
- Từ trái nghĩa: chết/ sống
 Vinh/ nhục
- Tại sao em cho rằng đó là những cặp từ trái nghĩa?
- Vì chúng có nghĩa trái ngược nhau: sống và chết; vinh là được kính trọng, đánh giá cao, còn nhục là khinh bỉ.
- Cách dùng từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện quan niệm sống của người Việt Nam ta?
- Cách dùng từ trái nghĩa của câu tục ngữ làm nổi bật quan niệm sống của người Việt Nam ta: thà chết mà được tiếng thơm còn hơn sống mà bị người đời khinh bỉ.
Kết luận: Cách dùng từ trái nghĩa luôn tạo ra sự tương phản trong câu. Từ trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.
- Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- 2 HS trái nghĩa có tác dụng làm nổi bật những sự việc, sự vật, hoạt động, trạng thái,... đối lập nhau.
c) Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS tìm các từ trái nghĩa để minh hoạ cho ghi nhớ. GV ghi bảng.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng
- 5 HS tiếp nối nhau phát biểu. Ví dụ : gầy/ béo ; lên/ xuống ;...
d) Luyện tập :
Bài1: Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các tục ngữ, từ ngữ sau: 
- HS lắng nghe
- HS h.đ nhóm 2 trả lời
 a) đục - trong; b) đen - sáng
 c) rất - lành; dở - hay
Bài2: Điền vào mỗi ô trống mỗi từ trái nghĩa
- HS làm VBT - trả lời
- Lời giải đúng:
a) Hẹp nhà rộng bụng.
b) Xấu người, đẹp nết.
c) Trên kính, dưới nhường.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 
- Yêu cầu HS tìm từ trái nghĩa với các từ hoà bình, thương yêu, đoàn kết, giữ gìn (dùng từ điển).
- Gọi các nhóm lên bảng và đọc bài. 
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận để hoàn thành bài.
- 1 nhóm báo cáo kết quả làm bài, mỗi HS đọc 1 từ.
a) hoà bình trái nghĩa với chiến tranh, xung đột.
b) thương yêu trái nghĩa với căm ghét, căm giận, căm thù, căm hờn, ghét bỏ, thù ghét, thù hằn, thù nghịch,...
c) đoàn kết trái nghĩa với chia rẽ, bè phái, xung khắc,...
d) giữ gìn trái nghĩa với phá hoại, phá phách, tàn phá, huỷ hoại,...
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu mình đặt. GV chú ý lắng nghe và sửa lỗi về dùng từ, cách diễn đạt cho HS.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- HS tự đặt câu và viết vào vở
- 8 HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Thế nào là từ trái nghĩa?
- Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn về nhà xem bài và làm VBT./.
- 2 HS lần lượt trả lời.
Kể chuyện:
TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI
I/ Mục tiêu:
 	- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện.
 - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Biết trao đổi với bạn bè về ý nghĩa câu chuyện.
II/ Chuẩn bị:
GV: - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 40.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- HS kể lại một việc làm tốt để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS lên bảng kể và trả lời câu hỏi 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi đề
 - HS lắng nghe.
2/ Hướng dẫn kể chuyện:
- GV kể lần 1:
- Câu chuyện xẩy ra vào thời gian nào?
- Truyện phim có những nhân vật nào?
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng hình ảnh minh hoạ, giải thích từng lời thuyết minh.
- Y/c HS giải thích lời thuyết minh cho từng hình ảnh.
- HS lắng nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện phim.
- Ngày 16/3/1968
- Mai - cơ: cựu chiến binh Mỹ ;
- Tôm - xơn: chỉ huy đội bay...
- 7 HS tiếp nối nhau giải thích.
GV kết luận: Vào ngày 16/3/1968 tại xã Sơn Mỹ - Mỹ Lai - huyện Sơn Tịnh - tỉnh Quảng Ngãi đã xẩy ra một cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mỹ. Chúng đốt nhà, ruộng vườn ...
- HS lắng nghe
3/ Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
a) Kể chuyện theo nhóm
- HS kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm Sau đó 1 em kể toàn chuyện. Cả nhóm trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện
b) Thi kể trước lớp theo hai hình thức:
+ Kể tiếp nối.
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn - Nx, ghi điểm từng HS.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV kết luận - liên hệ
- GV nhận xét tiết học;
- 5 HS kể tiếp nối từng đoạn chuyện.
- 2 HS thi kể toàn bộ truyện. HS dưới lớp hỏi bạn về ý nghĩa của truyện
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay, bạn kể hay nhất trong tiết học.
- 2, 3 HS trả lời.
Khoa học:
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
 I/Mục tiêu : - Giúp HS:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
	 	 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học. 
II/ Chuẩn bị: - Gv: Tranh vẽ trong sgk trang 14, 15
 - Hs : sgk - Tranh ảnh sưu tầm những người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm các nghề khác nhau
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A/ Bài cũ: Nêu đặc điểm nổi bật ở giai đoạn từ 6 tuổi đến 12 tuổi và giai đoạn tuổi dậy thì?
- GV nx – ghi điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài : Gv giới thiệu ghi đề.
2/ Giảng bài: 
a) Hoạt động 1: Làm việc với sgk . 
+ Bước1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của mình trên bảng và cử đại diện lên trình bày. Mỗi nhóm chỉ trình bày 1 giai đoạn và các nhóm khác bổ sung 
 Giáo viên chốt lại: SGK
b) Hoạt động 2: Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? 
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn 
- Chia lớp thành 4 nhóm. Phát cho mỗi nhóm từ 3 đến 4 hình. 
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm 4
+ Bước 3: Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận 
+ Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời? 
+ Biết được chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì? 
- GV chốt lại - Nội dung (sgk)
3.Củng cố - dặn dò: 
- Nhắc lại nd chính của bài.
- Chuẩn bị bài: Vệ sinh tuổi dậy thì 
- Nhận xét giờ học./.
 - 6 tuổi đến 12 tuổi: cơ thể hoàn chỉnh, cơ xương phát triển mạnh.
- Hs nhận xét.
-Hs lắng nghe.
-Hs lắng nghe.
- HS đọc các thông tin và TLCH trong sgk trang 14, 15 theo nhóm
- Làm việc theo h. dẫn của GV, cử thư ký ghi biên bản thảo luận như hướng dẫn trên
-Hs trình bày - Nx
- HS xác định xem những người trong ảnh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc điểm của giai đoạn đó. 
- Các nhóm cử người lần lượt lên trình bày. 
- HS tiếp nối nhau đọc .
HS lắng nghe để thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_4_thu_3.doc