Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hạnh

TIẾT : 11 SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PAC-THAI

I. MỤC TIÊU :

 - Đọc đúng : A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, các số liệu thống kê : 3/4, 9/10, 1/7

 - Phát âm chuẩn : da trắng, sắc tộc, nhân loại.

 * Giọng đọc thể hiện một số bất bình với chế độ A-pác-thai. và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của nhân dân Nam Phi.

 - Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi SGK).

II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi câu : Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ/ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do/ và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. Bài cũ : 3 em đọc thuộc lòng bài thơ : Ê-mi-li, con.

 

doc 13 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 209Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 6
TẬP ĐỌC
Ngày soạn : 29/09/2012
TIẾT : 11
SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ 
A-PAC-THAI
Ngày giảng : 01/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Đọc đúng : A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, các số liệu thống kê : 3/4, 9/10, 1/7
 - Phát âm chuẩn : da trắng, sắc tộc, nhân loại.
 * Giọng đọc thể hiện một số bất bình với chế độ A-pác-thai. và ca ngợi cuộc đấu tranh dũng cảm, bền bỉ của nhân dân Nam Phi.
 - Hiểu nội dung : Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu. (Trả lời được các câu hỏi SGK).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ ghi câu : Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ/ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do/ và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 em đọc thuộc lòng bài thơ : Ê-mi-li, con.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : Chế độ A-pác-thai là một chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất trên hành tinh. Nhân dân Nam Phi đã anh dũng chiến đấu để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc đó.
b) Dạy bài mới :
Ghi bảng : - A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, 3/4, 1/7, 9/10.
- da trắng, sắc tộc, nhân loại.
Đoạn 1 : Từ đầu  a-pác-thai
- Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được gọi như thế nào ?
Đoạn 2 : Tiếp theo  dân chủ nào.
- Dưới chế độ a-pac-thai, người dân da đen bị đối xử như thế nào ?
* Tìm từ trái nghĩa với từ bẩn thỉu ?
Đoạn 3 : Phần còn lại
- Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế phân biệt chủng tộc ?
- Theo em, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pac-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ ?
HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 3
3. Củng cố : Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi ?
4. DD : Về nhà học thuộc lòng đoạn 2.
Quan sát tranh SGK và nghe cô giới thiệu
3 HS đọc cả bài
- Luyện đọc các từ bên
- Rèn phát âm chuẩn các từ bên
- Luyện đọc cá nhân, 4 em
-  chế độ a-pác-thai
Luyện đọc theo cặp
- Dưới chế độ a-pác-thai, người dân da đen bị đối xử rất tồi tệ, người da đen phải làm việc nặng nhọc, bẩn thỉu; lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 của công nhân da trắng. họ phải sống; chữa bệnh; đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.
Học sinh luyện đọc truyền điện đoạn 3 và trả lời hai câu hỏi bên.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
Vài em giới thiệu
TUẦN : 6
TOÁN
Ngày soạn : 29/09/2012
TIẾT : 26
LUYỆN TẬP
Ngày giảng : 01/10/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh :
 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài tập 2 SGK, phần bài tập làm ở nhà của tiết 25.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : a) Viết các số đo sau có đơn vị đo là mét vuông : HD mẫu :
 6m2 35dm2 = 6m2 m2 = 6m2
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề-xi-mét vuông :
Tién hành tương tự bài 1a.
Bài 2 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng : 3cm2 5mm2 =  mm2
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là :
 A. 35 B. 305
 C. 350 D. 3500
Bài 3 : Điền dấu >; <; = vào chỗ chấm
Yêu cầu học sinh đổi ra cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.
Bài 4 : 
Muốn tìm diện tích của căn phòng, trước hết ta tìm cái gì ?
* Củng cố cách tìm diện tích hình vuông.
- Yêu cầu HS tìm hiểu đề bằng bút đàm rồi giải.
* Dành cho HS giỏi : 
Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh của một hình vuông. Biết chu vi của hình vuông kém chu vi hình chữ nhật 20cm và diện tích hình chữ nhật hơn diện tích hình vuông 200cm2. Tính diện tích mỗi hình ?
Hướng dẫn : Vẽ hình như bên rồi tìm chiều rộng của hình chữ nhật nhỏ BEGC. Sau đó tìm cạnh của hình vuông ABCD. Tìm diện tích của HV, HVN
- Quan sát giáo viên hướng dẫn mẫu.
- 2 em làm ở bảng 2 số đo đầu, * HSG làm hết các bài còn lại, cả lớp làm vào vở rồi sửa bài.
- Làm 2 số đo đầu, HSG làm hết các số đo còn lại.
4dm2 65cm2 = 4dm2 dm2 = 4dm2
- Dùng bảng con để ghi đáp án mình chọn. Đáp án đúng là : B
- Làm cột 1, * HSG làm hết cả bài.
- Làm vào vở, 2 em làm ở bảng lớp
2dm2 7cm2 = 207cm2
 207cm2
Diện tích của một viên gạch là :
 40 x 40 = 1600 cm2
Diện tích của căn phòng đó là :
 150 x 1600 = 240 000cm2
 240 000cm2 = 24m2
- Vẽ hình : 
 A B E
 Theo đề bài, ta có 
 diện tích của HCN
 BEGC 200cm2
 D C G Vì chu vi hình vuông ABCD bé hơn chu vi hình chữ nhật AEGD 20 cm nên ta có : BE = GC = 20 : 2 = 10 (cm)
Cạnh của hình vuông ABCD là :
 200 : 10 = 20 (cm)
TUẦN : 6
CHÍNH TẢ
Ngày soạn : 29/09/2012
TIẾT : 6
Nhớ - viết : Ê – MI – LI, CON
Ngày giảng : 01/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Viết đúng : Ê-mi-li, nói giùm, Oa-sinh-tơn, cháy loà.
 - Viết liền mạch : khi, linh, phút.
 - Nhớ - viết bài chính tả ; trình bày đúng hình thức thơ tự do.
 - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG :
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Ổn định : Kiểm tra vở chính tả, bút chì, bút mực của HS
2. Bài cũ : Đánh vần vần : suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa.
3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
Ghi bảng các từ bên
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
Tìm nhừng từ viết hoa trong bài ?
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
2. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ hướng dẫn HS sửa BT3.
Nhận xét bài viết của HS.
3. Củng cố : Sửa một số từ các em sai.
2 HS đọc đoạn 3 và 4 của bài : Ê-mi-li, con
Lớp đọc đồng thanh
Đánh vần vần : Ê-mi-li, nói giùm, Oa-sinh-tơn, cháy loà
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : khi, linh, phút
Viết bảng con : Ê-mi-li, nói giùm, Oa-sinh-tơn, cháy loà
1HS đọc lại bài.
- Ê-mi-li, Oa-sinh-tơn
Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 2 : Tìm những tiếng có ưa hoặc ươ trong hai khổ thơ ở bài tập 1.
Bài 3 : Tìm tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong các câu thành ngữ, tục ngữ sau. (2, 3 câu)
* HSG làm hết và nêu nghĩa của các TN, TN đó.
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng.
Cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
TUẦN : 6
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn : 29/09/2012
TIẾT : 11
MỞ RỘNG VỐN TỪ : 
HŨU NGHỊ - HỢP TÁC
Ngày giảng : 01/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và sắp xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
 * Đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành gữ ở BT4.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ cho HS làm bài tập.
III. HOẠT DỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Như thế nào là từ đồng âm. Cho ví dụ.
 Đặt câu để phân biệt nghĩa của các từ : nước; cờ. (2 em)
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : Xếp các từ có tiếng hữu cho dưới đây thành hai nhóm a và b :
Giải thích : Nhóm a : hữu có nghĩa là “bạn bè”; nhóm b : hữu có nghĩa là “có”.
Bài 2 : Xếp các từ có tiếng hợp dưới đây thành hai nhóm a và b :
Hợp có nghĩa là “gộp lại”
Hợp có nghĩa là “ đúng yêu cầu, đòi hỏi.. nào đó”
Bài 3 : Đặt câu với một câu ở bài tập 1 một câu với một từ ở bài tập 2.
HD mẫu : 
- Phong cảnh nơi đây thật là hữu tình.
- Bài toán đó giải bằng cách này thì hợp lí hơn.
* Bài 4 : Đặt câu với các thành ngữ đã cho.
Giảng cho học sinh hiẻu nội dung :
- Bốn biển một nhà : Người ở khắp nơi đoàn kết như người trong một gia đình.
- Kề vai sát cánh : sự đồng tâm hợp lực, cùng chia sẻ gian nan giữa những người cùng chung sức gánh vác một công việc quan trọng.
- Chung lưng đấu sức : tương tự như kề vai sát cánh.
Gọi một số em giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ đó.
Giáo dục học sinh phải đoàn kết với bạn bè, với mọi người.
Nhóm 2 : thảo luận, trình bày.
Làm vào vở :
a) hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
b) hữu hiệu, hữu tình, hữu ích, hữu dụng.
Làm nhóm 4, vài nhóm làm bảng phụ.
a) hợp tác, hợp nhất, hợp lực,.
b) hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
- Học sinh tự làm rồi trình bày kết quả. (đặt 1 câu với 1 từ ở BT3).
* Học sinh giỏi đặt 2, 3 câu và câu hay, dài từ 12 tiếng trở lên.
* HSG tự đặt câu
Ví dụ :
- Dân tộc ta quyết chí đánh đuổi giặc ngoại xâm để thực hiện ước nguyện non sông thống nhất, Bắc Nam sum họp, bốn biển một nhà.
- Chúng ta cần phải kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
- Họ chung lưng đấu sức, sướng khổ cùng nhau rong mọi khó khăn thử thách.
* HSG giải thích ý nghĩa của các câu thành ngữ ở bài tập 4.
TUẦN : 6
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn : 29/09/2012
TIẾT : 6
BÀI 11
Ngày giảng : 01/10/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: chính (nghĩa), chiến (trường)
+ Giáo dục HS biết yêu quý những người biết đấu tranh vì chính nghĩa.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 12, bằng chữ nghiêng.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 12 bằng chữ nghiêng.
- Đọc bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- Những chữ viết hoa Cụ Hồ, Phrăng- đơ Bô-en, Phan Lăng, Bỉ, Pháp và những chữ đầu câu.
- Viết bóng : chính, chiến
.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
..
TUẦN : 6
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 30/09/2012
TIẾT : 11
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
Ngày giảng : 02/10/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
 - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày 
 lí do, nguyện vọng rõ ràng.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn phần Chú ý/ 60 SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 2. Kiểm tra bài cũ : Chấm 3 em bài 2/ 30 VBT
 3. Bài mới : Luyện tập
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
Bài tập1/ 59 SGK : Nhóm 4
- Gọi HS đọc bài văn Thần chết mang bảy sắc cầu vồng
- Chất độc màu da cam gây ra những hậu quả gì ?
- Chúng ta có thể làm gì để giảm bớt nổi đau cho  ... c-ta viết tắt là ha, cả lớp đồng thanh. 
- 1 hm2 = 10 000 m2; 1 ha = 10 000 m2
BTTH/40, 41
- Bảng con hai dòng đầu, các bài còn lại làm vào vở 
- Một em đọc đề
- 1 em làm ở bảng, lớp làm vào vở :
Diện tích của khu rừng Cúc Phương viết dưới dạng đơn vị đo là ki-lô-mét vuông là :
 22 200ha = 2220km2
* HSG tự làm, vài em trình bày kết quả 
S
a) 85km2 < 850ha 	
Đ
b) 51ha > 60 000m2	
S
c) 4dm2 7cm2 = 4dm2 
* HSG tìm hiểu đề bằng bút đàm
- Diện tích của một trường đại học là 12ha.
- Toà nhà chính có diện tích bằngdiện tích của trường.
- Diện tích của mảnh đất để xây toà nhà chính là bao nhiêu mét vuông ?
- 1 em lên giải ở bảng, lớp làm vào vở.
..
TUẦN : 6
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn : 01/10/2012
TIẾT : 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng : 03/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Luyện đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít cho HS yếu.
 - Rèn viết chính tả 2 câu đầu của bài trên cho HS yếu.
 - Củng cố từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
 - Luyện viết đoạn văn tả cảnh.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY
HỌAT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : Rèn đọc bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít
- HD cho HS yếu đọc
Hoạt động 2 : Rèn viết 2 câu đầu của bài tập đọc trên.
- Đọc cho HSY viết bài.
Hoạt động 3: 
+ Tìm từ đồng nghĩa với từ : xanh; đỏ
+ Tìm từ trái nghĩa với từ : hạnh phúc; lười biếng; thật thà.
+ Đặt câu để phân biệt nghĩa của của từ : bàn, cờ, nước.
Hoạt động 4: viết một đoạn văn từ 9 – 10 câu tả con đường hằng ngày em đến trường.
* Yêu cầu HSG viết đoạn văn trên có 5 từ láy. Một câu văn có hình ảnh so sánh, một câu văn có hình ảnh nhân hóa.
Các em Vinh, Diệp, Pháp, Thắng luyện đọc theo nhóm 2; luyện đọc cá nhân.
- HSY đánh vần vần ngược, xuôi 2 câu đầu của bài tập đọc trên.
- Nghe – viết 2 câu văn trên.
Truyền điện
Ghi bảng con
Làm vào vở, vài em lên bảng
HS làm nháp trước khi làm vào vở
- Một số em trình bày đoạn văn.
.
TUẦN : 6
TOÁN
Ngày soạn : 02/10/2012
TIẾT : 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng : 04/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho HS
 - Rèn giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG : Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: Viết các số đo sau thành số đo có đơn vị là m
7km, 25hm, 8dam, 4dm, 9cm
Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
22 tấn =  tạ 5 tạ =  kg
9 yến =  kg 3kg = .yến
8 hg =  kg 405 tạ =  tấn  tạ
Bài 3 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
8km2 =  ha 78 ha =  dam2
Bài 3 : Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều rộng 36m, chiều dài hơn chiều rộng 8m. 
a) Tính diện tích của đám ruộng đó ?
b) Tính sản lượng thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó, biết cứ 1m2 thì thu được 2kg thóc.
* Bài 3: Tổng số gà và vịt là 50 con, biết rằng nếu số gà cộng với số vịt thì được 27 con. Hỏi có bao nhiêu con gà? Bao nhiêu con vịt?
- HDHS : Theo đề bài :
Số gà + Số vịt = 50 con (1)
 số gà + số vịt = 27 con (2)
Nhân hai bên dấu bằng của (1) với ta được :
Số gà + Số vịt = 20 con (3)
 số gà + số vịt = 27 con (2)
Lấy (2) trừ (3) ta được :
 - số vịt = 7con
 số vịt = 7con
Số vịt cần tìm là : 7 : 7 x 20 = 20 (con)
Số gà cần tìm là : 50 - 20 = 30 (con)
 Đáp số : 20 con vịt
 30 con gà
* Bài 4 : Tìm một phân số có mẫu số hơn tử số 15 đơn vị và bằng phân số .
HDHS : Tỉ số giữa TS và MS là 
 Hiệu giữa MS và TS là : 15
HSY đọc lại bảng dơn vị đo độ dài
Làm bảng con từng bài
2 em làm ở bảng, lớp làm vào vở
Bảng con
Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật.
1 em giải ở bảng lớp, lớp làm vào vở
* HSG giải bài 3 và 4
Các em thảo luận nhóm tìm ra cách giải
.
TUẦN : 6
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn : 02/10/2012
TIẾT : 12
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng : 04/10/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn trích (BT1).
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (BT2).
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ viết sẵn dàn ý BT2/ 40 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 2. Bài cũ : - K/tra tranh ảnh chuẩn bị. (Cả lớp.)
 3. Bài mới : Luyện tập :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
Bài tập1/ 39 VBT : Nhóm 4 : HS đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi. - Đoan a :
+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ?
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ?
+ Theo em, “liên tưởng” có nghĩa là gì 
+ Khi quan sát biển, tác giả có liên tưởng thú vị như thế nào ?
- Đoạn b : Tương tự đoạn a
Bài tập 2/ 40 VBT : Cá nhân.
- Từ những chi tiết quan sát được, em hãy lập một dàn ý cho bài văn tả cảnh sông nước. Chú ý cách dùng từ, ghi lại chi tiết, cảnh vật, hình ảnh tiêu biểu, ấn tượng để dàn ý thêm sinh động. 
- Treo bảng phụ dàn bài tả cảnh sông nước
4. Củng cố : - Đọc lại dàn bài ỏ BT1.
5. Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT1, 2 ; đọc đoạn văn mẫu để chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề. 2 HS đọc đoạn văn
- Thảo luận nhóm 4, trả lời :
+ Tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây.
+ Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi bầu trời xanh thẳm và bầu trời ầm ầm giông gió.
+ ... là từ hình ảnh này nghĩ đến h.ảnh khác.
+ Tác giả liên tưởng : biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng.
- HS thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc đề.
- HS tự làm bài, 1 em viết bảng phụ.
- 2 HS đọc dàn bài mẫu : Tả con sông quê em
a) Mở bài : - Dòng sông Cầu Chìm quê em, chiếc cầu bê tông bắc ngang, nối liền hai xã Duy Trung và thị trấn Nam Phước.
b) Thân bài : 
- - Uốn khúc theo lũy tre làng. Nước trong xanh, mát rượi, hiền hoà,
- Buổi sáng, nước sông đỏ nặng phù sa
- Mặt nước lăn tăn gợn sóng
- Mùa mưa bão, cuồn cuộn, giận dữ
- Bờ tre xanh mát dọc hai bên bờ sông, soi bóng xuống mặt nước lung linh
- Từng chiếc xuồng thả lưới, cá nặng đầy khoang
- Dòng sông gắn bó với người dân quê em
c) Kết bài : - Mang dòng nước mát tưới cho đồng ruộng trải dài hàng ngàn héc-ta
- Dòng sông gắn với kỉ niệm của tuổi thơ em: chăn trâu, tắm sông, thả diều,
- 2 HS đọc dàn bài em viết.
TUẦN : 6
TOÁN
Ngày soạn : 02/10/2012
TIẾT : 29
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng : 04/10/2012
I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh biết :
 - Tính diện tích các hình đã học.
 - Giải các bài toán có liên quan đến diện tích.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 2 cột 2 và bài 4 tiết 28
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 :
* HDHSY cách tính diện tích viên gạch hình vuông, cách tính nền nhà hình chữ nhật.
- Nhắc HS sau khi tìm được diện tích nền nhà cần đổi ra đơn vị là cm2 rồi mới chia cho diện tích viên gạch.
Bài 2 : 
* Củng có cách giải bài toán quan hệ tỉ lệ.
* Bài 3 :
* Củng cố cách tính chiều dài và chiều rộng của mảnh đất theo tỉ lệ xích đã cho.
* HSG - Bài 4 : 
Gọi 1 em giải thích cách làm.
3. NX – DD: Về nhà làm bài 3, 4 SGK.
Học sinh tự làm bài, rồi đổi vở chấm bài
 Giải :
Diện tích của mỗi viên gạch men là :
 30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của nền căn phòng dó là :
 6 x 9 = 54 (m2)
 54m2 = 540 000cm2
Số gạch cần để lát kín nền căn phòng đó là:
 540 000cm2 : 900 = 600 (viên)
 Giải :
Chiều rộng của thửa ruộng đó là :
 80 x = 40 (m)
a) Diện tích của thửa ruộng đó :
 80 x 40 = 3 200 (m2)
b) Khối lượng thóc thu được trên thửa ruộng đó là: 
 3 200 : 100 x 50 = 1600 (kg)
 1 600kg = 16 tạ
 * HSG làm bài 3 
 Giải :
 Chiều dài thực tế của mảnh đất :
 5 x 1000 = 5 000 (cm)
Chiều rộng thực tế của mảnh đất là :
 3x 1000 = 3 000 (cm)
 Diện tích của mảnh đất đó là :
5 000 x 3 000 = 15 000 000 (cm2)
 15 000 000 (cm2) = 1 500m2 
Làm bảng con, kết quả đúng là : C
.
TUẦN : 6
ÂM NHẠC
Ngày soạn : 02/10/2012
TIẾT : 6
HỌC HÁT: CON CHIM HAY HÓT
Ngày giảng : 04/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Hát đúng giai điệu và lời ca.
 - Biết thêm một vài lời đồng dao dược phổ nhạc thành bài hát, tính chất vui tươi, dí dỏm, ngộ nghĩnh.
II. ĐỒ DÙNG: Băng, đĩa nhạc
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1. Bài cũ : 2 HS hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh; cả lớp cùng hát 1 lần
 1 HS tập đọc nhạc số 2
 2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
H OẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần mở đầu: Gới thiệu nội dung tiết học.
b) Phần hoạt động:
Hoạt động 1: Học hát bài Con chim hay hót
Mở đĩa cho HS nghe
HDHS đọc lời ca
Tập cho các em hát từng câu
Ôn cả bài hát
Hoạt động 2:
Tập hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca
Hoạt động 3: Giới thiệu một số bài đồng dao. Ví dụ : Chi chi chành chành; Nu na nu nống; Dung dăng dung dẻ
c) Phần kết thúc: 
Hãy kể tên một số bài hát nói về loài vật 
- Nghe đĩa hát
- Đọc lời ca
- Tập hát từng câu
- Hát lại cả bài
- Hát kết hợp gõ đệm
chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm hát, một nhóm gõ đệm
HS kể. Ví dụ : Chú ếch con, Chim chích bông, Chú voi con ở Bản Đôn, Gà gáy, 
TUẦN : 6
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
Ngày soạn : 02/10/2012
TIẾT : 12
ÔN TẬP
Ngày giảng : 04/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Ôn lại các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
 - Luyện tập thực hành về các loại từ trên
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ, viết câu : Hổ mang bò lên núi với hai nghĩa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Làm bài tập 3, 4 tiết 11
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Ôn về từ các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm.
b) Luyện tâp, thực hành
- Tìm từ đồng nghĩa của các từ cho dưới đây:
+ mập
+ nhỏ
+ đỏ
+ vàng
- Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau đây:
+ nhỏ bé
+ chăm chỉ
+ chính nghĩa
+ thật thà
+ tươi tốt
- Tìm từ đồng âm với các từ sau :
+ nước
+ bàn
+ cờ
* Bài 1 : Các câu sau đã dùng từ đồng âm nào để chơi chữ ?
Yêu cầu học sinh gạch chân các từ đồng âm trong các câu đó.
* Bài 2 : Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa mới tìm dược ở bài tập 1.
HD mẫu :
- Mẹ em rán đậu.
- Thuyền đậu san sát bên bến sông.
2 HS một nhóm ôn lại : 
- Thế nào là từ đồng nghĩa. Cho ví dụ
- Thế nào là từ trái nghĩa. Cho ví dụ
- Thế nào là từ đồng âm. Cho ví dụ
HS tự làm vào vở
Trình bày kết quả
* HSG làm các bài bên
a) Ruồi đậu mâm xôi đậu.
 Kiến bò đĩa thịt bò.
b) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
c) Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
d) Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.
* HSG đặt một câu với 2, 3 cặp từ đồng âm và mỗi câu có cả một cặp từ đồng âm.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét tuần qua :
 - HS đi học chuyên cần, đúng giờ.
 - Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
 - Nhiều em chuẩn bị bài khá tốt.
 - Một số em còn nói chuyện trong giờ học (Bá Khánh, Hiếu, Nghĩa, Trí)
II. Tuần đến : - Chuần bị bài tốt hơn.
Trực nhật sớm hơn để khỏi ảnh hưởng đến giờ sinh hoạt 15 phút.
HSG tham gia thi Violympic Toán và Tiếng Anh trên mạng.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_6_nguyen_thi_hanh.doc