Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 3

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 3

Ê-MI-LI, CON.

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

- Nhớ - viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức thơ tự do.

- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu BT2; Tìm được các tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu ở BT3

- HS khá, giỏi làm được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.

II/ Chuẩn bị: GV: Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp ( 2 bảng)

 HS: Học thuộc khổ thơ 3,4.

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/10/2009
Thứ ba, ngày giảng: 13/10/2009
Chính tả:
 Ê-MI-LI, CON...
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức thơ tự do.
- Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu BT2; Tìm được các tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu ở BT3
- HS khá, giỏi làm được BT3, hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ.
II/ Chuẩn bị:	GV: Bài tập 2 viết sẵn trên bảng lớp ( 2 bảng)
	HS: Học thuộc khổ thơ 3,4.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Bài cũ:
- Gọi 1 HS đọc cho 3 HS lên viết bảng,
cả lớp viết vào nháp các tiếng có nguyên âm đôi ua/ uô.
- Nhận xét tiếng vừa viết.
H: Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng trên bảng?
- GV nhận xét - ghi điểm
 B/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: 
 2/ H. dẫn nghe - viết chính tả:
 a) Tìm hiểu nội dung đoạn thơ:
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?
b) Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm 
c) Viết chính tả: GV theo dõi HS viết
d) Thu, chấm bài: nhận xét
3/ H. dẫn làm bài tập:
 Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS làm bài tập
- gợi ý: HS gạch chân dưới các tiếng có chứa ưa/ ươ
- Gọi HS nhận xét bài của bạn
- Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh ở các tiếng ấy?
GV kết luận: 
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- Gọi HS trả lời 
- GV nhận xét kết luận câu đúng
- Yêu cầu hS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ, thành ngữ trên.
- Gọi HS đọc thuộc lòng trước lớp.
4/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Dòng kinh quê hương./.
- Đọc viết các từ: suối, ruộng, mùa, buồng, lúa, lụa, cuộn.
- Lớp nhận xét
- HS nghe
- 1, 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ
- Chú nói với Ê- mi- li về nói với mẹ rằng: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn.
- HS tìm và nêu: Ê-mi-li, sáng bùng, ngọn lửa, nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn, sáng loà...
- HS viết bài
- Tổ trưởng thu 1 tổ.
- HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, dưới lớp làm bài vào vở BT.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
+ Các từ chứa ưa: lưa thưa, mưa, giữa
+ Các từ chứa ươ: tưởng, nước, tươi, ngược.
- Các tiếng: mưa, lưa, thưa, không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang, riêng tiếng giữa dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính.
- Các tiếng: tưởng, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính, tiếng tươi không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang.
- HS đọc 
- HS làm vào vở
+ Cầu được ước thấy: Đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước.
+ Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều khó khăn vất vả.
+ Nước chảy đá mòn: Kiên trì, kiên nhẫn sẽ thành công.
- HS đọc
- HS đọc nối tiếp
- HS lắng nghe.
Toán:
HÉC - TA
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc - ta.
- Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông.
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích (trong quan hệ với héc- ta).
- Cần làm bài 1a(2 dòng đầu), bài 1b cột đầu, bài 2.
II/ Chuẩn bị:	GV: bài dạy
	HS: Đọc thuộc bảng đơn vị đo diện tích	
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 GV nhận xét và cho điểm HS.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
2/ G. thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta:
- Gv giới thiệu :
+ Thông thường để đo diện tích của một thửa ruộng, một khu rừng người ta thường dùng đơn vị đo là héc - ta.
+ 1 héc-ta bằng 1 héc-tô-mét vuông?
- 1hm2 bằng bao nhiêu mét vuông ?
- 1 héc-ta bằng bao nhiêu mét vuông ?
3/ Luyện tập: 
Bài 1:Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó cho HS chữa bài.
- GV nhận xét đúng/sai, sau đó yêu cầu HS giải thích cách làm của một số câu.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2: gọi HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Thu chấm chữa bài
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó làm mẫu 1 phần 
a) 85km2 < 850 ha.
Vậy điền S vào * 
- GV yêu cầu HS làm các phần còn lại
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi
- GV gọi 1 HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét bài làm của HS,ghi điểm.
4/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập./.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
+ HS nghe và viết: 1ha = 1hm2.
- HS nêu: 1hm2 = 10 000 m2.
- HS nêu: 1ha = 10 000 m2.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một bài, nêu cách làm của một số phép đổi.
* 4 ha = ...m2.
Vì 4 ha = 4 hm2, mà 4 hm2 = 40 000 m2 
Nên 4 ha = 40 000 m2.
Vậy điền 40 000 vào chỗ chấm.
* ha = 5000 m2 vì 1ha = 10000m2 nên ha = 10000m2 : 2 = 50000m2
Vậy ta viết 5000 vào chõ chấm
* 60000 m2 = 6 ha; * 800000m2 = 80 ha
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp làm bài vào vở Đáp án: Đổi: 22 200 ha = 222 km2.
Vậy diện tích rừng Cúc Phương : 222km2.
- HS theo dõi GV làm mẫu - 2 HS làm
b) 51 ha > 60 000 m2 S
c) 4 dm2 7 cm2 = dm2 Đ
- 1 HS đọc đề bài toán, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, HS làm bài vào vở hoặc nháp
Bài giải:
12ha = 120 000 m2
Toà nhà chính của trường có diện tích là:
120 000 = 3000 (m2)
 Đáp số: 3000m2
- HS lắng nghe
Luyện từ và câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC.
I/ Mục tiêu: 
 	 - Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. 	
- Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3, BT4.
- HS khá, giỏi đặt được 2, 3 câu với 2, 3 thành ngữ ở BT4.
II/ Chuẩn bị: GV: 3 tờ phiếu kẻ bảng phân loại để HS làm bài tập 1, 2.
	 HS: xem trước bài
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 A/ Bài cũ:
- 3 HS lên bảng nêu ví dụ về từ đồng âm và đặt câu với từ đồng âm đó
- GV nhận xét ghi điểm
B/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài 1: Xếp những từ có tiếng hữu cho dưới đây thành 2 nhóm a và b:
M: a) hữu nghị
 b) hữu ích
- Tổ chức HS làm bài theo nhóm
- GV nhận xét 
Bài 2: Xếp các từ có tiếng hợp cho dưới đây thành 2 nhóm a và b:
M: a) hợp tác
 b) thích hợp
- HS thảo luận nhóm - HS trả lời
- GV nhận xét và giải nghĩa của từng từ:
+ hợp tác: cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một việc nào đó.
+ hợp nhất: hợp lại thành một tổ chức duy nhất.
+ hợp lực: chung sức để làm một việc gì đó. 
Bài 3: Đặt 1 câu với 1 từ ở BT1 và 1 câu với 1 từ ở BT2
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS
- Yêu cầu HS đặt 5 câu vào nháp 
 - GV tham khảo trong SGV
 Bài 4: Đặt câu với 1 trong những thành ngữ dưới đây
- h.dẫn HS làm vở - thu chấm - n xét.
 3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Dùng từ đồng âm để chơi chữ./.
- 3 HS làm
- Lớp nhận xét
- Nghe
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận nhóm 2 và làm bài 
+ Hữu có nghĩa là "bạn bè": hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
+ Hữu có nghĩa là "có": hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận - trình bày
a) hợp có nghĩa là "gộp lại": hợp tác, hợp nhất, hợp lực
b) hợp có nghĩa là " đúng với yêu cầu, đòi hỏi..nào đó": hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp
- HS giỏi có thể giải thích các từ khác
- HS đọc yêu cầu
- HS nối tiếp nhau đặt câu
- HS làm vào nháp 
- HS đọc yêu cầu 
- HS làm vở - HS khá, giỏi làm 2, 3 câu
- HS nêu các câu hay
- HS lắng nghe
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu:
- Kể được một câu chuyện (được chứng kiến, tham gia hoặc đã nghe đã đọc) về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về 1 nước được biết qua truyền hình, phim ảnh.
- Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:
 	- GV: viết đề bài, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện 
 	Tranh ảnh nói về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để gợi ý cho HS kể chuyện.
	- HS: Sưu tầm truyện 
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 2 HS kể chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. - nhận xét - ghi điểm.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc làm thể hiện tình hữu nghị của nhân dân ta với nhân dân các nước”.
2/Hướng dẫn kể chuyện:
- Gọi HS đọc đề bài trong sgk.
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV dùng phấn màu gạch dưới những từ ngữ trọng tâm của đề.
- GV nêu câu hỏi giúp HS phân tích đề.
- Yêu cầu của đề là việc làm ntn?
- Theo em thế nào là một việc làm thể hiện tình hữu nghị ?
- Nhận vật chính trong câu chuyện em kể là ai ?
- Nếu nói về một nước, em sẽ nói về vấn đề gì ?
* Gọi 2 HS đọc 2 gợi ý trong SGK
- Em chọn đề nào để kể hay giới thiệu ch
các bạn cùng nghe?
- 2 HS đọc to 
- Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện chứng kiến hoặc tham gia thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước mà em biết qua truyền hình hoặc phim ảnh.
- HS tự trả lời
- VD: Cử chuyên gia sang giúp nước bạn, viện trợ lương thực; quyên góp ủng hộ chiến tranh; vẽ tranh ủng hộ phong trào chống chiến tranh giúp đỡ người nước ngoài đang sinh sống tại VN...
- Là những người sống quanh em, em nghe đài, xem ti vi, đọc báo hoặc có thể là chính em.
- Về những điều mình thích nhất, những 
 sự vật, con người của nước đó đã để lại ấn tượng trong em.
- 2 HS đọc
- HS thi nhau kể.
	3/ HS kể chuyện:
- Thi kể trong nhóm.
- Lưu ý: khuyến khích HS đặt câu hỏi để hỏi nhau.
VD: - Việc làm nào của nhân vật khiến bạn khâm phục nhất?
- Theo bạn, việc làm đó có ý nghĩa ntn?
- Nếu được tham gia vào công việc đó bạn sẽ làm gì ?
- HS kể trước lớp - Nhận xét, ghi điểm.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương các bạn có câu chuyện hay.
- Về nhà xem trước chuyện: “Cây cỏ nước Nam”./.
Khoa học:
DÙNG THUỐC AN TOÀN
I/ Mục tiêu: Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
- Nêu những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc . 
II/ Chuẩn bị: GV: Vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
	 HS: 1 số loại thuốc cần thiết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ: Từ chối thuốc lá, rượu, bia, ma tuý có dễ dàng không ? Trường hợp bị doạ dẫm, ép buộc nên làm gì ? 
- Nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài - ghi bảng 
- Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào ? 
2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập trong SGK 
Yêu cầu: - Xác định được khi nào nên dùng thuốc. 
- Cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc. 
- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc. 
Kết luận: Chỉ dùng thuốc khi cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng. Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin trên vỏ hộp và bản hướng dẫn kèm theo. 
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Giao nhiệm vụ và hướng dẫn: Các nhóm thảo luận nhanh các câu hỏi trang 25 viết thứ tự lựa chọn của nhóm vào thẻ rồi giơ lên .
- GV củng cố bằng câu hỏi 4 SGK /24
4/ Dặn dò, nhận xét:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Phòng bệnh sốt rét./.
- HS trả lời câu hỏi.
- Làm việc theo cặp - thảo luận rồi trả lời .
- Làm việc cá nhân bài tập trang 24 
Một số HS lên bảng chữa bài .
- Mỗi nhóm chuẩn bị 1 thẻ từ để trống có cán cầm .
Tiến hành chơi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_6_thu_3.doc