Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 5

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 5

B/ Bài mới:

1/ Giới thiệu bài: ghi đề

2/ Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1:- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó h.dẫn cho HS làm bài.

- GV chữa bài - ghi điểm.

Bài 2:- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, hướng dẫn các HS kém làm bài.

- GV thu chấm - chữa bài, nhận xét - gđ

Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi

- GV gọi HS đọc đề bài toán.

- GV hỏi : Em hiểu tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 nghĩa là như thế nào ?

- Gv hỏi : Để tính được dịên tích của mảnh đất trong thực tế, trước hết chúng ta phải tính gì ?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài, nhận xét - ghi điểm.

 

doc 6 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 6, Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2009
Thứ năm, ngàygiảng: 15/10/2009 
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Biết:
- Tính diện tích các hình đã học.
- Giải bài toán liên quan đến diện tích.
- Cần làm bài 1, 2.
II/ Chuẩn bị:	GV: Bài dạy
	HS: Xem bài ở nhà
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng 
- GV nhận xét - ghi điểm 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi đề
2/ Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó h.dẫn cho HS làm bài.
- GV chữa bài - ghi điểm.
Bài 2:- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS khá tự làm bài, hướng dẫn các HS kém làm bài.
- GV thu chấm - chữa bài, nhận xét - gđ
Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi : Em hiểu tỉ lệ bản đồ 1 : 1000 nghĩa là như thế nào ?
- Gv hỏi : Để tính được dịên tích của mảnh đất trong thực tế, trước hết chúng ta phải tính gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét - ghi điểm.
Bài 4:HS thảo luận N4 hoặc dặn về nhà
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách tính diện tích của miếng bìa.
- Có thể tính diện tích của miếng bìa theo nhiều cách.
- GV yêu cầu HS tính diện tích miếng bìa theo cách mình đã tìm ra.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung./.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
Bài giải:
Diện tích một viên gạch là :
 30 x 30 = 900 (cm2)
Diện tích của căn phòng là :
6 x 9 = 54 (m2)
54 m2 = 540 000 cm2
Số viên gạch cần để lát kín căn phònglà :
540 000 : 900 = 600 (viên gạch)
 Đáp số : 600 viên gạch
- 1 HS đọc đề bài toán 
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Bài giải:
a) Chiều rộng của thửa ruộng là :
80 : 2 x 1 = 40 (m)
Diện tích thửa ruộng là :
80 x 40 = 3200 (m2)
b) 100m2 : 50kg
 3200m2 : ... kg?
3200m2 gấp 100m2 số lần là :
3200 : 100 = 32 (lần).
Số thóc thu được từ thửa ruộng đó là :
50 x 32 = 1600 (kg)
1600 kg = 16 tạ
Đáp số : a) 3200 m2, b) 16 tạ
- 1 HS đọc đề bài toán 
- Tỉ lệ bản đồ là 1 : 1000 có nghĩa là nếu số đo trong thực tế gấp 1000 lần số đo trên bản đồ.
- HS : Để tính được diện tích của mảnh đất trong thực tế, trước hết chúng ta phải tính được số đo các cạnh của mảnh đất trong thực tế.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải:
Chiều dài của mảnh đất đó là:
5 x 1000 = 5000 (cm)
 5000cm = 50m
Chiều rộng của mảnh đất đó là:
3 x 1000 = 3000 (cm)
 3000 cm = 30m
Diện tích của mảnh đất là:
50 x 30 = 1500 (m2)
 Đáp số: 1500 m2
- 1 HS đọc đề
- HS thảo luận cách tính và nêu .
- khoanh vào C
Luyện từ và câu:
DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ CHƠI CHỮ
I/ Mục tiêu: 
- Bước đầu biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ(nd ghi nhớ).
- Nhận biết được hiện tượng dùng từ đồng âm để chơi chữ qua 1 số ví dụ cụ thể(BT1); đặt câu với 1 từ đồng âm theo yêu cầu của BT2.
- HS khá, giỏi đặt câu được với 2, 3 cặp từ đồng âm ở BT1.
II/ Chuẩn bị:	GV: - 3 tờ phiếu phô tô phóng to nội dung BT1
	HS: SGK 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ Bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS đặt một câu với 1 thành ngữ ở bài 4 tiết trước
- Gọi HS dưới lớp đọc 3 từ có tiếng hợp nghĩa là gộp lại
 - 3 từ có tiếng hợp nghĩa là đúng với yêu cầu 
 - 3 từ có tiếng hữu có nghĩa là bạn bè 
- Nhận xét - ghi điểm
 B/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài:
 2/ Nhận xét:
- Yêu cầu HS đọc phần nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo gợi ý:
+ tìm từ đồng âm trong câu
+ xác định các nghĩa của từ đồng âm
- 3 HS lên bảng đặt - nhận xét
- Lần lượt 3 HS nêu
- HS nghe
- HS đọc 
- HS thảo luận nhóm
	 ( Rắn) hổ mang ( đang) bò lên núi.
+ Hổ mang bò lên núi
 (Con) hổ ( đang) mang ( con) bò lên núi
GV: Câu văn trên có thể hiểu theo 2 cách: con rắn hổ mang đang bò lên núi hoặc con hổ đang bò lên núi. Sở dĩ như vậy là do người viết đã sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra nhiều cách hiểu. các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang là tên một loại rắn đồng âm với danh từ hổ( con hổ) và động từ bò(trườn)đồng âm với danh từ bò(con bò). Cách dùng từ như vậy gọi là cách dùng từ đồng âm để chơi chữ.
H: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ?
+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa.
H: Dùng từ đồng âm để chơi chữ có tác dụng gì?
 3/ Ghi nhớ:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
4/ Luyện tập:
Bài 1: Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT
- Tổ chức HS hoạt động nhóm
- Gọi HS trình bày- nhận xét - bổ sung. 
+ Dùng từ đồng âm để chơi chữ tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe.
- 3 HS đọc ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thảo luận nhóm
- HS trình bày: 
Bài 2: Đặt câu với 1 cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS tự làm - thu chấm 
- HS đọc câu vừa làm
3/ Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau: Từ nhiều nghĩa./.
- 1 HS đọc to
- HS làm bài vào vở 
VD: + Chị Nga đậu xe lại mua cho em gói xôi đậu.
+ Mẹ bé mua chín quả quả cam chín.
+ Bác ấy là người chín chắn, đừng vội bác bỏ ý kiến của bác ấy.
- Nhắc lại ghi nhớ.
Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TC: NHẢY ĐÚNG NHẢY NHANH
I/ Mục tiêu:
- Thực hiện tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dàn hàng, dồn hàng, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp. 
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm :	Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, bóng ném, cờ đuôi nheo, sân kẽ sẵn.
III/ Hoạt động dạy học:
Nội dung
Thời gian
1/ Phần mở đầu: 
- Tập hợp HS, GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu, nhiệm vụ giờ học.
- Tập các động tác khởi động
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
6 - 8 ph
2/ Phần cơ bản:
* Đội hình đội ngũ:
- Ôn tập dồn hàng, dàn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi sai nhịp.
- GV điểu khiển lớp tập luyện: 1 - 2 lần
- Tập luyện theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng : 5 - 6 lần .
- GV theo dõi, quan sát, sửa sai cho HS.
- Thi đua trình diễn giữa các tổ. GV theo dõi, biểu dương.
* Trò chơi “Nhảy đúng nhảy nhanh”
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi, GV quan sát, nhận xét, xử lí các tình huống xảy ra.
- Tổ chức thi đua giữa các tổ
- Tổng kết trò chơi - nhận xét - tuyên dương.
18 - 22 ph
3/ Phần kết thúc: 
- Tập hợp HS, tập các động tác hồi tỉnh, hát và vỗ tay theo nhịp
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Giao nhiệm vụ về nhà: Ôn đội hình đội ngũ và chơi các trò chơi.
4 – 6 ph
Âm nhạc:
HỌC HÁT BÀI: CON CHIM HAY HÓT
Gv bộ môn dạy.
Đạo đức:
CÓ CHÍ THÌ NÊN (T2 )
I/ Mục tiêu:
- Biết được 1 số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Biết được người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.
- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí.
- Xác định được thuận lợi khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.
II/ Chuẩn bị: GV: - Phiếu học tập.
	 HS: lập kế hoạch bản thân
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động học
Hoạt động dạy
A/ Bài cũ:
- nêu ghi nhớ
- Nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng
* Hoạt động 1: Làm bài tập 3 
Hãy kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe về một tấm gương Có chí thì nên mà em biết
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV ghi tóm tắt lên bảng theo mẫu sau:
- HS trả lời
- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm 4 về những tấm gương đã sưu tầm được. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.
STT
Hoàn cảnh
Những tấm gương
1
Khó khăn của bản thân
Bản thân hay đau ốm,...
2
Khó khăn về gia đình
3
Khó khăn khác
 	- GV gợi ý để HS phát hiện những bạn có khó khăn ngay trong lớp học, trường mình và có kế hoạch để giúp bạn vượt khó.
* Hoạt động 2: tự liên hệ( Bài tập 4)
 - HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo phiếu. 
- Yêu cầu HS thảo luận
- KL: Trong cuộc sống mỗi người đều có những khó khăn riêng và đều cần phải có ý chí để vượt lên.
 3/ Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 1 - 2 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp. 
- lớp thảo luận tìm cách giúp đỡ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_6_thu_5.doc