Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Hạnh

 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY

a) Giới thiệu : Dùng tranh SGK giới thiệu chủ đề và bài học : Người bạn tốt

b) Dạy bài mới :

Đoạn 1 : Từ đầu trở về đất liền

- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?

* Phân tích cấu tạo của câu :

Ông đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển.

Đoạn 2 :

Tiếp theo giam ông lại

- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?

- Qua câu chuyện trên em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ nào ?

HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.

Đoạn 3 : Phần còn lại.

- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?

3. Củng cố: Gọi vài em đọc lại bài

3. Dặn dò : Về nhà học thuộc lòng đoạn 1.

 

doc 14 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 7
TẬP ĐỌC
Ngày soạn : 06/10/2012
TIẾT : 13
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
Ngày giảng : 08/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Đọc đúng : A-ri-ôn, Xi-xin.
 - Phát âm chuẩn : Tiếng hát, cõng, tình cảm.
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. 
 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện : khen ngợi sự thông minh và tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời dược câu hỏi 1, 2, 3).
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết câu : Có lẽ đó là đồng tiền được ra đời để ghi lại tình cảm yêu quý con người của loài cá thông minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : 3 HS đọc bài : Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : Dùng tranh SGK giới thiệu chủ đề và bài học : Người bạn tốt
b) Dạy bài mới :
Đoạn 1 : Từ đầu  trở về đất liền
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?
* Phân tích cấu tạo của câu :
Ông đứng trên boong tàu cất tiếng hát, đến đoạn mê say nhất, ông nhảy xuống biển.
Đoạn 2 :
Tiếp theo  giam ông lại
- Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ?
- Qua câu chuyện trên em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ nào ?
HDHS luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ?
3. Củng cố: Gọi vài em đọc lại bài
3. Dặn dò : Về nhà học thuộc lòng đoạn 1.
Quan sát tranh SGK nêu chủ đề : Con người với thiên nhiên. QS tranh trang 64, nêu tên bài học.
Luyện đọc cá nhân.
- Nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển vì: thuỷ thủ trên tàu nổi lòng tham, cướp hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
Ông đứng trên boong tàu / cất tiếng hát, 
 CN VN
đến đoạn mê say nhất, ông / nhảy xuống biển. 
 TN CN VN
- Khi A-ri-ôn hát giã biệt cuộc đời, đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông trở về đất liền.
- Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở chỗ : Biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ; biết cứu giúp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. Cá heo là người bạn tốt.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 2 theo cặp.
Luyện đọc truyền điện
- Đám thuỷ thủ là người nhưng tham lam, độc ác, không có tính người. Đàn cá heo là loài vật nhưng thông minh, tốt bụng, 
TUẦN : 7
TOÁN
Ngày soạn : 06/10/2012
TIẾT : 31
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng : 08/10/2012
I.MỤC TIÊU : Biết :
 - Quan hệ giữa 1 và ; và ; và .
 - Tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
 - Giải bài toán liên quan đến trung bình cộng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Bài 1, 2 VBT
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1 : 
1 gấp bao nhiêu lần ?
 gấp bao nhiêu lần ?
 gấp bao nhiêu lần ?
Bài 2 : Tìm x :
* Củng cố cách tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ, thừa số và số bị chia.
Bài 3 :
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Để tính TB mỗi giờ vòi nước đó chảy được bao nhiêu phần của bể, em làm như thế nào ?
* Bài 4/ SGK
- Muốn tìm số vải mua được với giá rẻ hơn 2000 đồng, ta làm như thế nào ?
* Dành cho HSG :
Một cửa hàng bán lẻ có một can đầy dầu. Lần thứ nhất cửa hàng bán được can, lần thứ hai bán được số dầu còn lại. Số dầu còn lại sau khi bán hai lần là 6 lít. Hỏi can dầu đó có bao nhiêu lít ?
HD : - Tìm 6 lít dầu chiếm mấy phần của số dầu sau khi bán lần thứ nhất ?
- Tìm số dầu sau khi bán lần thứ nhất.
- Tìm số dầu đã bán lần đầu.
- Tìm số dầu của can dầu đó.
BTTH/46, 47
Làm miệng, một số em trả lời.
a) 1 gấp 10 lần .
b) gấp 10 lần .
c) gấp 10 lần 
4 em làm 4 bài ở bảng, sửa bài.
- Giờ đầu : bể
- Giờ thứ hai : bể
- Cộng lại rồi chia cho hai.
* HSG
- Tìm số tiền mua 1 mét vải đã giảm 2000 đồng và tìm số tiền mua 5 mét vải với giá 60 000 đồng 1 mét. Sau đó ta tìm số vải mua được với giá rẻ hơn 2000 đồng 1 mét.
- HSG giải vẽ sơ đồ, giải.
 Giải :
6 lít dầu chiếm số phần của số dầu sau khi bán lần thứ nhất là :
 1 - = (số dầu còn lại)
 Số dầu còn lại trong can sau khi bán lần thứ nhất :
 6 x 4 = 24 (lít)
 Số dầu bán lần thứ nhất :
 24 : 2 = 12 (lít)
 Số dầu trong can lúc đầu là :
 24 + 12 = 36 (lít)
TUẦN : 7
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
Ngày soạn : 06/10/2012
TIẾT : 7
DÒNG KINH QUÊ HƯƠNG
Ngày giảng : 08/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2); thực hiện được 2 trong 3 ý (a, b, c) của bài tập 3.
 * HS khá, giỏi làm đầy đủ BT 3.
II. ĐỒ DÙNG :
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Ổn định : Kiểm tra vở chính tả, bút chì, bút mực của HS.
Bài cũ : Viết bảng con : Oa-sinh –tơn; Ê- mi-li; đừng buồn.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Hướng dẫn học sinh viết chính tả :
- Đọc bài : Dòng kinh quê hương 
- Ghi bảng các từ bên
Hướng dẫn viết liền nét liền mạch các từ bên.
Tìm nhừng từ viết hoa trong bài ?
- Nhắc HSTB và yếu chỉ làm 2 trong 3 thành ngữ, HSK và giỏi làm cả 3 câu.
Nhắc HS cầm bút đúng cách, ngồi đúng tư thế.
Lưu ý HS : Trình bày sạch, đẹp.
Đọc cho HS viết bài. Đọc tốc độ vừa phải để HS rèn chữ viết.
2. Hướng dẫn học sinh đổi vở chấm bài :
Chấm bài từ 5 – 7 em trong đó có nhiều đối tượng học sinh.
Treo bảng phụ hướng dẫn HS sửa bài tập số 3.
Nhận xét bài viết của HS.
HDHS yếu sửa những lỗi viết sai.
Lớp đọc thầm
1 em đọc các từ chú giải SGK.
Đánh vần vần : giọng hò, mái xuồng, giã bàng, làm sao. 
Cá nhân + đồng thanh
Viết bóng : kinh, chín, niềm.
Viết bảng con : giọng hò, mái xuồng, giã bàng, làm sao. 
1HS đọc lại bài, lớp đọc thầm.
- miền Nam.
Thảo luận bài tập nhóm 2
Bài 1 : Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống ở BT2: (iêu).
Bài 2 : Tìm những tiếng chứa ia, iê thích hợp điền vào chỗ trống trong các thành ngữ : (a- kiến; b- tía; c- mía)
Trình bày nhanh kết quả.
1 em viết ở bảng.
Cả lớp viết bài vào vở.
Chấm bài ở bảng.
HS đổi vở chấm bài, em viết ở bảng lên sửa bài nếu có sai.
Làm bài tập vào vở bài tập
Một số em trình bày bài làm của mình.
HSY sửa lỗi
TUẦN : 7
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn : 06/10/2012
TIẾT : 7
TỪ NHIỀU NGHĨA
Ngày giảng : 08/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nắm được sơ giản về từ nhiều nghĩa (ND ghi nhớ)
 - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa (BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2).
II. ĐỒ DÙNG : 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : HS làm lại BT2 tiết trước.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Giới thiệu : Chỉ vào chân người và chân ghế để vào bài.
b) Dạy bài mới :
b.1/ Phần nhận xét :
Bài tập 1 : Tìm nghĩa ở cột B thích hợp với mỗi từ ở cột A :
HDHS hoạt động nhóm.
Bài tập 2 : Nghĩa của các từ in đậm trong khổ thơ sau có gì khác nghĩa của chúng ở BT 1.
- Nhắc HS không cần giải nghĩa một cách phức tạp.
- Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi, tai ở BT1. Ta gọi là nghĩa chuyển.
Bài tập 3 : Tìm sự giống nhau giữa nghĩa của các từ ở hai bài tập trên.
Nghĩa của các từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
b.2/ Ghi nhớ :
b.3/ Luyện tập :
Bài tập 1 : Tìm câu có từ mắt, chân, đầu mang nghĩa chuyển và nghĩa gốc.
Bài 2 : Tìm sự chuyển nghĩa của các từ lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
3. Củng cố : Từ như thế nào là từ nhiều nghĩa ?
- Nhóm 2, thảo luận BT1.
Lời giải : tai – nghĩa a; răng – nghĩa b; mũi – nghĩa c.
- Nhóm 4 :
+ Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.
+ Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi.
+ Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
- Làm việc cả lớp.
+ Răng : đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.
+ Mũi : cùng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.
+ Tai : cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như cái tai.
- 3 em đọc ghi nhớ, cả lớp đồng thanh.
- HS làm cá nhân, vài em trình bày kết quả.
- Nhóm 4, làm BT2
- Làm 3 trong 5 từ đã cho; 
* HSG làm hết cả 5 từ.
TUẦN : 7
RÈN CHỮ VIẾT
Ngày soạn : 06/10/2012
TIẾT : 7
BÀI 13
Ngày giảng : 08/10/2012
I. MỤC TIÊU :
- Viết đúng và đẹp bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
- Viết đúng và đẹp các chữ viết hoa có trong bài. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bài viết mẫu ở bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC
b. Viết mẫu và HDHS cách viết: 
- HD đọc bài
- Viết mẫu và HDHS cách viết
+ Tìm các chữ hoa có trong bài
- HDHS viết liền mạch chữ: chính (nghĩa), chiến (trường)
+ Giáo dục HS biết yêu quý những người biết đấu tranh vì chính nghĩa.
* Chú ý viết đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. Đặt dấu cho ngay ngắn, các con chữ cách nhau con chữ o. 
3. Củng cố: HDHS viết bài 12, bằng chữ nghiêng.
4. Về nhà: Về nhà học tập viết bài số 12 bằng chữ nghiêng.
- Đọc bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
- Những chữ viết hoa Cụ Hồ, Phrăng- đơ Bô-en, Phan Lăng, Bỉ, Pháp và những chữ đầu câu.
- Viết bóng : chính, chiến
.
- Chú ý nghe
- Viết bài vào vở
- Theo dõi
..
TUẦN : 7
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn :07/10/2012
TIẾT: 13
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng:09/10/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Xác định được phần : mở bài, thân bài, kết bài của bài văn (BT1) ; hiểu mối liên hệ về nội dung giữa các câu và biết cách viết câu mở đoạn (BT2, BT3).
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ kẻ sẵn bảng ở câu b – BT1/ 43 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 2. Bài cũ : - Nhận xét qua tiết kiểm tra viết
 3. Bài mới: Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập1/ 43 VBT : Nhóm 2
a/ Xác định phần mở bài , thân bài, kết bài ?
b/ Phần thân bài có mấy đoạn ? Mỗi đoạn miêu tả điều gì ?
c/ Những câu văn in đậm có vai trò gì trong mỗi đoạn và trong cả bài ?
* Bài tập2/ 44 VBT : Cá nhân.
- Cho HS làm cá nhân
- Mỗi em chọn câu mở đoạn ghi vào đầu đoạn văn.
* Bài tập3/ 44 VBT : Cá nhân.
- Câu văn có nêu được ý bao trùm cả đoạn, có kết hợp với câu tiếp theo.
4. Củng cố : Đọc lại các đoạn văn đã hoàn chỉnh ở BT2.
5. Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT3, đọc các bài văn mẫu để chuẩn bị cho bài sau.
- 1 HS đọc đề, đọc bài vịnh Hạ Long, thảo luận nhóm 2, trả lời :
+ Mở bài : Câu đầu
+ Thân bài : Ba đoạn tiếp theo
+ Kết bài : Câu cuối”Núi nongữi gìn”
- 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Tả sự kì vĩ của vịnh Hạ Long
với hàng nghìn hòn đảo.
+ Đoạn 2 : Vẻ duyên dáng của vịnh Hạ Long
+ Đoạn 3 : Tả những nét riêng biệt hấp dẫn của Hạ Long
- Có vai trò mở đầu mỗi đoạn, nêu ý bao trùm toàn đoạn - những câu văn đó có tác dụng chuyển đoạn, nối  ...  từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) HDHS yếu rèn đọc bài : Những người bạn tốt và bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. 
- Gọi HS đọc, sửa sai
- HDHS yếu đánh vần đoạn văn bên
- Đọc cho các em viết vào vở
2) Tìm những từ nhiều nghĩa trong đoạn thơ sau :
 Ỏ trong chiếc bút 
Lại có ruột gà
Trong mũi người ta
Có ngay lá mía.
 Chân bàn chân tủ
Chẳng bước bao giờ.
 Lạ cho giọt nước 
Lại biết ăn chân.
 Sóng lúa lại bơi
Ngay trên ruộng cạn
Lạ cho ống muống 
Ôm lấy bấc đèn
Quyển sách ta xem
Mọc ra cái gáy
Quả đồi lớn vậy
Sinh ở cây gì ?
 Cối xay rất điệu
Mặc áo hẳn hoi.
Chiếc đũa rất nhọn 
Có cả hai đầu.
3) Viết một đoạn văn tả cảnh một vùng biển, một dòng sông, một con suối hay một mặt hồ.
- 2 em học sinh yếu một nhóm luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn 3 của bài Những người bạn tốt
- Viết bài vào vở.
- Những từ nhiều nghĩa :
ruột gà
lá mía
chân
ăn
sóng, bơi
ống muống
ôm
gáy
quả
áo
đầu
* Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả, một câu văn có hình ảnh nhân hóa, một câu văn có hình ảnh so sánh.
TUẦN : 7
TOÁN
Ngày soạn :08/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 TIẾT)
Ngày giảng:10/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.
 - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia phân số.
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
5km37m =  m 435dm = m dm
7m13cm =  cm 4024m = km m 
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
4kg 70g =  g 3008kg = kg g
7kg 3g =  g 7080kg = tấn kg
Bài 3: Đúng ghi Đ, Sai ghi S :
85km2 < 850ha
51ha > 60 000m2
4dm2 7cm2 = 4dm2
Bài 4 : Một thửa ruộng có chiều dài 80m, chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ?
* Bài 5 : Một mảnh đất có hình vẽ trên bản đồ tỉ lệ 1 : 100 là hình chữ nhật với chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm. Tính diện tích mảnh đất đó với đơn vị đo là mét vuông.
* Bài 6 : Trước đây mua 5m vải phải trả 60 000 đồng. Hiện nay giá bán mỗi mét vải đã giảm 2000 đồng. Hỏi với với 600000 dồng, hiện nay có thể mua được bao nhiêu mét vải như thế ?
Bài 7: Hai số tự nhiên có tổng bằng 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn. Tìm hai số đó.
Làm bảng con từng bài
- Tự làm vào vở, 4 em làm ở bảng lớp
- Bảng con
Tóm tắt và giải bài toán
1 HS nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Câu b giải bằng cách tìm tỉ số
* HSG có thể làm gộp 1 phép tính ở câu b
* HSG tự làm
Hiểu được tỉ lệ 1 : 100 có nghĩa là : Chiều dài và chiều rộng của mảnh đất thực tế gấp trên bản đồ 100 lần.
* Tự giải
* Tính hiệu của chúng bằng cách : 
 9 x 2 + 1
.
TUẦN : 7
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn :09/10/2012
TIẾT: 14
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
Ngày giảng:11/10/2012
I. MỤC TÊU: Giúp HS :
- Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 2. Bài cũ : - 2 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh ở BT2/ 44 VBT.
 3. Bài mới : Luyện tập
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập/ 46 VBT : Cá nhân
- Kiểm tra dàn ý của tiết trước.
- Gọi HS đọc phần Gợi ý/ 74 SGK.
- Em chọn phần nào để viết ?
- Chú ý : Phần thân bài có thể có nhiều đoạn, mỗi đoạn tả một đặc điểm hoặc một bộ phận của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. Các câu trong đoạn phải cùng làm nổi bật đặc điểm của cảnh và thể hiện được cảm xúc của người viết. Em cần chọn một phần trong thân bài để viết đoạn văn .Trong mỗi đoạn có câu văn nêu ý bao trùm toàn đoạn.
- Cho HS viết bài.
- Chấm điểm một số bài.
- Tổ chức cho HS nhận xét.
4. Củng cố : Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh ở VBT.
5. Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. Quan sát một cảnh đẹp ở địa phương, ghi kết quả quan sát vào vở chuẩn bị bài.
- 1 HS đọc đề.
- HS để vở lên bàn.
- 2 HS đọc.
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- HS viết đoạn văn, 2 em viết bảng phụ.
* Đoạn văn mẫu :
 Con sông Cầu Chìm uốn khúc quanh làng rồi chạy dài bất tận. Dòng sông như một dải lụa mềm mại vắt giữa đôi bờ tre xanh ngắt. Sáng sớm, nước sông trong xanh, mát rượi. Đứng trưa, dòng sông chuyển sang màu hồng đào. Khi ông mặt trời vừa vắt ngang ngọn tre, chuẩn bị đi ngủ sau một ngày làm việc, dòng sông gợn những đợt sóng lăn tăn như dát vàng. Những lúc như thế này, em thường ra bờ sông hóng mát, để tận hưởng cái không khí trong lành mà dòng sông mang lại. Trong yên lặng, em nghe rõ tiếng rì rào của bờ tre xanh, lòng em trở nên thanh thản vô cùng.
- Nhận xét, sửa sai.
- 2 HS đọc.
TUẦN : 7
TOÁN 
Ngày soạn :09/10/2012
TIẾT: 34
HÀNG CỦA SỐ THẬP PHÂN.
ĐỌC, VIẾT SỐ THẬP PHÂN
Ngày giảng:11/10/2012
I. MỤC TIÊU : Biết :
 - Tên các hàng của số thập phân.
 - Đọc, viết số thập phân, chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ kẻ bảng như SGK trang 37.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 3 SGK.
Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CUẢ THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
a) Giới thiệu hàng của số TP và đọc viết số TP :
- Treo bảng phụ, giới thiệu hàng của số thập phân. Quan hệ giữa các hàng.
STP
3
7
5
,
4
0
6
Hàng
T
C
ĐV
P
M
P
T
P
N
Quan hệ giữa các đơn vị của hai hàng liền nhau
Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp hơn liền sau.
Mỗi đơn vị của một hàng bằng (hay 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước.
- Giới thiệu cách đọc, viết số thập phân như SGK.
b) Luyện tập : 
Bài 1 : Đọc số thập phân; nêu phần nguyên, phần thập phân và giá trị theo vị trí của mỗi chữ số ở từng hàng.
Bài 2 : Viết số thập phân 
* Bài 3, 4/52 : 
- Quan sát và nghe cô giới thiệu.
- Nắm được các hàng của số TP và quan hệ giữa các hàng của STP
- Đọc phần ghi nhớ SGK trang 38 (3 em + đồng thanh)
BTTH/51
- Làm miệng, 4 em bốn bài.
Bảng con từng bài : 5,9; 24,18
* HSG tự làm bài 3 và 4
..
TUẦN : 7
ÂM NHẠC
Ngày soạn :09/10/2012
TIẾT: 7
ÔN TẬP BÀI HÁT : CON CHIM HAY HÓT. ÔN TĐN SỐ 1, SỐ 2
Ngày giảng:11/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - HS hát thuộc lời ca, đúng giai điệu và sắc thái của bài Con chim hay hót. Tập biểu diễn kết hợp động tác phụ họa.
 - Nắm vững 2 bài tập đọc nhạc số 1 và số 2.
II. ĐỒ DÙNG : GV : Một số động tác phụ họa đơn giản.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Bài cũ : 3 HS hát bài Con chim hay hót
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a) Phần mở đầu : 
Giới thiệu nội dung tiết học
b) Phần nội dung : Con chim hay hót
* Nội dung 1 : Ôn bài hát Nhận xét, sửa chữa những sai sót
Chú ý : sắc thái, tình cảm ở đoạn a : vui tươi, rộn ràng. 
Tập hát lĩnh xướng và đồng ca : Hai câu đầu từ Con chim hay hót  cành tre hát đồng ca. Lĩnh xướng từ câu : Nó hót le te  vô nhà rồi hát đồng ca từ Ấy nó ra  cho đến hết.
Trò chơi : Tập làm dàn nhạc đệm
+ Tập hát gõ đệm theo tiết tấu
Nhận xét, sửa sai
* Nội dung 2: Ôn bài tập đọc nhạc số1, số 2
c) Phần kết thúc: Cả lớp hát bài Con chim hay hót.
- HS nghe băng đĩa nhạc, hát theo
- Nhóm 1 : câu hát 1
- Nhóm 2 : câu hát 2
- Nhóm 1 : câu hát 3
- Nhóm 2 : câu hát 4
- Tập hát gõ đệm theo tiết tấu. Tập gõ tiết tấu nhuần nhuyễn, chia ra một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ đệm.
Tập đọc nhạc số 1 và số 2
Ôn vài lần
TUẦN : 7
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn :09/10/2012
TIẾT: 14
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA
Ngày giảng:11/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Nhận biết được nghĩa chung và các nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2); hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối liên hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3.
 - Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ (BT4).
 * HS khá, giỏi biết đặt câu để phân biệt cả 2 từ ở BT3.
II. ĐỒ DÙNG : HS : vở BTTV.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : - Từ như thế nào là từ nhiều nghĩa ?
 - Sửa BT2 tiết trước.
 2. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài tập 1 : 
Gọi 1 em đọc BT1
Bài 2 : Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ chạy có trong tất cả các câu trên ?
Nêu vấn đề : Từ chạy có nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa gì chung ? Bài tập này giúp các em hểu điều đó
Sự di chuyển.
Sự vận động nhanh.
Di chuyển bằng chân.
Bài 3 : Từ ăn trong câu nào được dùng với nghĩa gốc.
Bài 4 : Chọn một trong hai từ Đi và Đứng để đặt câu phân biệt nghĩa của chúng.
1 em đọc BT1
HS làm cá nhân vào VBT
Vài em trình bày KQ.
Đáp án : 1- d; 2- c; 3- a; 4- b.
Nhóm 2 thảo luận, một số nhóm trình bày kết quả.
Ý đúng là : b) Sự vận động nhanh.
Làm cá nhân. 
Câu c có từ ăn mang nghĩa gốc.
* Đặt câu để phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ ăn.
HS tự đặt, rồi trình bày các câu mình đặt.
* Đặt câu với cả hai từ Đi và Đứng.
Ví dụ :
a) Đi :
Nghĩa 1 : tự di chuyển bằng chân :
 Sáng nay, em đi bộ đến trường.
Nghĩa 2 : mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ :
 Đôi giày màu hồng này em đi rất vừa chân.
..
TUẦN : 7
AN TOÀN GIAO THÔNG
Ngày soạn :09/10/2012
TIẾT: 3
CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN. PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
Ngày giảng:11/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 1. KT : HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông.
 - Nhận xét, đánh giá được các hình vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
 2. KN : HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
 3. Thái độ : Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, tránh tai nạn giao thông.
 - Vận động các bạn và người khác thực hiện đúng luật GTĐB.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ :
 - Chọn đường đi an toàn có lợi gì ?
 - Tại sao phải chọn đường đi an toàn?
2. Dạy bài mới :
a) Hoạt động 1 : Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Lưu ý HS : nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của người tham gia giao thông.
b) Hoạt động 2 : Xác định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
c) Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng tham gia giao thông an toàn thông qua trò chơi.
- Phổ biến cách chơi :
 1 em đi bộ, 1 em chạy. Khi GV hô “Dừng lại ngay !”. Học sinh nhận xét, bạn nào dừng lại nhanh hơn. Vì sao ?
Liên hệ giáo dục HS cần phải đi chậm, không phóng xe quá nhanh.
2 em trả lời 2 câu.
HS khác nhận xét.
Nhóm 2, thảo luận nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Một số nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc cá nhân.
HS lên tham gia chơi trò chơi, mỗi lần 2 em.
Đưa ra nhận xét : bạn nào dừng lại nhanh hơn. Vì sao ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_7_nguyen_thi_hanh.doc